Tại sao cầu thủ ngâm nước đá

Mặc dù, việc ngâm mình trong nước đá để giảm đau chấn thương trong thể thao đã hỗ trợ rất nhiều cho nhà vô địch Tennis Andy Murray và vận động viên marathon Paula Radcliffe, nhưng theo nghiên cứu mới cho thấy rằng về lâu dài việc ngâm mình trong nước đá để giảm đau chấn thương trong thể thao có thể làm hại nhiều hơn lợi.

Ngâm mình trong nước đá là một cách phổ biến cho các vận động viên hồi phục lại trạng thái bình thường của cơ thể sau một buổi tập luyện vất vả.

Nhà vô địch, vận động viên Tennis, Andy Murray cho biết trong thời gian gần đây ở giải Mỹ mở rộng: "Mặc dù thật là khủng khiếp khi phải ngồi trong nước đá trong 10 phút, nhưng đó lại là một cách tuyệt vời cho cơ bắp của tôi hồi phục."

Nhà vô địch, vận động viên Marathon, Paula Radcliffe cho biết cô thường xuyên tắm nước đá sau khi chạy marathon. "Nó có tác dụng làm dịu cơn đau ở chân của tôi và mặc dù nó lạnh buốt trong thời điểm mà bạn tắm nhưng bù lại bạn sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều sau khi tắm xong nửa giờ," cô nói.

Về mặt lý thuyết, tắm nước đá làm cho máu ở chân mệt mỏi được rút về tim và khi đôi chân ấm lên tức là tràn đầy máu "mới" với oxy hóa tiếp thêm sinh lực cho cơ bắp.

Tuy nhiên, các nhà khoa học tại English Institute of Sport cho biết, thực hành việc ngâm mình trong nước đá cũng có thể giới hạn sự tăng trưởng và tăng cường các sợi cơ, mà đó lại là một mục tiêu quan trọng của đào tạo.


Nhà vô địch Tennis, Andy Murray đặt bức ảnh tắm nước đá của mình trên Twitter. Các vận động viên cho rằng việc thực hành tắm nước đá đã giúp cơ bắp của mình được phục hồi

Nhà sinh lý học Jonathan Leeder cho biết: "Sử dụng lâu dài chiến lược này có thể gây phương hại đến hiệu suất."

Vì vậy, trong khi nó có lợi cho vận động viên ưu tú trong thời gian thi đấu, ông Leeder nói, nhưng nó không nên được thúc đẩy trong thời gian đào tạo. Phát hiện mới này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các cầu thủ bóng bầu dục thường xuyên ngâm mình trong nước đá.

"Trong bóng bầu dục, nó là một nền văn hóa băng tắm," theo Leeder.

Các nghiên cứu, đã được công bố ngay sau một báo cáo hồi tuần trước rằng việc đặt nước đá trên một chấn thương thực sự có thể ngăn ngừa chữa bệnh.

Trong suốt 5 năm trở lại đây, người ta thường đặt một gói rau đông lạnh lên một cơ bắp bị rách, bị bong gân để giảm sưng.

Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc the Neuroinflammation Research Centre at the Cleveland Clinic, Ohio, Hoa Kỳ đã tìm thấy một hormone được sản xuất bởi các mô bị viêm có thể giúp chữa lành cơ bị hư hỏng.

Kết quả của nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí Experimental Biology, theo Gerald Weissmann, biên tập viên: "Đối với những vết thương để chữa lành chúng ta cần phải kiểm soát tình trạng viêm, không quá nhiều, và không quá ít."

Hồ Duy Bình

Sau khi chơi thể thao, nhất là chạy bộ, các VĐV thường được hướng dẫn ngâm mình trong nước đá để giải tỏa căng thẳng cơ bắp. Với người đang điều trị chấn thương, liệu pháp này được xem là một phần không thể thiếu của kế hoạch phục hồi. Trang Runner’s World đã tham khảo ý kiến từ chuyên gia sức khỏe, tìm ra lợi ích và cách tắm nước đá hiệu quả nhất cho runner.

Theo đại diện Hiệp hội Vật lý trị liệu Mỹ - ông Robert Gillanders, tắm nước đá [còn gọi liệu pháp làm lạnh] giúp co mạch máu, giảm trao đổi chất, từ đó giảm sưng và phân hủy mô. Chuyên gia giải thích sau khi bước ra khỏi bồn nước đá, da không còn tiếp xúc với nguồn lạnh, các mô bên dưới sẽ ấm lên khiến lưu lượng máu trở lại nhanh hơn, hỗ trợ quá trình phân hủy tế bào đến hệ bạch huyết và thúc đẩy cơ thể tái chế hiệu quả.

Với người bị viêm gân, rạn xương hoặc muốn ngăn ngừa chấn thương, liệu pháp làm lạnh hữu ích trong giảm đau nhức cơ, đồng thời giúp runner thấy khỏe và chuẩn bị cơ bắp tốt hơn trong lần tập tiếp theo. Ngoài ra, theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Journal of Physiology [Anh] năm 2015, tắm nước lạnh cũng phục hồi nhanh hơn trong những ngày rèn luyện sức khỏe.

Tắm nước đá khoảng 10-15 phút là thói quen của nhiều runner quốc tế. Ảnh: Rungalife

Sau khi chạy, một số người chọn chườm túi đá lạnh lên mặt, cổ để giảm nhiệt. Tuy nhiên, việc ngâm trong một bồn nước đá lại tạo ra sự thay đổi lớn và lâu dài đến các mô sâu bên trong. Đây cũng là phương pháp hiệu quả làm mát đồng thời các nhóm cơ lớn.

Theo chuyên gia, runner không cần phải dùng nước đông đá hoặc quá lạnh, chỉ cần xấp xỉ 10-15 độ C, miễn là mát mẻ hơn so với bình thường. Người chạy lưu ý ngâm mình tối đa 10-15 phút, nếu không cái lạnh sẽ gây hại cho da.

Khi bước ra khỏi bồn nước, bạn sẽ cảm thấy chân tê cứng, nhưng không cần quá lo lắng vì đó là hiện tượng tự nhiên. Quá trình ngâm nước giúp khắc phục chấn thương dần dần, khiến bạn thấy tốt hơn vào ngày hôm sau.

Để trải nghiệm tắm nước đá dễ chịu, runner nên đổ đầy 2-3 túi đá bào vào bồn tắm, sau đó thêm nước lạnh đến độ cao ngang thắt lưng khi ngồi. Bên cạnh đó, việc ngâm mình hơn 10 phút trong nước đá không phải là trải nghiệm dễ dàng, bạn có thể tập thích ứng từng phần cơ thể như đưa hai bàn chân vào trước, rồi lần lượt nhúng cả người vào nước lạnh. Nên mặc quần short hoặc đồ bơi, giày cao su để giúp giữ ấm chân và phần dưới cơ thể.

Nếu chưa ngâm đá lạnh bao giờ, bạn nên bắt đầu với nước 16-21 độ C, sau đó giảm dần 1-2 độ ở mỗi lần tắm. Khi ra khỏi bồn, hãy lau khô, mặc áo khoác ấm, đội mũ, mang giày, sau đó pha một tách trà nóng và thư giãn 15 phút trước khi vào nhà.

Tuy nhiên runner lưu ý, tắm nước đá không có tác dụng tăng cơ. Theo các nhà khoa học, cái lạnh có thể cản trở việc tạo ra protein mới trong cơ bắp sau khi tập luyện sức bền. Vì vậy, người đang bước vào giai đoạn phát triển cơ và tăng cường sức mạnh, nên tránh dùng liệu pháp này.

Tuệ Khương [Theo Runner’s World]

Người mê marathon có thể tham gia VnExpress Marathon Huế 2020 vào ngày 27/12. Các runner có cơ hội sải bước trên các cung đường đẹp, chiêm ngưỡng nhiều danh lam thắng cảnh và di tích nổi tiếng.

Muốn khám phá Thủ đô, bạn có thể tham gia giải chạy đêm quy mô lớn đầu tiên tại Hà Nội - VnExpress Marathon Hanoi Midnight, mang tới nhiều trải nghiệm độc đáo, khám phá nét đẹp, văn hóa khi về đêm của Hà Nội.

0
0

0 0

Read Time:4 Minute, 14 Second

Tại sao các cầu thủ thường sẽ ngâm mình trong chậu nước đá ngay sau các trận đấu căng thẳng? Đơn giản, đây là cách phục hồi nhanh chóng trong các chấn thương và lấy lại tinh thần nhanh cho các cầu thủ. Dưới góc nhìn của khoa học, đây là một liệu pháp mang lại rất nhiều lợi ích đến cho cơ thể. Sau mỗi trận đấu, các cầu thủ bóng đá sẽ thường ngâm mình trong nước đá lạnh. Việc này giúp giảm mệt mỏi và có lợi ích cho sức khỏe về lâu dài.

Ngâm thân mình vào đá lạnh chính là liệu pháp thường được được các câu thù trên khắp thế giới thực hiện. Việc này có lợi rất lớn cho sức khỏe sẽ không chỉ hiện tại mà còn lâu dài về sau. Mặc dù không thích và có bị ám ảnh tuy nhiên hầu hết các cầu thủ sau mỗi trận đấu sẽ đều tắm bằng nước đá lạnh nhằm giảm mệt mỏi, tăng cường thể lực cũng như loại bỏ độc tố.

Hãy bắt đầu từ một vài mức độ nhỏ hơn. Mỗi khi chúng ta chẳng may bị vấp ngã hay bầm tím chân tay thì điều đầu tiên mà chúng ta làm làm gì Chẳng phải là sử dụng một viên đá lạnh để chườm hay xoa quanh chỗ đâu hay sao. Chườm đá lạnh càng sớm càng tốt chính là một cách hay.

Tác dụng tốt khi tắm nước đá

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng. Việc ngâm mình trong nước đá lạnh vào cuối ngày mang lại nhiều lợi ích lớn. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu có lợi cho sức khỏe về lâu dài sau này. Nếu áp dụng phương pháp này một cách khoa học sẽ giúp giảm mệt mỏi. Loại bỏ các độc tố có hại ra khỏi cơ thể và giảm đau nhức rất tốt. Đối với những cầu thủ phải chiến đấu nhiều trận. Đây là phương pháp cực tốt để giảm chuột rút. Giúp cơ bắp và dây chằng phục hồi nhanh chóng.

Tác dụng tốt khi tắm nước đá

Khi ngâm mình trong nước đá ở khoảng thời gian thích hợp. Nhiệt độ lạnh sẽ làm các mạch co dãn khiến máu rút khỏi chân. Chính vì thế, ngay sau khi bước ra khỏi bồn; máu và oxi mới sẽ dồn xuống chân. Giúp cho vận động viên có sức khỏe, hoạt động tốt hơn. Không chỉ vậy, việc này còn có khả năng đào thải các chất độc tố được sinh ra. Khi hoạt động quá nhiều trong thời gian dài.

Liệu pháp chăm sóc và hồi phục cơ thể

Năm 2013 trang BBC đã từng trích đăng lại kết quả của 1 nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Theo đó, 1 nhóm người tham gia khảo sát, họ được hướng dẫn chạy dào. Sau đó được ngâm 1 chân trong nước đá, chân còn lại thì không. Kết quả ghi nhận được cho thấy tình trạng sưng; đau nhức giảm rõ rệt ở chân được ngâm nước đá.

Trên thực tế, ngâm nước đá lạnh là liệu pháp chăm sóc và hồi phục cơ thể nhanh chóng cho các cầu thủ và vận đọng viên thể thao thông qua cơ chế làm giảm thân nhiệt, lưu thông máu, giảm tình trạng sưng tây ở các mô cũng như cơ bắp.

Liệu pháp chăm sóc và hồi phục cơ thể

Không chỉ các cầu thủ và vận động viên áp dụng phương pháp này. Nhiều người dân ở các xứ lạnh cũng có thói quen tắm trong nước đá, hoặc đào hố trên băng để tắm, như một cách rèn luyện sức khỏe và chống lại bệnh tật.

Khuyến cáo khi ngâm nước đá

Tuy nhiên, việc ngâm mình trong nước đá cũng mang lại những tranh cãi. Một số ý kiến phản đối cho rằng việc làm dụng phương pháp này không có tác động tích cực đến việc làm cho cơ bắp của chúng ta khỏe mạnh hơn, nhất là trong dài hạn.

Một số người có thể bị sốc lạnh với phương pháp này vì thế nó cần sự thích nghi từ từ, có sự chuẩn bị và cần được hướng dẫn của các chuyên gia trị liệu. Và nói chung, cũng cần phải có sự can đảm để có thể ngâm mình trong nước đá lạnh buốt.

Ngâm trong đá lạnh và massage thể thao là những phương pháp trị liệu thường được áp dụng cho các cầu thủ và vận động viên. Sport massage giúp hồi phục từ bên trong, tăng tốc độ hồi phục cho cơ thể. Việc massage có thể bắt đầu trước trận đấu, sau trận đấu, massage bằng tay hoặc sử dụng các loại ống lăn, máy massage thông minh, hoặc máy massage cầm tay.

Đọc thêm các bài viết khác tại xyberinfo.com

Video liên quan

Chủ Đề