Tại sao phụ nữ có thai dễ bị táo bón

“Mang thai có bị táo bón không?” – đây là câu hỏi mà chúng tôi nhận được khá nhiều từ các mẹ bầu. Vậy nên ở bài viết lần này chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này một cách chi tiết cho những ai còn thắc mắc nhé.

Mang thai có bị táo bón không? [Ảnh minh họa]

Câu trả lời là . Có tới 40% các mẹ sẽ bị táo bón khi mang bầu. Người ta còn gọi táo bón khi mang bầu là táo bón thai kì, hiện tượng này được định nghĩa lâm sàng là khi mẹ bầu có 2 trong số những triệu chứng sau đây trong ít nhất 3 tháng:

  • Đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần
  • Phân cứng và khô
  • Khi đi tiêu cảm giác bị tắc nghẽn ở vùng hậu môn [do khối phân cứng]
  • Cảm giác đi tiêu không trọn vẹn
  • Cảm thấy áp lực, căng thẳng khi đi tiêu

Ảnh hưởng của táo bón đến mẹ và bé

Táo bón không chỉ gây ra những ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, làm mẹ bầu cảm thấy khó chịu mà còn có thể gây ra những ảnh hưởng liên quan đến sức khỏe của mẹ cũng như của thai nhi.

Đối với mẹ. Táo bón lâu ngày [bà bầu bị táo bón nặng] có thể dẫn tới những hậu quả và biến chứng như:

  • Đi ngoài ra máu
  • Nứt kẽ hậu môn
  • Đau bụng vùng tiểu khung
  • Tắc ruột do khối “ u phân”
  • Thay đổi tâm lý, khó chịu
  • Sợ đi ngoài
  • Trĩ nội, trĩ ngoại
  • Suy kiệt – nhiễm độc mạn
  • Tăng nguy cơ ung thư hậu môn – trực tràng

Đối với bé, do mẹ bị táo bón dẫn đến phân tích tụ lâu ngày trong cơ thể, các chất độc hại có trong phân có thể hấp thu ngược lại cơ thể, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bị táo bón cũng làm cho các mẹ bầu chán ăn, hấp thu dinh dưỡng kém, làm cho thai nhi không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, khi sinh ra sẽ thấp bé, thiếu cân, vv.

Chưa kể đến việc khi bị táo bón, mẹ bầu thường dùng sức để rặn mỗi khi đi đại tiện, điều này làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.

Tại sao phụ nữ lại dễ bị táo bón khi mang bầu?

  • Do nội tiết tố progesterone. Thời gian mang bầu, progesterone trong cơ thể người mẹ sẽ tăng lên. Sự gia tăng này làm chùng giãn cơ ruột khiến nhu động ruột giảm đi. Dẫn đến việc tiêu hóa chậm, chất thải và các chất cặn bã bị chậm đẩy ra ngoài, dẫn tới táo bón.
  • Do sử dụng thuốc bổ khi mang thai. Một số mẹ bầu gặp triệu chứng táo bón hoặc triệu chứng táo bón nặng hơn khi bổ sung sắt, canxi, các loại thuốc vitamin tổng hợp, vv.
  • Do ít vận động. Trong quá trình mang thai, nhiều mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi nên nằm nghỉ nhiều và ít vận động động cơ thể. Điều này khiến hệ tiêu hóa hoạt động trì trệ hơn, gia tăng nguy cơ bị táo bón.
  • Quá trình phát triển của thai nhi. Thai nhi phát triển và lớn lên từng ngày tạo áp lực đến vùng chậu, kết hợp với các cơ sàn chậu giãn, ruột và trực tràng bị nén lại, sẽ làm cho táo bón xảy ra dễ dàng hơn.
  • Nguyên nhân tâm lý. Căng thẳng, stress hay nóng giận sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, từ đó làm tăng nguy cơ dẫn đến việc mang thai bị táo bón.

Phòng ngừa táo bón khi mang bầu

Để phòng ngừa táo bón khi mang bầu, các mẹ cần thay đổi chế độ ăn cùng với thay đổi lối sống tích cực hơn.

  • Uống nhiều nước. Việc uống nước sẽ làm phân trở nên mềm hơn, giảm nguy cơ mắc táo bón ở mẹ bầu. Mỗi ngày, các mẹ nên uống 3 lít nước, bởi phụ nữ mang thai cần uống nhiều nước hơn người thường.
  • Ăn nhiều xơ. Chất xơ có nhiều trong rau tươi, trái cây, bánh mỳ đen và các loại ngũ cốc nguyên hạt. Mỗi ngày các mẹ không nên ăn quá 25 gam chất xơ. Cũng cần lưu ý rằng, nếu bạn vốn không ăn nhiều rau xanh thì nên tăng lượng một cách từ từ, tránh cho việc bị đầy hơi, trướng bụng.
  • Ăn các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa. Đó là các thực phẩm có chứa probiotic, tiêu biểu nhất chính là sữa chua.
  • Chia nhỏ bữa ăn. Các mẹ có thể chia 3 bữa lớn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh việc ăn quá no, gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
  • Vận động. Mỗi ngày mẹ bầu nên vận động ít nhất 15 phút. Có thể là đi bộ, bơi, tập yoga hay các bài thể dục dành cho bà bầu. Việc này không chỉ giúp ngừa táo bón mà còn tăng cường sức khỏe rất tốt.
  • Sử dụng Isilax Mamma. Nếu có điều kiện, mẹ bầu nên sử dụng thêm Isilax Mamma, đây là 1 sản phẩm được nhập khẩu từ Ý với thành phần thảo dược 100%. Sản phẩm có công dụng giúp phòng chống và hỗ trợ điều trị táo bón cho bà bầu, bổ sung chất xơ tự nhiên, điều hòa nhu động ruột và giúp hệ tiêu hóa của mẹ khỏe mạnh. Vì chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên với các khâu chọn lọc và kiểm soát sinh học chặt chẽ cùng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt tại châu Âu nên Isilax Mamma rất phù hợp với những đối tượng yêu cầu chế phẩm có độ an toàn cao như phụ nữ mang thai và cho con bú. Vậy nên các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm này.

Như vậy, qua bài viết này chúng tôi đã giải đáp cho các bạn thắc mắc: “Mang thai có bị táo bón không?” Việc chuẩn bị các kiến thức trước, trong và sau khi sinh là việc làm cần thiết để mang lại những điều kiện tốt nhất cho cả mẹ và bẹ. Mọi thông tin chi tiết về vấn đề táo bón thai kì cũng như sản phẩm Isilax Mamma, các mẹ có thể liên hệ với chúng tôi để được chuyên gia tư vấn giải đáp cụ thể hơn.

Táo bón ở bà bầu là nỗi ám ảnh với không ít phụ nữ khi mang thai. Liệu tình trạng này có đáng lo ngại? Nguyên nhân và cách điều trị an toàn là gì? Hãy tìm hiểu trong bài viết sau.

“Tôi đang mang thai ở tháng thứ 7. Thời gian gần đây, tôi bị táo bón, mỗi lần đại tiện rất khổ sở. Xin chuyên gia cho biết táo bón ở bà bầu có nguy hiểm không và cách điều trị thế nào để không ảnh hưởng tới em bé trong bụng. Xin cảm ơn chuyên gia!” [Nguyễn Vân Anh, 26 tuổi, ở Thành phố Hạ Long – Tỉnh Quảng Ninh]

Để trả lời cho thắc mắc của bạn Vân Anh cũng như nhiều bà bầu gặp phải tình trạng này, TTƯT, Ths.Bs. Nguyễn Thị Hằng [Bệnh viện Tuệ Tĩnh – Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam] sẽ đưa ra những thông tin chi tiết dưới đây.

Táo bón là trạng thái đi tiêu phân khô cứng, buồn mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi lâu hoặc nhiều ngày mới đi một lần và thường ít hơn 3 lần/tuần. Biểu hiện táo bón ở bà bầu còn có thể bao gồm đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, chán ăn.

Bất kỳ ai cũng có khả năng bị táo bón nhưng phụ nữ mang thai lại là đối tượng có nguy cơ mắc táo bón cao. Táo bón có thể xuất hiện ở mọi thời điểm trong thai kỳ. Nhưng thường là táo bón ở bà bầu 3 tháng đầu, táo bón ở bà bầu 3 tháng cuối và táo bón ở bà bầu tháng cuối thai kỳ.

Táo bón thai kỳ tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng nó ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống. Trong một số trường hợp nó còn tác động tới thai nhi, thậm chí góp phần gây sảy thai.

Theo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, táo bón khiến phụ nữ mang thai cảm thấy đầy bụng, khó chịu, dẫn đến chán ăn. Từ đó khiến mẹ và bé không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết.

Trong chất thải chứa các chất độc như phenol, amoniac, indol,… Nếu không được tống ra ngoài cơ thể mà tích tụ lâu trong ruột, chúng có thể khiến hấp thụ ngược, gây hại cho thai phụ và thai nhi.

Táo bón khi mang thai kéo dài còn gây áp lực về tâm lý khiến bà bầu bị căng thẳng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

Hơn nữa, việc dùng sức để rặn mỗi lần đi vệ sinh sẽ làm co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai. Do đó, nếu được hỏi bà bầu bị táo bón có nên rặn không thì câu trả lời là bà bầu không nên gắng sức rặn.

Táo bón kéo dài còn có thể dẫn đến bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm đại tràng, sa trực tràng, thậm chí là ung thư đại tràng.

Táo bón ở bà bầu có nguy hiểm không

: Táo bón – Nguyên nhân, triệu chứng và uống gì khỏi bệnh

Khi mang thai, cơ thể của phụ nữ có sự gia tăng hormone progesterol với tác dụng giãn cơ bắp. Hormone này lại làm chậm quá trình di chuyển của phân trong ruột. Thời gian ở trong ruột càng lâu phân càng bị mất nước nhiều hơn. Điều này khiến phân cứng hơn và khó đi qua hậu môn.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu thường bị nôn nghén, gây mất nước. Để bù đắp lượng nước thiếu hụt, ruột sẽ tái hấp thụ nước từ phân khiến phân trở nên khô hơn gây táo bón ở bà bầu 3 tháng đầu.

Nôn nghén gây mất nước

Thai nhi phát triển khiến tử cung lớn dần chiếm không gian trong ổ bụng, chèn ép đường tiêu hóa, gây áp lực lên ruột. Từ đó, quá trình tiêu hóa diễn ra khó khăn hơn, tăng khả năng bị táo bón. Đặc biệt là táo bón ở bà bầu 3 tháng cuối.

Thai nhi phát triển chèn ép đường tiêu hóa

Tâm lý của phụ nữ mang thai là luôn muốn ăn thật nhiều để có chất dinh dưỡng nuôi thai nhi. Tuy nhiên việc ăn uống quá đà sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc quá tải, cơ thể không kịp hấp thụ dẫn đến táo bón.

Bên cạnh đó, thực đơn thiếu chất xơ, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, đồ chiên xào cũng làm gia tăng khả năng bị táo bón khi mang thai.

Trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng cuối, tình trạng đi tiểu nhiều, nhất là vào ban đêm vô tình gây cho mẹ bầu tâm lý ngại uống nước. Việc làm này dễ dẫn đến tình trạng mất nước. Từ đó, tạo điều kiện cho bệnh táo bón xuất hiện.

Do sự phát triển của thai nhi cùng sự gia tăng của trọng lượng cơ thể, mẹ bầu thường có xu hướng ngại vận động. Điều này khiến nhu động ruột hoạt động chậm lại, gây táo bón.

Việc bổ sung canxi và sắt là điều cần thiết trong quá trình mang thai. Nhưng nếu bổ sung quá nhiều hai yếu tố vi lượng này sẽ dẫn đến táo bón.

Bổ sung quá nhiều canxi và sắt sẽ dẫn đến táo bón thai kỳ

Phụ nữ mang thai bị táo bón còn có thể là hệ quả của tiểu đường thai kỳ, bệnh nhược tuyến giáp, đã hoặc đang lạm dụng thuốc nhuận tràng.

Táo bón không phải là một tình trạng gây nguy hiểm, phụ nữ có thai hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà nếu biểu hiện nhẹ. Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón kéo dài, đau bụng táo bón ở bà bầu trở nên dữ dội, phân rắn lẫn máu, bà bầu nên tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Khi các triệu chứng táo bón trở nên nghiêm trọng, mẹ bầu cần lập tức đi gặp bác sỹ

Điều trị táo bón cho bà bầu cần hết sức lưu ý để vừa giảm các triệu chứng, vừa không làm ảnh hưởng tới thai nhi. Những cách chữa táo bón cho bà bầu phải  lành tính, an toàn, dễ thực hiện.

Tập thói quen đi đại tiện vào buổi sáng hàng ngày. Hãy đặt chân lên một chiếc ghế vì tư thế giống ngồi xổm này sẽ giúp phân di chuyển dễ dàng hơn. Đồng thời, bà bầu có thể massage khu vực giữa âm hộ và vùng chậu khi đang đi vệ sinh.

Bà bầu táo bón phải làm sao? Lời giải cho vấn đề này là bà bầu có thể áp dụng các mẹo trị táo bón đơn giản, dễ dàng thực hiện tại nhà.

Trà bồ công anh giúp tăng cường nhu động ruột, kích thích gan tiết nhiều dịch mật hơn, tạo thuận lợi trong tiêu hóa. Loại trà này còn cung cấp nước, lợi tiểu, giảm cảm giác khó chịu do đầy hơi.

Đối với tình trạng táo bón thai kỳ ở dạng nhẹ, bà bầu có thể uống trà bồ công anh ngay sau mỗi bữa ăn.

Trà bồ công anh giúp tăng cường nhu động ruột, kích thích gan tiết nhiều dịch mật hơn

Uống một ly trà hoa cúc sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ là cách chữa táo bón an toàn cho bà bầu. Tinh chất trong loại trà này giúp kích thích hệ tiêu hóa, giảm căng thẳng.

Uống một ly trà hoa cúc sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ

Một trong những cách chữa táo bón cho bà bầu nhanh nhất là sử dụng kết hợp giữa mật ong và mè đen. Mật ong giúp tăng cường đề kháng, bôi trơn đường ruột. Mè đen giàu chất xơ, nhuận tràng.

Chuẩn bị: 50g mè đen, 30ml mật ong.

Cách thực hiện:

– Rang chín mè đen.

– Trộn mè đen đã rang với mật ong rồi chia làm 2 lần ăn trong ngày.

– Dùng liên tục trong 3 ngày.

Sử dụng mật ong và mè đen trị táo bón cho bà bầu

Để cải thiện các biểu hiện táo bón ở bà bầu hãy dùng dầu dừa. Bà bầu có thể sử dụng dầu dừa để trộn salad hay pha với nước ấm để uống.

Các loại axit béo chuỗi trung bình trong dầu dừa sẽ cung cấp nhanh năng lượng cho các tế bào ở đường ruột. Từ đó kích thích ruột trao đổi chất, làm mềm phân. Hơn nữa, dầu dừa khi vào đường ruột sẽ giúp bôi trơn, giảm ma sát trong quá trình đại tiện.

Để cải thiện các biểu hiện táo bón, bà bầu có thể dùng dầu dừa

Quả sung chính là lời giải cho táo bón ở bà bầu phải làm sao. Với hàm lượng chất xơ dồi dào, sung từ lâu đã trở thành vị thuốc nhuận tràng hiệu quả.

Chuẩn bị: 10g sung tươi, 1 đoạn ruột già của lợn.

Cách thực hiện:

– Sung rửa sạch với nước muối, bổ đôi và hầm chung với ruột lợn đã sơ chế sạch.

– Nêm nếm gia vị vừa ăn.

Quả sung có hàm lượng chất xơ dồi dào

Nếu táo bón là do uống bổ sung sắt và canxi, bạn hãy trao đổi với bác sĩ để đổi sang loại khác hoặc thay đổi liều lượng.

Song song với đó bạn có thể dùng thêm viên uống bổ sung magie dưới sự hướng dẫn của bác sỹ. Bởi magie sẽ giúp làm mềm phân. Tuy nhiên nên lưu ý nếu bổ sung quá nhiều viên uống magie có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy. Các chuyên gia khuyến cáo, bà bầu cần 350mg magie mỗi ngày [bao gồm trong cả viên uống bổ sung và thông qua thực phẩm như: bơ, chuối, hạt chia,…]

Nếu việc áp dụng các cách trên không cải thiện tình trạng táo bón hoặc bà bầu bị táo bón nặng thì bác sĩ có thể chỉ định sử dụng dung dịch thụt tháo, nhét hậu môn, dầu bôi trơn.

Trong trường hợp bất khả kháng, bác sỹ sẽ kê thuốc nhuận tràng an toàn dành riêng cho bà bầu. Đây không phải là loại thuốc nhuận tràng mà mọi người vẫn hay dùng bởi bà bầu được khuyến cáo là không nên sử dụng thuốc nhuận tràng thông thường.

Vậy bà bầu bị táo bón nên uống thuốc gì? Đây là những loại thuốc bác sỹ có thể kê đơn tùy vào từng trường hợp cụ thể:

– Thuốc Psyllium: thuốc trị táo bón tạo khối chứa chất xơ.

– Thuốc Fybogel: Đây là thức uống giàu chất xơ, phát huy tác dụng sau vài ngày uống.

– Thuốc Senna: Loại thuốc này được sử dụng ngắn hạn để điều trị táo bón bởi nó có thể gây tiêu chảy và đau bụng. Nó là thuốc nhuận tràng tự nhiên, được làm từ lá và quả của cây senna. Mất khoảng 8 giờ để thuốc phát huy tác dụng.

– Thuốc Glycerol: Thuốc chỉ mất 20 phút để phát huy tác dụng.

Lưu ý, phụ nữ có thai tuyệt đối không được tự uống thuốc mà không tham vấn bác sỹ.

Lý tưởng nhất là bà bầu hãy phòng tránh táo bón bằng việc tạo lập cho mình chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học.

– Uống từ 8 – 10 ly nước mỗi ngày. Đặc biệt, bà bầu nên uống một cốc nước ấm vào buổi sáng sau khi thức dậy.

– Bổ sung từ 25 – 30g chất xơ mỗi ngày. Các thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao là: ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau xanh, táo, nho, lê, dâu tây…

– “Loại bỏ” các loại thực phẩm làm tình trạng táo bón thêm trầm trọng. Cụ thể là: đồ chiên rán, mít, nhãn,…

– Tích cực vận động vừa sức, tập  yoga dành cho bà bầu, đi bộ hoặc bơi

Bà bầu nên uống từ 8 – 10 ly nước mỗi ngày

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp được thắc mắc của bạn Nguyễn Vân Anh. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào, bạn có thể chat trực tiếp với bác sỹ hoặc gọi tới hotline 0865 344 349 để được tư vấn. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!

Chat với bác sĩ ngay

XEM THÊM:

[**] Thời gian phát huy hiệu quả khi sử dụng sản phẩm tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người

Video liên quan

Chủ Đề