So sánh hai hình thức giải quyết tranh chấp thương mại thương lượng và hòa giải ngoài tố tụng

Khi tham gia các quan hệ kinh tế, việc xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. Các bên trong tranh chấp đều mong muốn tìm được biện pháp giải quyết tranh chấp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các bên là thấp nhất, ít tốn kém về thời gian và tiền bạc. Vì vậy, việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là vô cùng quan trọng.

Khái niệm:

–  Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên thứ 3 nào.

– Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ 3 làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp.

– Trọng tài thương mại là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết mâu thuẫn tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành.

– Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực Nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của tòa án được Nhà nước đảm bảo thi hành.

Sự khác nhau giữa các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại:

Tiêu chí

Thương lượng Hòa giải Trọng tài

Tòa án

Cơ sở pháp lý Chưa có cơ sở Nghị định 22/2017/NĐ-CP Luật trọng tài thương mại năm 2010 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Đối tượng giải quyết tranh chấp Các bên có tranh chấp với nhau Thông qua người hòa giải là hòa giải viên Thông qua người giải quyết la trọng tài viên Thông qua người giải quyết là thẩm phán
Nguyên tắc giải quyết Tùy vào ý chí của các bên Bí mật [trừ khi có thỏa thuận hoặc quy định khác] Không công khai [trừ các bên có thỏa thuận] Công khai vụ án [Trừ các tranh chấp thuộc trường hợp không công khai theo quy định của pháp luật]
Phạm vi giải quyết Do các bên thỏa thuận Do các bên thỏa thuận Theo yêu cầu của bên khởi kiện Theo yêu cầu của bên khởi kiện
Tính ràng buộc pháp lý Không mang tính ràng buộc, có ý nghĩa khuyến khích các bên tự thực hiện Không mang tính ràng buộc và không bắt buộc thi hành Phán quyết mang tính chất chung thẩm, có sự ràng buộc, bắt buộc các bên phải thi hành Quyết định bắt buộc các bên phải thi hành, nếu không thi hành sẽ bị cưỡng chế
Điều kiện giải quyết Không theo bất kỳ điều kiện nào, việc tiến hành tùy thuộc vào ý chí thống nhất của các bên. Phải có thỏa thuận giữa các bên về giải quyết bằng hòa giải thương mại – Có thỏa thuận về việc giải quyết bằng trọng tài thương mại;

– Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại

– Một trong các bên nộp đơn khởi kiện tại tòa án;

– Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án

Ưu điểm – Thuận tiện, nhanh chóng, đơn giản, linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém;

– Bảo vệ được uy tín của các bên và bí mật trong kinh doanh

– Thuận tiện, nhanh chóng, đơn giản, linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém;

– Người thứ 3 thường là người có chuyên môn, kinh nghiệm, am hiểu lĩnh vực và vấn đề đang tranh chấp;

– Kết quả hòa giải được ghi nhận và chứng kiến bởi người thứ 3 nên mức độ tôn trọng và tự nguyện tuân thủ các cam kết thường cao hơn thương lượng.

– Linh hoạt, nhanh chóng;

– Giải quyết trọng tài không bị giới hạn về mặt lãnh thổ do các bên có quyền lựa chọn bất kỳ trung tâm trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho mình;

– Tuân theo một trình tự thủ tục nhất định, quyết định trọng tài không được công bố công khai, rộng rãi, do đó, bảo vệ uy tín của các bên, bí mật trong kinh doanh;

– Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, sau khi trọng tài đưa ra phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hay tòa án nào.

Phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao.
Nhược điểm – Hiệu quả của việc thương lượng phụ thuộc vào sự hiểu biết và thái độ thiện chí, hợp tác của các bên tranh chấp;

– Kết quả thương lượng không được đảm bảo bằng cơ chế pháp lý mang tính bắt buộc;

– Việc giải quyết tranh chấp khép kín dễ nảy sinh tiêu cực, các công ty có sức mạnh kinh tế sẽ gây áp lực đối với công ty yếu hơn;

– Hòa giải cũng có những hạn chế tương tự thương lượng, bởi vẫn được quyết định trên cơ sở ý chí thỏa thuận cũng như sự tự nguyện thi hành của mỗi bên;

– Uy tín, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp dễ bị ảnh hưởng hơn thương lượng;

– Chi phí cho hòa giải thường tốn kém hơn thương lượng.

Thời gian tranh chấp càng kéo dài thì phí trọng tài càng cao;

Việc thi hành quyết định trọng tài không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi như việc thi hành bản án, quyết định của tòa án;

Phán quyết chung thẩm nhưng có thể bị tòa án xem xét hủy. Nếu phán quyết bị hủy thì hai bên sẽ phải bắt đầu lại từ đầu nên rất tốn thời gian.

 Thủ tục tại tòa án thiếu linh hoạt do phải tuân theo quy định của pháp luật quy định;

Nguyên tắc xét xử công khai của tòa án tuy là nguyên tắc được xem là tiến bộ, mang tính răn đe nhưng đôi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ;

Phán quyết của tòa án thường bị kháng cáo dẫn tới việc quá trình tố tụng bị kéo dài thậm chí bị trì hoãn khiến doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất lớn.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật FBLAW, nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0385953737 hoặc 0973.098.987 để được hỗ trợ và giải đáp. Trân trọng.

Lập bảng so sánh hòa giải trong tố tụng và ngoài tố tụng [hòa giải tiền tố tụng] theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 [BLTTDS 2015] để làm rõ điểm giống và khác nhau cơ bản giữa hai loại hòa giải này.

Những nội dung liên quan:

Hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực dân sự, thương mại. Các bên giải quyết tranh chấp tự nguyện tham gia, tự thỏa thuận các biện pháp giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của bên thứ ba trung lập.

So sánh hòa giải trong tố tụng và tiền tố tụng

Ở Việt Nam chúng ta cần phân biệt được hòa giải trong tố tụng và hòa giải ngoài tố tụng [hay còn gọi là hòa giải tiền tố tụng].

Hòa giải trong tố tụng Hòa giải ngoài tố tụng
Khái niệm Hòa giải trong tố tụng là một giai đoạn giải quyết tranh chấp trong thủ tục tố tụng có tính chất bắt buộc do Tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện, chỉ được tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử; Hòa giải ngoài tố tụng là một phương thức giải quyết tranh chấp độc lập với quá trình tố tụng, xuất phát từ thiện chí giải quyết tranh chấp, các chủ thể đã tự mình thực hiện thương lượng, thỏa thuận.
Điều kiện Chỉ được tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử Diễn ra trước các giai đoạn tố tụng
Tính chất Bắt buộc Không bắt buộc
Kết quả Kết quả hòa giải có tính chất bắt buộc thi hành, có giá trị pháp lý. Kết quả hòa giải không mang tính chất bắt buộc thi hành, do hai bên hòa giải quyết định.
Các quyết định của Tòa án dựa trên kết quả hòa giả

– Trường hợp hòa giải không thành: TA lập biên bản hòa giải không thành và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

– Trường hợp hòa giải thành: Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án TA phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không; trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì HĐXX ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án.

Các tìm kiếm liên quan đến điểm khác biệt giữa hòa giải ngoài tố tụng và hòa giải trong tố tụng, hòa giải tiền tố tụng, thủ tục tiền tố tụng là gì, hòa giải là gì, hòa giải việc dân sự, hòa giải vụ án dân sự và thực tiễn thực hiện, hòa giải không thành, thực tiễn hòa giải vụ án dân sự

report this ad

Video liên quan

Chủ Đề