Tên công nghệ quan trắc bụi PM2 5

Ngày 25 tháng 10 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia [QCVN] 05:2013/BTNMT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh”, Quy chuẩn này thay thế QCVN 05:2009/BTNMT.

Nội dung mới của QCVN 05:2013/BTNMT so với QCVN 05:2009/BTNMT là bổ sung qui định giá trị giới hạn cho thông số bụi PM10 và bụi PM2,5. Trong đó:

- Bụi PM10 là tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 10 µm.

- Bụi PM2,5 là tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm.

QCVN 05:2013/BTNMT đồng thời qui định về phương pháp quan trắc bụi PM10 và bụi PM2,5 theo Australia/Newzelan Standard [AS/ZNS], cụ thể như sau:

- AS/NZS 3580.9.6:2003 [Methods for sampling and analysis of ambient air - Determination of suspended particulate matter - PM10 high volume sampler with size-selective inlet -Gravimetric method] - Phương pháp lấy mẫu và phân tích không khí xung quanh - Xác định bụi PM10;

- AS/NZS 3580.9.7:2009 [Methods for sampling and analysis of ambient air - Determination of suspended particulate matter - Dichotomous sampler [PM10, coarse PM and PM2,5] -Gravimetric method] - Phương pháp lấy mẫu và phân tích không khí xung quanh - Xác định bụi - Phương pháp trọng lượng lấy mẫu chia đôi [PM10, bụi thô và PM2,5].

Do đó, nhằm chia sẻ thông tin về tiêu chuẩn hướng dẫn quan trắc mẫu bụi PM-10 tới các đơn vị trong toàn mạng lưới. Trung tâm Quan trắc môi trường-Tổng cục Môi trường đã cập nhật tiêu chuẩn trên. Nội dung chính về phương pháp quan trắc bụi PM10 như sau:

1. Thiết bị lấy mẫu bụi [hình 1]

Thiết bị lấy mẫu lưu lượng lớn

Hình 1: Thiết bị lấy mẫu lưu lượng lớn

Đầu vào chọn lọc kích cỡ hạt PM10: Bao gồm các hạt có đường kính khí động học [EAD] ≤ 10 µm  ± 0,5 µm.[hình 2]

2. Yêu cầu chung

2.1 Giấy lọc bụi:

Kích thước: 200 mm x 250 mm

Chủng loại giấy: Giấy lọc bụi Thạch anh, thủy tinh hoặc PTFE tráng thủy tinh

Chuẩn bị giấy lọc: Giấy lọc được sấy tại nhiệt độ 60oC trong thời gian 4h, để ổn định trong 24 h trong bình hút ẩm và được cân trong môi trường nhiệt độ 15-30oC ± 3oC và độ ẩm 20 -50% ± 5%.

2.2 Cân phân tích: với độ chính xác±0,1 mg

2.3 Tốc độ hút mẫu: Vận tốc hút lý tưởng bằng 1,13 m3/p ± 10%

2.4 Thời gian lấy mẫu: 24h

3. Lấy mẫu

Yêu cầu chung

Mẫu không khí được lấy ở độ cao 1,5 – 3 m cách mặt đất

Điểm lấy mẫu được bố trí ở nơi trống, thoáng gió từ mọi phía, đảm bảo đại diện cho khu vực quan tâm; số lượng điểm đo, phân bố các điểm trong khu vực đo cũng như chương trình đo được xác định theo những yêu cầu cụ thể;

4. Tính kết quả

Xác định thể tích không khí đi qua cái lọc

Thể tích không khí đi qua cái lọc, lít, được xác định bằng công thức sau:

Trong đó:

t - thời gian lấy mẫu, phút;

N - số lần đọc giá trị lưu lượng L;

Li - giá trị lưu lượng ở thời điểm i, lít/ phút.

Thể tích không khí [VO], lít, qua cái lọc được quy về điều kiện tiêu chuẩn [P = 102 kPa, T = 298K] được tính theo công thức sau:

V - thể tích không khí đi qua cái lọc;

P - áp suất trung bình của không khí tại nơi lấy mẫu, kPa;

T - nhiệt độ trung bình của không khí trong thời gian lấy mẫu, OC.

Xác định hàm lượng bụi PM10 trong không khí

Hàm lượng bụi trung bình một ngày đêm [C24h], mg/m3 của không khí được tính bằng công thức sau:

m1 - khối lượng ban đầu của cái lọc;

m2 - khối lượng của cái lọc sau khi lọc mẫu;

b - giá trị trung bình cộng của hiệu khối lượng của những cái lọc đối chứng được cân cùng thời điểm với cái lọc lấy mẫu, mg;

TN&MTLần đầu tiên, các nhà khoa học Việt Nam đã sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu  từ trạm quan trắc tiêu chuẩn, thiết bị cảm biến tới dữ liệu vệ tinh để đưa ra báo cáo đầy đủ về cả không gian và thời gian phản ánh hiện trạng ô nhiễm không khí do bụi mịn PM 2.5 trên phạm vi toàn quốc.

Bức tranh đầu tiên về hiện trạng bụi mịn PM 2.5 trên toàn quốc

Trước đây, chúng ta đã có nhiều nghiên cứu và báo cáo liên quan đến hiện hiện trạng bụi PM 2.5. Tuy nhiên, các nghiên cứu, báo cáo này còn nhiều hạn chế về nguồn dữ liệu và chưa khai thác các nguồn dữ liệu mở [như vệ tinh và các mạng lưới thiết bị cảm biến]. Chính vì vậy, kết quả thu được chỉ dừng lại ở phạm vị không gian, thời gian hẹp về tình trạng ô nhiễm không khí do bụi mịn PM 2.5.

Khắc phục tình trạng này, nhóm nghiên cứu đến từ Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng, Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội,  Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam… vừa công bố báo cáo  “Hiện trạng bụi PM2.5 ở Việt Nam giai đoạn 2019-2020 sử dụng dữ liệu đa nguồn”, đã đưa ra một bức tranh đầy đủ hơn về ô nhiễm không khí cả về không gian và thời gian. Đây là báo cáo đầu tiên cung cấp thông tin hiện trạng bụi PM2.5 không chỉ tại thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh mà của tất cả 63 tỉnh/thành phố.

Theo báo cáo, chất lượng không khí toàn quốc năm 2020 có phần cải thiện hơn so với 2019. Tuy nhiên, nếu so sánh với nồng độ bụi PM2.5 theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] năm 2021 [5 µg/m3] và năm 2005 [10 µg/m3], nồng độ bụi PM2.5 của tất cả các tỉnh, thành phố trên toàn quốc trong giai đoạn 2019 – 2020 đều vượt nhiều lần các mức khuyến nghị này. Trong đó, đồng bằng sông Hồng [Hà Nội và các tỉnh lân cận], Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh , TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương là các vùng có nồng độ bụi PM2.5 cao nhất trong cả nước. Hà Nội là thành phố đứng thứ 6 trong xếp hạng các tỉnh, thành phố có nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm 2020 cao nhất. Tại TP. Hồ Chí đứng thứ 11 trong xếp hạng toàn quốc.

So với quy chuẩn quốc gia QCVN 05:2013/BTNMT [25 µg/m3] thì miền bắc có 10/25 tỉnh thành có nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm toàn tỉnh vượt quy chuẩn, bao gồm Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình, Vĩnh Phúc. Miền trung và miền nam không có tỉnh, thành phố nào có nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm 2020 toàn tỉnh vượt quy chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, trên địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An [miền trung] và TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai [miền nam], vẫn có nhiều khu vực địa phương đang chịu ô nhiễm bụi PM2.5.

Các dữ liệu tổng hợp cho thấy giãn cách xã hội do đại dịch COVID-19 đã phần nào giúp cải thiện chất lượng không khí toàn quốc và hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Nồng độ bụi PM2.5 của tất cả các tỉnh, thành phố trên toàn quốc trong giai đoạn 2019 – 2020 đều vượt khuyến nghị của tổ chức Y tế Thế giới

Kết hợp nhiều công nghệ quan trắc

Theo các nhà nghiên cứu, mỗi phương pháp quan trắc [quan trắc bằng thiết bị lấy mẫu, hay bằng vệ tinh, trạm tiêu chuẩn và thiết bị cảm biến] đều có những ưu điểm và hạn chế riêng về chất lượng dữ liệu, độ phủ của thiết bị, chi phí... Chính vì vậy, để làm dày dặn cơ sở dữ liệu chất lượng không khí, Việt Nam cần kết hợp nhiều công nghệ trong quan trắc. Trong đó, cần tập trung vào ứng dụng tiếp cận đa nguồn và dữ liệu mô hình tính toán từ ảnh vệ tinh trong giám sát chất lượng không khí nhằm đưa ra bức tranh về hiện trạng môi trường không khí ở cấp quốc gia, vùng miền và tỉnh, thành. Đồng thời, tăng cường mạng lưới trạm quan trắc chất lượng không khí tiêu chuẩn của nhà nước trên phạm vi toàn quốc, ưu tiên cho các tỉnh, thành phố có chất lượng không khí; Thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong quan trắc bụi PM2.5 và các chất ô nhiễm không khí khác.

Ngoài ra, PGS. TS Nguyễn Thị Nhật Thanh - Trường Đại học Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, Việt Nam cần đẩy mạnh các nghiên cứu để xác định đóng góp nguồn thải bụi PM2.5 và cho các chất ô nhiễm không khí khác, đặc biệt ở các tỉnh, thành phố đang bị ô nhiễm bụi như kết quả báo cáo nêu ra, từ đó có chính sách phù hợp và hiệu quả trong kiểm soát các nguồn thải chính.

Đặc biệt cần xây dựng bản đồ phân bố bụi PM2.5 chi tiết tới từng quận/huyện/thị xã tại các tỉnh, thành phố có ô nhiễm bụi PM2.5 nhằm hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước đưa ra các ưu tiên, mục tiêu cụ thể và giải pháp quản lý CLKK phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Theo monre.gov.vn

Video liên quan

Chủ Đề