Tài liệu lý luận chung về nhà nước và pháp luật

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu tác giả
  • 2. Giới thiệu hình ảnh sách
  • 3. Tổng quan nội dung sách
  • 4. Đánh giá bạn đọc
  • 5. Kết luận

1. Giới thiệu tác giả

Cuốn "Giáo trình lí luận chung về nhà nước và pháp luật - Trường Đại học Luật Hà Nội" do PGS.TS. Nguyễn Minh Đoan và TS. Nguyễn Văn Năm chủ biên cùng với sự tham gia biên soạn của tập thể tác giả là giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội.

Tập thể tác giả:

PGS.TS. Nguyễn Minh Đoan

PGS.TS. Nguyễn Văn Động

PGS.TS. Nguyễn Thị Hồi

ThS. Đoàn Bạch Liên

PGS.TS. Lê Văn Long

TS. Nguyễn Văn Năm

TS. Bùi Xuân Phái

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Giáo trình lí luận chung về nhà nước và pháp luật - Trường Đại học Luật Hà Nội

Tác giả:PGS.TS. Nguyễn Minh Đoan và TS. Nguyễn Văn Năm chủ biên

Nhà xuất bản Tư Pháp

3. Tổng quan nội dung sách

Lý luận chung về nhà nước và pháp luậtlà môn học quan trọng trong hệ thống khoa học pháp lý. Dựa trên cơ sở học thuyết Mác-Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và nhà nước ta cũng như tri thức chung của nhân loại về nhà nước và pháp luật, môn học này trình bày trúng giải một cách khoa học các vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật. Năm 1989,Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luậtđã được hội đồng khoa học bộ tư pháp thông qua, được lưu hành làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức của trường đọc luật Hà Nội và các trường đại học khác có dạy luật.

Nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và sinh viênGiáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luậtđã được chỉnh lý, bổ sung vào tay bạn vào những năm 1992,1994,1996, 2003, 2007, 2010, 2015 và đặc biệt năm 2020,Trường Đại học Luật Hà Nộiđã tổ chức biên soạn lại giáo trình này. Thời gian qua, tình hình trong nước và quốc tế đã có những thay đổi căn bản đòi hỏilý luận về nhà nước và pháp luậtcũng phải có sự thay đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn, đáp ứng nhu cầu công cuộc đổi mới của đất nước. Dưới ánh sáng của các quan điểm mới thể hiện trong các văn kiện của Đảng và hiến pháp pháp luật của nhà nước,Trường Đại học Luật Hà Nộitổ chức biên soạn mớiGiáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luậtnhằm cập nhật những kiến thức mới, hiện đại hóa về nội dung và hình thức kết cấu đáp ứng một cách tốt hơn nhu cầu giảng dạy và học tập môn học ở bậc đại học trong tình hình mới.

Cuốn giáo trình được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:

Chương I: Nhập môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật

1. Lý luận chung về nhà nước và pháp luật – một ngành khoa học pháp lý

2. Lý luận chung về nhà nước và pháp luật-một môn học

Chương II: Nguồn gốc và kiểu nhà nước

1. Khái niệm nhà nước

2. Nguồn gốc nhà nước

3. Kiểu nhà nước

Chương III: Bản chất nhà nước

1. Khái niệm bản chất nhà nước

2. Bản chất nhà nước Việt Nam hiện nay

Chương IV: Chức năng nhà nước

1. Khái niệm chức năng nhà nước

2. Phân loại chức năng nhà nước

3. Chức năng nhà nước qua các kiểu nhà nước

4. Chức năng nhà nước Việt Nam hiện nay

Chương V: Bộ máy nhà nước

1. Khái niệm bộ máy nhà nước

2. Bộ máy nhà nước qua các kiểu nhà nước

3. Một số nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

4. Bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay

Chương VI: Hình thức nhà nước

1. Khái niệm hệ thống chính trị

2. Vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị

3. Quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị

4. Nhà nước trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay

Chương VII: Nhà nước trong hệ thống chính trị

1. Khái niệm nhà nước pháp quyền

2. Các đặc trưng và giá trị cơ bản của nhà nước pháp quyền

3. Xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay

Chương VIII: Nhà nước pháp quyền

1. Những bảo đảm cho quan hệ giữa nhà nước và cá nhân

2. Quan hệ giữa nhà nước và cá nhân qua các kiểu nhà nước

3. Quan hệ giữa nhà nước và cá nhân ở Việt Nam hiện nay

Chương IX: Nhà nước và cá nhân

1. Khái niệm và nội dung quan hệ giữa nhà nước và cá nhân

2. Những bảo đảm cho quan hệ giữa nhà nước và cá nhân

3. Quan hệ giữa nhà nước và cá nhân qua các kiểu nhà nước

4. Quan hệ giữa nhà nước và cá nhân ở Việt Nam hiện nay

Chương X: Nguồn gốc và kiểu pháp luật

1. Khái niệm pháp luật

2. Nguồn gốc pháp luật

3. Kiểu pháp luật

Chương XI: Pháp luật trong hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội

1. Điều chỉnh quan hệ xã hội

2. Vị trí, vai trò của pháp luật trong hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội

3. Quan hệ giữa pháp luật và các công cụ khác trong hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội

4. Hoàn thiện hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội ở Việt Nam hiện nay

Chương XII: Bản chất và vai trò của pháp luật

1. Bản chất pháp luật

2. Vai trò của pháp luật

Chương XIII: Hình thức và nguồn của pháp luật

1. Khái niệm hình thức, nguồn gốc của pháp luật

2. Các loại nguồn của pháp luật

3. Nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay

Chương XIV: Quy phạm pháp luật

1. Khái niệm quy phạm pháp luật

2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật

3. Cách trình bày quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật

4. Phân loại quy phạm pháp luật

Chương XV: Hệ thống pháp luật

1. Khái niệm hệ thống pháp luật

2. Hệ thống pháp luật quốc gia

3. Hệ thống pháp luật của nhóm quốc gia

4. Hệ thống pháp luật quốc tế

5. Hệ thống pháp luật Việt Nam

Chương XVI: Xây dựng pháp luật và hệ thống hóa pháp luật

1. Xây dựng pháp luật

2. Hệ thống hóa pháp luật

Chương XVII: Quan hệ pháp luật

1. Khái niệm và phân loại quan hệ pháp luật

2. Thành phần của quan hệ pháp luật

3. Sự kiện pháp lí

Chương XVIII: Thực hiện pháp luật và giải thích pháp luật

1. Thực hiện pháp luật

2. Áp dụng pháp luật

3. Áp dụng pháp luật tương tự

4. Giải thích pháp luật

Chương XIX: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý

1. Vi phạm pháp luật

2. Trách nhiệm pháp lý

Chương XX: Ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý

1. Ý thức pháp luật

2. Văn hóa pháp lý

3. Giáo dục pháp luật

Chương XXI: Điều chỉnh pháp luật

1. Khái niệm điều chỉnh của pháp luật

2. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh pháp luật

3. Phương pháp điều chỉnh pháp luật

4. Cơ chế điều chỉnh pháp luật

5. Các giai đoạn của quá trình điều chỉnh pháp luật

4. Đánh giá bạn đọc

Cuốn giáo trình "Lí luận chung về nhà nước và pháp luật - Trường Đại học Luật Hà Nội" được biên soạn giới thiệutới người học những nội dung cơ bản của môn học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, gồm: nguồn gốc và kiểu nhà nước; bản chất, chức năng, hình thức của nhà nước; nguồn gốc và kiểu pháp luật; bản chất, vai trò, hình thức và nguồn của pháp luật; qui phạm pháp luật; vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí,…

Cuốn sách được biên soạn năm 2020 cập nhật những nội dung mới về lí luận về nhà nước và pháp luật. Đây là học liệu quan trọng và cần thiết phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập môn Lí luận nhà nước và pháp luật tại trường Đại học Luật Hà Nội, và là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc, người nghiên cứu về lĩnh vực này.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc.Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách“Giáo trình Líluận chung về nhà nước và pháp luật - Trường Đại học Luật Hà Nội".

Luật Minh Khuê chia sẻ dưới đây nội dung phân tích về chức năng của nhà nước để bạn đọc tham khảo:

Chức năng nhà nước là những mặt hoạt động cơ bản của nhà nước, phù hợp với bản chất, mục đích, nhiệm vụ của nhà nước và được xác định bởi điều kiện kinh tế xãhội của đất nước trong những giai đoạn phát triển của nó.

Chức năng của nhà nước trước hết phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của đất nước trong từng thời kì phát triển của nó. Thực tế cho thấy, nhà nước phải làm gì, làm như thế nào, điều đó phụ thuộc rất lớn vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của đất nước, vì vậy, các nhà nước khác nhau có thể có chức năng khác nhau. Trong một nhà nước cụ thể, trong các giai đoạn phát triển khác nhau, số lượng chức năng, tầm quan trọng của mỗi chức năng, nội dung, cách thức thực hiện từng chức năng cũng có thể khác nhau. Đồng thời chức năng của nhà nước cũng phụ thuộc vào bản chất, mục tiêu, nhiệm vụ của nhà nước. Tuy nhiên, chức năng của nhà nước cũng là sự thể hiện bản chất của nhà nước, thông qua những hoạt động của nhà nước, bản chất của nhà nước được thể hiện một cách đầy đủ, rõ nét nhất.

Các nhà nước có thể có nhiều chức năng, các chức năng đó có liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau, việc thực hiện chức năng này thường có ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng khác. Chẳng hạn, nhà nước chỉ có thể thực hiện tốt việc tổ chức và quản líkinhtế khi thực hiện tốt hoạt động bảo vệ Tổ quốc, tương tự các hoạt động về mặt xã hội như phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật, bảo trợ xã hội... chỉ có thể thực hiện tốt khi thực hiện có hiệu quả hoạt động tổ chức và quản lí kinh tế.

Chức năng nhà nước được thực hiện thông qua các hình thức cơ bản là xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật.

Đời sống xã hội vốn vô cùng đa dạng, phức tạp, vì vậy, để tổ chức và quản lí các mặt của đời sống xã hội, cần phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện, xác định rõ những việc được làm, không được làm, phải làm cho các cá nhân, tổ chức. Thông qua hoạt động xây dựng pháp luật, hệ thống pháp luật được từng bước hình thành và hoàn thiện. Khi thực hiện các chức năng nhà nước ở từng lĩnh vực khác nhau, cần thiết phải có quy định chung, thống nhất để đảm bảo cho các mặt hoạt động của nhà nước được đồng bộ, nhịp nhàng và hiệu quả trên cả nước.

Để thực hiện chức năng nhà nước, có hai phương pháp cơ bản là giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế. Giáo dục, thuyết phục là việc nhà nước sử dụng các biện pháp tác động lên ý thức con người, làm cho họ biết, hiểu, tự giác, chủ động, tích cực thực hiện các yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước. Cưỡng chế là việc nhà nước bắt buộc các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước. Các biện pháp cưỡng chế nhà nước rất đa dạng, trong đó người bị cưỡng chế luôn phải gánh chịu sự bất lợi nào đó, có thể là bất lợi về thân thể, về tài sản, thậm chí cả tính mạng của họ...

Video liên quan

Chủ Đề