So sánh thương vợ và chinh phụ ngâm

So sánh điểm tương đồng và khác biệt về thân phân người phụ nữ trong hai tác phẩm “Chinh phụ ngâm” và “Cung oán ngâm”

So sánh những điểm tương đồng và khác biệt về thân phân người phụ nữ trong hai tác phẩm “Chinh phụ ngâm” và “Cung oán ngâm”. » Xem thêm

» Thu gọn
Chủ đề:
  • Cung oán ngâm
  • Chinh phụ ngâm
  • ngữ văn phổ thông
  • văn mẫu lớp 9
  • tài liệu lớp 9
  • ôn thi văn lớp 9
  • bài giảng văn lớp 9
Download
Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. So sánh điểm tương đồng và khác biệt về thân phân người phụ nữ trong hai tác phẩm “Chinh phụ ngâm” và “Cung oán ngâm”. So sánh những điểm tương đồng và khác biệt về thân phân người phụ nữ trong hai tác phẩm “Chinh phụ ngâm” và “Cung oán ngâm”. Bài làm -Giống nhau: Cả hai nhân vật trữ tình đều sống trong nhớ nhung, sầu muộn, đều đau đáu đợi chờ trong cô đơn phòng không chiếc bóng, buồn tủi trong nỗi đau khổ khôn nguôi về thân phận đơn chiếc của bản thân mình cùng với sự nhớ mong trong vô vọng khi người mình yêu thương không ở bên cạnh, khát khao có được hạnh phúc của cả hai nhân vật. -Khác nhau: Chinh phụ ngâm Cung oán ngâm -Người chinh phụ cô đơn, buồn tủi khi phải xa chồng.
  2. -Người cung nữ cô đơn, buồn tủi khi bị nhà vua ruồng bỏ, phụ bạc. -Người chinh phụ hãnh diện khi chồng đi chinh chiến; xa chồng vì hoàn cảnh chiến tranh. - Người cung nữ có chồng là bị ép buộc; xa chồng vì bị bỏ rơi. -Cô gái là vợ của một người dân bình thường; cuộc sống đơn sơ, giản dị. -Người con gái là vợ lẻ của một người đứng đầu quốc gia, dân tộc; vinh hoa, phú quý có thừa. -Người chinh phụ tuy lẻ loi đơn độc, buồn nhớ cùng cực nhưng vẫn nhẫn nhục cam chịu. -Người cung nữ bị nhà vua ruồng bỏ, chôn vùi tuổi xuân trong vách quế hắt hiu, lạnh lẽo nàng muốn bứt phá để thoát khỏi cảnh bị giam hãm. - Người chinh phụ này bơ phờ, héo úa vì phải lo lắng cho chồng nơi chiến trường khốc liệt. - Người cung nữ này tự tin xem mình là người có “tài sắc ai bì” mà lại bị nhà vua phụ bạc, bội ước. - Người chinh phụ vì nhớ chồng quá đứng ngồi không yên nên đã chủ động nhờ gió đông gửi tấm lòng của mình đến nơi chồng đang chinh chiến.
  3. - Người cung nữ ngày ngày nhớ mong nhớ đến nỗi “đứng tuổi ngồi sầu” nhưng nàng vẫn bị động vò võ chờ người phụ bạc chứ không hành động như người chinh phụ. - Người chinh phụ đã tìm mọi cách để thoát ra được nỗi cô đơn đang bao trùm, bủa vây như: đốt trầm hương, gảy đàn nhưng mọi gắng gượng đều là vô ích -Người cung nữ ngày ngày phải chờ đợi, trông ngống một cách vô vọng và cái u sầu ấy nó có thể giết người trong vô hình mà chẳng cần vũ khí. -Tính cách: Kiên nhẫn đợi chồng về; có ước mơ, khao khát nhưng chỉ là vô vọng khi không thể thực hiện được cũng bởi người chồng đang ở phương xa; một mực tha thiết yêu thương chồng. -Tính cách: Người cung nữ có ý thức xã hội rõ hơn, bộc lộ thái độ lên án, tố cáo mạnh mẽ dữ dội hơn.

So sánh nhân vật người chinh phục trong chinh phụ ngâm và người cung nữ trong cung oán ngâm khúc [kl06753]

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
******

LÊ THỊ LỤA

SO SÁNH NHÂN VẬT NGƢỜI CHINH PHỤ
TRONG CHINH PHỤ NGÂM KHÚC
VÀ NGƢỜI CUNG NỮ TRONG
CUNG OÁN NGÂM KHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI - 2014

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
******

LÊ THỊ LỤA

SO SÁNH NHÂN VẬT NGƢỜI CHINH PHỤ
TRONG CHINH PHỤ NGÂM KHÚC
VÀ NGƢỜI CUNG NỮ TRONG
CUNG OÁN NGÂM KHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
THS. AN THỊ THÚY

HÀ NỘI - 2014

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Ng÷ V¨n

LỜI CẢM ƠN

Tác giả khóa luận xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới cô giáo,
Th.s An Thị Thúy, ngƣời đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn trong suốt quá trình
nghiên cứu.
Đồng thời, tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ
Văn học Việt Nam, khoa Ngữ Văn trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo
điều kiện thuận lợi giúp đỡ để khóa luận đƣợc hoàn thành.

Hà Nội, tháng 5/2014
Tác giả khóa luận

Lê Thị Lụa

Lª ThÞ Lôa

Líp: K36B - V¨n

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Ng÷ V¨n

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong khóa luận không sao chép
và trùng lặp với kết quả của những công trình nghiên cứu đã công bố trƣớc
đó. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 05/2014
Tác giả khóa luận

Lê Thị Lụa

Lª ThÞ Lôa

Líp: K36B - V¨n

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Ng÷ V¨n

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
6. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 4
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................... 6
1.1. Những vấn đề chung về tác giả - tác phẩm ............................................... 6
1.1.1. Tác giả - tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc” ............................................... 6
1.1.2. Tác phẩm “Cung oán ngâm khúc” ............................................................. 11
1.2. Khái quát về hình tượng người phụ nữ trong văn học trước thế kỉ XIX . 15
1.2.1. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong văn học dân gian..................................... 15
1.2.2. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong văn học trung đại .................................... 17
CHƢƠNG 2. NHÂN VẬT NGƢỜI CHINH PHỤ TRONG “CHINH PHỤ
NGÂM KHÚC” VÀ CUNG NỮ TRONG “CUNG OÁN NGÂM KHÚC”
TỪ CÁI NHÌN SO SÁNH ............................................................................. 24
2.1. Người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm khúc và người cung nữ trong
Cung oán ngâm khúc - những điểm tương đồng............................................. 25
2.1.1. Đề cao vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ ................................................................. 25
2.1.2. Đời sống nội tâm .......................................................................................... 30
2.2. Người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm khúc và người cung nữ trong
Cung oán ngâm khúc - những điểm khác biệt. ............................................... 39
2.2.1. Ƣớc mơ, khát vọng của ngƣời chinh phụ và ngƣời cung nữ ..................... 39
2.2.2. Sự phi cá tính của ngƣời chinh phụ - cá tính của ngƣời cung nữ ............. 42
Lª ThÞ Lôa

Líp: K36B - V¨n

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Ng÷ V¨n

2.2.3. Sự đơn nghĩa trong hình tƣợng ngƣời chinh phụ - sự phân thân của tác giả
trong hình tƣợng ngƣời cung nữ ............................................................................ 50
KẾT LUẬN .................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lª ThÞ Lôa

Líp: K36B - V¨n

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Ng÷ V¨n

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử phát triển của văn học trung đại Việt Nam, giai đoạn từ
thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX được xem là đỉnh cao của trào lưu nhân đạo
chủ nghĩa bởi nó quan tâm đặc biệt tới tiếng nói cá nhân với những khát khao
hạnh phúc chính đáng, mãnh liệt. Trước kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào
Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn và Cung oán ngâm
khúc của Nguyễn Gia Thiều được xem là hai khúc ngâm tiêu biểu của thể
ngâm khúc cũng đã ra đời như là một thành tựu của trào lưu đó.
Thực tế đã có rất nhiều tài liệu và công trình khoa học nghiên cứu về hai
tác phẩm văn học này song hầu hết những công trình mới chỉ nghiên cứu về
từng tác phẩm này một cách riêng lẻ. Trong khi hai tác phẩm trên thực tế có
những sự tương đồng và những khác biệt nhất định. Nếu đặt cả hai trong tương
quan so sánh, nhất là so sánh hình tượng nhân vật trung tâm trong tác phẩm ta
sẽ thấy được những điểm giống nhau làm nên đặc trưng của thể loại ngâm khúc
và cả những điểm riêng biệt làm nên sự đặc sắc của từng tác phẩm.
Trong chương trình giáo dục hiện nay, khúc ngâm có mặt trong chương
trình giảng dạy ở bậc phổ thông trung học, cao đẳng và đại học. Việc lựa chọn
nghiên cứu đề tài có ý nghĩa thiết thực giúp tác giả khóa luận tìm hiểu sâu sắc
hơn về những tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu, phục vụ tốt hơn cho công
tác giảng dạy sau này.
Xuất phát từ tất cả những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài
“So sánh nhân vật người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm khúc và người
cung nữ trong Cung oán ngâm khúc” để đi sâu nghiên cứu, phần nào thấy
được những điểm giống và khác nhau trong hai hình tượng nghệ thuật của hai
tác phẩm, cũng là một cách để củng cố kiến thức của bản thân và bước đầu
tập làm công tác nghiên cứu khoa học.

Lª ThÞ Lôa

1

Líp: K36B - V¨n

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Ng÷ V¨n

2. Lịch sử vấn đề
Hình tượng nhân vật người chinh phụ và người cung nữ đã được nhiều
nhà nghiên cứu tìm hiểu khá kĩ lưỡng. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy tất cả
các ý kiến đánh giá đó chỉ nghiêng về những phác họa mang tính phổ quát.
Về hình tượng người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm khúc, công trình
“Giảng văn Chinh phụ ngâm” của Giáo sư Đặng Thai Mai được xem là tiêu
biểu. Sau khi phân tích những đoạn, câu tiêu biểu trong Chinh phụ ngâm
khúc, giáo sư đã nhận định về ý nghĩa tố cáo chiến tranh, đồng tình với khát
vọng hạnh phúc của con người, đồng thời chỉ ra sự mờ nhạt cá tính của người
chinh phụ. Từ góc độ Mác - xít, công trình khảo thích của Lai Ngọc Cang
“Chinh phụ ngâm: khảo thích và giới thiệu” cũng phân tích hình tượng người
chinh phụ để từ đó rút ra ý nghĩa phản chiến của hình tượng này. Trong cuốn
“Văn học trung đại Việt Nam” [tập 2] do Giáo sư Nguyễn Đăng Na chủ biên
cũng đã dành toàn bộ một chương để phân tích Chinh phụ ngâm khúc, từ đó
chỉ ra các đặc sắc tiêu biểu của tác phẩm về nội dung, nghệ thuật, đồng thời
cũng không quên chỉ ra mặt hạn chế trong hình tượng nhân vật chinh phụ, đó
là một nhân vật phi cá tính với những cảm xúc, suy nghĩ chung chung, mơ hồ.
Người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc cũng nhận được nhiều ý kiến
đánh giá. Trước hết là về vấn đề con người cá nhân, Nguyễn Lộc cho rằng tác
phẩm đã góp thêm một tiếng nói tố cáo, lên án xã hội bất công tàn bạo, đồng
thời cũng góp thêm một tiếng nói mạnh mẽ đòi cho con người có quyền được
yêu, được hưởng cuộc sống ái ân. Vẫn tiếp tục hướng nghiên cứu đó, Giáo sư
Trần Đình Sử trong “Mấy vấn đề thi pháp của văn học trung đại”viết: “Giờ
đây, con ngƣời trần tục, nhục cảm đã xuất hiện trong thơ để khẳng định nhu
cầu sống tự nhiên…Cả khúc ngâm của Nguyễn Gia Thiều đầy ắp khát vọng về
cuộc sống vật chất, nhục cảm”[16,tr.220].Về hình tượng tác giả - một hình
tượng được xem là sóng đôi với người cung nữ trong tác phẩm, tác giả Phạm
Luận trong công trình nghiên cứu “Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII Lª ThÞ Lôa

2

Líp: K36B - V¨n

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Ng÷ V¨n

nửa đầu thế kỉ XIX” đã chú ý đến vấn đề quan niệm nhân sinh mang màu sắc
bi quan yếm thế của tác giả gửi gắm trong lời người cung nữ. Nhà nghiên cứu
Đặng Thanh Lê đã khái quát đó là “hiện tƣợng phân thân giữa tác giả và
nhân vật trữ tình”. Đáng chú ý hơn cả là ý kiến của tác giả Trần Thị Băng
Thanh trong sách “Ngƣời mẹ và phái đẹp” khi phân tích về số phận bi đát của
người cung nữ bị thất sủng đã khái quát lên :“Có lẽ, không một ngƣời đàn bà
nào trắng tay đến nhƣ nàng cung nữ của Nguyễn Gia Thiều”.
Nhìn chung, tất cả các công trình nghiên cứu về hình tượng nhân vật
người chinh phụ và người cung nữ đều đã nghiên cứu về những đặc sắc tiêu
biểu của từng nhân vật, tuy nhiên mới chỉ tiếp cận ở góc độ riêng lẻ, chưa có
công trình nghiên cứu nào đặt hai hình tượng đó trong tương quan so sánh. Từ
đó, chúng tôi nhận thấy đề tài “So sánh hình tượng người chinh phụ trong
Chinh phụ ngâm khúc và người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc” là một
đề tài còn có những địa dư và có thể mở ra nhiều hướng nghiên cứu cho người
yêu văn học, dựa trên những định hướng quý báu của các công trình kể trên.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hướng đến những mục đích sau:
- Thấy được vị trí và ý nghĩa của hai tác phẩm trong văn học trung đại
nói riêng và trong văn học Việt Nam nói chung.
- Tìm hiểu hình tượng nhân vật trữ tình trong mỗi khúc ngâm.
- Rút ra những điểm giống và khác nhau của hai hình tượng nhân vật
trữ tình, cụ thể là của người cung nữ và của người chinh phụ để qua đó thấy
được những đặc trưng chung của thể loại ngâm khúc và những đặc sắc riêng
của từng tác phẩm.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung phân tích hai tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc và
Cung oán ngâm khúc, trong đó lấy đối tượng trung tâm là hình tượng nhân vật
người chinh phụ và người cung nữ dưới cái nhìn so sánh.
Lª ThÞ Lôa

3

Líp: K36B - V¨n

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Ng÷ V¨n

Chúng tôi sử dụng cuốn Chinh phụ ngâm khúc do Lai Ngọc Cang chú
thích và giới thiệu, Nxb Văn hóa thông tin, năm 2002 và bản Cung oán ngâm
khúc do Nguyễn Lộc khảo đính và giới thiệu, Nxb Hà Nội năm 1986, đồng
thời đối chiếu với cuốn Những khúc ngâm chọn lọc, tập 1 [Chinh phụ ngâm
khúc và Cung oán ngâm khúc] do Lương Văn Đang, Nguyễn Thạch Giang và
Nguyễn Lộc giới thiệu, biên khảo, chú giải, Nxb Đại học và Trung học
chuyên nghiệp, năm 1987.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi khóa luận này, chúng tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu hình
tượng nhân vật người chinh phụ và người cung nữ trong hai tác phẩm và chủ
yếu trên phương diện nội dung.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Quá trình thực hiện đề tài, người viết sử dụng một số phương pháp,
thao tác chính là:
Phương pháp thống kê - phân loại
Phương pháp so sánh - đối chiếu
Chúng tôi không tuyệt đối hóa bất kì một phương pháp nào. Khi cần
thiết, tác giả sẽ sử dụng kết hợp các phương pháp để công việc nghiên cứu đạt
hiệu quả cao nhất.
6. Bố cục khóa luận
Nhằm giải quyết vấn đề “So sánh nhân vật người chinh phụ trong
Chinh phụ ngâm khúc và người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc”, nội
dung khóa luận ngoài các phần mở đầu, mục lục, kết luận và tài liệu tham
khảo sẽ được chia thành 2 chương:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung
Chương này tập trung giải quyết những vấn đề về tác giả - tác phẩm và
đôi điều khái quát về hình ảnh người phụ nữ trong văn học trung đại nói
chung, từ đó làm căn cứ để đi vào phân tích và so sánh trong chương 2.

Lª ThÞ Lôa

4

Líp: K36B - V¨n

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Ng÷ V¨n

Chƣơng 2: Nhân vật ngƣời chinh phụ trong “Chinh phụ ngâm khúc”
và ngƣời cung nữ trong “Cung oán ngâm khúc” từ cái nhìn so sánh.
Chương 2 là phần trọng tâm của khóa luận, sẽ đi vào việc chỉ ra những
điểm tương đồng và những điểm khác biệt, từ đó làm căn cứ rút ra những kết
luận cần thiết để sáng tỏ việc so sánh.

Lª ThÞ Lôa

5

Líp: K36B - V¨n

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Ng÷ V¨n
NỘI DUNG

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Những vấn đề chung về tác giả - tác phẩm
1.1.1. Tác giả - tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc”
1.1.1.1. Tác giả Đặng Trần Côn
Đặng Trần Côn là tác giả nguyên văn chữ Hán của Chinh phụ ngâm khúc,
ông quê ở làng Nhân Mục [thường gọi là làng Mọc], huyện Thanh Trì, ngoại
thành Hà Nội. Hiện năm sinh năm mất chưa rõ, nhưng một số tài liệu ghi chép
lại rằng ông sống vào nửa đầu thế kỉ XVIII [thời vua Lê Dụ Tông và chúa Uy
Vương Trịnh Giang] sinh vào khoảng những năm 1710 - 1720, mất năm 1748,
thọ chưa đầy 50 tuổi.
Tiên sinh Đặng Trần Côn là một người thông minh hiếu học, từ nhỏ đã
nổi danh “trong khoảng trường ốc, tiếng lừng thiên hạ”. Nhưng ông lại thích
rượu, thích thơ, tính tình phóng khoáng, “đuềnh đoàng không buộc” nên suốt
khoảng thời gian làm quan ông chỉ giữ những chức vụ thấp. Đầu tiên là chức
Huấn đạo trường phủ, rồi Tri huyện Thanh Oai, sau đó làm Ngự sử đài chiếu
khán đến khi qua đời. Đây là một con người thực tài, rất giỏi chữ Hán nên chủ
yếu sáng tác bằng chữ Hán. Chinh phụ ngâm khúc ra đời đã gây một tiếng
vang lớn trong giới nho sĩ đương thời. Ngoài ra, tiên sinh cũng để lại một số
lượng lớn các tác phẩm. Về thơ, có tám bài vịnh cảnh Tiêu Tương [Tiêu
Tƣơng bát cảnh]. Về văn xuôi có Tục truyền kì gồm các truyện: Bích câu kì
ngộ [cuộc gặp gỡ kì lạ ở Bích Câu]; Tùng bách thuyết thoại [Kể chuyện tùng
bách]; Long hổ đấu kì [Rồng và hổ đấu phép lạ]; Khuyển miêu đối thoại [Chó
mèo nói chuyện]. Ngoài ra, ông còn nổi tiếng với một số bài phú như: Trƣơng
hàn tƣ thuần lô [Trương Hàn nhớ rau thuần cá vược]; Trƣơng Lƣơng bố y
[Trương Lương áo vải]; Khấu môn thanh [Tiếng gõ cửa].

Lª ThÞ Lôa

6

Líp: K36B - V¨n

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Ng÷ V¨n

Khuynh hướng chung trong thơ văn ông là đi sâu vào tình cảm, nỗi
lòng trắc ẩn sâu kín của con người, nhất là người phụ nữ.
1.1.1.2. Dịch giả Đoàn Thị Điểm
Tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc ra đời giữa thời đại văn học chữ Nôm
đang nở rộ cho nên nhiều cây bút đã thử sức trong việc diễn Nôm Chinh phụ
ngâm khúc. Có khá nhiều ý kiến tranh cãi về vấn đề ai là tác giả của bản Nôm
hiện hành nhưng đa số các ý kiến cho rằng dịch phẩm này của nữ sĩ Đoàn Thị
Điểm, người cùng thời với Đặng Trần Côn.
Đoàn Thị Điểm hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, tổ tiên xưa kia vốn dòng họ Lê
sau vì tao loạn bỏ trốn nên chuyển sang họ Đoàn. Đoàn Thị Điểm sinh năm
1705, quê làng Hiến Phạm - Văn Giang - Kinh Bắc, nay là huyện Yên Mĩ Hưng Yên. Bà sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho sĩ. Cha và anh
của bà đều là những người tài năng đức độ hơn người, thông minh vượt trội.
Bản thân Đoàn Thị Điểm là người phụ nữ chuẩn mực của xã hội phong
kiến: tài sắc vẹn toàn, kiều lệ, lời nói văn hoa, sự làm lễ độ, thùy mị đoan trang.
Nhưng cuộc đời của bà gặp không ít những trớ trêu, trở ngại. Năm 16 tuổi, vì
có tài sắc và đức hạnh, bà được thượng thư Lê Anh Tuấn nhận làm con nuôi,
định tiến cử vào cung làm cung phi. Nhưng bà đã từ chối vì không muốn chôn
vùi tuổi xuân nơi cung vua phủ chúa. Bà về quê sống cùng gia đình, khi anh
mất, bà tần tảo gánh vác công việc gia đình cùng chị dâu. Năm 1735, Đoàn Thị
Điểm nhận lời vào cung dạy học. Nhưng đó vẫn chưa thực sự là công việc lí
tưởng bà mong muốn. Lí tưởng của bà là mở trường dạy học, bồi dưỡng nhân
tài, phát triển đất nước. Vài năm sau, để thỏa nguyện ước của mình, bà đã xin
ra khỏi cung, cùng gia đình về sống ở Chương Dương mở trường dạy học tại
đó. Học trò theo học bà khá đông. Mãi đến năm 1742, khi đã 37 tuổi, bà mới
nhận lời làm vợ kế tiến sĩ Nguyễn Kiều - một người đàn ông tài năng đức độ
xứng đáng với Đoàn Thị Điểm. Cuộc hôn nhân hạnh phúc chưa đầy tháng thì

Lª ThÞ Lôa

7

Líp: K36B - V¨n

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Ng÷ V¨n

Nguyễn Kiều phải đi xứ Trung Quốc. Ba năm đằng đẵng chờ chồng có lẽ là
khoảng thời gian mà bà đã diễn Nôm Chinh phụ ngâm khúc. Rồi đến năm
1745, khi chồng bà về nước, vợ chồng sum họp được ba năm thì Nguyễn Kiều
được phân vào Nghệ An công tác. Trên đường theo chồng vào nhậm chức, bà
đột ngột bị cảm và mất ngày 11 tháng 9 năm 1748.
Tới nay, người ta vẫn không khỏi khâm phục nữ sĩ qua một số các tác
phẩm nổi tiếng của bà như: Chinh phụ ngâm khúc [diễn Nôm]; Truyền kì tân
phả [Hán văn]. Chồng bà là Nguyễn Kiều cũng từng phải thán phục: “Tài
năng nƣơng tử xƣa nay hiếm”. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc được đánh giá
rất cao. Cho nên có ý kiến đã cho rằng: “Những câu thơ đẹp vào bậc nhất
trong thơ Việt Nam đều phải đƣợc viết từ ngòi bút của ngƣời phụ nữ tài hoa
lỗi lạc này”.
1.1.1.3. Tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc”
Ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVIII, tác phẩm thơ Nôm trường thiên Chinh
phụ ngâm khúc được diễn văn từ nguyên tác Hán văn của Đặng Trần Côn được
xem là một trong những kiệt tác hàng đầu của văn học cổ điển Việt Nam, bên
cạnh Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều, Truyện Kiều - Nguyễn Du, thơ
Nôm - Hồ Xuân Hương. Đã qua hơn hai thế kỉ nay, Chinh phụ ngâm khúc luôn
giữ nguyên giá trị của một viên ngọc thi ca sáng ngời, một thi phẩm làm vẻ
vang cho xứ sở “vốn nổi tiếng thi thƣ” [lời Nguyễn Trãi].
Hoàn cảnh sáng tác: Đây là sản phẩm tinh thần của một thời đại nhất
định. Phan Huy Chú trong “Lịch triều hiến chương loại chí” đã viết: “ Chinh
phụ ngâm, một quyển do hương cống Đặng Trần Côn soạn, nhân đầu đời
Cảnh Hưng, việc binh đao nổi dậy, người chinh thú phải lìa nhà, ông cảm thời
thế mà làm ra”. Có thể nói rằng, đây là thời kì diễn ra các cuộc nội chiến tàn
khốc giữa các tập đoàn phong kiến cát cứ Lê - Mạc - Trịnh - Nguyễn và giữa
những chính quyền này với các cuộc khởi nghĩa của nông dân. Lê - Trịnh với
Lª ThÞ Lôa

8

Líp: K36B - V¨n

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Ng÷ V¨n

nhà Mạc phân tranh hơn nửa thế kỉ, Trịnh - Nguyễn phân tranh nhau khoảng
45 năm với 7 lần đụng độ đã gây nên cảnh thành xương sông máu, làm kiệt
quệ nhân tài, vật lực của đất nước, khiến nhân dân điêu đứng lầm than, Bắc Nam phân kì mất hơn 160 năm trời.
Chính hoàn cảnh đó đã khiến cho hàng vạn gia đình phải tan tác chia li,
gây nên những số phận bi thảm của bao chinh phu, chinh phụ. Cả một dân tộc
“bị thương” đã gây nên mối oán hận thấu trời, một “khối sầu vô tận”:
Xanh kia thăm thẳm từng trên,
Vì ai gây dựng nên nông nỗi này.
Đặng Trần Côn đã cảm nhận sâu sắc nỗi oán hận ấy của dân tộc, ông đã
vạch trần tấn bi kịch lịch sử của thời đại bằng một áng văn chương điêu luyện,
bác học làm cơ sở cho 1 áng văn diễn Nôm kiệt tác sau đó.
Cấu tạo tác phẩm: Theo Phan Huy Chú và một số nhà nghiên cứu
khác, Đặng Trần Côn sáng tác Chinh phụ ngâm khúc vào khoảng những năm
1740 - 1742, và họ dựa vào cuộc đời của diễn giả Đoàn Thị Điểm để đoán
định rằng tác phẩm được diễn Nôm vào khoảng những năm 1742 - 1745.
Chinh phụ ngâm khúc theo nguyên văn chữ Hán của Đặng Trần Côn
gồm 476 câu, được viết theo thể trường đoản cú [câu thơ dài ngắn không đều
nhau], đến bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm thì chỉ còn 412 câu và được viết
theo thể thơ song thất lục bát. Tuy có sự chênh lệch nhưng được sự hỗ trợ của
ngôn ngữ và thể thơ truyền thống của dân tộc, bài diễn ca đã loại bỏ được vẻ
cầu kì, lại phô diễn thành công tứ thơ của nguyên tác trong một thể thơ dân
tộc nhịp nhàng, uyển chuyển, giàu âm thanh, tiết tấu. Cũng nhờ thế, tác phẩm
góp phần làm cho bộ mặt văn học cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX thêm đa
dạng phong phú thấm nhuần tư tưởng nhân đạo sâu sắc và mang đậm hơi thở
của thời đại.

Lª ThÞ Lôa

9

Líp: K36B - V¨n

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Ng÷ V¨n

Về giá trị nội dung: Khúc ngâm diễn tả tình cảnh một đôi vợ chồng trẻ
đang sống yên ấm hạnh phúc thì chiến tranh bùng nổ, người chồng phải ra
trận biền biệt không về, người vợ ở nhà mòn mỏi ngóng trông. Mở đầu tác
phẩm là lời than, trong suốt tác phẩm cũng là một lời than kéo dài, kết thúc
tác phẩm, lời than ấy vẫn còn ám ảnh dai dẳng khôn nguôi. Giáo sư Đặng
Thai Mai đã gọi Chinh phụ ngâm khúc là “một tâm trạng ngƣng đọng lại trên
một khối sầu”. Thông qua tâm trạng của người chinh phụ nhớ chồng, lo lắng
bồn chồn không yên cho tính mạng người chồng, tác phẩm là tiếng nói tố cáo
chiến tranh phi nghĩa thống thiết, chân thành và mạnh mẽ của nhân dân, của
thời đại.
Mỗi điển cố, điển tích, mỗi tên đất, tên người đều đậm màu sắc tượng
trưng giúp người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về thảm họa chiến
tranh. Người ra chiến trận là đi vào cõi chết:
Hồn sĩ tử ù ù gió thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi.
Hình ảnh cuộc chiến chập chờn trong tác phẩm như bóng ma, âm
hưởng chung của tác phẩm là chết chóc tàn lụi. Người ra trận tính mạng như
sương treo đầu ngọn cỏ, kẻ ở nhà thì chết trong lòng về nỗi hạnh phúc lứa đôi
không được thỏa. Từ giá trị hiện thực đó, ta nhận ra tiếng nói nhân đạo đồng
tình mạnh mẽ với khát vọng sống hạnh phúc mãnh liệt của con người:
Cho bõ lúc sầu xa cách nhớ,
Gìn giữ nhau vui thủa thái bình.
Ngâm nga mong gửi chữ tình
Dƣờng này âu hẳn tài lành trƣợng phu.
Chính nhờ xây dựng được hình tượng nhân vật trữ tình với khát vọng
hạnh phúc cá nhân rất đỗi nhân bản mà tác phẩm đã vượt qua được sự sàng
lọc của thời gian và sống mãi trong lòng độc giả.

Lª ThÞ Lôa

10

Líp: K36B - V¨n

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Ng÷ V¨n

Về giá trị nghệ thuật: Có thể nói rằng cả nguyên tác và bản dịch đều có
những thành tựu nghệ thuật đặc biệt xuất sắc. Trong tác phẩm này, bút pháp
ước lệ tượng trưng được nâng tầm khi Đặng Trần Côn chắt lọc từ kho tàng văn
thơ chữ Hán cổ những câu phù hợp nhất với ý tứ của mình và dụng công sắp
xếp thành những kết cấu hoàn chỉnh hợp lí như một sáng tạo mới mẻ. Trong
Chinh phụ ngâm, dễ dàng nhận thấy tác giả đã sử dụng lối kết cấu đối xứng
theo thời gian. Lấy hiện tại làm trung tâm, cảm xúc chủ đạo của khúc ngâm đã
được làm nổi bật. Đó là một nỗi buồn vô cùng vô tận, buồn trong quá khứ,
buồn ở hiện tại và tương lai vẫn là một màu vàng úa, ảm đạm, bi thiết. Thêm
vào đó, nghệ thuật đối xứng trong từng câu thơ, từng cặp câu cũng là một sự hô
ứng để câu thơ trở nên giàu nhạc tính góp phần đắc lực diễn tả tâm trạng triền
miên bế tắc của nhân vật trữ tình.
Ở phương diện thể thơ, trong bản dịch là thể trường đoản cú giàu nhạc
tính, tiết tấu biến hóa sinh động. Đến bản dịch, dịch giả đã biết phát huy
những ưu điểm vốn có của nguyên tác, gạn lọc cả thành tựu của những bản
dịch trước đó, sử dụng thể thơ song thất lục bát, vươn tới một sáng tạo tài tình
bằng ngôn ngữ trong sáng hiện đại, kết cấu thanh vận khéo léo, láy âm điệp
chữ tinh tế đã gieo vào lòng người đọc một âm hưởng xao xuyến, vừa quen
thuộc vừa đa dạng nhằm gây được hiệu quả thẩm mĩ tối đa. Cả nguyên tác và
bản dịch, Chinh phụ ngâm khúc có thể được xem là một kiệt tác nghệ thuật.
1.1.2. Tác giả - tác phẩm “Cung oán ngâm khúc”
1.1.2.1. Tác giả Nguyễn Gia Thiều
Nguyễn Gia Thiều sinh ngày 22 - 3 - 1741 ở làng Liễu Ngạn, tổng Liễu
Lâm, phủ Thuận Thành, xứ Kinh Bắc trong một gia đình đại quý tộc dưới thời
vua Lê chúa Trịnh.
Cha Nguyễn Gia Thiều là Nguyễn Gia Ngô, một võ quan được phong
tước hầu, tính tình phóng khoáng học rộng, văn hay. Mẹ Nguyễn Gia Thiều là

Lª ThÞ Lôa

11

Líp: K36B - V¨n

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Ng÷ V¨n

quận chúa Quỳnh Liên, con gái An Đô Vương Trịnh Cương. Nguyễn Gia
Thiều gọi chúa Trịnh Doanh đang cầm quyền lúc bấy giờ là cậu ruột và là con
cô con cậu với Trịnh Sâm, đồng thời là cháu ngoại của Trịnh Cương. Chính vì
thuộc dòng giống tôn thất như thế nên ông được nuôi lớn trong một môi trường
đầy đủ, sung túc. Từ lúc nhỏ đến khi trưởng thành, ông được sống trong gấm
vóc giàu sang, thăng tiến thuận lợi: 5 tuổi được đem vào phủ chúa nuôi cho ăn
học. Lớn lên được chúa tin dùng và liên tục thăng chức. 18 tuổi giữ chức Hiệu
úy, 26 tuổi thăng chỉ huy Đồng tri, 30 tuổi thăng tổng binh Đồng tri. Thời gian
này ông lập được một số công nên được phong tước hầu gọi là Ôn Như Hầu.
Như vậy, tính đến năm 40 tuổi, Nguyễn Gia Thiều chủ yếu sống trong phủ
chúa Trịnh. Dù rất hãnh tiến nhưng một mặt khác, Nguyễn Gia Thiều cũng lại
có điều kiện để chứng kiến bộ mặt thối nát, bạo tàn của xã hội lúc bấy giờ.
Đây là giai đoạn có nhiều biến động dữ dội của lịch sử, chứng tỏ sự sa
đọa đến cùng cực của tập đoàn phong kiến thống trị đương thời. Ví dụ như
việc Trịnh Cương lấn quyền vua Lê, Trịnh Giang giết Lê Duy Phương, giết cả
đại thần Nguyễn Công Kháng, tham tụng Lê Anh Tuấn và Quý thích Trương
Như, Trịnh Sâm giết em là Trịnh Đệ, rồi cả vì ham mê Đặng Thị Huệ mà phế
con trưởng lập con thứ sinh ra bè đảng trong phủ chúa. Và còn cả nạn kiêu
binh hoành hành. Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc diệt Trịnh v.v. Rõ
ràng, đó là một bộ máy cai trị đã mục ruỗng và chờ ngày sụp đổ. Bản thân
Nguyễn Gia Thiều đã rất lấy làm hoang mang bi quan vì sự thực đó. Lại thêm
việc ông bị thay đổi địa vị, suốt mấy chục năm làm quan trong phủ chúa, tuy
có được thăng chức nhưng tự nhiên lại bị đẩy đến Hưng Hóa là một miền
rừng núi xa xôi làm ông hết sức chán nản.
Đến năm 1789, khi Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc đánh tan 20 vạn quân
Thanh thì nhà Lê cũng chẳng còn, Lê Chiêu Thống bỏ chạy theo đám tàn
quân của nhà Thanh sang Trung Quốc. Nguyễn Gia Thiều hoang mang. Ông
Lª ThÞ Lôa

12

Líp: K36B - V¨n

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Ng÷ V¨n

cũng không dám ra cộng tác với nhà Tây Sơn. Rõ ràng, mới ngày nào còn
được sủng ái, nuông chiều thế mà bây giờ phải “giả điên, giả dại, uống rƣợu
tiêu sầu để chờ ngày chết”. Tới ngày 22 - 6 - 1789, ông qua đời, thọ 58 tuổi.
Như vậy, những hưng vong của tập đoàn phong kiến họ Trịnh kéo theo
sự thăng trầm trong cuộc đời Nguyễn Gia Thiều. Nhiều năm ông sống trong
tâm trạng nuối tiếc quá khứ, lo lắng hiện tại và tuyệt vọng khi nhìn về tương
lai. Chính tâm trạng đó như là nguồn cảm hứng để ông viết Cung oán ngâm
khúc với nhân vật trung tâm là người cung nữ có tâm trạng phần nào giống
với tâm trạng của ông.
Không chỉ giỏi trong sáng tác văn chương, Nguyễn Gia Thiều là một tài
năng đa dạng, văn võ toàn tài. Ông không chỉ hiểu biết rộng về văn học, sử
học, triết học mà ông còn tinh thông nhiều môn nghệ thuật như âm nhạc, hội
họa, kiến trúc, trang trí với khá nhiều công trình lớn nhưng rất tiếc là chúng
không còn lại đến ngày hôm nay.
Sáng tác văn học của ông tập trung ở tập thơ chữ Hán Ôn Nhƣ thi tập
với hàng ngàn bài thơ. Thơ Nôm hiện còn vài bài lẻ chép trong Tạp Kí của Lý
Văn Phức. Tác phẩm chính của ông là Cung oán ngâm khúc, một trong những
tác phẩm hay nhất sáng tác bằng chữ Nôm. Có thể khẳng định rằng Nguyễn
Gia Thiều là một nhà thơ lớn, một con người tài hoa, danh nhân văn hóa của
dân tộc.
1.1.2.2. Tác phẩm “Cung oán ngâm khúc”
Không giống với Chinh phụ ngâm khúc là một tác phẩm viết bằng chữ
Hán và được diễn Nôm rất thành công, Cung oán ngâm khúc là một tác phẩm
được sáng tác trực tiếp bằng chữ Nôm. Cùng với Chinh phụ ngâm khúc, Cung
oán ngâm khúc ra đời như một sự khẳng định vững chắc vị trí của thể loại
ngâm khúc trong văn học giai đoạn này.

Lª ThÞ Lôa

13

Líp: K36B - V¨n

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc

Khoa Ng÷ V¨n

Về hoàn cảnh sáng tác: Như trên đã trình bày về cuộc đời của tác giả
Nguyễn Gia Thiều, ngay khi còn nhỏ, ông đã sống trong phủ chúa, chứng
kiến mọi cảnh sinh hoạt xa hoa, và rất nhiều số phận con người trong đó có
những người cung nữ bất hạnh bị bỏ rơi. Ngay tại nơi đô hội phồn hoa, ông
vẫn thấu hiểu hết được những tâm tư của những người cung nữ đang mòn mỏi
tuổi xuân bên cung vàng điện ngọc với tấm lòng nhân hậu, chan chứa yêu
thương, đồng cảm. Từ nguồn cảm hứng đó, áng thơ kiệt xuất gồm 356 câu thơ
song thất lục bát đã ra đời.
Nội dung tác phẩm:
“Cung oán” chỉ nỗi oán hận của những cung nữ ở trong cung cấm thuở
xưa. Cung oán ngâm khúc là bài ca ai oán của một người cung nữ có tài sắc
và phẩm hạnh, lúc đầu được vua yêu chuộng, ân ái hết sức nồng nàn thắm
thiết nhưng hạnh phúc chẳng được bao lâu, nàng đã bị ruồng bỏ. Trong cô
đơn, nàng xót thương cho thân phận mình và oán trách nhà vua phụ bạc. Nỗi
chán chường lên đến tột đỉnh khi nàng khao khát mạnh mẽ: “Bực mình muốn
đạp tiêu phòng mà ra” để trở về với cuộc sống cục mịch nhà quê ngày trước.
Nhưng nàng vẫn bị giam cầm trong cung điện vàng son với nỗi buồn thảm
oán hờn chất chứa. Cuối cùng vẫn là khao khát được nhà vua đoái hoài đến
trong niềm tuyệt vọng vô cùng.
Như vậy, Cung oán ngâm khúc là tiếng thét oán hờn của một trang nữ
lưu đầy cá tính lên tiếng phẩn kháng chế độ cung nữ, chế độ phong kiến đã
đối xử phũ phàng tàn ác với phẩm giá tốt đẹp, tình cảm trong sáng cao quý
của người phụ nữ. Cung nữ bị biến thành nạn nhân bi thảm của những đặc
quyền phong kiến ích kỉ vô nhân đạo, bị vua chúa biến thành đồ chơi để thỏa
mãn thú tính hoang dâm của mình rồi ném đi không thương tiếc. Nguyễn Gia
Thiều đã thấu hiểu và dồn nén tâm huyết viết nên một tác phẩm bất hủ, “đau
đớn xé lòng” về cuộc đời nàng. Cung oán ngâm khúc vì thế chứa đựng một
nội dung nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc.
Lª ThÞ Lôa

14

Líp: K36B - V¨n

Tải về bản full

I. Dàn ýThân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua Trao duyên, Nỗi thương mình, Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ


1. Mở bài

- Giới thiệu về người phụ nữ.
- Họ đặc biệt xuất hiện trong các áng thi văn thời trung đại mà nổi tiếng là Truyện Kiều với hai đoạn trích Trao duyên và Nỗi thương mình, cùng đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ [Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn].


2. Thân bài

a. Bối cảnh xã hội:
- Sự xuất hiện của Nho giáo, ảnh hưởng mạnh mẽ tới tất cả các mặt trong đời sống, đặc biệt là tới vị thế của người phụ nữ.[tư tưởng "trọng nam khinh nữ", nam quyền].
- Người phụ nữ phải gánh chịu những bất công trong xã hội, với tam quan "tam tòng tứ đức", không được học hành, gò bó cả thể xác và tinh thần.
- Xã hội đề cao người nam giới, còn phụ nữ bị bó buộc trong những định kiến xã hội khiến họ rơi vào bi kịch.
- Ngoài ra thời điểm này các cuộc chiến tranh tranh giành, phân chia lãnh thổ luôn xảy ra liên miên.

b. Vẻ đẹp của người phụ nữ: Họ là hiện thân cho cái đẹp, với sự thủy chung, hiếu thảo, đức hy sinh, và lòng khao khát hạnh phúc.

- Nhân vật Thúy Kiều: là một người phụ nữ xinh đẹp, tài năng, hiếu thảo với đức hy sinh cao cả, là người phụ nữ với tấm lòng thủy chung.
+ Thúy Kiều là người con gái xinh đẹp với tài năng cầm kỳ thi họa, đặc biệt là tài năng gảy đàn khiến cho ai cũng phải trầm trồ "Làn thu thủy ... tài đành họa hai", "cung thương làu ... Hồ cầm một chương".
+ Không chỉ vậy, nàng còn vô cùng hiếu thảo khi bán mình để cứu cha và em.
+ Nàng rất thông minh khi thuyết phục em mình nhận lấy mối duyên mình trao "lạy em em ...sẽ thưa".
+ Nàng cũng là người phụ nữ giàu đức hi sinh và rất chung thủy, trao duyên cho em, để em thay mình trả nghĩa cho người yêu, dù rằng nàng vẫn còn yêu Kim Trọng vô cùng "lạy em em có ...mặc em".

- Người chinh phụ: là người phụ nữ rất chung thủy với chồng và luôn khao khát hạnh phúc lứa đôi.
+ Chồng phải đi xa nơi chiến trận, nàng ở nhà cũng luôn một mực thủy chung, lo lắng cho chồng. Năm canh dài nàng thao thức, mong chờ: "Trời thăm thẳm ...nào xong", "lòng này gửi ...bằng trời", nàng khao khát hạnh phúc.

c. Số phận của những người phụ nữ: Mặc dù xinh đẹp, tài năng, thủy chung, thế nhưng họ vẫn luôn phải chịu những bất công, tủi khổ, là nạn nhân của xã hội đương thời.

- Họ là nạn nhân của xã hội đa thê, nam quyền, trọng nam khinh nữ, đàn ông quyết định mọi thứ:
+ Những người phụ nữ phải sống trong khuôn khổ "tam tòng tứ đức", "xuất giá tòng phu" - những người đàn ông có thể "năm thê bảy thiếp", vui chơi chốn lầu xanh.
+ Trong trích đoạn Trao duyên, Kiều trở thành một cô gái lầu xanh, mặc sức để đám đàn ông chơi đùa "Biết bao bướm ...Trường Khanh".

- Chế độ xã hội bất công, đồng tiền quyết định mọi thứ:
+ Điều này đã đẩy bao người phụ nữ vào bi kịch, trong đó có Kiều. Cha và em trai bị bắt, nàng buộc lòng phải bán mình để cứu cha và em "Cò kè bớt ...bốn trăm", đành phải trao đi mối duyên đầu đậm sâu cho em gái "Lạy em em ...tơ thừa mặc em".
+ Xã hội ấy cũng đẩy Kiều vào con đường thanh lâu nhơ nhớp, khởi đầu cho chuỗi mười lăm năm lưu lạc đầy oan trái của nàng "Khi tỉnh rượu ...giữa đường".
+ Nàng có tài có sắc nhưng lại không được trân trọng, bị coi như một món hàng để người ta "cò kè" bớt giá, rồi bị lừa bán đi, bị đánh đập

- Những cuộc chiến tranh phi nghĩa:
+ Người chinh phụ vì chiến tranh mà phải xa lìa chồng mình, cắt đi khát khao hạnh phúc mà nàng vô cùng mong mỏi: "Gà eo óc ...bể xa" => Nỗi nhớ mong chồng của nàng day dứt từng đêm.
+ Niềm khát khao hạnh phúc của nàng bị đứt đoạn, những yêu thương chỉ được gửi theo gió "Lòng này gửi ...bằng trời".

- Những người phụ nữ là nạn nhân của xã hội phong kiến, không được lên tiếng đòi quyền sống, quyền được hạnh phúc:
+ Kiều trong chốn lầu xanh, nàng thương cho số phận mình, thương thân mình, nhưng chỉ biết bầu bạn với cảnh vật xung quanh, chứ không thể lên tiếng đòi quyền tự do, quyền được hạnh phúc cho bản thân mình "Mặc người mưa ...xuân là gì", "Vui là ...với ai".
+ Người chinh phụ cô đơn, lẻ loi là thế, nhưng nàng đâu có quyền lên tiếng đòi hỏi hạnh phúc khi triều đình bắt lính.
=> Tất cả những người phụ nữ xưa đều là nạn nhân của xã hội phong kiến, họ tài hoa, chung thủy, xinh đẹp nhưng bạc mệnh. Họ bị xã hội đưa đẩy tới bước đường cùng, biến cuộc sống của họ thành bi kịch.


3. Kết bài

- Khẳng định lại số phận của người phụ nữ cùng với phẩm chất của họ.

Dân tộc Việt Nam ta đã trải qua biết bao cuộc đâu tranh chống xâm lược để bảo vệ hòa bình đât nước. Tuy nhiên, trong những trang sử sáng ngời đó của dân tộc vẫn còn tồn tại một thời kì đen tối, một thời kì mà vua chúa chỉ biết tranh giành quyền lực, “cõng rắn cắn gà nhà”, nội chiến xảy ra liên tục, thời kì mà nhân dân phải sống trong bầu trời đen tối, không lối thoát. Đó chính là thời của vua Lê và chúa Trịnh. Vào năm 1627 cuộc nội chiến của họ Trịnh và họ Nguyễn bắt đầu đã làm cho nhân đân Việt Nam, nhất là nhân dân Việt Nam ở Đàng ngoài vô cùng đau khổ. Các chính sách tàn ác của chúa Trịnh, đặc biệt là Trịnh Giang đã đẩy nhân dân ta tới chỗ cùng cực, điêu đứng lại càng thêm đau khổ gấp bội. Để giành lại nhân quyền và dân quyền của chính bản thân mình, nhân dân ta đã nổi dậy chống lại triều đình phong kiến, và những cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra ngày một nhiều và ngày một mạnh. Những cuộc chiến tranh đã khiến cho nhân dân khổ càng thêm khổ, con xa cha vợ xa chồng… Chính trong hoàn cảnh đó Đặng Trần Côn đã thổ lộ một cách tài tình nỗi lo âu của mình cũng như của biết bao người dân khác trong xã hội phong kiến loạn lạc ở Chinh phụ ngâm khúc. Vì vậy tác phẩm của ông ngay từ khi mới lọt lòng đã được người đương thời ca tụng, coi đó là tiếng oán ghét chung của nhân nhân chống chiến tranh phi nghĩa dai dẳng chỉ làm đổ nát đât nước, đau khổ nhân dân.
Đến với Chinh phụ ngâm khúc, ta sẽ thấy nó không chỉ đặc sắc ở bản gốc chữ Nôm của Đặng Trần Côn mà ngay cả trong bản dịch của Đoàn Thị Điểm tác phẩm cũng hấp dẫn không kém. Để tìm hiểu rõ hơn về những nét đặc sắc của bản gốc do Đặng Trần Côn sáng tác và sự thành công của bản dịch do Đoàn Thị Điểm dịch lại chúng tôi xin gửi đến cô và các bạn bài tiểu luận So sánh nguyên tác và bản dịch “Chinh phụ ngâm khúc” để cho thấy cái hay của bản dịch.
Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của cô đã giúp chúng tôi hoàn thành tốt tiểu luận này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2014
Nhóm 4





Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề