Tại sao răng lại bị ê buốt

Nếu bạn đang phải hạn chế các thực phẩm lạnh hoặc đồ uống nóng vì ê buốt răng, có thể đã đến lúc bạn phải giải quyết triệt để tình trạng đau buốt này. Vậy nguyên nhân gây ê buốt răng là gì? Nguyên nhân có thể là bất kỳ các vấn đề liên quan đến tình trạng răng miệng, hãy liên hệ với nha sĩ để chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Nguyên nhân gây ra tình trạng răng ê buốt?

Răng ê buốt có thể do các lớp bảo vệ răng của bạn bị mài mòn. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ [ADA],phần thân răng hoặc vùng răng phía trên đường viền nướu của bạn, được bao phủ bởi một lớp men bảo vệ. Các chân răng bên dưới đường viền nướu được bảo vệ bằng một vật liệu gọi là lớp cement. Bên dưới men răng và lớp cement bảo vệ là lớp ngà, dễ bị phá vỡ hơn lớp cement bảo vệ. Ngà răng chứa các ống siêu nhỏ gọi là ống ngà. Khi men răng hoặc lớp ngà quanh chân răng bị mài mòn hoặc tổn thương, thì các ống ngà sẽ bị lộ ra ngoài. Khi hiện tượng tụt nướu và và lớp ngà răng bị loại bỏ, các chất dịch trong ống ngà sẽ chuyển động nhanh dưới tác động của nóng và lạnh, tạo ra sự thay đổi áp suất bên trong ống ngà làm hoạt hóa những sợi thần kinh trong răng tạo ra cảm giác ê buốt và đau.

Nguyên nhân gây ra tình trạng răng ê buốt?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra ê buốt răng. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Mài mòn men răng do sử dụng bàn chải cứng và thói quen chải răng quá mạnh.
  • Hiện tượng mài mòn răng do thực phẩm và đồ uống có tính axit cao.
  • Sâu răng, miếng trám bị mòn, rò rỉ và răng bị vỡ làm lộ lớp ngà răng ra bên ngoài.
  • Hiện tượng tụt nướu khiến bề mặt chân răng lộ ra ngoài.
  • Nghiến răng khi ngủ.
  • Nhạy cảm sau điều trị nha khoa cũng khá phổ biến nhưng chỉ là hiện tượng tạm thời, đặc biệt là với các thủ thuật mão răng, trám răng và tẩy trắng răng.

Răng ê buốt với từng độ tuổi

Răng ê buốt có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây của Tạp chí khoa học Jornal of Conservative Dentistry cho thấy người lớn từ 20 đến 50 tuổi có nhiều khả năng ê buốt nhất với con số tăng vọt về hiện tượng quá cảm ngà răng ở bệnh nhân từ 30 đến 40 tuổi. Mặc dù chưa rõ lý do chính xác của hiện tượng này, tuy nhiên nó có thể liên quan đến thực tế là cấu trúc vật lý của răng thay đổi theo độ tuổi. Tuy nhiên, những người lớn tuổi thường bị tụt nướu, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng răng ê buốt. Đôi khi, vấn đề chính là do men răng bị mài mòn theo thời gian.

Cách điều trị răng ê buốt?

Điều trị tại bệnh viện

Do các bệnh răng miệng nghiêm trọng thường sẽ khiến răng cực kỳ nhạy cảm, vì vậy đến gặp nha sĩ để được điều trị tận gốc là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Giải pháp chữa trị tình trạng này có thể liên quan tới thủ thuật mão răng, lớp trám inlay, hoặc trám bonding, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Nếu gặp tình huống viêm nướu đã chuyển sang giai đoạn mãn tính hoặc giai đoạn nặng, bạn cũng cần phải điều trị càng sớm càng tốt. Nha sĩ có thể giúp bạn với một kế hoạch điều trị phù hợp.

Nếu bạn bị mất mô nướu ở chân răng, nha sĩ có thể đề nghị phẫu thuật ghép nướu để che phủ phần chân răng giúp chúng được bảo vệ khỏi tổn hại. Nếu tình trạng ê buốt kéo dài và dần chuyển biến nặng, nha sĩ sẽ chụp X-quang để xác định xem có cần áp dụng phương pháp lấy tủy răng hay không, phương pháp mà theo Hiệp hội Nội nha Hoa Kỳ [AAE], là loại bỏ hoàn toàn dây thần kinh.

Điều trị tại nhà

Nếu tình trạng ê buốt răng không quá nặng, bạn có thể điều trị bằng một số thủ thuật đơn giản tại nhà. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi sử dụng kem đánh răng chống ê buốt răng giúp bảo vệ bề mặt răng. Nha sĩ có thể đề nghị điều trị bằng Gel Fluoride giúp củng cố men răng hiện tại, làm giảm cảm giác được truyền đến dây thần kinh.

Tuy nhiên, cách điều trị tốt nhất cho chứng ê buốt răng là phòng ngừa từ sớm. Bạn sẽ không thể lấy lại được men răng khỏe mạnh khi chúng đã bị mài mòn. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách có thể ngăn ngừa răng ê buốt. Nó sẽ giúp củng cố sức khỏe cho răng và nướu bất kể hiện tượng ê buốt nghiêm trọng tới đâu. Lưu ý không đánh răng quá mạnh vì có thể làm mòn dần men răng. Hãy thử sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng giúp giảm ê buốt răng để bảo vệ men răng hiệu quả.

Hãy trao đổi với nha sĩ nếu bạn đang bị ê buốt răng ở lần tái khám tiếp theo. Họ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác và gợi ý những phương án điều trị giúp bạn lấy lại nụ cười đầy tự tin.

Răng hàm bị ê buốt là một vấn đề răng miệng thường gặp. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra hiện tượng ê buốt răng hàm và biện pháp khắc phục.

1. Nguyên nhân khiến răng hàm bị ê buốt

Ê buốt răng hàm là hiện tượng các răng 06, 07, 08 bị đau buốt khi gặp phải các kích thích từ bên ngoài như nhiệt độ [nóng lạnh], thức ăn [chua, ngọt]. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, thường gặp nhất là:

✦ Mòn răng: Men răng là một lớp vật chất cứng, bao bọc bên ngoài ngà răng và tủy răng. Mòn răng là hiện tượng men răng bị mài mòn do ma sát hoặc hóa chất. Răng bị mòn sẽ nhạy cảm hơn bình thường, gây ê buốt răng.

✦ Sâu răng: Sâu răng là một bệnh lý răng miệng liên quan đế sự phá hủy cấu trúc răng, bắt đầu từ men răng, sau đó lan rộng vào ngà răng và tủy răng. Ê buốt răng chính là dấu hiệu nhận biết sâu răng đã chạm đến ngà răng, thậm chí là tủy răng.

Nguyên nhân cơ bản gây ê buốt răng hàm

✦ Viêm tủy: Ở các răng khỏe mạnh, tủy răng được bao bọc bởi men răng và ngà răng. Khi cấu trúc này bị phá vỡ [do chấn thương, bệnh lý…], vi khuẩn và các tác nhân gây hại sẽ tấn công vào tủy răng, gây viêm nhiễm. Răng bị viêm tủy có thể bị đau buốt dữ dội ngay cả khi không bị kích thích bởi ngoại lực.

✦ Chấn thương: Răng hàm chịu áp lực rất lớn từ hoạt động ăn nhai của hàm vì thế chúng rất dễ bị chấn thương như mẻ, vỡ, gãy… Việc mất một phần mô răng có thể làm cho ngà răng và tủy răng bị lộ ra ngoài gây ê buốt.

✦ Viêm nướu: Viêm lợi là bệnh lý răng miệng liên quan mật thiết đến sự tích tụ các mảng bám trên răng. Vi khuẩn có trong các mảng bám và độc tố mà chúng tiết ra có thể làm cho nướu răng bị kích ứng, sưng đỏ và viêm nhiễm. Từ đó, làm răng trở nên nhạy cảm hơn bình thường.

✦ Điều trị nha khoa không đúng kỹ thuật: Bên cạnh đó, bạn còn có thể bị đau buốt răng hàm do thao tác cạo vôi răng hoặc tẩy trắng răng không đảm bảo.

2. Ê buốt răng hàm ảnh hưởng như thế nào?

Tùy vào mức độ răng hàm bị ê buốt mà sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt hằng ngày. Răng hàm là nhóm răng giữ chức năng ăn nhai chính, trường hợp thường xuyên bị ê buốt sẽ khiến người bệnh không thoải mái trong quá trình ăn uống, không thể thưởng thức những món ăn yêu thích.

Nghiêm trọng hơn, nếu cơn ê buốt kéo dài, có thể làm tăng nguy cơ biếng ăn. Nhiều trường hợp còn khó có thể đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Điều này khiến cơ thể bị suy nhược, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.

Răng ê buốt làm tăng nguy cơ biếng ăn

Ngoài ra, nếu ê buốt răng hàm xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý như sâu răng, viêm nướu nhưng không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là mất răng.

3. Biện pháp khắc phục khi răng hàm bị ê buốt

a] Trường hợp răng hàm bị ê buốt nhẹ

Nếu răng hàm bị ê buốt nhẹ, bạn có thể xoa dịu các triệu chứng bằng cách điều chỉnh lại chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng hằng ngày:

– Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày bằng kem đánh răng có chứa flour.

– Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải mềm, tránh sử dụng lực quá mạnh.

– Kết hợp đánh răng với sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch các mảng bám.

– Nên đánh răng ngay sau khi ăn các loại thực phẩm ngọt.

– Không nên đánh răng ngay sau khi các loại thực phẩm có tính acid cao như cam, chanh, nước ngọt có gas… Nên súc miệng hoặc uống nước lọc để giảm lượng acid còn lưu lại trên răng.

– Bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như bơ, sữa, bông cải xanh, hải sản… vào chế độ ăn hằng ngày để giúp cho răng luôn chắc khỏe.

– Hạn chế ăn các thực phẩm có hàm lượng đường hoặc tính acid cao như nước ngọt có gas, bánh kẹo…

– Hạn chế uống cà phê, bia rượu và sử dụng các chất kích thích.

– Không dùng răng để cắn các vật cứng.

b] Trường hợp răng hàm bị ê buốt nặng

Cách duy nhất để điều trị dứt điểm hiện tượng ê buốt răng là áp dụng các biện pháp điều trị chuyên khoa.

– Nếu răng hàm bị ê buốt do chấn thương hoặc mòn răng, tùy vào số lượng các mô răng bị mất, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phục hình phù hợp, có thể là trám răng hoặc bọc răng sứ.

✓ Trám răng: Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch vùng răng bị ảnh hưởng và lắp đầy các khoảng trống trên bề mặt răng bằng vật liệu trám răng chuyên dụng, thường là Composite.

Trám răng sâu

✓ Bọc răng sứ: Bác sĩ sẽ mài đi một bộ phận men răng bên ngoài các răng cần điều trị. Sau đó, lắp cố định mão răng sứ được chế tạo đúng theo các kích thước cung hàm của bệnh nhân lên trên.

Bọc sứ cho răng sâu

– Trường hợp răng hàm bị ê buốt do bệnh lý như sâu răng, viêm tủy, viêm nướu… bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật điều trị phù hợp. Nếu cần thiết sẽ áp dụng các kỹ thuật điều trị phục hồi [trám răng, bọc răng sứ] để tái tạo lại hình dáng răng. Các kỹ thuật thường được chỉ định bao gồm:

✓ Cạo vôi răng: Kỹ thuật này được chỉ định trong hầu hết các tình huống điều trị ê buốt răng. Bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng loại bỏ hoàn toàn các mảng bám và cao răng bám trên bề mặt răng, cả trên và dưới nướu.

Quá trình cạo vôi răng tại Nha khoa Đông Nam:

– Trường hợp bệnh viêm nướu đã tiến triển thành viêm nha chu, bác sĩ có thể phải kết hợp thêm các kỹ thuật nạo mủ, rạch abcess răng, đánh bóng mặt răng và xử lý mặt gốc răng… mới có thể điều trị dứt điểm được bệnh.

✓ Điều trị nội nha: Kỹ thuật này thường được chỉ định cho các răng bị sâu, ảnh hưởng đến tủy. Bác sĩ sẽ loại bỏ hoàn hoàn tủy răng bằng các dụng cụ chuyên khoa. Sau đó, bọc răng sứ để bảo tồn răng.

Mô phỏng điều trị tủy răng

✓ Nhổ răng: Kỹ thuật này được xem là phương án cuối cùng, chỉ được chỉ định khi răng bị tổn thương quá nặng và không thể bảo tồn được nữa.

Hy vọng, qua những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng răng hàm bị ê buốt.

Để biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị răng hàm bị ê buốt, bạn vui lòng đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ thăm khám và tư vấn trực tiếp.

Xem thêm:

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu. 1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.

➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM


➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM 2. Các chứng nhận đạt được:- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất - Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo - Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm. 3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.

4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

Thẻ:Các vấn đề về răng, Răng ê buốt

Video liên quan

Chủ Đề