Tâm đối xứng là gì lớp 8

Hai điểm được gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó

\n \n

 Quy ước: Nếu điểm B nằm trên đường thẳng d thì điểm đối xứng của B qua đường thẳng d cũng chính là điểm B.

2. Hai hình đối xứng qua đường thẳng

Định nghĩa: Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua đường thẳng d và ngược lại.

Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hai hình đó.

\n \n

3. Hình có trục đối xứng

Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua đường thẳng d cũng thuộc hình H.

Ta nói rằng hình H có trục đối xứng.

Định lí: Đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy của hình thang cân là trục đối xứng của hình thang đó.  \n \n A B C D M N

II. Đối xứng tâm

1. Hai điểm đối xứng qua một điểm

Định nghĩa: Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua điểm I nếu I là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó.

           \n \n

Hai điểm A và B gọi là hai điểm đối xứng với nhau qua điểm O.

2. Hai hình đối xứng qua một điểm

Định nghĩa: Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua điểm I nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua điểm I và ngược lại.

                              \n \n

Điểm I gọi là tâm đối xứng của hai hình đó.

3. Hình có tâm đối xứng

Định nghĩa: Điểm I gọi là tâm đối xứng qua hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua điểm I cũng thuộc hình H.

Định lí: Giao điểm hai đường chéo của hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành đó.

             \n \n A B C D O

1] Cho đường tròn tâm O đường kính AB.

+] Vì O là trung điểm của đoạn thẳng AB nên ta nói hai điểm A và B đối xứng với nhau qua tâm O.

+] Đường tròn tâm O là hình có tâm đối xứng, tâm đối xứng chính là tâm O của đường tròn.

2] Lấy bốn chiếc ê ke giống nhau để xếp thành hình. Ta được một hình mới là hình có tâm đối xứng và điểm O được gọi là tâm đối xứng của hình.

Lưu ý: Hình có tâm đối xứng còn được gọi là hình đối xứng tâm.

II. TÂM ĐỐI XỨNG CỦA MỘT HÌNH

1. Đoạn thẳng MN là hình có tâm đối xứng và tâm đối xứng là trung điểm I của đoạn thẳng đó.

2. Hình thoi, hình vuông, hình chữ nhật, hình lục giác đều có tâm đối xứng là giao điểm của các đường chéo.

​@330462@@330610@

  • Trong tự nhiên, ta thường gặp các hình có tâm đối xứng, chẳng hạn: bông tuyết; cây bạc hà; ...

  • Trong nghệ thuật, trang trí, hay nhiếp ảnh, ... người ta cũng thường sử dụng bố cục có dạng đối xứng tâm, chẳng hạn như các hình dưới đây:

  • Trong kiến trúc, xây dựng thì đối xứng tâm luôn được coi trọng, chẳng hạn ở các công trình cầu vượt; mái nhà thờ; ...

  • Trong thiết kế công nghệ, hình có tâm đối xứng luôn được xét đến, chẳng hạn: mặt trống đồng; gạch hoa lát nền; ...

Cho điểm \[A\] và điểm \[O\] tùy ý. Vẽ điểm \[A'\] sao cho \[O\] là trung điểm \[AA'\].

Khi đó, ta gọi \[A'\] là điểm đối xứng với \[A\] qua điểm \[O\]\[A\] là điểm đối xứng của \[A'\] qua \[O\], hai điểm \[A\] và \[A'\] là hai điểm đối xứng nhau qua \[O\].

Định nghĩa: Hai điểm được gọi là đối xứng với nhau qua điểm \[O\] nếu \[O\] là trung điểm đoạn thẳng nối hai điểm đó.

Quy ước: Điểm đối xứng với điểm \[O\] qua \[O\] cũng là điểm \[O\].

2. Hai hình đối xứng qua một điểm

Xét ví dụ: Cho đoạn thẳng \[AB\] và một điểm \[O\]. Vẽ \[A',B'\] lần lượt là điểm đối xứng của \[A,B\] qua \[O\].

Lấy điểm \[C\in AB\]. Vẽ điểm \[C'\] đối xứng với \[C\] qua \[O\], ta thấy \[C'\in A'B'\].

Ta nói: Hai đoạn thẳng \[AB\] và \[A'B'\] là hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua điểm \[O\].

Định nghĩa: Hai hình được gọi là đối xứng với nhau qua điểm \[O\] nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua điểm \[O\] và ngược lại.

Khi đó, điểm \[O\] được gọi là tâm đối xứng của hai hình đó.

Người ta chứng minh được kết quả sau:

Nếu hai đoạn thẳng [góc, tam giác] đối xứng với nhau qua một điểm thì chúng bằng nhau.

Ví dụ: 

Trong hình trên, ta có: 

  • Hai đoạn thẳng \[AB,A'B'\] đối xứng với nhau qua \[O\].
  • Hai đường thẳng \[AC,A'C'\] đối xứng với nhau qua \[O\].
  • Hai góc \[ABC,A'B'C'\] đối xứng với nhau qua \[O\].
  • Hai tam giác \[ABC,A'B'C'\] đối xứng với nhau qua \[O\].

Do đó ta có: \[\left\{ \begin{array} $AB=A'B'\\\widehat{ABC}=\widehat{A'B'C'}\\\triangle ABC=\triangle A'B'C'\end{array}\right.\].

Trong hình trên, hai hình \[H\] và \[H'\] đối xứng với nhau qua điểm \[O\].

Ví dụ:

+] Cho đoạn thẳng \[AB=5cm\] và điểm \[O\]. Lấy \[A',B'\] lần lượt đối xứng với \[A,B\] qua \[O\]. Khi đó, ta có \[A'B'=AB=5\left[cm\right].\]

+] Cho tam giác \[ABC\] có \[AB=3cm,AC=4cm,BC=5cm\]. Vẽ tam giác \[AB'C'\] là hình đối xứng của tam giác \[ABC\] qua điểm \[A\]. Khi đó, không cần vẽ hình, ta có thể suy ra \[\Delta ABC=\Delta AB'C'\]

\[\Rightarrow P_{AB'C'}=P_{ABC}=AB+AC+BC=3+4+5=12\left[cm\right].\]

3. Hình có tâm đối xứng

Xét hình bình hành \[ABCD\] có \[O\] là giao điểm hai đường chéo.

Dễ dàng kiểm tra được: Điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc cạnh của hình bình hành \[ABCD\] qua điểm \[O\] cũng thuộc cạnh của hình bình hành.

Ta nói: Điểm \[O\] là tâm đối xứng của hình bình hành \[ABCD\].

Định nghĩa: Điểm \[O\] được gọi là tâm đối xứng của hình \[H\] nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình \[H\] qua điểm \[O\] cũng thuộc hình \[H\]. Khi đó, ta nói \[H\] là hình có tâm đối xứng \[O\].

Từ định nghĩa trên, ta có kết quả:

Định lí: Giao điểm hai đường chéo của hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành đó.

Ví dụ: Trong bảng chữ cái in hoa có nhiều chữ cái có tâm đối xứng và cũng có nhiều chữ cái không có tâm đối xứng.

Trong hình trên, các chữ cái N và S có tâm đối xứng; chữ E không có tâm đối xứng.

@606016@

Video liên quan

Chủ Đề