Tại sao đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ mở rộng thấp và bằng phẳng

Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm tự nhiên nào dưới đây?

A. Hẹp ngang, bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ.

B. Thềm lục địa khúc khuỷu với thềm lục địa hẹp.

C. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòm xen kẽ lẫn nhau.

D. Mở rộng ra biển và các bãi triều thấp phẳng.

Đáp án chính xác
Xem lời giải

Câu 3 trang 50, SGK Địa lí 12.

Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây. Dẫn chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên của vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên.

a. Khái quát sự phân hóa Đông – Tây của thiên nhiên nước ta: Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành ba dải rõ rệt.

* Vùng biển và thềm lục địa:

- Diện tích lớn gấp ba lần đất liền.

- Thềm lục địa phía Bắc và Nam đáy nông, mở rộng, có nhiều đảo ven bở. Thềm lục địa DH Nam Trung Bộ đáy sâu, bãi biển hẹp và có nhiều vũng vịnh.

- Thiên nhiên phóng phú và đa dạng.

* Vùng đồng bằng ven biển:

+ Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng nông, đồi núi lùi sâu vào đất liền
+ Đồng bằng ven biển miền Trung hẹp ngang và bị chia cắt, bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp; các dạng địa hình cồn cát, đầm phá, vũng vịnh phổ biến…

* Vùng đồi núi:Phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa và hướng địa hình.

- Vùng núi Đông Bắc: Cảnh quan nhiệt đới gió mùa do hướng núi hình vòng cung, hút gió đông bắc tạo nên một màu đông lạnh đến sớm.

- Vùng núi Tây Bắc: Cảnh quan phân hóa:

+ Vùng núi Hoàng Liên Sơn cảnh quan giống vùng ôn đới do núi cao, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
+ Vùng núi thấp phía nam cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Vùng Trường Sơn Đông [DH miền Trung]:

+ Mùa hạ chịu hiệu ứng phơn nên khô nóng.
+ Mùa đông phần phía Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc suy yếu.
+ Mưa vào thu đông, chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới.

- Vùng Trường Sơn Tây [Tây Nguyên]: Mưa vào mùa hạ. Có một mùa khô sâu sắc.

b.Dẫn chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên của vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên:

Độ nông - sâu, rộng –hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kề bên và có sự thay đổi theo từng đoạn bờ biển, cụ thể:

- Nơi đồi núi lùi xa vào đất liền thì đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông như đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.

- Nơi núi đồi ăn lan sát ra biển thì đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu như dải đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ.

Bài 2 trang 134 SGK Địa lý 4

Đề bài

Nêu đặc điểm thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ theo gợi ý sau :

Lời giải chi tiết

Đặc điểm thiên nhiên

Đồng bằng Bắc Bộ

Đồng bằng Nam Bộ

Địa hình

Khá bằng phẳng, đang tiếp tục mở rộng ra biển

Đây là đồng bằng lớn nhất cả nước, có diện tích lớn gấp hơn ba lần đồng bằng Bắc Bộ. Phần Tây Nam Bộ có nhiều vùng trũng dễ ngập nước như Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau.

Sông ngòi

- Mùa hạ mưa nhiều, nước các song dâng cao thường gây ngập lụt ở đồng bằng.

- Nhân dân còn đào nhiều kênh, mương để tưới, tiêu nước cho đồng ruộng

Đồng bằng có mạng lưới sông ngòi,kênh rạch chằng chịt.

Người dân nơi đây không đắp đê ven sông để ngăn lũ như ở đồng bằng Bắc Bộ. Qua mùa lũ, đồng bằng được bồi thêm một lớp phù sa màu mỡ.

Những tháng còn lại là mùa khô, mực nước sông hạ thấp. Vào mùa này, đồng bằng rất thiếu nước ngọt.

Đất đai

Hệ thống đê làm cho phần lớn diện tích đất không được bồi đắp them phù sa hằng năm và tạo nên nhiều vùng đất trũng.

Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn có nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.

Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh

Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, hai mùa mưa khô rõ rệt.

Loigiaihay.com

  • Hãy đọc các câu sau và cho biết câu nào đúng, câu nào sai? Vì sao?

    Hãy đọc các câu sau và cho biết câu nào đúng, câu nào sai?

Video liên quan

Chủ Đề