Tại sao có những người càng lớn càng thông minh

Thực tế, điều này cho thấy rằng những người thông minh thường tìm kiếm niềm hạnh phúc thực sự, xuất phát từ nội tại chứ không phải từ thành công, tiền tài và danh vọng. Ngoài ra, họ cũng có thể gặp khó khăn trong chuyện tình cảm vì tính cách đơn độc và khó thỏa mãn của bản thân.

Những người thông minh có thực sự không hạnh phúc?

Bất kể điều gì cũng mang mặt tích cực và tiêu cực, kiến thức cũng vậy. Sự thông minh có thể mang lại cho bạn nhiều thứ nhưng để hạnh phúc, bạn cần những năng lượng tích cực bao gồm mãn nguyện, vui lòng, biết ơn và một cuộc sống có mục đích.

Những người suy nghĩ sâu sắc và thông minh hiểu về hạnh phúc theo cách riêng của mình. Giống như cách họ phân tích mọi vấn đề trong cuộc sống, họ nhìn cuộc đời theo khía cạnh khác. Đối với họ, một cuộc sống có ý nghĩa không đơn thuần là một cuộc sống giàu sang và gia đình êm ấm. Chính điều đó khiến họ cảm thấy không thỏa mãn và dễ phiền muộn.

1. Hiệu ứng Dunning–Kruger

Hiệu ứng Dunning-Kruger ám chỉ kiểu thiên kiến nhận thức khi mà con người đánh giá năng lực và nhận thức của bản thân mình cao hơn năng lực thực tế. Điều này chịu sự ảnh hưởng từ lòng tự tôn và có thể làm mọi người đánh giá sai về năng lực cũng như sự kém cỏi của mình.

Khi chúng ta càng biết nhiều về điều gì đó thì chúng ta càng bớt tự tin rằng chúng ta có thể làm chủ được nó. Ngược lại, những cá nhân thiếu hiểu biết lại quá tự tin về năng lực của họ. Vì lẽ đó mà những người thông minh thường cảm thấy không hài lòng và thỏa mãn với những gì mình đạt được.

2. Sức khỏe tinh thần

Những người có chỉ số IQ cao thường dễ rơi vào trạng thái trầm cảm và cảm thấy cô đơn hơn so với những người bình thường. Họ phải trải qua các vấn đề tâm lý khác nhau và không thể hài lòng với cuộc đời. Bởi lẽ, thay vì dành thời gian để giao tiếp với mọi người xung quanh, họ tập trung vào các mục tiêu dài hạn của bản thân. Điều đó khiến họ cảm thấy cô độc,cho dù thực tế là họ cảm thấy hài lòng với việc ở một mình.

3. Không thể bày tỏ cảm xúc

Việc truyền đạt và thể hiện cảm xúc chính là cách hiệu quả để chữa lành vết thương tâm hồn. Nhưng đối với người có chỉ số IQ cao, điều đó không hề dễ dàng, một phần bởi vì chỉ số cảm xúc EQ [Emotional Quotes] của họ thường thấp. Trí tuệ cảm xúc là khả năng giúp con người thấu hiểu cũng như điều tiết cảm xúc của mình và mọi người xung quanh. Tuy nhiên, những người có chỉ số IQ cao thường gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc, nhu cầu và khát khao của mình.

Hơn nữa, theo một nghiên cứu, người thông minh thường gặp trở ngại trong việc phát triển các mối quan hệ gần gũi. Do đó, họ khó mà cảm nhận được niềm vui của một mối quan hệ ý nghĩa. Thực tế, giao tiếp xã hội có thể trở thành một thách thức lớn hơn với họ khi so sánh với sự cô độc. Họ luôn tin rằng thế giới này không thể hiểu được những suy nghĩ và cảm xúc của mình. Vì thế, những người này thường có xu hướng giữ nó cho riêng mình.

4. Sự chán chường

Sự chán chường chính là một trong những lý do khiến cho người thông minh cảm thấy ưu phiền. Trí não của họ lúc nào cũng trong trạng thái hoạt động, do đó sẽ là thử thách khi giữ mối quan tâm của họ cho một vấn đề cụ thể trong một thời gian dài. Vì vậy mà họ có thể rơi vào trạng thái buồn chán một cách dễ dàng. Họ chỉ có thể được truyền cảm hứng bởi những ý tưởng mới mẻ và thú vị.

5. Suy nghĩ và phân tích quá mức

Từ rối loạn lo âu cho đến trầm cảm, những người này thường phải trải qua nhiều vấn đề tâm lý mà nguyên do đến từ việc suy nghĩ quá nhiều. Vì là những người theo chủ nghĩa hoàn hảo nên họ luôn cố gắng phân tích và nghiền ngẫm mọi khía cạnh trong cuộc sống lẫn công việc. Những vấn đề này có thể gây bất lợi đến năng suất, khả năng đưa ra quyết định và sức khỏe tinh thần khi họ thường xuyên phức tạp hóa những sự việc đơn giản.

6. Căng thẳng quá mức

Những cá nhân có trí thông minh cao thường xuyên trải qua căng thẳng và lo lắng hơn so với những người bình thường bởi họ dành sự tập trung của mình cho quá nhiều điều xung quanh. Và khi bắt đầu nghiền ngẫm, họ sẽ khó mà bỏ qua những mặt tiêu cực của các vấn đề hàng ngày và ám ảnh về điều đó mặc dù nó không hề liên quan đến họ.

Vậy họ có thể làm gì để được hạnh phúc?

Luôn có trường hợp ngoại lệ, trong số những người thông minh, luôn có những người có thể hài lòng với cuộc sống của mình và sống một cuộc đời có mục đích. Do vậy mà một số người khác cũng có thể sống một cuộc đời thỏa mãn, đầy tích cực và niềm vui.

Xét về điểm khác biệt giữa những người hay ưu phiền với những người còn lại, chúng ta thấy họ thường có xu hướng theo đuổi nhiều mục tiêu khác nhau để có được hạnh phúc: Lúc thì ưu tiên các mối quan hệ hơn địa vị xã hội và lúc lại cho rằng những trải nghiệm quan trọng hơn việc sở hữu vật chất. Tiếp theo đó, thái độ của họ đối với cuộc sống cũng khác chúng ta. Họ luôn thích đối đầu với mọi thử thách và cho rằng nhờ nỗ lực, sau cùng mọi điều sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Nhưng họ lại không biết rằng, điều này có thể làm cạn kiệt năng lượng của mình.

Do đó mà những người thông minh có thể trở nên hạnh phúc và tốt hơn nếu thay đổi hai điều trên.

Hãy thay đổi thái độ

Cảm thấy bất mãn với cuộc đời là điều bình thường khi bạn trải qua gian nan và sóng gió, kể cả bạn có phải là người sở hữu trí thông minh cao hay không. Nhưng điều quan trọng là cách nhìn và thái độ của chúng ta đối với cuộc đời. Hãy xây dựng một tư duy tích cực và đa chiều, điều này có thể giúp chúng ta thành công trong sự nghiệp và sống một cuộc đời ý nghĩa, tươi đẹp.

Người có chỉ số IQ càng cao càng cảm thấy ít hạnh phúc khi phải giao thiệp với nhiều người - Ảnh: Bloomberg

Đây là nội dung nghiên cứu công bố trên tạp chí tâm lý học British Journal of Psychology hồi tháng 2.2016, do nhà tâm lý học tiến hóa Satoshi Kanazawa của Trường kinh tế London [Anh] và Norman Li của Đại học Quản lý Singapore thực hiện.

Để tìm đáp án cho câu hỏi “điều gì khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn”, ông Kanazawa và ông Li sử dụng khái niệm về “lý thuyết xavan của hạnh phúc” để giải thích hai phát hiện chính từ phân tích kết quả của cuộc khảo sát tầm quốc gia trên 15.000 người ở độ tuổi từ 18 tới 28, The Washington Post ngày 21.3 cho biết.

Kanazawa và Li đưa ra giả thuyết rằng lối sống săn bắt, hái lượm của tổ tiên chúng ta ngày xưa đã hình thành nên nền tảng cho những gì khiến chúng ta hạnh phúc ngày nay. Họ viết như sau: “Những tình huống và hoàn cảnh đã làm tăng sự hài lòng trong cuộc sống của tổ tiên chúng ta trong môi trường sống cổ xưa, có lẽ vẫn làm tăng sự hài lòng trong cuộc sống chúng ta ngày nay”. 

Đầu tiên, họ thấy rằng những người sống trong khu vực đông dân cư hơn, có xu hướng ít hài lòng với cuộc sống của họ nói chung. Thứ hai, sự tương tác xã hội của một người với những người bạn thân của anh ta càng nhiều, anh ta càng hạnh phúc hơn, theo như câu trả lời của những người được hỏi.

Con người cần có cộng đồng, nhưng chưa chắc cần quá nhiều - Ảnh: Bloomberg

Tuy nhiên, có một ngoại lệ lớn nằm ở chỗ: Đối với những người thông minh hơn, những tương quan ấy có xu hướng suy giảm hoặc thậm chí đảo ngược.

“Ảnh hưởng của mật độ dân số lên sự hài lòng về cuộc sống, chính vì thế cao gấp hai lần ở nhóm người có chỉ số IQ thấp, so với những người có IQ cao”, và “những cá nhân càng thông minh càng ít hài lòng với cuộc sống, khi họ có nhiều tương tác xã hội với bạn bè thường xuyên”, Kanazawa và Li đưa ra kết luận.

Như vậy, họ kết luận thêm một lần nữa rằng: Khi người thông minh dành nhiều thời gian cho bạn bè, điều đó càng khiến họ không cảm thấy hạnh phúc.

Khá nhiều ý kiến giải thích cho việc này, với những câu trả lời nghe hợp lý và đơn giản. Ví dụ Carol Graham, nhà nghiên cứu thuộc Viện Brookings chuyên về sự tương quan giữa kinh tế và niềm hạnh phúc, cho rằng sở dĩ người thông minh ít thấy hạnh phúc với xã hội đông đúc, vì họ phải dành thời gian cho mục tiêu dài hạn của họ.

Tổ tiên con người chỉ cần giao tiếp, liên lạc với 150 cá thể ngày xưa, nhưng hiện tại số lượng gần như vô hạn - Ảnh: Bloomberg

Tuy nhiên, lý thuyết xavan của hạnh phúc do Kanazawa và Li lại đưa ra cách giải thích khác: Không phải những người thông minh “bận bịu” với những toan tính của họ, mà bản thân họ lại có khả năng thích ứng cao với sự thay đổi của môi trường sống, và có thể sống tách biệt với những gì người thường bị chi phối.

Kanazawa và Li cho rằng bộ não con người tiến hóa để đáp ứng nhu cầu của môi trường. Quay trở lại cùng tổ tiên của con người trên thảo nguyên châu Phi, khi ấy họ sống trong những nhóm khoảng 150 người để cùng săn bắt, hái lượm. Ngày nay, mật độ dân số quá cao, như ở Manhattan [Mỹ] là 27.685 người trên một km2 . Thế là nhiều bộ não phải thích ứng với sự thay đổi môi trường ấy.

Người thông minh lại đặc biệt có khả năng thích ứng cao, song lại chọn cách thích ứng tự thân thay vì ràng buộc vào môi trường hiện đại như nhóm còn lại [IQ thấp hơn]. Họ tự lựa chọn cách vẫn chỉ đảm bảo sống với khoảng 150 cá thể khác và thấy rằng điều này hạnh phúc hơn, thay vì nhóm IQ thấp hơn phải chọn cách sống với hàng chục ngàn cá thể, nghiên cứu nói.

Chắc chắn những luận điểm trong nghiên cứu này sẽ gây tranh cãi trong giới khoa học sắp tới.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề