Tác phẩm đoạt giải Nobel Văn học 2022

Tiểu thuyết gia đoạt giải Nobel Văn học 2021 là ai?

[NLĐO] - Ngày 7-10, Ủy ban Noel công bố người đoạt giải Nobel Văn học 2021 là tiểu thuyết gia Abdulrazak Gurnah.

  • Nobel Hóa học 2021 vinh danh phát hiện vĩ đại

  • Giải Nobel Hóa học 2021 gọi tên 2 nhà khoa học Đức - Mỹ

  • 3 nhà khoa học chia nhau giải Nobel Vật lý 2021

  • Giải Nobel Vật lý 2021 đã có chủ

Theo Uỷ ban Nobel, ông Gurnah được trao giải nhờ vào "đặc điểm kiên định và tinh thần nhân ái đối với những tác động của chủ nghĩa thực dân cũng như số phận của những người tị nạn trong hố sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa".

Ông Gurnah lớn lên trên đảo Zanzibar ở Tanzania nhưng đến Anh tị nạn vào những năm 1960. Ông đã xuất bản 10 tiểu thuyết cũng như một số truyện ngắn.

Ông Gurnah là giáo sư tại Trường ĐH Kent [Anh]. Cuốn tiểu thuyết “Paradise” [tạm dịch “Thiên đường”] của ông đã lọt vào danh sách bình chọn giải thưởng văn học Booker năm 1994. Giải Nobel Văn học trị giá 10 triệu krona Thụy Điển [khoảng 1,14 triệu USD].

Tiểu thuyết gia Abdulrazak Gurnah. Ảnh: Twitter

Giải thưởng Nobel Văn học vinh danh những người đoạt giải trong các lĩnh vực thơ ca, tiểu thuyết và sáng tác.

Trong suốt 120 năm qua, giải thưởng Nobel Văn học thường được trao cho các tác giả phương Tây nhưng năm nay, một số phương tiện truyền thông dự đoán nó có thể đượcViện Hàn lâm Thụy Điển trao cho một tác giả đến từchâu Á hoặc châu Phi theocam kết làm cho giải thưởng danh giá này trở nên đa dạng hơn.

Trong số 117 người đoạt giải Nobel Văn học kể từ khi giải thưởng đầu tiên được trao năm 1901, 95 người [hơn 80%] là người châu Âu hoặc Bắc Mỹ. Riêng Pháp đã 15 lần giành giải Nobel Văn học, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Ngoài ra, 101 tác giả giành chiến thắng là đàn ông và chỉ có 16 phụ nữ.

Viện Hàn lâm Thụy Điển từng khẳng định những người đoạt giải được chọn dựa trên thành tích văn chương, không tính đến quốc tịch.Nhưng sau vụ bê bối #MeToo, viện nàyphải hoãn trao giải thưởng năm 2018 trong 1 năm và tuyên bố sẽ điều chỉnh các tiêu chí theo hướng đa dạng hơn về địa lý và giới tính.

Người đứng đầu Ủy ban Nobel Anders Olsson thừa nhận vào năm 2019: “Trước đây, chúng tôi có quan điểm thiên về châu Âu hơn khi nói tới văn chương nhưng bây giờ, chúng tôi đang nhìn ra toàn thế giới”.

Hai trong số 16 phụ nữ nhận được giải Nobel Văn học là tiểu thuyết gia người Ba Lan Olga Tokarczuk [giành giải thưởng bị trì hoãn năm 2018] và nhà thơ Mỹ Louise Gluck [năm 2020].

Phạm Nghĩa

Chủ nhân Giải Nobel Văn học 2021, nhà văn người Tanzania Abdulrazak Gurnah. [Nguồn: nobelprize.org]

Theo Viện Hàn lâm Thụy Điển, nhà văn Abdulrazak Gurnah được vinh danh bởi "sự thâm nhập không khoan nhượng và đầy lòng trắc ẩn về những ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân và số phận của những người di cư trong hố sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa".

Ông Gurnah sinh năm 1948 trên đảo Zanzibar [thuộc Tanzania] ở Ấn Độ Dương, nhưng đến Anh tị nạn vào cuối thập niên 60 của thế kỷ trước.Từ năm 1980 đến năm 1982, ông Gurnah giảng dạy tại Đại học Bayero Kano ở Nigeria.

Sau đó, ông chuyển đến Đại học Kent [Anh], lấy bằng tiến sĩ năm 1982. Hiện ông giữ học hàm giáo sư. Ông có nhiều bài viết liên quan đến chủ nghĩa thực dân, các quốc gia ở vùng châu Phi thời kỳ hậu thuộc địa. Ông dành nhiều thời gian nghiên cứu các công trình về văn học châu Phi.

Bắt đầu sáng tác từ năm 21 tuổi trong khi lưu vong, các tác phẩm của Gurnah được viết bằng tiếng Anh dù tiếng Swahili là tiếng mẹ đẻ của ông. Đến nay ông đã xuất bản 10 tiểu thuyết và một số truyện ngắn, với chủ đề xuyên suốt là cuộc sống của những người di cư.

Các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông bao gồm: tiểu thuyết Paradise [phát hành năm 1994] - lọt vào danh sách đề cử cuối cùng của hai giải thưởng danh giá là giải Booker và Whitbread Prize, Desertion [2005] và By the Sea [2001] - vào danh sách rút gọn của giải Los Angeles Times Book Award.

Các nhân vật của Gurnah bị kẹt giữa các nền văn hóa và lục địa, và luôn sống trong trạng thái không an toàn mà họ không bao giờ có thể giải quyết được, phải liên tục thay đổi để thích nghi với môi trường mới, dung hòa giữa cuộc sống mới và quá khứ.

Nobel Văn học là một trong 6 hạng mục của giải Nobel, được trao cho tác giả từ bất kỳ quốc gia nào, theo di chúc của nhà hóa học Alfred Nobel.

Sau khi cân nhắc, toàn bộ 18 thành viên của Viện Hàn lâm Thụy Điển sẽ bỏ phiếu vào đầu tháng 10 để quyết định về người chiến thắng. Các đề cử và sự cân nhắc về các ứng cử viên luôn được Viện Hàn lâm Thụy Điển giữ bí mật cho đến phút chót.

Bắt đầu được tổ chức từ năm 1901, đến nay giải Nobel Văn học đã được trao 114 lần nhưng có đến 118 tác giả nhận giải, do có 4 lần có hai người đồng đoạt giải.

Năm ngoái, giải thưởng danh giá này thuộc về nữ thi sĩ Louise Gluck [người Mỹ]. Bà được vinh danh vì giọng thơ mang bản sắc riêng - vừa cứng rắn, thẳng thắn nhưng cũng đầy chất hài hước và dí dỏm.

Cho tới thời điểm này, mới chỉ có 16 nữ văn sĩ đoạt Nobel Văn học.

Giải thưởng đầu tiên được trao cho nhà thơ Pháp - Sully Prudhomme - năm 1901.

Người đoạt giải Nobel Văn học trẻ tuổi nhất cho đến nay là nhà báo - nhà văn Rudyard Kipling [người Anh] - được vinh danh vào năm 1907, ở tuổi 41. Trong khi đó, người cao tuổi nhất từng nhận giải thưởng này là tiểu thuyết gia Doris Lessing, ở tuổi 88 [năm 2007].

Đây là giải Nobel thứ tư được công bố trong mùa giải Nobel năm 2021. Các giải thưởng còn lại của mùa Nobel 2021 là Hòa bình và Kinh tế sẽ lần lượt được công bố vào các ngày 8 và 11/10 tới.

GD&TĐ - Nobel Văn học là giải thưởng cao quý đối với người theo nghiệp văn chương. Các tác phẩm đoạt giải thưởng này luôn là những cuốn sách đáng đọc ít nhất một lần trong đời.

Hãy cùng điểm qua những tác phẩm đoạt giải Nobel Văn học “chứa đựng” tính nhân văn sâu sắc.

1. Thiên đường Tiểu thuyết gia người


Thiên đường.

Tanzania Abdulrazak Gurnah [72 tuổi], đã trở thành nhà văn da màu thứ hai ở châu Phi đoạt giải Nobel Văn học năm 2021. Những tác phẩm của ông thể hiện sự thâm nhập kiên định và nhân ái đối với tác động của chủ nghĩa thực dân và số phận những người tị nạn trong hố sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa.

Cuốn tiểu thuyết thứ 4 “Thiên đường” [năm 1994] của Abdulrazak Gurnah được coi là bước đột phá trong sự nghiệp văn chương. Tiểu thuyết phát triển từ một chuyến đi nghiên cứu đến Đông Phi vào khoảng năm 1990. Đây là câu chuyện về quá trình trưởng thành và một chuyện tình buồn trong thế giới khác biệt và va chạm những hệ thống niềm tin khác nhau.

Đây cũng được xem là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông Abdulrazak Gurnah được lọt vào danh sách rút gọn của giải Booker và giải thưởng văn học Whitbread, được trao hằng năm cho những nhà văn sống ở Anh và Ireland.

Người phát ngôn của Ủy ban trao giải Nobel Văn học đã nhận xét về ý nghĩa to lớn trong các tác phẩm của Gurnah: “Xuyên suốt trong các tác phẩm của ông là sự thâm nhập không nhân nhượng và đầy lòng trắc ẩn đối với những tác động của chủ nghĩa thực dân và số phận của những người tị nạn trong hố sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa”.

Ông Anders Olsson - Chủ tịch Ủy ban Nobel thuộc Viện Hàn lâm Thụy Điển đánh giá, các tiểu thuyết của Gurnah khiến người đọc biết nhiều hơn đến một nền văn hóa Đông Phi vốn còn xa lạ với thế giới.

2. Dịch hạch


Dịch hạch.

“Dịch hạch” là tên một tiểu thuyết của nhà văn, triết gia người Pháp Albert Camus. Tác phẩm ra đời năm 1947. Năm 1957, Albert Camus được trao giải thưởng Nobel Văn học vì các sáng tác của ông đã đưa ra ánh sáng những vấn đề đặt ra cho lương tâm loài người ở thời đại chúng ta.

Tiểu thuyết “Dịch hạch” ra đời ngay sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Những gì tác phẩm miêu tả khiến người đọc liên tưởng tới một đại dịch khủng khiếp mà nhân loại vừa thoát khỏi trước đó 2 năm: Chủ nghĩa phát xít. Albert Camus được cho là một nhà dự báo thiên tài. Bởi, bối cảnh tác phẩm “Dịch hạch” ra đời 73 năm qua đang diễn ra trong đời sống nhân loại ngày nay, khi toàn thế giới đang phải đối mặt với đại dịch Covid-19.

Câu chuyện trong “Dịch hạch” xảy ra ở Oran - một thành phố bên bờ Địa Trung Hải ở Algerie khi còn thuộc Pháp. Oran là một thành phố yên tĩnh bỗng một ngày xuất hiện và xảy ra những sự kiện “không đúng chỗ, có phần không bình thường”. Đầu tiên là những con chuột chết lẻ tẻ nơi cầu thang, rồi người ta bắt gặp xác chuột chết ở ngoài đường không đúng chỗ…

Dịch hạch xuất hiện. Các bệnh nhân bắt đầu được đưa vào bệnh viện và đã có những người tử vong đầu tiên. Vài ngày sau những hiện tượng bất bình thường này, dịch bệnh bùng phát. Sau nhiều cuộc tranh cãi, chính quyền phải công nhận đó là đại dịch.

Thành phố bị đóng cửa, mọi liên lạc với bên ngoài đều bị cắt đứt. Bắt đầu từ đây, một cuộc chiến cam go giữa con người với dịch bệnh đã diễn ra âm thầm, quyết liệt bên trong thành phố bị phong tỏa đó.

Trong bối cảnh cả thành phố bị cách ly, cuộc sống của con người vẫn phải tiếp diễn. Những công dân của thành phố mỗi người mang một tâm trạng khác nhau. Người sống trong sợ hãi, người tuyệt vọng tìm những thú vui để quên đi sự lo âu. Trong khi đó, một số kẻ cơ hội tìm cách kiếm lợi từ đại dịch.

Bác sĩ Rieux - người đầu tiên nhìn thấy những xác chuột chết vào buổi sáng 16/4 năm ấy đã cùng những con người can đảm, với các phương tiện ít ỏi cố gắng nỗ lực cứu người, đẩy lùi đại dịch. Bác sĩ Rieux có suy nghĩ đơn giản, rõ ràng nhưng quyết liệt: “Nếu không điên thì cũng mù, không mù thì cũng hèn nhát mới cam chịu buông tay trước dịch hạch”, “sức lực tôi đến đâu thì tôi bảo vệ họ đến đó...”.

Những lời nói và hành động của Rieux đã thuyết phục được nhiều người, trong đó có linh mục Paneloux, Jean Tarrou - một trí thức xuất thân danh giá. Jean Tarrou là người đáng lẽ đứng ngoài cuộc, nhưng anh đã tình nguyện cùng Rieux chống lại bệnh dịch.

Khi viết “Dịch hạch”, Albert Camus hiểu rằng, mọi người đều mang bệnh dịch trong mình. Bởi, không ai trên thế giới thoát khỏi nó… Bệnh dịch có mầm mống tự nhiên. Khi kết thúc tác phẩm “Dịch hạch”, Albert Camus đã nhận ra rằng: “Bài học rút ra được giữa lúc gặp tai họa là trong con người, có nhiều điều đáng khâm phục hơn là cái đáng khinh ghét… Dịch bệnh được đẩy lùi thì mầm bệnh vẫn lẩn khuất đâu đó và chỉ chờ dịp để bùng phát lại. Do đó, con người vừa luôn phải cảnh giác, vừa luôn phải đoàn kết giữ vững niềm tin. Chỉ có như vậy, con người mới có thể chiến thắng đại dịch”.

3. Của chuột và người


Của chuột và người.

Xuất bản năm 1937, giữa thời kỳ Đại suy thoái của nước Mỹ, “Của chuột và người” là một trong những tác phẩm xuất sắc giúp John Steinbeck đoạt giải Nobel Văn học năm 1962. Cuốn sách là sự suy ngẫm về số phận nghiệt ngã của những người lao động nghèo dưới đáy xã hội trong cơn khủng hoảng kinh tế. Họ là những con người nay đây mai đó, bấu víu vào hy vọng nhỏ nhoi để tiếp tục sống, tìm lối thoát giữa nỗi tuyệt vọng của thời cuộc.

“Của chuột và người” là một câu chuyện kể về George Milton và Lennie Small - hai chàng trai làm công cho một nông trại. Tuy cuộc sống vất vả và công việc nặng nhọc, nhưng họ luôn cố gắng đạt được ước mơ sở hữu một nông trại của riêng mình.

Bên bờ sông Salinas trong trẻo, tươi vui, George vẽ ra trước mắt Lennie viễn cảnh tương lai tràn ngập hạnh phúc, khi họ có thể sở hữu một căn nhà nhỏ của riêng mình, khu vườn đầy ắp hoa trái. Họ hình dung ra những loài thú nuôi đáng yêu cùng đồng hành trong ngày tháng tự do không phải chịu áp bức từ những chủ nô.

George tuy nhỏ bé nhưng thông minh và có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, luôn hành động dứt khoát theo lý trí. Lennie to khỏe, nhưng đầu óc chậm phát triển, lúc nào cũng như một đứa nhóc to xác biết vâng lời và ngoan ngoãn.

“Của chuột và người” khắc họa bức tranh xã hội Mỹ đương thời - nơi con người phải vật lộn để kiếm sống trong cuộc đại khủng hoảng. Đặc biệt, những người lao động chân tay nghèo khổ thường không có gia đình lẫn của cải. Họ phải liều mạng để làm việc, nhưng vẫn chỉ đủ ăn.

Họ mất đi sự tự do. Tiếng nói cá nhân cũng theo đó bị vùi lấp bởi sự sợ hãi và nỗi lo về cơm áo gạo tiền. Tác phẩm kết thúc với một bi kịch đầy bất ngờ và trần trụi, cũng diễn ra cạnh bờ sông Salinas. Đây là sự tượng trưng cho vòng lặp khổ đau mà những người dân nghèo chẳng tài nào thoát ra được.

4. Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ


Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ.

Với “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ”, tác giả Svetlana Alexievich là nhà văn đầu tiên của Belarus được trao giải Nobel Văn học [năm 2015]. Xuất sắc vượt qua nhiều ứng cử viên nặng kí, Alexievich trở thành chủ nhân giải Nobel Văn học thứ 112 trong lịch sử “vì lối viết phức điệu, một tượng đài tưởng niệm sự thống khổ và lòng can đảm trong thời đại của chúng ta” [theo trích dẫn của giải thưởng].

“Bằng phương pháp độc đáo - ghi nhận tiếng nói của nhiều người và đưa vào tác phẩm của mình, nữ tác giả Alexievich giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về cả một kỷ nguyên”, Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đánh giá.

Nhà văn - nhà báo Alexievich tự sự rằng, bà đã chọn những thể loại phù hợp để theo đuổi con đường văn chương. Thông thường, bà cần khoảng 3 - 4 năm để hoàn thành một cuốn sách. Tuy nhiên, bà đã dành tâm huyết cho “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ” trong gần 10 năm. Để viết cuốn sách này, bà phải gặp gỡ, phỏng vấn, lấy tư liệu thật, ghi âm giọng nói của nhiều người khác nhau.

Đời sống và thân phận của phụ nữ Nga trong chiến tranh đã hiện lên trong những cuốn sách của Alexievich, đầy đau khổ và anh hùng. “Thật khó khăn để tiếp tục làm một người phụ nữ trong chiến tranh. Tuy nhiên, cuốn sách của tôi phải là tiếng nói cất lên từ những người dân. Đó là một cách để thế giới biết sự thật”, bà Alexievich bày tỏ.

Cuộc chiến tranh được ghi nhận trong con mắt một nửa của thế giới là đàn ông chủ yếu bằng những con số, dữ liệu, sự kiện. Trong khi đó, với nữ giới, dường như, họ nhìn chiến tranh qua cảm xúc.

13/08/2022 22:32

GD&TĐ - Với siêu phẩm của Đình Tiến, Sông Lam Nghệ An đã giành trọn 3 điểm trong chuyến làm khách của Nam Định ở vòng 12 V.League.

13/08/2022 22:28

GD&TĐ - Công an TP Hà Nội, đại diện lãnh đạo UBND quận Hoàng Mai [Hà Nội] cùng các ban, ngành đoàn thể đã tới động viên thăm hỏi Hạ sĩ Trần Tiến Đạt tại bệnh viện...

13/08/2022 22:27

GD&TĐ - Tối ngày 12/8, “Chạm” - chương trình âm nhạc đầu tiên của Tổ chức phi lợi nhuận Operation Mizudashi tổ chức đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật V-Art Space [Hà Nội].

13/08/2022 20:45

GD&TĐ - Đó là một trong các nội dung vừa được Sở GD&ĐT Nam Định lưu ý tới trường phổ thông trên địa bàn trước khi bước vào năm học 2022-2023. 

13/08/2022 20:14

GD&TĐ - Những năm qua, Điện lực TP. Điện Biên Phủ chủ động xây dựng tốt kế hoạch công tác. Đảm bảo không để xảy ra tụ tập đông người, phá hoại tài sản trong cơ quan và phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi gây mất an toàn lưới điện.

13/08/2022 19:46

GD&TĐ - Từ những viên đá to, nhỏ khác nhau được nhặt dưới sông suối, qua bàn tay của ông Lê Hát Sơn chúng đều có tên và mang một giá trị khác nhau.

13/08/2022 19:45

GD&TĐ - Bản tin phòng chống dịch Covid-19 ngày 13/8 của Bộ Y tế cho biết có 1.815 ca Covid-19 mới, trong ngày gần 5.200 bệnh nhân khỏi; ca Covid-19 nặng tiếp tục tăng và có 1 trường hợp tử vong tại Điện Biên.

13/08/2022 19:22

GD&TĐ - Theo Tập đoàn Vũ trụ Quốc gia Nga Roscosmos, mô hình trạm vũ trụ mới của nước này sẽ lần đầu tiên được giới thiệu tại Diễn đàn quân sự - kỹ thuật quốc tế Army – 2022 được tổ chức từ ngày 15 đến 21 tháng 8.

13/08/2022 18:23

GD&TĐ -Ngày 13/8, Trường ĐH Mở Hà Nội tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp đại học đợt 2 năm 2022 cho hơn 2.500 sinh viên.

13/08/2022 18:20

GD&TĐ - Về trận đấu với Hoàng Anh Gia Lai, đội trưởng Văn Quyết dành sự tôn trọng cho đối thủ và mong muốn đội bóng Thủ đô tiếp tục có chiến thắng để duy trì vị thế đầu bảng.

13/08/2022 18:19

Chiều 13/8, ngay sau khi làm việc về dự án Đạm Hà Bắc tại Bắc Giang, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã về Ninh Bình, kiểm tra, khảo sát thực địa và làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan về phương án tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho dự án Đạm Ninh Bình - một trong 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương.

13/08/2022 17:45

GD&TĐ - Ngày 13/8, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP. Đà Nẵng phối hợp với Công an quận Liên Chiểu điều tra ra đối tượng phóng hỏa gia đình bà N.T.H. [47 tuổi, trú đường Bàu Năng 11, phường Hòa Minh] vào rạng sáng 10/8.

13/08/2022 17:44

GD&TĐ - Tối 12/8, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trường Đại học Y - Dược [ĐH Thái Nguyên] đã tổ chức đêm giao lưu văn nghệ gây quỹ chiến dịch tình nguyện “Mùa yêu thương”.

13/08/2022 17:38

GD&TĐ - Björn Johan Andrésen là một diễn viên, nhạc sĩ người Thụy Điển. Vẻ đẹp của nam diễn viên khiến cả thế giới điên đảo nhưng lại là nỗi ám ảnh mà cậu muốn quên đi.

13/08/2022 17:35

GD&TĐ - Bộ Y tế dự báo dịch bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng trong thời gian tới đây do tính chất lây truyền, nhất là khi trẻ vào năm học mới. Kỹ năng vệ sinh cho trẻ, việc giao lưu đi lại, thể thao, du lịch, nhận biết dấu hiệu bệnh… là những lưu ý quan trọng cho cha mẹ học sinh.

13/08/2022 17:34

GD&TĐ - Ngày 13/8, NovaGroup tổ chức Đại hội tuyển dụng quy mô lớn tại NovaWorld Phan Thiet. Sự kiện đã thu hút đông đảo sở ban ngành, người dân địa phương, người lao động, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và các tỉnh lân cận.

13/08/2022 17:31

GD&TĐ - Sau khi bị tố vay 19 tỷ đồng, bà Dương Thị Thanh [72 tuổi] đã rời khỏi nơi cư trú. Do đó cơ quan công an đã phát đi thông báo truy tìm và kêu gọi những ai là nạn nhân đến trình báo sự việc.

13/08/2022 17:29

GD&TĐ - Trước thềm World Cup 2022, giá mua bản quyền lại nóng lên và câu chuyện có nên mua hay không lại được đặt ra với các nhà đài.

13/08/2022 17:24

GD&TĐ - Nhà chức trách Ukraine đang phải vật lộn để tìm biện pháp trả lương cho binh lính do chênh lệch giữa chi tiêu quân sự và giảm thu thuế - tờ Wall Street Journal cho biết.

13/08/2022 17:17

GD&TĐ - Ngày 12/8, tại Hà Nội, với sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Công thương Singapore, Bộ Công thương và Bộ Giao thông vận tải Việt Nam, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội [SHB], Tập đoàn T&T Group đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện với Tổng công ty Hàng không Việt Nam [Vietnam Airlines] và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam [VNR].

Video liên quan

Chủ Đề