Suất an công nghiệp thuế suất bao nhiêu

Mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp năm 2021 là 20% được quy định tại Điều 11 Thông tư 78 / 2014 / TT-BTC, cụ thể như sau:

Trước ngày 01/01/2016:

Doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng áp dụng thuế suất 20%.

Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm trên 20 tỷ đồng áp dụng thuế suất 22%.

Doanh nghiệp mới thành lập trong năm không đủ 12 tháng:

– Trong năm tạm tính quý theo mức thuế suất 22% [trừ trường hợp thuộc diện được hưởng ưu đãi về thuế];

– Kết thúc năm tài chính nếu doanh thu bình quân của các tháng trong năm không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì doanh nghiệp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính theo thuế suất 20%;

– Doanh thu bình quân của các tháng trong năm đầu tiên không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì năm tiếp theo doanh nghiệp được áp dụng thuế suất thuế TNDN 20%.

Từ ngày 01/01/2016 đến nay tất cả các doanh nghiệp đang áp dụng mức thuế suất 20% và 22% chuyển sang áp dụng mức thuế suất 20%.

Các trường hợp đặc biệt:

– Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam từ 32% đến 50%. Căn cứ vào vị trí khai thác, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ doanh nghiệp có dự án đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí gửi hồ sơ dự án đầu tư đến Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể cho từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm [bao gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí] áp dụng thuế suất 50%;

Trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 40%.

- GIẢM 50% KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH 


- NHẬN DẠY KÈM GIA SƯ KẾ TOÁN THEO YÊU CẦU 

- NHẬN LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ BCTC TRỌN GÓI 

Doanh nghiệp cung cấp xuất ăn công nghiệp là doanh nghiệp chế biến theo suất ăn được khách hàng đặt sẵn theo ngày, tuần….Các doanh nghiệp lĩnh vực này thường cung cấp xuất ăn cho các đơn vị như: Cung cấp xuất ăn cho các trường học, cung cấp xuất ăn cho các khu công nghiệp, cung cấp xuất ăn cho các doanh nghiệp.

I. Nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp cung cấp suất ăn công nghiệp

Tùy từng quy mô doanh nghiệp mà kế toán suất ăn công nghiệp sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, công việc của kế toán suất ăn công nghiệp thường sẽ bao gồm:

  • Tạo và quản lý danh sách nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp.
  • Tạo và quản lý danh mục kho, vật tư, hàng hóa.
  • Cập nhập, quản lý chi tiết công nợ phải thu của khách hàng, công nợ phải trả nhà cung cấp.
  • Cập nhập báo cáo tồn kho hàng hóa, nguyên vật liệu đầu kỳ. Nhưng với số lượng tồn rất nhỏ vì bên dịch vụ này hàng tồn kho còn ít.
  • Tạo và cập nhập danh mục các mã thành phẩm các món ăn.
  • Theo dõi, cập nhật bảng phân bổ CCDC đầu kỳ.
  • Theo dõi, cập nhập bảng khấu hao TSCĐ đầu kỳ.
  • Cập nhật các tài khoản trên cân đối tài khoản của năm cũ chuyển sang đầu năm hạch toán.
  • Các nghiệp vụ kinh tế trong kỳ.
  • Hạch toán hóa đơn mua nguyên vật liệu nhập kho thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc chưa thanh toán.
  • Hạch toán hóa đơn mua NVL về xuất thẳng vào sản xuất thanh toán ngay hoặc chưa thanh toán.
  • Hạch toán hóa đơn mua và ghi tăng CCDC dùng cho bộ phận sản xuất món ăn như: Bếp. Bộ phận bán hàng như: tủ lạnh, ti vi., điều hòa,….
  • Hạch toán hóa đơn mua và ghi tăng TSCĐ dùng cho bộ phận sản xuất. Hoặc như cho bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý.
  • Lập hồ sơ, hạch toán bán và thanh lý TSCĐ hoặc điều chuyển TSCĐ sang CCDC vì các lý do khác nhau.
  • Hạch toán các hóa đơn mua chi phí chung liên quan đến bộ phận sản xuất như mua gas hóa lỏng, chi phí tiền điện.
  • Phân bổ các chi phí này trên doanh thu.
  • Lập hồ sơ lương đầy đủ từ: bảng chấm công, bảng lương, lập hợp đồng. Và đồng thời hạch toán lương cho bộ phận sản xuất.
  • Hạch toán hóa đơn bán các thành phẩm bao gồm: bán buôn, bán lẻ thu tiền ngay và chưa thu tiền.
  • Xây dựng định mức nguyên vật liệu và các vấn đề liên quan đến định mức NVL các món ăn phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Như để sản xuất ra 1 suất ăn có giá 45.000 đ thì cần bao nhiêu gạo, cá, tôm, thịt, rau…..
  • Lập các bảng kê món ăn chi tiết đính kèm hóa đơn.
  • Hoàn thiện số sách, báo cáo tài chính.
  • Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng, quý theo quy định.
  • Tính và phân bổ CCDC vào giá thành của các suất ăn.
  • Tính và khấu hao TSCĐ vào giá thành của các suất ăn.
  • Lập kỳ tính giá thành các thành phẩm theo tháng, quý, tổng hợp giá thành.
  • Tính giá thành, phân bổ các chi phí chung như chi phí lương nhân công trực tiếp, chi phí chung mua ngoài, chi phí phân bổ CCDC, chi phí khấu hao TCCĐ tính vào các sản phẩm theo thông tư 133/2016/TT-BTC  và thông tư 200./2014/TT-BTC.
  • So sánh doanh thu các thành phẩm – giá vốn tương ứng theo sự tách biệt của tài khoản chi tiết – các tình huống liên quan cần xử lý.
  • Báo cáo lãi lỗ chi tiết cho từng thành phẩm sản xuất và xuất bán.
  • Lập thẻ tính giá thành sản phẩm.
  • Theo dõi cân đối kho nguyên vật liệu tồn kho nguyên vật liệu.
  • Lập Báo cáo tài chính, lập Quyết toán thuế TNDN, Thuế TNCN, Thuế GTGT.

II. Lưu ý khi làm kế toán suất ăn công nghiệp

1. Những lưu ý đối với với thuế suất của dịch vụ cung cấp xuất ăn công nghiệp

a. Cung cấp xuất ăn là mang tính chất dịch vụ do đó thuế suất thuế GTGT là 10%. [ Áp dụng tại điều 11 thông tư 219/2013/TT-BTC].

b. Hóa đơn đầu vào cần có đầy đủ các nội dung chi tiết: Hợp đồng, hóa đơn đầu vào, chứng từ thanh toán.

c. Đối với các NVL không có hóa đơn bạn cần chuẩn bị:

  • Bảng kê chi tiết đi kèm.
  • Chứng từ thanh tóan.
  • Biên bản giao nhận hàng hóa, NVL.
  • Biên bản xác nhận người bán hàng đúng là chuyên cung cấp thực phẩm hoặc làm trang trại nuôi trồng các NVL cung cấp cho các DN như bên bạn.

d. Đối với hóa đơn bán hàng:

  • Hóa đơn bán hàng cần có bảng kê đính kèm xuất các món ăn nào, số lượng, đơn giá từng món, thành tiền khớp với hóa đơn.
  • Hợp đồng cung cấp xuất ăn.
  • Chứng từ thanh toán.
  • Biên bản bàn giao.

e. Đối công ty cung cấp xuất ăn công nghiệp cần có:

  • Định mức NVL cho từng món ăn chính.
  • Định mức NVL phụ cho các món ăn.

f. Theo dõi chặt chẽ hàng tồn kho vì đối công ty xuất ăn không nên để hàng tồn kho nhiều

g. Đối với công ty xuất ăn ít có chi phí dở dang cuối kỳ vì các món ăn không có tồn kho mà thường làm theo đơn đặt hàng cung cấp đủ trong ngày.

Đối với công ty cung cấp xuất ăn thì thường đi kèm với cung cấp luôn nước uống đi kèm nên khi làm cần tách rõ ra:

  • Doanh thu cung cấp xuất ăn theo dõi trên TK 5112.
  • Doanh thu cung cấp đồ uống theo dõi trên TK 5111.
  • Giá vốn cung cấp xuất ăn theo dõi trên TK 6322.
  • Giá vốn cung cấp đồ uống theo dõi trên tk 6321.

Cung cấp suất ăn công nghiệp là lĩnh vực khá đặc thù, do đó, để hoàn thành tốt công việc, người làm kế toán cần nắm rõ nghiệp vụ và không ngừng tích lũy kinh nghiệm. Chúc các bạn thành công!

comments

Thuế suất thuế GTGT cung cấp suất ăn cho cơ sở đào tạo

—> Trường hợp:

–        Trường học, cơ sở đào tạo có thu chi hộ tiền ăn và tiền đưa đón học sinh chịu thuế suất bao nhiêu?

–        Công ty cung cấp dịch vụ suất ăn, và đưa đón học sinh chịu thuế suất thuế GTGT bao nhiêu?

—> Căn cứ:

–        Tại khoản 13 Điều 4 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2011 hướng dẫn về Thuế giá trị gia tăng quy định đối tượng không chịu thuế GTGT

—> Theo đó:

“Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội hoạ, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.

Trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không chịu thuế.

…”

—> Như vậy:

Trường hợp của Công ty theo trình bày tại các cơ sở đào tạo của Công ty ngoài khoản thu học phí còn thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh thì:

Trường hợp Công ty chuyên về đào tạo [mầm non, tiếng anh, tin học…] tổ chức bữa ăn cho học sinh [Công ty tự nấu thức ăn, thuê Công ty cung cấp thực phẩm bên ngoài đến để nấu ăn hoặc ký hợp đồng với nhà cung cấp thực phẩm bên ngoài đem thức ăn đã nấu sẵn vào trường để cung cấp cho học sinh], ký hợp đồng dịch vụ với công ty vận tải cung cấp dịch vụ đưa đón học sinh và thu lại của học sinh đúng bằng số tiền Công ty chi ra [trường hợp Công ty tự nấu ăn hoặc mua thực phẩm về nấu] hoặc số tiền thanh toán cho nhà cung cấp theo hợp đồng thì các khoản thu này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

–        Thu chi hộ không phát sinh chênh lệch

–        Không thuộc đối tượng kinh doanh kiếm lời

–        Các khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không chịu thuế

Trường hợp Công ty thu tiền ăn, tiền đưa đón học sinh sau đó thanh toán lại cho nhà cung cấp có phát sinh chênh lệch thì các khoản thu này phải chịu thuế GTGT. Đơn vị cung cấp suất ăn và dịch vụ đưa đón học sinh khi thu tiền phải lập hoá đơn GTGT với thuế suất 10% để giao cho Công ty theo quy định.

+ Công ty kinh doanh cung cấp dịch vụ suất ăn, vận tải đưa đón học sinh cho các trường học và cơ sở đào tạo thuế suất 10%.

—> Chi tiết:

–        Công văn Số: 2510/CT-TTHT ngày 16/04/2012 V/v: thuế suất thuế GTGT cung cấp suất ăn cho cơ sở đào tạo.

—> Nguồn: Chu Đình Xinh.

Thuế suất thuế GTGT cung cấp suất ăn cho cơ sở đào tạo

—> Trường hợp:

–        Trường học, cơ sở đào tạo có thu chi hộ tiền ăn và tiền đưa đón học sinh chịu thuế suất bao nhiêu?

–        Công ty cung cấp dịch vụ suất ăn, và đưa đón học sinh chịu thuế suất thuế GTGT bao nhiêu?

Link:

ketoantiendat.com/phap-luat-thue-va-quan-ly-thue/thue-suat-t…

chudinhxinh.com/thue-suat-thue-gtgt-cung-cap-suat-an-cho-co-…

sites.google.com/site/ketoanchudinhxinh/-thue-suat-thue-gtgt…

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP. HỒ CHÍ MINH
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

Số: 2510/CT-TTHT
V/v: thuế suất thuế GTGT

TP. Hồ Chí Minh , ngày 16 tháng 4 năm 2012

 Kính gởi:

Công ty cổ phần trường tư thục quốc tế Kinderworld Việt Nam Địa chỉ: 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.

MST: 0301913395

 Trả lời văn bản số KKPS/2012-03/01 ngày 22/03/2012 của Công ty về thuế suất thuế giá trị gia tăng [GTGT], Cục Thuế TP có ý kiến như sau :

Tại khoản 13 Điều 4 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về Thuế giá trị gia tăng quy định đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

“Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội hoạ, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.

Trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không chịu thuế.

…”

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp của Công ty theo trình bày tại các cơ sở đào tạo của Công ty ngoài khoản thu học phí còn thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh thì:

+ Trường hợp Công ty tổ chức bữa ăn cho học sinh [Công ty tự nấu thức ăn, thuê Công ty cung cấp thực phẩm bên ngoài đến để nấu ăn hoặc ký hợp đồng với nhà cung cấp thực phẩm bên ngoài đem thức ăn đã nấu sẵn vào trường để cung cấp cho học sinh], ký hợp đồng dịch vụ với công ty vận tải cung cấp dịch vụ đưa đón học sinh và thu lại của học sinh đúng bằng số tiền Công ty chi ra [trường hợp Công ty tự nấu ăn hoặc mua thực phẩm về nấu] hoặc số tiền thanh toán cho nhà cung cấp theo hợp đồng thì các khoản thu này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

+ Trường hợp Công ty thu tiền ăn, tiền đưa đón học sinh sau đó thanh toán lại cho nhà cung cấp có phát sinh chênh lệch thì các khoản thu này phải chịu thuế GTGT. Đơn vị cung cấp suất ăn và dịch vụ đưa đón học sinh khi thu tiền phải lập hoá đơn GTGT với thuế suất 10% để giao cho Công ty theo quy định.

Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này. 

 

Nơi nhận:
– Như trên – Phòng KT 2; – Phòng PC; – Lưu: VT, TTHT

621- 63635/12 Vhdchau.

TUQ. CỤC TRƯỞNG TRƯỞNG PHÒNG TUYÊN TRUYỀN

HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ

Trần Thị Lệ Nga

Video liên quan

Chủ Đề