Swine flu là gì

[ Cập nhật vào ngày 8/8/2018 ]

Bệnh cúm H1N1 hiện đang xảy ra tại Bến Tre chúng ta và đã gây tủ vong 2 người [ 01 người ở huyện Lách ngày  30/6/2018  và 01 người ở huyện Mỏ Cày Nam ngày  18/4/2018 ] . Ngành y tế Bến Tre đang nổ lực ngăn chặn , khống chế không để bệnh lây lan .để ngăn chăn bệnh có hiệu quả chúng tôi sẽ thông tin đến các bạn về căn bệnh này , cũng như nguyên nhân , triệu chứng và cách phòng bệnh

1H1N1 là gì?

H1N1 là một loại chủng virus cúm A [virus cúm A gồm có chủng virus H1N1, H5N1 và H7N9], virus này tạo ra bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, đúng cách, sức khỏe người bạn xuống cấp rất nhanh và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

H1N1 lây truyền qua nhiều con đường, chủ yếu là qua đường hô hấp, qua đường nước bọt, dịch tiết từ mũi họng khi người bệnh H1N1 ho, hắt hơi, cũng có thể lây truyền qua hoạt động tiếp xúc với các đồ vật có chứa virus.

Người nhiễm virus cúm A có thể truyền virus cho mọi người xung quanh trong khoảng thời gian từ 1 ngày trước cho đến 7 ngày sau khi có triệu chứng mắc bệnh.

H1N1 tồn tại trong môi trường lâu, ở điều kiện bình thường có thể sống từ 24 - 28 tiếng, ở môi trường nước sống tới 4 ngày trong nhiệt độ phòng, 30 ngày với nhiệt độ 0 độ C; có khả năng nhanh, mạnh, nhất là khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, ở các khu vực tập trung đông người như trường học, chợ… Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có vắc xin đặc hiệu để phòng chống cúm A/H1N1.

2Nguyên nhân mắc bệnh cúm H1N1

Một người mắc bệnh cúm H1N1 nguyên nhân thường do họ đã có sự tiếp xúc với người hay đồ vật đang nhiễm virus H1N1.

- Với người đang mắc bệnh cúm H1N1, nếu bạn cùng họ có các hoạt động như giao tiếp, hôn môi, quan hệ tình dục thì tỉ lệ nhiễm virus H1N1 là cực cao.

- Với đồ vật có chứa virus H1N1, khi tay bạn tiếp xúc với các đồ dùng như bàn, ghế, tủ, giường… đang là nơi “tạm trú” của virus H1N1, loại virus này sẽ di chuyển đến tay của bạn rồi khi tay tiếp xúc với mũi, mắt, miệng, virus sẽ xâm nhập vào phổi gây bệnh cúm H1N1.

3Triệu chứng mắc bệnh cúm H1N1

Những triệu chứng mắc bệnh cúm H1N1 cũng giống với triệu chứng của bệnh cúm thông thường như: Đau đầu, mệt mỏi, đau khắp toàn thân, đột nhiên bị sốt cao, ho khan, đau họng, chảy nước mũi.

Ngoài ra, bạn còn có thể có các triệu chứng khác là buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy. Tuy nhiên, không phải ai mắc cúm H1N1 cũng có 3 triệu chứng này.

4Cách phòng bệnh cúm H1N1

- Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, cá nhân mỗi ngày để hạn chế tối đa khả năng lây truyền bệnh do tiếp xúc với các đồ vật thường dùng.

- Nên che miệng, mũi khi ho, hắt hơi, rửa tay bằng xà bông thường xuyên, nếu cần thiết có thể sát trùng bằng cồn y tế, nhất là khi mới đi đến các địa điểm đông người về.

- Không đứng gần, giữ khoảng cách trên 1m, hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc bệnh cúm, khi tiếp xúc với người bệnh nên đeo khẩu trang y tế.

- Chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe của mình, nếu có các triệu chứng bị cúm H1N1 nên tạm nghỉ học, nghỉ làm, hạn chế đến các nơi công cộng, đến bệnh viện sớm để kiểm tra và làm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

- Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung nhiều thực phẩm để tăng cường sức đề kháng.

- Mặc dù virus H1N1 không thể lây trực tiếp từ động vật sang người nhưng theo các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên mang khẩu trang khi tiếp xúc với các động vật đang bị bệnh.

Hi vọng với các thông tin này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về bệnh cúm H1N1 và có biện pháp phòng tránh hiệu quã

                                                                                                 BS Trần Thanh Minh

Trần Thanh minh Theo sưu tầm

Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn ho gà [Bordetella pertussis]. Bệnh lây theo đường hô hấp, biểu hiện lâm sàng bằng những cơn ho dữ dội đặc biệt và có nhiều biến chứng. Nhờ triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh trong 30 năm qua, bệnh ho gà tại Việt Nam đã được khống chế, tỉ lệ mắc bệnh năm 2014 đã giảm 249,4 lần so với trước khi triển khai.

Xem chi tiết

  • Đôi khi dùng các loại thuốc kháng vi rút

Điều trị đại dịch cúm H1N1 2009 tập trung chủ yếu vào việc làm giảm triệu chứng [ví dụ: acetaminophen hoặc ibuprofen để làm giảm sốt và đau nhức].

Các loại thuốc điều trị cúm H1N1 cũng giống như các loại thuốc điều trị các chủng cúm thông thường và bao gồm các loại sau:

  • Oseltamivir, zanamivir và peramivir [các thuốc ức chế neuraminidase]

  • Baloxavir [thuốc ức chế endonuclease, mới]

Các thuốc ức chế neuraminidase can thiệp vào quá trình giải phóng vi rút cúm ra khỏi các tế bào bị nhiễm và do đó ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

Thuốc ức chế endonuclease baloxavir can thiệp vào sự nhân lên của vi rút bằng cách ngăn chặn quá trình sao chép RNA của vi rút. Thuốc có tác dụng chống cúm A và B và có thể là một lựa chọn điều trị quan trọng mới nếu vi rút kháng các thuốc ức chế neuraminidase.

Zanamivir được cho dùng bằng ống hít, 2 nhát xịt [10 mg] 2 lần/ngày; thuốc có thể được sử dụng ở người lớn và trẻ em 7 tuổi. Zanamivir đôi khi gây co thắt phế quản và không nên dùng cho bệnh nhân bị bệnh đường thở phản ứng; một số người không thể sử dụng thiết bị xịt hít thuốc.

Oseltamivir 75 mg, uống 2 lần mỗi ngày, dùng cho những bệnh nhân > 12 tuổi; liều thấp hơn có thể được sử dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi. Oseltamivir đôi khi có thể gây buồn nôn và nôn. Ở trẻ em, oseltamivir có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm tai giữa; tuy nhiên, không có dữ liệu nào khác cho thấy rõ rằng việc điều trị cúm sẽ ngăn ngừa các biến chứng.

Peramivir được cho dùng theo đường tĩnh mạch [IV] dưới dạng một liều duy nhất và có thể được sử dụng trên những bệnh nhân > 2 tuổi không thể dung nạp được các loại thuốc dùng theo đường uống hoặc hít. Các nghiên cứu về việc sử dụng thuốc này để điều trị cúm B còn hạn chế.

Adamantanes [amantadine và rimantadine] trước đây đã được sử dụng; tuy nhiên, hơn 99% số các trường hợp nhiễm vi rút cúm hiện tại và gần đây đang lưu hành kháng adamantanes, vì vậy những loại thuốc này hiện nay không được khuyến cáo để điều trị.

Hầu hết bệnh nhân hồi phục hoàn toàn mà không dùng các thuốc này.

Để tìm hiểu về cúm A, mời bạn đọc tiếp bài viết sau đây.

Tìm hiểu chung

Cúm A H1N1 là cúm gì?

Nhiều người chưa hiểu rõ cúm A là cúm gì hay cúm A H1N1 là gì? Cúm H1N1, thường được gọi là cúm lợn, là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do chủng virus H1N1 gây ra. H1N1 là gì? H1N1 là một loại virus cúm A, là một trong một số chủng virus cúm có thể gây ra bệnh cúm theo mùa.

Bệnh cúm A H1N1 từng gây ra một đại dịch lớn trên thế giới [bao gồm cả Việt Nam] và đôi khi được gọi với tên “cúm lợn” vì ban đầu các nhà khoa học cho rằng chủng virus này có nguồn gốc từ lợn. Tuy nhiên, chủng virus này thực tế kết hợp từ nhiều virus từ lợn, chim và người gây ra bệnh ở người.

Vì chúng lây nhiễm nhanh và gây nhiễm trùng đường hô hấp cho rất nhiều người trên thế giới vào khoảng thời gian 2009 nên Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] đã tuyên bố bệnh cúm A H1N1 là một đại dịch tại thời điểm đó. Đến tháng 8 năm 2010, WHO công bố đại dịch này chấm dứt.

Hiện nay, cúm A H1N1 vẫn rất dễ dàng lây lan từ người sang người như các loại cúm mùa thông thường khác nhưng đã được kiểm soát và có thể phòng ngừa nhờ vào chích ngừa vắc-xin cúm mùa.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm A H1N1 là gì?

Dấu hiệu cúm A cũng giống như các chủng cúm khác, bao gồm:

  • Sốt đột ngột, thường là trên 38 độ hoặc cao hơn
  • Ho [thường ho khan]
  • Ớn lạnh
  • Viêm họng
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Chảy nước, mắt đỏ
  • Nhức mỏi cơ thể
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn và ói mửa

Các triệu chứng cúm A phát triển sau khoảng một đến ba ngày sau khi bạn tiếp xúc với virus. Hầu hết mọi người thường bị nhẹ và có thể hồi phục hoàn toàn mà không cần điều trị.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn thường không cần phải đi khám bác sĩ nếu khỏe mạnh và chỉ có những triệu chứng giống như cúm, chẳng hạn như sốt, ho và đau nhức cơ thể. Tuy nhiên, hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng cúm và đang mang thai hoặc bạn mắc bệnh mãn tính, chẳng hạn như hen suyễn, khí phế thũng, tiểu đường hoặc bệnh tim, vì bạn có nguy cơ cao bị biến chứng cúm.

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng của bệnh cúm, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức. Đối với người lớn, các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng có thể bao gồm:

  • Khó thở hoặc thở gấp
  • Tức ngực
  • Chóng mặt liên tục
  • Co giật
  • Yếu nghiêm trọng hoặc đau cơ

Các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng ở trẻ em có thể bao gồm:

  • Khó thở
  • Môi xanh
  • Tức ngực
  • Mất nước
  • Đau cơ nghiêm trọng
  • Co giật.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh cúm A H1N1 là gì?

Bạn sẽ mắc bệnh nếu bị lây nhiễm virus cúm A H1N1 từ người mang virus này. Con đường lây lan cũng tương tự như bệnh cúm thông thường là qua các giọt bắn hô hấp truyền trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện.

Video liên quan

Chủ Đề