Soạn bài luyện từ và câu: đại từ xưng hô - Luyện từ và câu:

2. Bên cạnh các từ nói trên, người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô để thể hiện thứ bậc, tuổi tác, giới tính: ông, bà, anh, chị, em, cháu, thầy, bạn...

Luyện từ và câu:Đại từ xưng hô

NHẬN XÉT

Bài tập 1:

Trả lời:

- Những từ chỉ người nói: chúng tôi, ta

- Những từ chỉ người nghe: chị, các ngươi

- Từ chỉ người hay vật mà câu chuyện hướng tới: chúng

Bài tập 2:

Trả lời:

- Cách xưng hô của cơm [xưng là chúng tôi, gọi Hơ Bia là chị] thể hiện sự tự trọng, lịch sự với người đối thoại.

- Cách xưng hô của Hơ Bia [xưng là ta, gọi Cơm là các ngươi] thể hiện sự kiêu căng, thô lỗ, coi thường người đối thoại.

Bài tập 3:

Trả lời:

* Với thầy cô giáo:

- Em thưa thầy.

- Em thưa cô.

* Với bố, mẹ:

- Con thưa bố.

- Con thưa mẹ.

* Với anh, chị, em:

- Anh ơi

- Chị ơi

- Em ơi

* Với bạn bè:

- Tôi, tớ, cậu, chúng mình, chúng tôi, chúng tớ

GHI NHỚ

1. Đại từ xưng hô là từ được mọi người dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp: tôi, chúng tôi, mày, chúng mày, nó, chúng nó,...

2. Bên cạnh các từ nói trên, người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô để thể hiện thứ bậc, tuổi tác, giới tính: ông, bà, anh, chị, em, cháu, thầy, bạn...

3. Khi xưng hô, cần chú ý chọn từ cho lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc tới.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1

Trả lời:

Các đại từ xưng hô: Ta, chú em, tôi, anh.

+ Thỏ xưng là ta, gọi rùa là chú em: kiêu căng, coi thường rùa.

+ Rùa xưng là tôi, gọi thỏ là anh: tự trọng, lịch sự với thỏ.

Bài tập 2:

Trả lời:

Thứ tự điền vào các ô trống: 1 - Tôi, 2 - Tôi, 3 - Nó, 4 - Tôi, 5 - Nó, 6 - Chúng ta

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề