So sánh gà hồ và gà đông tảo

Phân biệt gà Đông Tảo, gà Hồ và gà Móng

Gà Đông Tảo Hưng Yên- Gà Hồ Bắc Ninh- Gà Móng Hà Nam

Ngày đăng: 03-05-2014

6668 lượt xem

1. Gà mới nở:

- Gà Hồ, gà Đông Tảo, gà Móng, kể cả gà lai các loại mới nở rất giống nhau, hầu như không thể phân biệt.

- Đa số gà Đông Tảo là mồng dâu.

- Đa số Gà Hồ và gà Móng đa số mồng trích

2. Gà trưởng thành: càng lớn thì đặc điểm khác biệt càng rõ ràng.

- Gà Đông Tảo chuẩn: chân ngắn và to dần theo độ tuổi, chân không cựa [trừ gà Đông Tảo lai nhiều]. Mặt mũi nhìn bặm trợn. Tính khí hung hăng. Một số con sẳn sàng bay đá bất kỳ con gà trống nào xâm phạm lãnh thổ của nó kể cả chủ của nó. Quý Khách có thể nhận thấy khi tham quan tại Trang Trại Tây Ninh

- Gà Hồ chuẩn: chân cao, dáng cao, trọng lượng lớn, chân không to nhưng cân đối với thể trạng. Tính tình hiền lành, vui vẻ và thân thiện

- Gà Móng nhìn cơ bản giống gà Hồ nhưng dáng thấp và trọng lượng nhỏ hơn gà Hồ...

- Về màu lông cả 3 loại tương đối giống nhau.

Nếu lai tạo giữa các giống gà này rất khó phân biệt. Do đó, ngoài việc tuyển chọn được giống gà chuẩn, Trang Trại Tây Ninh rất cẩn thận trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và đánh dấu trứng và ấp trứng các loại riêng biệt để tránh nhầm lẫn và lai tạp giữa các giống gà.

TRANG TRẠI TÂY NINH

Địa chỉ: Kp.An Lợi, P. An Hòa, Tx. Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh.Tel: 0943806161 [Thắng]

Ghi chú:Tất cả sản phẩm tại Trang Trại Tây Ninh được giao hàng toàn quốc

Tag: gà tiến vua, gà hồ, gà đông tảo, gà móng, gà hồ tây ninh, gà hồ bắc ninh, gà đông tảo hưng yên, gà đông tảo tây ninh

Giống gà quý hơn gà Đông Tảo ở Việt Nam

Nói đến gà quý, hiếm, chúng ta thường nhắc tới gà Đông Tảo, gà Hồ… Tuy nhiên, có một giống gà đặc hữu của Việt Nam chưa được nhiều người biết đến, đó là gà Lạc Thủy.

Điều đáng nói không chỉ người dân bình thường ít biết đếnloại gà quý hiếm ở Việt Namnày mà ngay cả giới khoa học cũng mới phát hiện trong một lần đi giao gà giống ở Lạc Thủy, Hòa Bình. Ngay khi loài gà này được phát hiện, các nhà khoa học đã lập tức đưa chúng vào diện cần phải bảo tồn.

Có của quý trong nhà mà không biết

Tiếp chúng tôi tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi, Viện Chăn nuôi, TS Hoàng Thanh Hải, Giám đốc trung tâm vừa từ khu nuôi bảo tồn gà Lạc Thủy về, niềm vui vẫn ánh lên trong mắt khi anh say sưa kể với chúng tôi về giống gà có nguồn gen đặc hữu còn tiềm ẩn này.

TS Hoàng Thanh Hải kể, năm 2013, trong một chuyến công tác đi giao gà giống tại huyện Lạc Thủy, Hòa Bình, đoàn cán bộ Viện Chăn nuôi nhìn thấy một giống gà lạ, đã tồn tại từ lâu trong dân địa phương nhưng lại chưa có trong danh mục bảo tồn.

Giống gà này có đặc điểm ngoại hình khác với gà Đông Tảo, gà Hồ, gà Móng, nhưng mới nhìn qua thì giống với gà Mía. Tuy nhiên qua từng giai đoạn, giống gà này có sự thay đổi và không còn giống với gà Mía nữa.

“Đây là một trong những giống gà nội thuần nhất, đồng nhất về ngoại hình và có nguồn gen đặc hữu còn tiềm ẩn”, TS Hoàng Thanh Hải cho biết thêm. Gà con 1 ngày tuổi có bộ lông đồng nhất màu trắng ngà, da vàng, mỏ và da chân màu vàng, tốc độ mọc lông nhanh, chỉ sau 1 tuần tuổi đã mọc hết lông cánh, sau 4 tuần tuổi có thể phân biệt trống, mái qua đặc điểm ngoại hình. Đây là đặc điểm nổi bật nhất của giống gà này, mà không giống gà nào khác có được. Khi 4 tuần tuổi, con mái có lông trắng, hồng nhạt, con trống lông đã bắt đầu ngả màu đỏ tía. Khi trưởng thành con mái có lông màu lá chuối khô, hơi giống với gà Mía, nhưng con trống thì hoàn toàn khác, rất đẹp với bộ lông màu mận chín, đỏ tím, da chân vàng, mào đơn, dái tai dài. Không chỉ có ngoại hình đẹp mà chất lượng thịt cũng đạt đến sự tuyệt vời.


TS Hoàng Thanh Hải kể thêm: Sau khi phát hiện đây là giống gà quý, các nhà khoa học đã quyết định đặt tên cho giống gà này theo địa danh Lạc Thủy và đề xuất đề tài khoa học bảo tồn, chọn lọc nhân giống. Chỉ đến lúc này, người dân địa phương mới biết đấy là gà quý. “Ngày 20/11 vừa qua, khi Viện Chăn nuôi kết hợp với Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Hòa Bình tổ chức hội thảo giới thiệu gà Lạc Thủy, nhiều cán bộ quản lý của tỉnh Hòa Bình mới biết đến giống gà này”, TS Hoàng Thanh Hải cười bảo: “Đúng là trong nhà có của quý mà không biết”.

Đề xuất công nhận giống gốc

TS Hoàng Thanh Hải cho hay: Khi đưagà Lạc Thủyvề nhân nuôi bảo tồn, nhiều người cũng thắc mắc, không biết liệu loài gà này chỉ có ở vùng Lạc Thủy, Hòa Bình, hay còn có ở những vùng khác, mà giống như Hòa Bình, có của mà không biết. Thực tế, qua công tác tìm kiếm thu thập nguồn gen, các nhà khoa học khẳng định, gà Lạc Thủy có nguồn gốc xa xưa ở Lạc Thủy, ngoài địa phương này ở nơi khác chưa tìm thấy.

TS Hoàng Thanh Hải cho biết thêm: Thời gian tới, Viện Chăn nuôi sẽ đánh giá khoảng cách di truyền của gà Lạc Thủy để kết luận đây là một dòng hay giống gà Việt Nam, dần dần đưa vào công nhận giống vật nuôi của Việt Nam. “Hiện chúng ta có nhiều giống gà quý như gà nòi Nam Bộ, gà Đá, gà Mía, gà Ri, gà Hồ, gà Đông Tảo, gà H’_Mông, gà Tàu Vàng... nhưng chỉ có 3 giống được Nhà nước công nhận là giống gốc và được cấp kinh phí để nuôi giữ gồm: Gà Ri, gà H’Mông và gà Tàu Vàng. Nói như thế để thấy được gà Lạc Thủy có giá trị như thế nào. Nếu gà Lạc Thủy được công nhận là giống gốc thì khả năng phát triển giống gà này ra cộng đồng là rất lớn. Khi đấy, người dân sẽ có cơ hội được thưởng thức thêm một loại thịt gà mới, ngon, thơm”.

Sẵn sàng chuyển giao giống

Chúng tôi gặp KS chăn nuôi Nguyễn Văn Tám tại khu nuôi gà Lạc Thủy 4 ngày tuổi, anh chia sẻ: Nuôi gà cũng như nuôi con mọn, khi đưa giống gà này về nuôi, mỗi ngày không dưới 4 lần anh phải đi kiểm tra xem đàn gà có đủ nhiệt độ giữ ấm không, tình hình ăn uống của chúng có đúng theo giai đoạn phát triển hay không.

Dẫn chúng tôi sang khu nuôi gà Lạc Thủy 4 tuần tuổi, nơi những con gà trống và gà mái đã có thể phân biệt rõ nhờ đặc điểm ngoại hình, KS Nguyễn Văn Tám cho biết, đến thời điểm này gà trống, mái sẽ nuôi nhốt riêng để đảm bảo chế độ ăn khác nhau. Anh Tám cho biết, phải dựa vào đặc tính của từng giống gà để theo dõi tốc độ sinh trưởng và cho chế độ ăn phù hợp. Ví dụ, với gà thịt thời gian nuôi từ 3 - 3,5 tháng có thể cho ăn vỗ béo khi vào giai đoạn thu hoạch, nhưng đối với gà đẻ thì từ tuần 11 - 20 phải hạn chế cho ăn, thường chỉ 50 - 70g/ngày. “Những ngày mới hạn chế chế độ ăn cho gà đẻ, nhìn chúng đói cứ chạy nhao nhác trong chuồng trông thương lắm, mà không làm gì được, cũng không dám cho ăn thêm”, anh Tám chia sẻ.

Các chuyên gia cho biết, hiện gà Lạc Thủy nhân, nuôi, bảo tồn ở trung tâm phát triển tốt, chất lượng đảm bảo, có thể chuyển giao giống đi nhiều tỉnh thành để phát triển.

"Mỗi ngày dù bận mấy cũng đều xuống thăm gà một vài lần, cứ thấy chúng phát triển từng ngày, trưởng thành và thay đổi theo từng giai đoạn là vui lắm. Hiện nay, Viện Chăn nuôi đang bảo tồn 24 giống vật nuôi, trong đó có 7 giống gà, là gà Lạc Thủy, gà Lạc Sơn [Quảng Bình], gà Kiến [Bình Định], gà Quý Phi, gà nhiều cựa, gà Lôi lam đuôi trắng, gà Xước Hà Giang.

Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, các giống gà quý của Việt Nam còn mang cả giá trị nhân văn, bởi mỗi giống gà đều gắn với những địa danh nhất định, mang theo cả văn hóa của vùng đất ấy. Chẳng hạn như gà Đông Tảo, có những con gà giá đến vài triệu đồng, cá biệt có những con to, giống đẹp, mang các đặc điểm ngoại hình điển hình của giống gà Đông Tảo có thể có giá đến cả chục triệu hay vài chục triệu đồng. Đắt như vậy không phải vì thịt của nó ngon hơn hay giá trị thương phẩm cao hơn, mà là vì bản thân giống gà đó mang nhiều ý nghĩa văn hóa, nó đại diện cho cả một vùng đất và từng là giống gà được tiến Vua, giống gà đã đi vào văn chương, sử sách..."

Bài liên quan

So sánh thành phần hóa học và chất lượng thịt gà nuôi chăn thả tự do và nhốt hoàn toànThiếu cảnh giác, nông dân Việt lại dính đòn thương lái TàuBộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi: Phạt tù 20 năm đối với hành vi sử dụng chất cấm40 loại hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh động vậtVì sao gà Mỹ vào Việt Nam lại rẻ?Nên chọn loại xi lanh tự động nào khi tiêm cho gàNhập khẩu thức ăn chăn nuôi 2 tháng đầu năm 2016 giảm 22,16%Lợn hơi xuống giá, gà lông màu tăng dần, người nuôi giữ đàn lãiĐặc sản gà đồi Yên ThếTối ưu hóa canxi và phốt pho trong dinh dưỡng gia súc và gia cầmNuôi gà 'ba chung'BCH lần thứ 5 khóa V Hội chăn nuôi Việt NamGà lông màu VBT1, hứa hẹn nhiều đặc tính ưu việtMở cửa cho gà Trung Quốc tràn vào: Mối lo thịt 'rác'Tác hại tồn dư kháng sinh trong thực phẩmChăn nuôi gà sạch ở triệu phongNguồn gen vật nuôi bản địa Việt NamChuỗi khép kín trong chăn nuôi – Mở đường cho sản phẩm sạchHồng Kông muốn nhập từ Việt Nam 1.500 con heo/ngàyNgười chăn nuôi cam kết không sử dụng chất cấm

Giới thiệu

Trại Giống Thu Hàphân phối các loại con giống: gà giống, ngan giống, vịt giống, ngỗng giống trên toàn quốc [ An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang , Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Bình , Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Yên , Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội, Hồ Chí Minh ]. Phương châm của chúng tôi UY TÍNCHẤT LƯỢNG là hàng đầu, vì sự hài lòng của khách hàng là sự tồn tại của chúng tôi. Xin cảm ơn bà con đã quan tâm và tin tưởng Trại giống Thu Hà, chúc bà con thành công.

Đố cả nhà: Đâu là thịt gà Hồ, đâu là thịt gà Đông Tảo?

Cập nhật: 27/12/2017

Đây là một câu đố vui giúp mọi người phân biệt được gà Hồ thuần với gà lai Đông Tảo hay gà Hồ có máu Đông Tảo nhiều. Ngay tại huyện Thuận Thành hiện nay, vẫn có một số nhà cho lai gà Hồ với gà Đông Tảo để lấy cân nặng bán thương phẩm. Con gà có thể nặng cân hơn nhưng mình đảm bảo chất lượng thịt thua xa gà Hồ thuần.

Đố cả nhà: Đâu là thịt gà Hồ, đâu là thịt gà Đông Tảo? Thịt gà mái hay là gà trống? Phân biệt bằng cách nào?


Gà Hồ là một giống gà quý ở Việt Nam, nuôi sống chủ yếu ở làng Lạc Thổ, thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một trong những linh vật động vật của Việt Nam.

Gà Đông Tảo hay gà Đông Cảo là một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của loại gà này là cặp chân xấu xí, đôi chân to và thô, khi trưởng thành có thể nặng trên 4,5 kg [gà trống] và trên 3,5 kg [gà mái]. Đây là loài gà nuôi cổ truyền của xã Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, người dân trước đây thường dùng để cúng tế-hội hè, hay tiến Vua. Gà Đông Tảo thuộc danh sách các giống gia cầm quý hiếm của Việt Nam hiện đang được bảo tồn nguồn gen.

So với gà Hồ thì gà Đông Cảo dáng thấp hơn, chân to hơn, trọng lượng tối đa của một chú gà Đông Cảo cũng nhẹ hơn, chỉ đến khoảng 4,5 kg.

Đáp án cả nhà nhé!

Ảnh số 1 là của gà mái Đông Tảo. Ảnh số 2 [trong rổ] là gà mái Hồ.

Sự khác nhau cơ bản:

1/ Khung người: Gà Hồ mình dài [trường], khung không to như gà Đông Tảo. Gà Đông Tảo khung to nhưng mình ngắn. So với cơ thể thì đùi gà Hồ có tỷ lệ nhỏ hơn đùi gà Đông Tảo, đặc biệt là gà mái.

2/ Da gà Đông Tảo dày và xù xì hơn, da nhăn nheo hơn gà Hồ. Lỗ chân lông cũng to hơn. Gà Hồ da mịn hơn, lỗ chân lông không to.

=> Tại sao mình lại đố mọi người câu đố này?

Là để giúp mọi người phân biệt được gà Hồ thuần với gà lai Đông Tảo hay gà Hồ có máu Đông Tảo nhiều. Ngay tại huyện Thuận Thành hiện nay, vẫn có một số nhà cho lai gà Hồ với gà Đông Tảo để lấy cân nặng bán thương phẩm. Con gà có thể nặng cân hơn nhưng mình đảm bảo chất lượng thịt thua xa gà Hồ thuần. Gà Đông Tảo thịt "xốp" hơn gà Hồ, không nặng [đặc] như thịt gà Hồ. Nếu mang 2 con gà trống cùng khung bệ to ngang nhau thì gà Hồ kiểu gì cũng nặng hơn gà Đông Tảo khoảng 15-20% trọng lượng.

Ngoài sự khác biệt cơ bản là đôi chân, chúng ta còn có thể dựa vào đầu mặt và làn da. Nếu da đít, da bụng của gà quá nhăn, kèm với chân to, đỏ thì chắc chắn là có máu Đông Tảo.

Nguồn: Facebook

Tài liệu tham khảo: wikipedia.org

***********************************************

Lộc Phát - thiết bị thông minh

Chuyên sản xuất và phân phốimáy ấp trứng chất lượng caovàbộ điều khiển máy ấp trứngmini, trung bình, to vạn trứng.

Địa chỉ: Cẩm Đông - Cẩm Giàng - Hải Dương

Giao hàng toàn quốc, thanh toán khi nhận hàng !

ĐT/zalo: 0966 773 858 - 091 5885 692

Web:locphatvn.com

Gmail:

Đăc điểm có thể nhận biết dễ nhất đó là gà Đông Tảo thuần chủng có hình dáng bên ngoài to con, bệ vệ, da đỏ sằn sùi, cặp chân to và bao quanh chân phía trước là lớp vảy da sắp xếp không theo hàng. Gà trống có hai màu lông cơ bản là mã mận [màu tím pha đen] và màu trái mận, bốn ngón chân xòe ra, chia ngón rõ rệt, bàn chân dày cân đối nên gà bước đi vững chắc.

Để phân biệt được gà Đông Tảo thuần chủngvà gà Đông Tảo lai là một điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên vẫn có những đặc điểmđể nhận biếtnhư sau:

Gà Đông Tảo thuần chủng

+ Chân của gàthường có màu hồng hoặc hơi đỏ ngay từ lúc nhỏ.

+ Gàmới nở chân phải to hơn tương đối so với gà lai hoặc gà ta.

+ Khi nuôi lớn thì trong quá trình nuôi, gàthuần chủng thường ít lông hơn so với các loại gà khác, chỉ khi trưởng thành mới phát triển đủ lông.

Gà Đông Tảo thuần chủng

+ Châncó đầy đủ đế,cụm lỗ ra rất dễ nhận biết.

+ Khitrưởng thành,đôi chân đỏ rựcvà rất to. Nếu nuôi khoảng một năm thì có hiện tượng sùi vảy thịt và đế chân phì ra với cả gà trống và gà mái.

Gà Đông Tảo lai

+ Loại gà này nuôi trong tháng đầu tiên cũng có được đôi chânrất đẹp,to tương tự như gà Đông Tảo thuần chủngnhưng đến những tháng tiếp theo thì đôi chân hầu như không phát triển và màu vàng của chân sẽ lộ rõ hơn. Gà lai trưởng thành cũng nhỏ hơn so với giốnggàthuần chủng rất nhiều.

+ Với gà dưới 1 tháng tuổi: Chúng rất giống nhau khó phân biệt được, vì vậy để đảm bảo những người có nhu cầu nên mua tại các cơ sở có uy tín.

Gà Đông Tảo lai

+ Với gà từ 1 tháng tuổi đến 2 tháng tuổi: Khi này đôi chân bắt đầu có sự khác biệt chủ yếu về màu sắc khi chân gà lai thường có màu vàng nhiều so với màu đỏ của gà thuần chủng. Về độ lớn của đôi chân lúc này chưa có nhiều sự khác biệt nhưng về màu dacó thể thấy gà thuần chủng đỏ hơn gà lai. Ngoài ra mình gà thuần chủng có độ dày [chiều ngang thân] hơn.

* Với gà trên 2 tháng tuổi: Sự khác biệt lúc nàyngày càng rõ. Chân và da gà lai không đỏ và mập hơn [có nhiều thịt hơn] gà thuần chủng,đặc biệtở các ngón.

Trên đây là một số kinh nghiệm để giúp quý độc giảphân biệt được 2 giống gà. Tuy nhiên đểmua được giốnggà thuần chủng, chúng ta vẫn nên tìm đến muatạicác trang trại,cơ sở kinh doanh cóuy tín,có thể nhìn thấy gàbố mẹ là cách tốt nhất.

Theo Người chăn nuôi

Gà hồ đông tảo

Đây là sự kết hợp giữa gà hồ và gà đông tảo, nên thường được gọi là gà hồ đông tảo.

Gà hồ

Đặc điểm của chúng

Thân hình gà hồ khá lớn, nổi tiếng với đôi chân khá thô và to lớn. Chúng rất khó nuôi nhưng ngoài thị trường giá rất cao. Vì sở hữu thân hình to nên khả năng ấp trứng rất kém nên cho năng suất ít hơn các giống khác. Chúng rất hiếu chiến nên thường được nuôi trong không gian rộng rãi, thoáng mát. Được chế biến thành những món ăn hết sức bổ dưỡng và thịt ngon. Nuôi chúng trong vòng 1,5 năm có thể xuất chuồng.

Gà hồ

Lợi ích

So với các giống khác, chúng có trọng lượng khá lớn. Trung bình một con trưởng thành khoảng 7 kg. Mức giá dao động khoảng 600 nghìn đồng/ 1 kg. Mặc dù đòi hỏi kỹ thuật nuôi phức tạp nhưng giá thành thu về ổn định cho chủ trại. Đem lại nguồn kinh tế dồi dào nếu có các phương pháp nuôi gà thả vườn hiệu quả.

Thịt gà hồ

Gà đông tảo

Đặc điểm

Gà hồ đông tảo được biết là sự kết hợp khá nặng kí khi lai 2 giống to lớn với nhau. Gà đông tảo có ngoại hình khá giống với gà hồ nên thường bị nhầm lẫn. Nuôi gà này khắt khe hơn gà hồ rất nhiều. Sức đề kháng của chúng khá yếu, nên rất nhạy cảm với một số dịch bệnh như gà bị khò khè, gà ăn không tiêu, bệnh nấm họng ở gà, bệnh đầu đen ở gà,…Nên cần chú trọng trong việc vệ sinh chuồng trại và chà rửa dụng cụ ăn uống thường xuyên. Chúng được chia làm 3 loại: gà cảnh, gà biếu và gà thịt. Gà thịt thường được xuất chuồng nhanh hơn và nuôi dễ hơn.

Gà đông tảo từng được báo Mỹ đưa tin

Lợi ích

Chúng có hàm lượng dinh dưỡng khá cao nên được mua về để bồi bổ. Gà đông tảo có giá mắc hơn gà hồ. Một con gà thịt tầm 2 triệu dường như cũng rất bình thường. Từng có một con gà đông tảo lên báo Mỹ với giá hơn 50 triệu đồng/ 1 con. Đem lại nguồn lợi nhuận dồi dào cho chủ nuôi.

Gà trống và mái

Đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của 3 giống gà địa phương: gà Hồ, gà Đông Tảo và gà Mía

1. Mở đầu

Việt nam nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa, là điều kiện thuận lợi cho các loài động thực vật phát triển. Vì vậy nước ta được đánh giá là có đa dạng sinh học vào bậc nhất thế giới.

Từ điều kiện tự nhiên thuận lợi, cùng với lịch sử phát triển lâu đời của nền nông nghiệp lúa nước, nhân dân ta đã thuần dưỡng, chọn lọc được nhiều giống vật nuôi. Đặc biệt là rất phong phú và đa dạng về các giống gà: Ri, Mía, Hồ, Đông Tảo, Tàu Vàng, Tre. Chọi, Ác, H’mông… tuy nhiên, hiện trạng và khả năng sản xuất của các giống gà này cần được hệ thống hoá và đánh giá đa dạng di truyền giúp cung cấp căn cứ để định hướng bảo tồn và phát triển các giống gà nội. Trong khuôn khổ của đề tài “Đánh giá đa dạng di truyền của các giống gà nội” thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, chúng tôi tiến hành điều tra số lượng, cơ cấu đàn, theo dõi một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của các giống gà Hồ, Đông Tảo và Mía.

2. Phương pháp

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu tiến hành trên đối tượng là 3 giống gà nội: Hồ, Đông Tảo và Mía, với hai nội dung chính: Điều tra đánh giá hiện trạng về số lượng, cơ cấu đàn, đặc điểm ngoại hình và một số chỉ tiêu sinh sản của 3 giống gà trên tại các địa phương vốn là nơi nguyên sản xuất chúng: gà Hồ tịa thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh; gà Đông Tảo tại xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, Hưng Yên và gà Mía tại xã Đường Lâm, thành phố Sơn Tây, Hà Nội. Thu thập số liệu thứ cấp tại các cơ quan quản lý chăn nuôi của địa phương, trực tiếp điều tra phỏng vấn các hộ chăn nuôi theo bộ câu hỏi mở. Ở mỗi địa phương, điều tra tại 50 hộ có nuôi các giống gà này. Thời gian điều tra: từ tháng 2 – 6/2007.

Theo dõi khả năng sinh trưởng của 3 giống gà: hồ [76 con], Đông Tảo [100 con] và Mía [182 con] từ sơ sinh tới 20 tuần tuổi, được nuôi theo phương thức công nghiệp với chế độ dinh dưỡng như đối với các giống gà lông màu và được ăn với chế độ ăn tự do để đánh giá khả năng sinh trưởng, tỷ lệ nuôi sống và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng tại Trung tâm nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi trong năm 2007.

2.2 Phương pháp xử lý số liệu

Kết quả được xử lý thống kê mô tả bằng phân mềm Excel. 2003 và SAS 8.1 tại Bộ môn Di truyền – Giống vật nuôi, Khoa chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Các giá trị trung bình được so sánh theo phương pháp Duncan bằng phần mềm SAS 8.1

3. Kết quả

3.1. Số lượng và cơ cấu của các giống gà

Kết quả thu được về số lượng và cơ cấu đàn của 3 giống gà được thể hiện ở Bảng 1

Bảng 1. Số lượng và cơ cấu đàn gà Hồ, Đông Tảo và Mía

Loại gà

Gà Hồ

Gà Đông Tảo

Gà Mía

Số lượng [con]

Tỷ lệ [%]

Số lượng [con]

Tỷ lệ [%]

Số lượng [con]

Tỷ lệ [%]

Sinh sản

Trống

49

8,57

20

2,43

174

6.20

Mái

127

22,20

100

12,20

655

23,36

Dò, hậu bị

129

22,55

200

24,43

835

29,78

Gà con

267

46,68

500

60,94

1140

40,66

Tổng

572

100

820

100

2804

100

Bảng 1 cho thấy, các giống gà chỉ còn được duy trì với số lượng rất ít, nhiều nhất là gà Mía với 2804 cá thể, đặc biệt là gà Hồ chỉ còn 572 cá thể. Với số lượng này có thể thấy nguy cơ tuyệt chủng luôn là mối đe doạ các giống gà này. Đây cũng vẫn còn là một báo động đối với công tác bảo tồn các giống gà quý này, nhất là trong thời điểm dịch bệnh xảy ra.

3.2. Đặc điểm ngoại hình của các giống gà

Các quan sát và mô tả đặc điểm ngoại hình đặc trưng của ba giống gà Hồ, Đông Tảo và gà Mía được tổng hợp ở bảng 2.

Bảng 2. Đặc điểm ngoại hình đặc trưng của gà Hồ, gà Đông Tảo và gà Mía

Đặc điểm

Gà Hồ

Gà Đông Tảo

Gà Mía

Màu sắc lông

Gà trống màu mận chín [mã mận], màu đen [mã lĩnh].

Gà mái lông màu đất thó [mã thó], màu quả nhãn [mã nhãn], màu chim xẻ [mã xẻ].

Gà trống màu mận chín pha màu đen [mã mận], màu đen nhiều hơn [mã lĩnh].

Gà mái lông màu vàng nhạt, màu nâu nhạt

Gà trống lông chủ yếu có màu mận chín, còn lại là lông đen.

Gà mái lông màu lá chuối khô.

Mào

Mào xuýt, mào nụ

Mào kép, mào nụ, mào “hoa hồng”, mào “bèo dâu”.

Mào đơn [mào cờ], tích tai chảy.

Hình dáng

Thân hình to, cao trường, chân cao, vảy chân màu đỗ nành

Thân hình to, thô, đùi dài, vòng chân to, vảy thịt to màu vàng viền đỏ nhạt, ngón chân múp míp, vảy chân vàng nhạt.

Thân hình to, dài, hình chữ nhật, chân hơi cao và nhỏ hơn gà Đông Tảo và gà Hồ, vảy chân vàng nhạt.

Nhìn chung, gà trống của ba giống gà này có màu sắc lông tương tự nhau, riêng gà trống Mía có mào đơn, trong khi hai giống còn lại không có mào đơn. Hình dáng của gà Mía bầu bĩnh, dáng hơi lùn so với hai giống gà kia.

Gà Hồ và Đông Tảo có hình dáng, màu lông khá giống nhau, chỉ có một điểm mấu chốt để phân biệt đó là kích thước và đặc điểm của chân: chân gà Đông Tảo rất to và xù xì, có vảy thịt màu vàng viền đỏ, trong khi đó gà Hồ có chân nhỏ hơn, bề mặt trơn nhẵn, không xù xì, như gà Đông Tảo.

3.3. Một số đặc điểm sinh sản của các giống gà

Để đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản của 3 giống gà, chúng tôi đã tiến hành điều tra và kết quả được trình bày trong Bảng 3.

Kết quả điều tra này cho thấy gà Hồ và gà Đông Tảo có khối lượng khi thành thục là tương đương nhau nhưng gà Hồ lại có tuổi thành thục sinh dục muộn hơn rất nhiều. Như vậy về chỉ tiêu này, nuôi gà Hồ sinh sản sẽ kém hiệu quả hơn gà Đông Tảo. Hơn nữa Đông Tảo có sản lượng trứng/ mái/ năm cao hơn so với gà Hồ [67,09 quả/ mái/ năm] trong khi đó gà Hồ là 51,27 quả/ mái/ năm. Chính vì vậy việc nhân thuần đàn gà Hồ hiện nay gặp rất nhiều khó khăn do tuổi thành thục muộn và năng suất trứng thấp.

Thực tế hiện nay gà Đông Tảo đang rất phát triển. Trong khi gà Hồ ở thôn Lạc Thổ hiện nay có số lượng rất ít. Năng suất sinh sản của gà Mía là tốt nhất trong 3 giống gà Hồ, Đông Tảo, Mía. Tuổi thành thục của gà Mía là sớm nhất 188,17 ngày. Sản lượng trứng/ mái/năm đạt cao 96,20 quả/ mái/ năm. Theo công bố của Lê Viết Ly và cs [2001], gà Mía đẻ quả trứng đầu tiên ở 165 - 179 ngày tuổi, số trứng 9 tháng đẻ là 55 – 62 quả/ mái. Gà Đông Tảo tuổi thành thục là 159 ngày, sản lượng trứng của 10 tháng đẻ là 68,3 quả. Gà Hồ tuổi thành thục là 8 tháng, sản lượng trứng khoảng 40 - 50 quả/ mái/ năm. Như vậy, năng suất trứng của các giống gà trong nghiên cứu này là tương đương với công bố của Lê Viết Ly.

Trong 3 giống gà Hồ, Đông Tảo, Mía thì năng suất sinh sản của gà Mía là cao nhất với tuổi thành thục sớm và khối lượng thành thục thấp, sản lượng trứng/ mái/ năm là cao nhất, trội hơn hẳn so với 2 giống còn lại. Tuy nhiên, khối lượng trứng là thấp nhất và chênh lệch về khối lượng trứng giữa các giống là khá lớn: khoảng 3 – 4 g/quả. Gà Hồ có sản lượng trứng/ mái/ năm là thấp nhất 51,27 quả/ mái/ năm. Nhưng khối lượng trứng của gà Hồ lại đạt cao nhất 52,32 g/quả, trong khi đó gà Mía có khối lượng trứng là 42,16 g/quả.

3.4. Khả năng sinh trưởng của ba giống gà

Khả năng sinh trưởng của 3 giống gà Hồ, Đông Tảo và Mía từ 0 đến 9 tuần tuổi được thể hiện ở Bảng 4. Khối lượng gà 1 ngày tuổi của 3 giống gà rất khác biệt, có khối lượng sơ sinh cao nhất là gà Đông Tảo [35,33 g/con] thấp nhất là gà Mía [30,06 g/con]. Theo Lê Viết Ly và cs [2001], khối lượng 1 ngày tuổi của gà Đông Tảo là 38,5 g/con và gà Mía43 g/con.

Như vậy, kết quả của chúng tôi thu được là thấp hơn. Mặc dù gà Mía có khối lượng xuất phát lúc 1 ngày tuổi thấp nhất, nhưng chúng lại có tốc độ sinh trưởng trong giai đoạn 0 - 9 tuần tuổi luôn ở mức cao nhất, tiếp đến là gà Hồ và thấp nhất là gà Đông Tảo. Từ 2 - 5 tuần tuổi, gà Đông Tảo luôn có khối lượng tương đương gà Hồ và thấp hơn gà Mía. Vào tuần tuổi thứ 6 và 7, gà Đông Tảo luôn có khối lượng thấp hơn rõ rệt so với gà Hồ và Gà Mía [P < 0,05].

Tuy nhiên đến tuần thứ 9, gà Đông Tảo có khối lượng tương đương gà Mía và cao hơn gà Hồ [P < 0,05]. Lúc 10 tuần tuổi, việc phân biệt trống, mái theo ngoại hình của ba giống gà đã rất rõ ràng, vì vậy theo dõi sinh trưởng được tách riêng giữa gà trống và gà mái, kết quả được thể hiện ở Bảng 5 và Bảng 6.

Từ 10 - 20 tuần tuổi, khối lượng gà mái Đông Tảo luôn có xu hướng cao nhất. Tuy nhiên, từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 20, gà Hồ có tốc độ sinh trưởng khá hơn. Vì vậy, ở 20 tuần tuổi, khối lượng của gà Hồ và gà Đông Tảo tương đương nhau [1886,40 và 18640,37 g/con, P > 0,05]. Gà Mía trong giai đoạn này có tốc độ sinh trưởng chậm hơn, vì vậy ở 20 tuần tuổi chỉ đạt 1647,33 g/con, thấp hơn rõ rệt với gà Hồ và gà Đông Tảo [P < 0,05].

Kết quả cũng tương tự đối với gà trống:gà Đông Tảo luôn có khối lượng cao nhất, gà Hồ từ tuần thứ 13 có tốc độ sinh trưởng khá hơn, vì vậy tương đương với gà Đông Tảo lúc 20 tuần tuổi [P > 0,05]. Đến 20 tuần tuổi, khối lượng của gà trống Đông Tảo và Hồ là tương đương nhau [2152,22 và 2146,00 g/con], trong khi đó gà Mía chỉ đạt 1843,33 g/con, thấp hơn rõ rệt so với 2 giống gà kia [P < 0,05].

Như vậy, gà Mía có tốc độ sinh trưởng nhanh trong giai đoạn 0 đến 9 tuần tuổi, sau đó chậm dần. Điều này có thể lý giải là do gà Mía có tuổi thành thục sớm nhất và khối lượng khi trưởng thành nhỏ hơn so với gà Hồ và gà Đông Tảo. Gà Hồ và gà Đông Tảo có tuổi thành thục muộn hơn, khối lượng trưởng thành lớn hơn hẳn so với gà Mía, vì vậy giai đoạn đầu chúng sinh trưởng với tốc độ chậm hơn, nhưng đến giai đoạn sau, chúng sinh trưởng nhanh hơn và có khối lượng cao hơn hẳn so với gà Mía lúc ở 20 tuần tuổi.

3.5. Tỷ lệ nuôi sống của các giống gà

Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 5 – 6 tuần tuổi được trình bày ở Bảng 7.

Bảng 7. Tỷ lệ nuôi sống của các giống gà Hồ, Đông Tảo và Mía

Tuần tuổi

Gà Hồ

Gà Đông Tảo

Gà Mía

Số con [con]

Tỷ lệ [%]

Số con [con]

Tỷ lệ [%]

Số con [con]

Tỷ lệ [%]

SS

76

100,00

100

100,00

182

100,00

1

76

100,00

100

100,00

176

96,70

2

74

97,37

99

99,00

175

96,15

3

72

94,74

98

98,00

168

92,31

4

71

93,42

96

96,00

168

92,31

5

70

92,11

96

96,00

167

91,76

6

69

90,79

96

96,00

165

90,66

7

69

90,79

95

95,00

149

81,87

8

69

90,79

94

94,00

145

79,67

9

69

90,79

92

92,00

139

76,37

10

68

89,47

89

89,00

138

75,82

11

68

89,47

89

89,00

137

75,27

12

67

88,16

89

89,00

136

74,73

13

65

85,53

89

89,00

132

72,53

14

62

81,58

89

89,00

131

71,98

15

62

81,58

88

88,00

129

69,23

16

61

80,26

86

86,00

126

68,68

17

58

76,32

86

86,00

125

68,13

18

58

76,32

86

86,00

124

67,58

19

58

76,32

86

86,00

123

67,68

20

58

76,32

85

85,00

123

67,58

Kết quả bảng 7 cho thấy, tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 5 - 6 tuần của cả ba giống gà này đều ở mức trên 90%, từ tuần thứ 7 trở đi tỷ lệ nuôi sống của gà Mía đã tương đối thấp. Đến 20 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống của gà Mía chỉ là 67,58%, cao nhất là gà Đông Tảo cũng chỉ đạt 85,00%. Theo Nguyễn Văn Lưu [2005], tỷ lệ nuôi sống của gà Hồ giai đoạn 0 - 12 tuần tuổi là 92,28 - 100%, theo Lê Thị Nga [1999], tỷ lệ nuôi sống của gà Đông Tảo giai đoạn 0 - 6 tuần tuổi đạt 95,33%. Điều này cho thấy, tỷ lệ nuôi sống của các giống gà trong nghiên cứu này là thấp.

3.6 Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng

Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng của gà Mía là tăng dần: 1 tuần tuổi và 20 tuần tuổi tương ứng là 0,50 và 6,32 kg TĂ/kg tăng trọng. Từ 1 - 8 tuần tuổi, gà Mía có mức tiêu tốn thức ăn thấp nhất, tiếp đến là gà Hồ và cao nhất là gà Đông Tảo.

Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối, gà Mía lại có mức tiêu tốn thức ăn cao hơn 2 giống kia. Lý do là khối lượng trưởng thành của gà Mía là thấp hơn, vì vậy giai đoạn đầu tuy tiêu tốn thức ăn thấp hơn, nhưng khi tốc độ sinh trưởng chậm lại, tầm vóc cơ thể bắt đầu ổn định, tiêu tốn thức ăn tăng lên.

Trung bình toàn bộ giai đoạn sinh trưởng từ 1 – 20 tuần tuổi, gà Hồ có mức tiêu tốn thức ăn thấp nhất, tiếp đó là gà Đông Tảo và cao nhất là gà Mía. Kết quả này cao hơn so với các nghiên cứu khác: theo Nguyễn Văn Lưu [2005] tiêu tốn thức ăn của gà Hồ đến 16 tuần tuổi là 3,32 kg Theo Nguyễn Văn Thiện [1999], tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng đến 15 tuần tuổi của gà Mía ở con trống là 2,63kg, ở con mái là 2,70 kg, đến 24 tuần tuổi con trống là 3,88 kg, con mái là 4,75kg.

Bảng 8. Thu nhận và tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng của các đàn gà Hồ, Đông Tảo, Mía.

Giống/ Tuần tuổi

Gà Hồ

Gà Đông Tảo

Gà Mía

Thu nhận [g/con/ngày]

TTTĂ/kg [g/con/ngày]

Thu nhận [g/con/ngày]

TTTĂ/kg [g/con/ngày]

Thu nhận [g/con/ngày]

TTTĂ/kg [g/con/ngày]

1

2,64

1,26

2,74

1,50

2,56

0,50

2

13,36

3,15

15,87

3,61

13,14

1,47

3

14,68

3,04

21,23

2,47

18,85

1,70

4

24,18

4,20

26,34

3,49

22,11

1,99

5

27,45

3,35

38,69

4,11

35,87

2,38

6

33,56

3,15

48,05

5,04

43,50

2,43

7

35,73

3,01

64,10

3,54

52,11

2,99

8

40,70

3,28

69,54

3,62

57,77

3,52

9

52,65

3,50

84,26

3,88

60,04

3,89

10

62,69

3,47

97,91

4,16

65,49

4,01

11

66,18

3,65

101,12

4,65

72,46

4,09

12

73,53

3,81

101,12

4,40

73,07

4,36

13

80,10

4,46

112,36

4,81

77,41

4,77

14

87,56

4,37

111,51

4,69

83,70

5,42

15

90,90

4,24

111,63

4,83

84,34

5,31

16

92,30

4,61

93,02

4,76

92,04

5,72

17

95,40

4,58

93,02

4,82

96,66

6,08

18

98,50

4,42

93,02

4,84

89,83

7,15

19

98,70

4,65

93,33

4,90

72,66

6,53

20

101,60

4,21

105,00

4,70

91,58

6,66

TB

59,63

3,72

66,73

4,14

60,26

6,32

Tuy nhiên, theo Nguyễn Đăng Vang và cs, [1999] tiêu tốn thức ăn của gà Đông Tảo tính đến 22 tuần tuổi ở con trống là 3,89 kg, con mái là 4,55kg.

4. Kết luận

Ba giống gà Hồ, Đông Tảo, Mía có thể phân biệt đặc điểm giống thông qua các đặc điểm ngoại hình màu lông, kiểu mào, vẩy chân.

- Số lượng cá thể tại nơi nguyên sản của mỗi giống rất ít: gà Hồ là 572 con, gà Đông Tảo là 820 con và gà Mía là 2804 con.

- Cả 3 giống gà đều có tuổi đẻ trứng đầu muộn: gà Hồ là 288,45; Đông Tảo là 194,32 và Mía là 188,17 ngày tuổi. Năng suất trứng đạt thấp: Hồ là 51,27 quả/ mái/ năm; Đông Tảo 67,09 quả và Mía là 96,20 quả/ mái/ năm.

- Sinh trưởng trong giai đoạn 0 – 9 tuần tuổi của gà Mía là cao nhất, nhưng từ 10 đến 20 tuần tuổi, gà Hồ và Đông Tảo là tương đương còn gà Mía thì thấp hơn hẳn.

- Tỷ lệ nuôi sống đến 20 tuần tuổi ở gà Đông Tảo là 85%, gà Hồ là 76,32% và gà Mía 67,58%.

- Tiêu tốn thức ăn đến 20 tuần tuổi ở gà Mía là cao nhất [6,32 kg/kgTT_], thấp nhất là gà Hồ [3,72 kg/kgTT].

Tài liệu tham khảm

1. Nguyễn Văn Lưu [2005].Nghiên cứu khả năng sinh sản, sinh trưởng và khả năng cho thịt của gà Hồ, Luận văn Thạc sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.

2. Lê Viết Ly [2001].Chuyên khảo bảo tồn nguồn gen động vật ở Việt Nam [tập II]. Nxb Nông nghiệp – Hà Nội.

3. Lê Thị Nga [1999].Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà Đông Tảo và con lai giữa gà Đông Tảo với gà Tam Hoàng, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp.

4. Nguyễn Văn Thiện và Hoàng Phanh [1999]. Khả năng sinh trưởng, cho thịt và sinh sản của gà Mía, Chuyên san chăn nuôi gia cầm, Hội chăn nuôi Việt Nam .

5. Phùng Đức Tiến, Trần Công Xuân, Lê Thị Nga, Đỗ Thị Sợi, Đào Thị Bích Loan, Nguyễn Thị Mười và Lê Tiến Dũng [2004].Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà bố mẹ ISA color và con lai giữa gà ISA với gà SASSO [X44]. Kabir, Lương Phượng, Báo cáo khoa học Chăn nuôi Thú y - Phần chăn nuôi gia cầm. Nxb Nông nghiệp.

6. Nguyễn Đăng Vang, Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến, Lê Thị Nga và Nguyễn Mạnh Hùng [1999].Khả năng sản xuất của gà Đông Tảo nuôi tại Thuỵ Phương, Chuyên san chăn nuôi gia cầm, Hội Chăn nuôi Việt Nam .

7. Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến và Phạm Thị Minh Thu [1999].Lai kinh tế gà Leghornvà Rhode Ri, chuyên san chăn nuôi gia cầm, Hội chăn nuôi Việt Nam .

Mục lục

Đặc điểmSửa đổi

Gà thuộc giống gà to con, dáng hình bệ vệ, với thân hình to, da đỏ, đầu oai vệ, cặp chân vững chãi. Gà Đông Tảo trống có hai mãn lông cơ bản gồm mãn mận [màu tím pha đen] và màu của trái mận. Gà cũng có cặp chân sù sì, cặp chân gà trống to và bao quanh chân ở phía trước là một lớp vảy da sắp xếp không theo hàng, phần còn lại [3/4 diện tích] da sùi giống bề mặt trái dâu tằm ăn, bốn ngón chân xòe ra, chia ngón rõ nét, bàn chân dày, cân đối nên gà bước đi vững chắc

Mào gà trống là mào sun [ngắn và thun lại] màu đỏ tía, tích và rái tai màu đỏ, kém phát triển, nhìn gọn và khỏe. Gà mái có ba mãn cơ bản gồm: mãn nõn chuối – vàng nhạt, mãn thó hay nâu nhạt – màu đất thó hay lá chuối khô, mãn ngà – trắng sữa. Lông phần cổ và cánh gà mái thường có pha trộn những chiếc lông màu vàng, trắng sữa, nâu đỏ, đen. Gà mái cũng có mào tựa mào con trống nhưng chỉ to bằng 1/3 so với mào gà trống. Các vị trí da không có lông trên mình gà [cả trống và mái] đều có màu đỏ.

Gà mới nở có lông trắng đục. Khối lượng mới nở 38-40 gam, mọc lông chậm, lúc trưởng thành con trống nặng 5,5 – 6kg, con mái nặng 4kg/con. Thịt gà ngon, ngọt với khối thịt ức ngồn ngộn đỏ hồng, những bắp thịt đùi với những bó cơ cuồn cuộn vắt lên nhau trong thịt không có gân, không dai.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Toplist mới

Bài mới nhất

Chủ Đề