Tham ô bao nhiêu thì bị tử hình

Trả lời: Đối với hành vi tham ô tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản dự án sử dụng vốn nhà nước; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 12, Nghị định số 63/2019/NĐ-CP, ngày 11/7/2019 của Chính phủ. Cụ thể như sau:

Phạt tiền đối với hành vi chiếm đoạt tài sản công mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự [nắm giữ, sử dụng tài sản công mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép] theo các mức phạt sau: [a] Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tài sản công có giá trị dưới 100.000.000 đồng; [b] Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tài sản công có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên; [c] Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp chiếm đoạt trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 12 này. Biện pháp khắc phục hậu quả: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 12 còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau: [a] Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra để trả lại tổ chức; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải bồi thường bằng tiền hoặc tài sản có công năng và giá trị sử dụng tương đương với tài sản ban đầu; [b] Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền tương ứng với tiền thuê tài sản trong thời gian chiếm đoạt. Việc xác định số tiền thuê tài sản để làm căn cứ xử phạt thực hiện theo quy định tại Khoản 4, Điều 7, Nghị định này.

Một phiên tòa [Ảnh minh họa]

Người lao động có hành vi tham ô tài sản trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước không áp dụng mức phạt của Nghị định số 63/2019/NĐ-CP mà có thể bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải áp dụng tại Khoản 1, Điều 125, Bộ luật Lao động năm 2019.

Điều 353, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý thì bị phạt tù từ 02 - 07 năm nếu trị giá tài sản từ 02 đến dưới 100 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây: [a] Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; [b] Đã bị kết án về một trong các tội quy định : tham ô tài sản; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Phạt tù từ 07 - 15 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: Phạm tội có tổ chức; Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; Phạm tội 02 lần trở lên; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100 đến dưới 500 triệu đồng; Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn; Gây thiệt hại về tài sản từ 01 đến dưới 03 tỷ đồng; Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.

Phạt tù từ 15 - 20 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: [a] Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; [b] Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng; [c] Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; [d] Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.

Người phạm tội có thể bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình khi tài sản chiếm đoạt trị giá 01 tỷ đồng trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản 05 tỷ đồng trở lên.

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

Bên cạnh đó, người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì cũng bị xử lý theo quy định tại Điều 353 như trên.

Trong vụ sai phạm xảy ra tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, 7 cựu lãnh đạo, cán bộ của đơn vị này cùng bị truy tố tội tham ô tài sản, theo quy định tại điểm a khoản 4 điều 353 bộ luật Hình sự, với khung hình phạt 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình.

Các bị cáo trong vụ án tham ô xảy ra tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển

T.P

Năm 2019, Cục Kỹ thuật Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển được phân bổ 179 tỉ đồng từ ngân sách để mua sắm vật tư, thiết bị cho các đơn vị. Cựu trung tướng, cựu Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Nguyễn Văn Sơn đã yêu cầu cấp dưới phải rút ra 50 tỉ đồng. Thực hiện chỉ đạo, cấp dưới của ông Sơn đề nghị các nhà thầu nâng giá trang thiết bị, sau đó chuyển lại 50 tỉ đồng.

Nhận tiền, ông Sơn mời 4 thủ trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển tới, chia thành 5 phần, mỗi người 10 tỉ đồng, gồm các ông: Hoàng Văn Đồng, cựu trung tướng, cựu Chính ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển; Doãn Bảo Quyết, cựu thiếu tướng, cựu Phó chính ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển; Phạm Kim Hậu, cựu thiếu tướng, cựu Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển; Bùi Trung Dũng, cựu thiếu tướng, cựu Phó tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển.

Thoát án tử nhờ nộp lại tiền tham ô

Ngày 29.6, Tòa án Quân sự thủ đô tuyên án sơ thẩm, xác định 7 bị cáo đều phạm tội tham ô tài sản theo quy định tại điểm a khoản 4 điều 353 bộ luật Hình sự như viện kiểm sát truy tố, nhưng quyết định cho cả 7 người được hưởng mức án dưới khung hình phạt. Trong đó, ông Sơn bị tuyên 16 năm tù, ông Đồng 15 năm 6 tháng tù; các ông Hậu, Quyết và Dũng cùng 15 năm tù. Hai người còn lại là Nguyễn Văn Hưng, cựu đại tá, cựu Cục trưởng Cục Kỹ thuật, bị tuyên phạt 10 năm tù; Bùi Văn Hòe, cựu thượng tá, cựu Phó phòng Tài chính [Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển], 12 năm tù.

Việc 7 bị cáo được tuyên án thấp hơn khung truy tố khiến nhiều người đặt câu hỏi: Nếu phạm tội tham nhũng, khi nào bị cáo không bị tuyên án tử hình và điều kiện gì để được hưởng mức án thấp hơn khung hình phạt áp dụng?

Luật sư [LS] Nguyễn Thị Thúy [Đoàn LS TP.Hà Nội] cho biết, điều 5 Nghị quyết 03 năm 2020 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao có quy định 3 nguyên tắc xử lý đối với tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ. Trong số này, trường hợp người phạm tội tham ô tài sản hoặc nhận hối lộ chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và đã hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn, thì không áp dụng mức cao nhất của khung hình phạt.

Đối chiếu tinh thần trên của nghị quyết, người phạm tội bị truy tố với khung hình phạt cao nhất đến tử hình nếu muốn thoát mức án này thì phải đáp ứng 2 điều kiện. Thứ nhất là chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ [tự mình hoặc tác động, thông qua gia đình, người thân, bạn bè…]. Thứ hai là hợp tác tích cực với cơ quan tố tụng [ví dụ chủ động cung cấp tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa cho việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm liên quan đến tội phạm mà người phạm tội bị cáo buộc] hoặc lập công lớn [ví dụ giúp cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, truy bắt, điều tra, xử lý tội phạm; có phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị lớn được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận…].

Ở vụ án xảy ra tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, 5 cựu tướng lĩnh bị cáo buộc chia nhau tham ô 50 tỉ đồng. Khi sự việc bị phát giác, cơ quan kiểm tra vào cuộc xác minh, cả 5 người đã khắc phục toàn bộ số tiền này. Vì vậy, họ được xác định đã nộp ít nhất 3/4 tài sản tham ô, đồng thời quá trình điều tra đã hợp tác với cơ quan tố tụng để làm sáng tỏ vụ án nên không bị áp dụng mức hình phạt cao nhất là tử hình.

Có nhiều tình tiết giảm nhẹ

Về việc tòa án quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà viện kiểm sát truy tố, LS Trần Thị Tĩnh [Đoàn LS TP.Hà Nội] cho biết điều 54 bộ luật Hình sự quy định rõ các trường hợp người phạm tội được hưởng hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt áp dụng. Trong đó, tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng, nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 điều 51 của bộ luật này.

Ngoài ra, tòa án còn có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng, nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là đồng phạm giúp sức trong vụ án, nhưng có vai trò không đáng kể.

Như vậy, để được hưởng mức án dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng, người phạm tội cần đáp ứng điều kiện có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 điều 51 bộ luật Hình sự. "Các tình tiết giảm nhẹ bắt buộc phải nằm trong số 22 tình tiết được liệt kê tại khoản 1 điều 51, quy định đóng khung như vậy nhằm đảm bảo sự chặt chẽ, tránh tình trạng tùy tiện hoặc áp dụng không chính xác", LS Tĩnh nhấn mạnh.

Trở lại vụ án tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, bản án sơ thẩm của Tòa án Quân sự thủ đô ghi nhận 5 bị cáo Nguyễn Văn Sơn, Hoàng Văn Đồng, Phạm Kim Hậu, Doãn Bảo Quyết và Bùi Trung Dũng có 3 tình tiết giảm nhẹ tại điểm b, s, v khoản 1 và khoản 2 điều 51 bộ luật Hình sự. Những tình tiết này gồm: tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả [nộp lại toàn bộ tiền tham ô]; thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác [được tặng thưởng nhiều huân, huy chương; gia đình có công với cách mạng]. Do đó, cả 5 bị cáo đều đủ điều kiện để được áp dụng khoản 1 điều 54 bộ luật Hình sự như đã nêu.

Riêng bị cáo Nguyễn Văn Hưng và Bùi Văn Hòe, tòa án xác định 2 người này thực hiện hành vi phạm tội theo chỉ đạo của cấp trên, không được hưởng lợi gì từ số tiền tham ô nên cần áp dụng khoản 2 điều 54 bộ luật Hình sự, bằng việc quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn điều luật mà bị cáo bị truy tố.

Tham ô hối lộ bao nhiêu tiền thì bị tử hình?

Như vậy, trường hợp người phạm tội nhận hối lộ bằng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1 tỷ đồng trở lên thì có thể bị tuyên án tử hình theo Khoản 4 Điều 354 Bộ luật hình sự 2015.

Tham nhũng bao nhiêu tiền thì bị đi tù?

5.1 Tham ô bao nhiêu tiền thì bị phạt tử hình? Cụ thể, khoản 4, điều 353 Bộ luật Hình sự quy định, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý giá trị 1 tỷ đồng trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản 5 tỷ đồng trở lên thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Chiếm đoạt tài sản bao nhiêu thì tử hình?

Như vậy, theo quy định trên, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác từ 2.000.000 đồng là có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như thế nào là tham ô?

Tham ô tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, hoặc công dân của người có chức vụ, quyền hạn thành tài sản riêng của mình. Trong Bộ luật hình sự, tham ô là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản do mình quản lí thành tài sản riêng.

Chủ Đề