Tại sao suy tim gây ho

Suy tim là gì?

Mặc dù dó nghe có vẻ chung chung và phức tạp- nhưng suy tim không có nghĩa là tim ngừng hoạt động [tình trạng tim ngừng hoạt động còn gọi là cơn ngừng tim]. Suy tim được đặc trưng bằng sự giảm khả năng bơm máu của tim. Khi đó tim không thực hiện công việc bơm máu hiệu quả và còn để lại hậu quả là tình trạng tắc nghẽn ở phổi gây nên khó thở. Do ho là cách cơ thể làm sạch đường thở nên thông thường ho luôn được coi là triệu chứng nổi bật của suy tim. 

Suy tim hầu hết diễn ra ở những người trên 65 tuổi, và hậu quả là có hơn 1 triệu người Mỹ nhập viện vì suy tim mỗi năm. Suy tim có nhiều nguyên nhân, có thể do cao huyết áp, cơn đau tim từ trước hoặc những loại bệnh tim khác-ngoài tắc nghẽn phổi- thường được đặc trung bằng tình trạng phù ở chân, bụng.

Giải thích cơn ho do suy tim

Ho do suy tim có thể có nhiều dạng. Ho ra đờm loãng, ho ra đờm kèm theo bọt hồng và máu là tình trạng rất phổ biến. Ho khan, không tiết ra nhiều chất nhầy cũng phổ biến không kém. Bệnh nhân có thể bị thức dậy lúc nửa đêm vì thở ngáp và ho. Và hậu quả là nhiều người phải ngủ ở tư thế nửa nằm nữa ngồi để có thể dễ ngủ hơn.

Ngáy lớn và thở mạnh có thể đi cùng với ho, và bệnh nhân có thể cảm thấy tiếng rít hoặc tiếng khò khè ở trong phổi.

Bên cạnh đó, đôi khi, ho cũng do tác dụng phụ của một nhóm thuốc thường được kê trong bệnh suy tim là thuốc ức chế men chuyển angiotensin [ACE].

Cần chú ý rằng, những thuốc này cũng được sử dụng để điều trị cao huyết áp và những tình trạng tim mạch khác. Thuốc chẹn ACE hoạt động bằng cách làm giãn các động mạch, làm máu chảy dễ dàng và giảm gánh nặng cho tim. Nhóm thuốc này cũng có tác dụng lợi tiểu, giảm lượng dịch gây phù và sung huyết. Và 1 hậu quả trên 1 số bệnh nhân nào đó là gây nên cơn ho.

Kiểm soát cơn ho

Nhiều bệnh nhân sử dụng thuốc chẹn ACE bị ho khan và sẽ phải dừng thuốc. Trong những năm 2000, các nhà khoa học thấy rằng sử dụng thuốc bổ sung sắt có thể làm nhẹ cơn ho do ảnh hưởng của thuốc vì hạn chế tác dụng của nitric oxit gây kích ứng đường hô hấp trong phổi.

Một lựa chọn khác để giải quyết cơn ho do thuốc chẹn ACE là đổi sang thuốc chẹn thụ cảm thể angiotensin II ARB có nhiều ưu điểm như thuốc chẹn ACE, nhưng ARB không gây ho. Nếu bạn muốn đổi thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ nhé.

Tại sao suy tim trái lại khó thở về đêm là thắc mắc của rất nhiều người đang mắc bệnh suy tim hiện nay. Suy tim là căn bệnh nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao. Khi mà phần bên trái của tim bị yếu đi sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Cùng tìm hiểu triệu chứng khó thở về đêm với người bệnh suy tim trái qua nội dung dưới đây.

Suy tim là tình trạng mà trái tim không đảm bảo được sự cung cấp đủ máu cho cơ thể. Suy tim nào đi nữa đều sẽ dẫn đến sự rối loạn chuyển hóa trong tế bào cơ tim.

Phân loại suy tim người ta chia ra thành suy tim phải, suy tim trái và suy tim toàn bộ. Mỗi loại suy tim đều sẽ có cơ chế bệnh khác nhau.


Hình ảnh về suy tim trái

► Những nguyên nhân nào gây nên tình trạng suy tim trái

- Những yếu tố nào gây cản trở tới quá trình bơm máu của tim đều là nguyên nhân gây suy tim trái. - Tăng gánh nặng bên tâm thất trái. Tim trái bị gặp phải cản trở lớn không bơm máu đi được. Do mạch máu bị hẹp hoặc do người bệnh bị tăng huyết áp. Hoặc do hở van tim, mạch chủ quá nhiều máu. -  Do cơ tim bị tổn thương. Cơ tim bị tổn thương do nhiễm trùng hoặc gặp trong nhồi máu cơ tim, bệnh giãn cơ tim…

Xem thêm: >>> Thuốc điều trị bệnh suy tim tốt nhất hiệu quả nhất hiện nay


 

► Tại sao suy tim trái lại khó thở về đêm ?

Nguyên nhân chính gây ra triệu chứng khó thở là do ứ dịch tại phổi, tim không thể bơm máu đi các cơ quan một cách hiệu quả. Máu dễ bị tích tụ trong tĩnh mạch từ phổi về tim. Khi những tĩnh mạch này đầy máu, áp suất trong lòng mạch tăng khiến máu thấm ngược vào phổi, gây ứ dịch [phù phổi], làm phổi cứng đờ và không thể hoạt động bình thường. Đây là lý do tại sao suy tim lại khó thở. Trong giai đoạn đầu, bạn có thể chỉ thấy khó thở sau khi làm việc nặng hay tập thể dục quá mức. Nhưng nếu suy tim tiến triển, khó thở có thể xuất hiện lúc nghỉ ngơi. Khi ngủ, các dây thần kinh điều khiển nhịp tim và nhịp thở bị kích thích. Khi bạn nằm xuống, máu bị ứ lại tại phổi từ đó gây khó thở. Nước và máu thấm vào phế nang phổi gây ứ dịch cho phổi. Từ đó gây bệnh phù phổi, nặng hơn là phù phổi cấp. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy khó thở do phổi chứa nhiều dịch. Ngoài phù ở phổi gây ứ nước, suy thận cũng góp phần gây tích nước do máu từ tim không vận chuyển đủ đi nuôi thận.

Suy tim diễn ra khi bên trái của tim bị yếu, giảm khả năng hoạt động bơm máu. Tuy nhiên bên phải của tim vẫn hoạt động bơm máu bình thường. Nhưng mà khả năng bơm máu bị giảm, dẫn tới máu bị thấm ngược lại vào phổi do chênh lệch áp suất.


Suy tim trái gây khó thở về đêm

Khó thở do suy tim và do bệnh đường hô hấp có khác nhau không? Khó thở do suy tim ở giai đoạn đầu có thể bị nhầm lẫn với khó thở do bệnh đường hô hấp, điều này có thể làm mất đi cơ hội được chữa trị bệnh sớm. Vì thế, việc nhận biết sự khác biệt này rất có ý nghĩa để rút ngắn khoảng cách chữa trị bệnh. Theo Gs. Phạm Gia Khải - nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, cách để phân biệt khó thở do suy tim và do đường hô hấp như sau:

- Khó thở do suy tim: thường xảy ra khi gắng sức, khó thở khi nằm ngửa, khó thở về đêm. Chủ yếu khó thở vào và khó thở ra. Ngoài khó thở, bạn sẽ kèm theo  mệt mỏi, đau ngực, ho khan, phù chân…

- Khó thở do bệnh hô hấp: Khó thở kèm theo thở rít, ho có đàm, khản tiếng, đau họng, sốt… Nếu mắc hen phế quản chủ yếu là khó thở ra là chính.

► Triệu chứng thường gặp khi suy tim khó thở về đêm

Khó thở là triệu chứng thường gặp nhất khi bị suy tim. Cơ chế khó thở trong suy tim như sau: - Các cơn khó thở sẽ hay diễn ra vào ban đêm. Nó thường được gọi là cơn hen của tim. Nguyên do là do dây thần kinh điều khiển nhịp tim và nhịp thở bị kích thích mạnh khi ngủ. Kết hợp với sự ứ trệ máu tại phổi do bạn nằm, cho nên người bệnh thường kê cao gối khi ngủ. - Mệt mỏi là triệu chứng tiếp theo thường gặp khi bị suy tim. Ngoài việc suy tim lại khó thở, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi gắng sức làm việc. - Nhịp tim đập nhanh, bất thường. - Ho, đau tức ngực, đôi khi ho đờm có lẫn máu.

- Cân nặng tăng lên do bị phù, bị ứ trệ dịch trong cơ thể.

► Biện pháp khắc phục tình trạng khó thở về đêm ở người suy tim

Biến chứng nặng nhất của suy tim trái đó là bị phù phổi cấp. Cơn phù phổi xuất hiện làm bạn bị khó thở, dịch và bọt khí cùng trào ra sẽ làm bạn bị suy hô hấp cấp. Tình trạng này gọi là chết đuối trên cạn, rất nguy hiểm.

Biến chứng tiếp theo đó là suy thận, suy gan, xơ gan. Bởi vì bị suy tim trái khiến cho máu không còn được vận chuyển đủ đi khắp cơ thể. Từ đó gan với thận không có đủ máu cần thiết dẫn tới bị ứ nước và muối khoáng. Từ đó gây nên bệnh phù trên khắp cơ thể.

Để điều trị tốt nhất tình trạng khó thở trong suy tim trái, bạn nên thay đổi cách ăn uống, sinh hoạt khoa học. Cụ thể:

- Về chế độ ăn:

- Cần giảm muối [giảm mặn, không mì chính…] vì ăn nhiều muối sẽ gây giữ nước và phù. Nên tránh mì chính, bột và các đồ chế biến sẵn. Nên lựa chọn các thức ăn có ít muối [lượng muối trung bình khoảng 2 gam/ ngày].

- Hạn chế lượng nước [uống và ăn vào cơ thể] nhất là khi bệnh nặng

- Chú ý đến chế độ ăn giảm cân nếu bị béo phì

- Không uống rượu đặc biệt đối với bệnh nhân suy tim do rượu

- Không hút thuốc lá.


Chế độ ăn uống hợp lí

- Về chế độ sinh hoạt:

- Hoạt động thể lực phải phù hợp, tránh gây quá tải cho tim. Không nên một chỗ vì suy tim làm ứ máu, nếu không vận động sẽ khiến dễ bị tắc mạch hơn.

- Không nên áp dụng những biện pháp thể dục mạnh như đi bộ nhanh, mang vác vật nặng hoặc sinh hoạt tình dục mà thấy hơi khó thở, đau ngực hoặc hoa mắt.

- Theo dõi cân nặng, tăng cân là dấu hiệu sớm cho biết tình trạng ứ nước trong cơ thể, suy tim nặng lên.

- Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về việc dùng thuốc, không tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi liều lượng.

- Nếu có các biểu hiện bất thường hoặc khi các dấu hiệu suy tim nặng lên cần đi khám bác sĩ ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm.

- Tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ trong điều trị bệnh suy tim khó thở về đêm.

- Sử dụng thuốc lợi tiểu để bài trừ bớt nước khỏi cơ thể, giúp giảm nguy cơ bị phù.

 - Phòng và điều trị bệnh suy tim bằng Thực phẩm chức năng Bi-Q10 

Sản phẩm là sự kết tụ mọi yếu tố để hỗ trợ sức khỏe tim mạch, não, gan và thận… Bi-Q10 có thể sử dụng cho mọi đối tượng đặc biệt là người lớn sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống mệt mỏi và tăng sức khỏe cho hệ tim mạch,… có tác dụng giãn mạch, hoạt huyết, tăng cường sức co bóp cơ tim, hạ huyết áp, giảm cholesterol, chống cục máu đông, nhờ đó giúp giảm gánh nặng cho tim, cải thiện các triệu chứng đau ngực, khó thở, mệt mỏi….; đồng thời phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra do suy tim độ 3 gây ra.
 

 ► Tác dụng của Bi-Q10 TPCN Tim Mạch – Huyết Áp 

– Thực phẩm chức năng Bi-Q10 tãng cường sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ tai biến tim mạch và xơ vữa động mạch, điều hòa huyết áp, giúp làm giảm cholesterol trong máu.

– Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim mạch, nâng cao trí lực, dưỡng não.

– Chống lão hóa, tăng cường miễn dịch miễn dịch, tốt cho mạch máu, da và mắt.

– Hỗ trợ điều trị suy tim, thường dùng trong các triệu chứng liên quan đến suy tim có sung huyết nhẹ và vừa.

– Sản phẩm Bi-Q10 giúp tăng cường hô hấp tế bào cơ tim, làm tim khỏe, ngăn cản virut gây viêm tim. Thuc pham chuc nang Q10 làm chậm quá trình phát triển thành bệnh AIDS ở người nhiễm HIV.

– Chỉ định điều trị Sản phẩm bổ tim mạch Bi-Q10 cho bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị cao mỡ máu, giúp giảm cholesterol máu [trong rối loạn lipid máu] do thiếu hụtCoenzym Q10.

– Điều hòa huyết áp.

– Chống ôxy hóa, chống lão hóa giúp cơ thể trẻ, khỏe, ngừa ung thư.

– Phòng ngừa ngộ độc do tác động của các hóa chất trong môi trường sống.

– Giải phóng năng lượng thừa, ngăn ngừa béo phì và tích mỡ có hại cho phủ tạng.

Hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn đã câu trả lời cho thắc mắc tại sao suy tim trái lại khó thở về đêm? Chúc các bạn luôn mạnh khỏe, Cảm ơn các bạn đã quan tâm.
 

Xem video: Triệu chứng bệnh suy tim và các phương pháp phòng và điều trị suy tim
 


Xem video: Mối nguy hiểm của bệnh suy tim và cách phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh suy tim

______________________
Bài liên quan:
>>> Hỏi đáp:Suy tim có dẫn đến suy thận không thưa bác sĩ?
>>> {THAM KHẢO} 04 bài thuốc nam chữa bệnh suy tim cực kì hiệu quả
>>> Suy tim cấp độ 4 - suy tim mức độ nặng nhất

Video liên quan

Chủ Đề