Sổ hồng đứng tên được bao nhiêu người?

Bạn đọc hỏi: Ông bà tôi có để lại mảnh đất để làm nhà thờ tổ, hiện nay cả bố mẹ tôi và các cô chú đều muốn có tên trong sổ đỏ. Tôi muốn hỏi sổ đỏ đứng tên tối đa bao nhiêu người?

  • Chuyển đổi đất nông nghiệp xen kẹt thành đất ở cần điều kiện gì?

  • Sổ hồng chung cư chỉ có giá trị 50 năm?

Về vấn đề này, Báo Tin tức xin được trả lời như sau: 

Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [GCN] hay còn gọi là Sổ đỏ như sau:

“Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 1 GCN; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một GCN và trao cho người đại diện”

Như vậy, nếu thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung tài sản gắn liền với đất thì GCN phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền. Hay nói cách khác, GCN không giới hạn về số lượng người đứng tên trên GCN nếu họ có chung quyền.

Cách ghi tên nhiều người trên Sổ đỏ: Căn cứ khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có chung quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do nhận thừa kế thì ghi như sau:

- Trên mỗi GCN ghi thông tin đầy đủ về người được cấp Giấy chứng nhận; tiếp theo ghi "Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất [hoặc cùng sử dụng đất hoặc cùng sở hữu tài sản] với... [ghi lần lượt tên của những người còn lại có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất]".

- Thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thỏa thuận bằng văn bản cấp 1 GCN cho người đại diện [có công chứng hoặc chứng thực] thì GCN được cấp cho người đại diện đó.

Trên GCN ghi thông tin của người đại diện, dòng tiếp theo ghi "Là người đại diện cho những người cùng sử dụng đất [hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất] gồm:... [ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất]".

- Trường hợp có nhiều người cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất ghi trên trang 1 không hết thì dòng cuối trang 1 ghi "và những người khác có tên tại điểm Ghi chú của GCN này".

Trung Hiếu/Báo Tin tức

Sang tên sổ đỏ khi nhận thừa kế cần phải nộp những khoản tiền gì?

Bạn đọc hỏi: Tôi được bố mẹ để lại thừa kế một mảnh đất ở quê. Xin hỏi, thủ tục và các khoản tiền sang tên sổ đỏ khi nhận thừa kế như thế nào?

Căn cứ Khoản 2 và khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai 2013, dù chưa đăng ký kết hôn nhưng có quyền thỏa thuận để cùng nhận chuyển nhượng/mua nhà đất và cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Khi hai người nhận chuyển nhượng/mua nhà đất và thực hiện thủ tục đăng ký sang tên theo quy định thì sổ đỏ đứng tên 2 người. Cả hai sẽ cùng được ghi tên trên Giấy chứng nhận và trở thành đồng chủ sở hữu/sử dụng chung đối với tài sản đó.

Khởi tố tài xế gây vụ tai nạn giao thông làm chết 5 người ở Đồng Nai

Tin nóng 02/10/2023 14:51

[LĐTĐ] Liên quan đến vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại tỉnh Đồng Nai làm chết 5 người [thêm 1 nạn nhân tử vong tại bệnh viện vào ngày 1/10] và nhiều người bị thương, ngày 2/10, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Hoàng Văn Tính [SN 1986], cư trú tại thôn Diên Đại, xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế là tài xế xe Thành Bưởi để điều tra về hành vi "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ".

– Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử  dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

2. Ý kiến pháp lý:

Vấn đề của bạn đặt ra ở đây chỉ đơn giản là làm thế nào để khi cấp “Sổ hồng” có thể chứng minh được quyền sở hữu mảnh đất đó của cả 6 người.

a. Cấp “Sổ hồng” cho từng người:

Theo Điều 9 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành có quy định về việc cấp như sau:

Trường hợp tài sản gắn liền với đất nằm chung trên nhiều thửa đất thuộc quyền sử dụng đất của nhiều người mà những người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu chung đối với tài sản gắn liền với các thửa đất đó thì Giấy chứng nhận được cấp cho từng người sử dụng đất và được ghi như sau:

– Thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận

– Thông tin về thửa đất của người được cấp Giấy chứng nhận

– Thông tin về toàn bộ tài sản nằm chung trên các thửa đất liền kề mà người được cấp Giấy chứng nhận có quyền sở hữu chung với người khác ; trong đó diện tích tài sản gắn liền với đất ghi theo hình thức sở hữu chung.

=> Tại điểm Ghi chú trên trang 2 của Giấy chứng nhận được ghi “Cùng sở hữu chung… [ghi tên loại tài sản thuộc sở hữu chung] với… [ghi lần lượt tên của những người khác cùng sở hữu chung tài sản]”.

Trường hợp tài sản gắn liền với đất nằm chung trên nhiều thửa đất thuộc quyền sử dụng đất của nhiều người khác nhau nhưng tài sản nằm chung trên các thửa đất đó thuộc quyền sở hữu của người khác thì được ghi như sau:

– Giấy chứng nhận cấp cho người sử dụng đất ghi thông tin về người sử dụng đất và thông tin về thửa đất của người đó; thông tin về tài sản gắn liền với đất được ghi bằng dấu “-/-“;

– Giấy chứng nhận cấp cho chủ sở hữu tài sản ghi thông tin về chủ sở hữu tài sản

Thông tin về các thửa đất đã thuê [hoặc mượn,…] được ghi theo quy định sau:

– Địa chỉ sử dụng đất: thể hiện thông tin địa chỉ chung của các thửa đất, bao gồm tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh;

– Các thông tin về thửa đất số, tờ bản đồ số, diện tích, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng đất được thể hiện theo bảng dưới đây:

Tờ bản đồ sốThửa đất sốDiện tích [m2]Mục đích sử dụngThời hạn sử dụngNguồn gốc sử dụng

b.Cấp “Sổ hồng” đại diện:

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT

“Giấy chứng nhận được cấp cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sau khi đã xác định được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của từng người. Trên mỗi Giấy chứng nhận ghi thông tin đầy đủ về người được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Khoản 1 Điều này; tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất [hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản] với… [ghi lần lượt tên của những người còn lại có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất]”. Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thỏa thuận bằng văn bản cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện [có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật] thì Giấy chứng nhận được cấp cho người đại diện đó. Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều này, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện cho những người cùng sử dụng đất gồm:… [ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất].”

Trường hợp có nhiều người cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất ghi trên trang 1 không hết thì dòng cuối trang 1 ghi “và những người khác có tên tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận này”; đồng thời tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận được ghi: “Những người khác cùng sử dụng đất [hoặc cùng sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất] gồm:… [ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất còn lại]”.

Ai có thể đứng tên sổ đỏ?

Theo quy định thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất [sổ đỏ] có thể đứng tên một người hoặc nhiều người, trong đó tất cả những người có tên trong sổ đỏ sẽ có quyền đối với nhà đất giống nhau.

Mua chung đất sổ đỏ đứng tên ai?

Ai sẽ đứng tên khi mua nhà đất chung sổ? Theo quy định tại Điều 98 của Luật Đất đai 2013, trong trường hợp có nhiều người chung quyền sử dụng đất hoặc chung sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận [sổ đỏ, sổ hồng] phải ghi rõ tên của tất cả những người này.

Chồng đứng tên sổ đỏ có quyền gì không?

Nếu chỉ vợ hoặc chồng đứng tên trên sổ đỏ thì cũng không ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên, còn nếu muốn có đầy đủ tên vợ chồng thì có thể yêu cầu đổi sổ mới.

Một người có thể đứng tên bao nhiêu sổ đỏ?

2. Một người được đứng tên bao nhiêu sổ đỏ theo Luật đất đai? Theo quy định của luật đất đai thì việc một người được đứng tên trên nhiều sổ đỏ không thuộc vào trường hợp cấm. Nghĩa là 1 người có thể đứng tên 2 hoặc nhiều sổ đỏ khác nhau, điều này không vi phạm pháp luật.

Chủ Đề