Tác dụng của thuốc chống say xe

Miếng dán chống say xe là sản phẩm quen thuộc được nhiều người sử dụng khi phải di chuyển bằng ô tô, tàu hỏa,...Tuy nhiên, các loại miếng dán này cũng tiềm ẩn những tác dụng phụ không mong muốn mà người sử dụng không lường trước được.

Say tàu xe xuất phát từ nhiều lý do khách quan, nhưng nguyên nhân chính là do cơ quan tiền đình của tai trong gây ra. Bởi các xe khi chạy thường có vận tốc không đều, dao động tròng trành khiến cho cơ thể người ngồi trong xe thay đổi không có quy luật.

Nếu bạn là người thích ứng không tốt, có cơ quan tiền đình mẫn cảm, không thích ứng được với sự thay đổi của vị trí thì sẽ bị mắc phải chứng say tàu xe. Triệu chứng điển hình xuất hiện tại những người bị say xe đó là: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,...

Miếng dán chống say xe [miếng dán chống nôn] ra đời để giải quyết nỗi “ám ảnh kinh hoàng” bị say xe của nhiều người khi phải di chuyển bằng ô tô, xe khách,...

Nếu như những miếng dán thông thường chỉ có tác dụng tại vùng tiếp xúc với da thì miếng dán chống say xe lại tác động đến toàn thân người sử dụng nên chúng còn được gọi là băng dán xuyên da [tức là có tác dụng giống như sử dụng thuốc uống].

Dùng miếng dán để tránh bị say khi di chuyển bằng tàu xe

Khi dán miếng dán chống say xe lên vùng da khô phía sau tai, những thành phần thuốc chứa trong miếng dán sẽ xâm nhập qua da, đi vào máu và phát huy tác dụng trên toàn bộ cơ thể [đây còn được gọi là hệ điều trị xuyên da].

Miếng dán chống say xe thường được thiết kế dưới dạng băng mỏng, hình tròn hoặc hình chữ nhật. Trong miếng dán có chứa dược chất có tên là scopolamine. Khi được dán lên da [tại vùng sau tai] thì thuốc sẽ thấm vào máu và phát huy tác dụng chính là chống co thắt, làm giảm sự kích thích, giúp hóa giải được cảm giác buồn nôn do say xe gây ra.

Miếng dán chống say xe có những ưu điểm sau:

  • Tính tiện dụng: miếng dán có kích thước tương đối nhỏ gọn, rất phù hợp để mang theo sử dụng khi đi chơi xa, đi du lịch.
  • Hơn nữa, miếng dán chống say xe không mang đến những biến đổi hấp thu hay bị chuyển hóa bởi gan như các dạng thuốc uống chống say xe thông thường.
  • Có thể cung cấp dược chất cho cơ thể liên tục trong một khoảng thời gian dài, không phải dùng thuốc nhiều lần trong ngày. Hơn nữa, khi bạn muốn ngưng điều trị, có thể dễ dàng bóc chúng ra khỏi da là được. Tuy nhiên, đôi khi những dạng thuốc băng dán xuyên da này có thể mang đến những tác dụng phụ khó chịu cho người sử dụng.

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, bạn nên dán miếng dán chống say xe vào vùng da khô phía sau tai trước khi lên xe từ 4 - 6 giờ, để những dưỡng chất quan trọng có trong miếng dán có thể đi vào cơ thể hoàn toàn và phát huy được tác dụng của chúng.

Dán miếng dán chống say tàu xe phía sau tai

Đặc biệt, không được dán miếng dán tại những vùng da đang bị kích thích hoặc trầy xước, vì như vậy có thể tăng sự hấp thu dưỡng chất của miếng dán vào cơ thể trong thời gian ngắn, gây ra ngộ độc cho người sử dụng.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, lưu ý về thời điểm dán, nơi dán, dán trong bao lâu, khoảng cách giữa 2 lần dán liên tiếp,... để hạn chế tối đa những tác dụng không mong muốn của thuốc.

Rất nhiều trường hợp do tâm lý lo lắng nên đã sử dụng nhiều miếng dán chống say cùng một lúc hoặc sử dụng kèm với thuốc uống mà không có chỉ định của bác sĩ. Đây là hành vi rất nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: liệt đối giao cảm [do những tác động đột ngột đến hệ thần kinh], táo bón, làm khô miệng, nhức đầu, ói mửa, xuất hiện hiện tượng rối loạn điều tiết mắt,...

Không sử dụng miếng dán chống say cho trẻ em dưới 8 tuổi và phụ nữ đang mang thai. Đối với trẻ em từ 8 - 15 tuổi chỉ nên sử dụng nửa miếng dán chống say xe. Nếu đang dán miếng dán chống say xe mà xuất hiện những triệu chứng nêu trên thì phải ngưng sử dụng ngay bằng cách bóc miếng dán ra khỏi vùng da. Quan sát thấy tình hình nghiêm trọng thì phải liên lạc ngay với bác sĩ để đưa ra hướng điều trị kịp thời.

Sau khi bóc miếng dán chống say tàu xe, bạn nên rửa tay để đảm bảo thuốc không dính vào đồ ăn, hoặc thức uống, đi vào trong cơ thể và gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Miếng dán chống say tàu xe mang đến rất nhiều tiện ích cho người sử dụng. Tuy nhiên, người dùng cần ghi nhớ những lưu ý sử dụng miếng dán chống say tàu xe để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Mọi thắc mắc về vấn đề say tàu xe bạn có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để được tư vấn chi tiết.

XEM THÊM:

[SKDS] - Say xe là hiện tượng khá phổ biến, mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào thể chất của từng cá nhân. Những người ít đi xe, trẻ em từ 2 -12 tuổi, phụ nữ là những đối tượng dễ bị say xe. Người say thường có biểu hiện chóng mặt, choáng váng, đứng không vững, mệt mỏi, buồn nôn. Bởi vậy, những người có tiền sử say xe rất sợ phải đối mặt với những chuyến đi dù ngắn hay dài. Làm thế nào để hạn chế được tình trạng trên? Sau đây là một vài bí quyết nhỏ

Uống thuốc chống say, chống nôn: Trước khi lên xe 10 - 15 phút, uống một viên thuốc chống say. Người bị say nghiêm trọng thì có thể uống 2 viên, trẻ em tùy theo lứa tuổi phải có chỉ định của bác sĩ.

Chọn chỗ ngồi phía trước:

Khi lên xe, cần nên chủ động chỗ ngồi ở phía trước và gần cửa sổ, nhớ mở cửa sổ cho thoáng. Mặt hướng về phía trước và giữ đầu trong trạng thái ổn định cũng là cách để giảm say xe.

Tránh ăn quá no: Trước khi lên ô tô, không nên ăn quá nhiều, nhất là đồ dầu mỡ, nhiều chất béo, đặc biệt, phải tránh xa bia rượu. Tuy nhiên, cũng không nên khởi hành với cái dạ dày trống không. Điều đó sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và càng có nguy cơ trở thành nạn nhân của triệu chứng say xe.

Gừng tươi: Cắt một lát gừng tươi cầm trên tay, lúc ngồi trên xe ô tô đặt ở dưới lỗ mũi để cho mùi vị hăng, cay bay vào trong mũi. Cũng có thể cắt một miếng gừng dán vào rốn, lấy băng bông dính lại là được.

Tinh dầu vỏ quýt và gừng tươi phòng tránh say xe rất hiệu quả.

Vỏ quýt:

Trước khi lên xe khoảng 1 tiếng, lấy 1 quả quýt bóc vỏ, gấp đôi vỏ quýt, đặt vào giữa hai lỗ mũi và lấy tay nặn cho bắn ra những tinh dầu có kèm theo mùi thơm, có thể hít 10 lần như vậy. Trong khi ngồi trên xe cũng có thể làm như thế bất cứ lúc nào.

Dầu gió: Khi ngồi trên xe, lấy dầu gió bôi lên huyệt thái dương và huyệt phong trì. Cũng có thể nhỏ 2 giọt dầu gió vào lỗ rốn, sau đó lấy băng che đi là được.

Dấm ăn: Trước khi lên xe uống một ly nước ấm có pha chút dấm [không nên uống khi đói] như thế cũng có thể phòng chống được say xe.

Day bấm huyệt nội quan có thể chống say xe.

Ấn huyệt nội quan:

Khi say xe có thể dùng ngón tay cái ấn vào huyệt nội quan [huyệt nội quan nằm ở bên khớp cổ tay, trên vân ngang cổ tay, khoảng giữa ngón tay giữa và gân mu bàn tay.

[Theo Sức khỏe Đời sống] Bác sĩ Cẩm Tú

Chứng say tàu xe là một rối loạn phổ biến xảy ra ở khu vực tai trong. Nguyên nhân là từ những chuyển động lặp đi lặp lại từ xe cộ hoặc bất kỳ chuyển động nào tác động đến phần tai trong.  

Một số người cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa khi đi máy bay, ô tô hay chơi các trò chơi cảm giác mạnh tại công viên giải trí. Một nghiên cứu vào năm 2013 còn cho thấy phim 3D cũng có thể gây buồn nôn. Vậy nên trước khi bắt đầu chuyến đi, bạn có thể áp dụng các cách chống say xe để đảm bảo sức khỏe tốt hơn. Bài viết sau đây sẽ bật mí cho bạn 6 mẹo chữa say xe hiệu quả. 

Tình trạng say tàu xe có thể khiến chuyến đi của bạn trở nên tồi tệ.

4 sự thật thú vị về say tàu xe

  • Không có sự khác biệt giữa say tàu xe và say sóng.
  • Những cá thể động vật không có hệ thống tiền đình [giúp giữ thăng bằng] sẽ không bị hiện tượng say tàu xe.
  • Nếu không có cơ quan cảm nhận chuyển động ở tai trong thì chứng say tàu xe sẽ không xảy ra. Điều đó cho thấy tai trong có vai trò quan trọng trong chứng rối loạn này.
  • Các triệu chứng của say tàu xe bao gồm buồn nôn, nôn và chóng mặt.

Nguyên nhân gây say tàu xe

Tình trạng này được gọi chung là say tàu xe. Khi đi tàu, thuyền trên biển thì người ta thường dùng từ say sóng – nhưng đó cũng là chứng rối loạn tương tự. Để tận hưởng trọn vẹn chuyến đi, bạn sẽ cần biết vài cách chống say xe hiệu quả.

Những chuyển động bên ngoài được não cảm nhận bằng nhiều con đường khác nhau của hệ thần kinh bao gồm tai trong, mắt và các mô ở bề mặt cơ thể. Khi cơ thể di chuyển một cách chủ động, chẳng hạn như đi bộ, tín hiệu từ các giác quan truyền được não bộ điều phối, xử lý.

Các triệu chứng say tàu xe xuất hiện khi hệ thần kinh trung ương nhận được các tín hiệu mâu thuẫn với nhau từ các cơ quan thu nhận cảm giác: tai trong, mắt, thụ thể cảm giác trên da, cơ và khớp.

Có giả thuyết cho rằng khi bạn ngồi trên thuyền hoặc xe ô tô và không nhìn ra ngoài cửa sổ, cơ quan cảm giác ở tai trong cảm nhận được chuyển động lên xuống, trái phải nhưng mắt lại nhìn cố định một điểm và cảm thấy như không có sự di chuyển nào. Sự mâu thuẫn giữa các tín hiệu này có thể là nguyên nhân gây ra chứng say tàu xe.

Tình trạng say xe có thể xảy ra ở bất kỳ ai

Triệu chứng say tàu xe

Các triệu chứng nghiêm trọng khi bị say tàu xe bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Xanh xao
  • Đổ mồ hôi
  • Chảy nước dãi
  • Khó thở, hơi thở ngắn
  • Chóng mặt
  • Buồn ngủ

Các biểu hiện phổ biến khác có thể là:

  • Đổ mồ hôi
  • Cảm thấy không thoải mái
  • Có cảm giác không khỏe [khó chịu]

Một vài triệu chứng nhẹ của say tàu xe có thể thấy là:

  • Đau đầu
  • Khó chịu nhẹ
  • Ngáp

6 cách chống say xe hiệu quả

Các triệu chứng của chứng say xe thường kết thúc khi những chuyển động là nguyên nhân gây ra chúng chấm dứt. Tuy nhiên, vẫn có một số ít người cảm thấy say xe kéo dài vài ngày sau khi chuyến đi kết thúc.

Hầu hết những người từng say tàu xe đều tìm cách chống say xe hiệu quả để cải thiện tình trạng trong chuyến đi sau. Bạn có thử một vài cách chống say xe sau đây.

1. Nhìn ra ngoài trời

Một lời khuyên thường thấy cho những người bị say xe là nên nhìn ra ngoài cửa sổ về phía chân trời theo hướng phương tiện đang di chuyển. Việc này giúp định hướng lại cảm giác thăng bằng bên trong não bộ bằng cách cung cấp thêm cảm nhận về chuyển động thống nhất.

Nhìn ra ngoài trời là một cách giúp bạn chống say xe.

2. Nhắm mắt và ngủ một giấc

Khi bạn đi vào buổi tối hoặc không ngồi gần cửa sổ, hãy nhắm mắt lại hoặc chợp mắt một lát. Điều này khá có hữu ích để giải quyết những mâu thuẫn trong tín hiệu từ mắt và tai trong.

3. Nhai kẹo cao su

Một phương pháp đơn giản để giảm chứng say xe nhẹ là nhai kẹo cao su. Bạn cũng có thể ăn vặt trên xe, nói chung cử động nhai có thể giúp làm giảm các tác động do xung đột tín hiệu giữa mắt và tai gây ra.

4. Không khí trong lành

Không khí trong xe trong lành, mát mẻ cũng có khả năng làm giảm nhẹ những triệu chứng say xe. Tránh những thứ gây ra mùi hôi trên xe vì chúng khiến bạn buồn nôn thêm.

5. Gừng

Gừng có thể giúp giảm say tàu xe hiệu quả. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm gừng có sẵn ở dạng viên như kẹo gừng hay nhai một miếng gừng tươi để cảm thấy tốt hơn.

6. Bấm huyệt

Một số nghiên cứu cho thấy bấm huyệt cũng là cách chống say xe và hạn chế những triệu chứng xảy ra nặng nề. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa có cơ sở khoa học rõ ràng.

Phòng ngừa chứng say xe

Bạn có thể thực hiện vài điều sau để ngăn ngừa triệu chứng say tàu xe xảy ra:

  • Ngồi ở vị trí để mắt cũng có thể cảm nhận được chuyển động của cơ thể tương tự với tai trong [chẳng hạn như ngồi gần cửa sổ].
  • Lựa chọn chỗ ngồi cố định, ít bị rung lắc.
  • Không đọc sách nếu hay bị say tàu xe và không ngồi ngược lại với hướng đi của xe.
  • Không bắt chuyện với những du khách khác nếu bạn say tàu xe.
  • Tránh mang theo những thức ăn có mùi nồng, cay hay nhiều dầu mỡ khi đi du lịch.

Sử dụng thuốc chống say xe

Bên cạnh những cách chống say xe theo kinh nghiệm, bạn có thể uống thuốc chống say xe trước khi đi du lịch.

  • Scopolamine: Loại thuốc này được dùng phổ biến nhất cho người say tàu xe. Bạn nên uống trước một khoảng thời gian trước khi lên xe. Ngoài ra, có dạng miếng dán sau tai để chống say xe, có hiệu quả trong vòng 6–8 tiếng.
  • Promethazin: Bạn nên uống thuốc 2 giờ trước khi đi du lịch và hiệu lực kéo dài 6–8 giờ. Tác dụng phụ của thuốc có thể là buồn ngủ và khô miệng.
  • Cyclizine: Thuốc có tác dụng khi uống trước 30 phút và không khuyến cáo dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Dimenhydrinat: Uống thuốc sau mỗi 4–8 giờ để đề phòng say xe.
  • Meclizine: Thuốc có hiệu quả khi uống 1 giờ trước khi lên xe, không khuyến cáo cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Nhìn chung các thuốc chống say xe thường kèm theo tác dụng phụ là gây buồn ngủ và khô miệng. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về nguyên nhân và rút ra những cách chống say xe đơn giản, hiệu quả với bản thân. Đừng để cơn say xe phá hỏng niềm vui trong mỗi chuyến đi của bạn.

Ngoài vấn đề say tàu xe, một chuyến du lịch trọn vẹn là khi bạn có thể giảm thiểu thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Giải pháp cho một chuyến đi chơi trọn vẹn tốt nhất chính là tham gia một chương trình bảo hiểm du lịch cho bản thân và gia đình. Hiện nay có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhưng bạn nên chọn những công ty có uy tín kinh nghiệm lâu đời. 

Nếu bạn đang tìm hiểu về bảo hiểm du lịch và cần một công ty quản lý bảo hiểm có thương hiệu uy tín và minh bạch, bạn đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với Pacific Cross Việt Nam. Chúng tôi có 60 năm kinh nghiệm, có thể đảm bảo cho bạn những quyền lợi bảo hiểm du lịch tốt nhất với chính sách minh bạch, rõ ràng. Các gói bảo hiểm du lịch của Pacific Cross Việt Nam đều đảm bảo phù hợp với tài chính và nhu cầu của khách hàng.

Hãy liên hệ với Pacific Cross Việt Nam để được tư vấn gói bảo hiểm du lịch phù hợp nhất cho chuyến đi của bạn! 

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Nguồn tham khảo:

  • What’s to know about motion sickness?

//www.medicalnewstoday.com/articles/176198.php

Video liên quan

Chủ Đề