Sự khác nhau giữa quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước

Quản lý nhà nước là gì ?

Là một dạng quản lí xã hội, là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước.

1. Phân biệt quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước

Xuất phát từ khái niệm quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp tư pháp nhằm thực hiện chức năng đối ngoại của nhà nước, ta thấy giữa 2 hoạt động quản lý nhà nước nói chung và quản lý hành chính nói riêng có những điểm riêng . Vậy hãy cùng đi phân biệt quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước để hiểu rõ hơn về 2 yếu tố này.

1.1. Sự giống nhau của quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước

  • Đều là những hoạt động được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Mục đích nhằm thực thi quyền lực nhà nước, để xác lập trật tự ổn định, giúp xã hội phát triển.

1.2. Sự khác nhau của quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước

Tiêu chíQuản lý nhà nướcQuản lý hành chính nhà nước
Khái niệmQuản lý nhà nước là hoạt động tiến hành thực thi quyền lực của nhà nước bằng luật pháp, hành pháp, tư pháp để xác lập một trật tự xã hội ổn định từ đó phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp lãnh đạo theo đuổi.Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi theo hành pháp đã đề ra, hay chính là hoạt điều hành và chấp hành theo các luật pháp đã đề ra từ trên.
Phạm viRộng hơn quản lý hành chính nhà nướcHẹp hơn quản lý nhà nước
Chủ thểCơ quan hay cá nhân có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước, được sử dụng quyền lực của nhà nước để quản lý.Cơ quan, cán bộ, công chức hành chính nhà nước trong hệ thống từ trung ương đến cơ sở
Khách thểTrật tự quản lý nhà nước mới được xác định bởi quy phạm pháp luậtĐảm bảo hoạt động chấp hành, điều hành trên cơ sở pháp luật để chỉ đạo thực hiện pháp luật.
Mục đíchThực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nướcTổ chức điều hành và chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên đến công cuộc xây dựng kinh tế văn hóa, hành chính chính trị trong các chính sách đối nội đối ngoại.
Nội dung cốt lõiTổ chức, thực thi quyền lực của nhà nướcĐiều hành, chấp hành hoạt động theo hành pháp.
Tính chất Đặc điểm– Tính quyền lực tối cao nhất của nhà nước, thực hiện bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Được xác lập trên cơ sở quan hệ ủy quyền và phục tùng!
Tính khoa học, kế hoạch: có sự tổ chức các hoạt động quản lý lên đối tượng bị quản lý, dựa trên những kế hoạch đã vạch ra và đã được nghiên cứu khoa học.
Tính tổ chức, điều hành: Tổ chức là sự khoa học về cách thức xác lập giữa người ủy quyền và con người phục vụ. Điều hành là cách thức nhà nước sử dụng các công cụ của pháp luật để buộc đối tượng bị quản lý phải chấp hành và tuân theo.
Tính liên tục, ổn định: Hoạt động được diễn ra thường xuyên, liên tục, không bị gián đoạn. Không bị thay đổi quá nhanh thì mới có thể ổn định mà vẫn bám sát, bắt kịp.
Tính quyền lực đặc biệt: quản lý hành chính nhà nước mang tính quyền lực của nhà nước để phân biệt hoạt động quản lý hành chính nhà nước với các hoạt động khác.
Tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt: trong khâu quản lý điều hành, chấp hành cần linh động, sáng tạo và chủ động mới đạt được kết quả tốt nhất.
Tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng nhanh: Hoạt động phục vụ xã hội và công dân diễn ra liên tục, thường xuyên hàng ngày.
Tính chuyên môn hóa cao: Nội dung thực hiện đa dạng và phức tạp đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và sâu rộng.
Tính hệ thống thứ bậc
Công cụ chủ yếuPháp luật– Quyền nhân danh nhà nước
– Quy phạm pháp luật
Bảng so sánh quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước

Mục lục

1. Quản lý hành chính nhà nước là gì?

Theo cách hiểu chung một cách khái quát nhất, quản lý chính là việc tác động định hướng lên một hệ thống nào đó nhằm đảo bảo hệ thống đó phát triển một cách trật tự và phù hợp với những quy luật được hướng tới. Trên cơ sở này có thể hiểu quản lý nhà nước là một hình thức của quản lý xã hội tuy nhiên có chứa đựng tính quyền lực của nhà nước và sử dụng chính quyền lực đó để điều chỉnh quan hệ nhằm đảm bảo mục tiêu duy trì và phát triển một cách trật tự. Từ đó đảm bảo cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.

Quản lýhành chính nhà nước là hoạt động hành chính của cơ quan thực thi quyền lực nhà nước [quyền hành pháp] để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội theo quy định của pháp luật, đó là Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp. Tuy hệ thống các cơ quan: quyền lực, xét xử và kiểm sát thực hiện quyền lập pháp và tư pháp không thuộc hệ thống quản lý hành chính nhà nước nhưng trong cơ chế vận hành của nó cũng có công tác hành chính như chế độ công vụ, công tác tổ chức cán bộ… và phần công tác này cũng phải tuân thủ những quy định thống nhất của nền hành chính nhà nước. Quyền hành pháp có 2 nội dung:

– Một là lập quy được thực hiện bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thực hiện pháp luật.

– Hai là quản lý hành chính nhà nước tức là tổ chức, điều hành, phối hợp các hoạt động kinh tế – xã hội để đưa luật pháp vào đời sống xã hội.

Như vậy, có thể hiểu quản lý hành chính nhà nước bản chất chính là hoạt độngthực thi quyền hành pháp của Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối với các quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, do các cơ quan trong hệ thông quản lý hành chính từ Chính phủ ở Trung ương xuống Uỷ ban nhân dân các cấp ở địa phương tiên hành.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề