Thân bài cho Chuyện người con gái Nam Xương

Chuyện người con gái Nam Xương có thể được coi là tác phẩm đặc sắc nhất trong tập truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Đọc tác phẩm, ta thấy thương cảm cho nhân vật Vũ Nương, cho số phận người phụ nữ phong kiến xưa với bao nhiêu điều lệ và những nỗi oan hóa giải muộn màng. Dưới đây là một số bài phân tích tác phẩm này, chúc các bạn học tốt! Tùy vào đề bài yêu cầu khác nhau thì các bạn có thể tham khảo cả 3 bài văn phân tích để chọn ra những ý hay cho bài văn của mình nhé

Các bài viết liên quan tới chủ đề Chuyện người con gái Nam Xương đáng chú ý:

  • Cảm nhận vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương
  • Phân tích vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều
  • Bình giảng đoạn Buồn trông cửa bể chiều hôm
  • Những câu ca dao tục ngữ về phụ nữ, con gái, phụ nữ Việt Nam thời phong kiến, nón lá Việt Nam


Tác phẩm chuyên người con gái Nam Xương là 1 tác phẩm rất hay

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 PHÂN TÍCH CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG NGẮN GỌN HAY

Nguyễn Dữ là một trong những tác giả nổi tiếng về truyện truyền kỳ. Trong những tác phẩm của ông, có lẽ Chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện đặc sắc nhất. Tác phẩm viết về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, ca ngợi phẩm chất cao đẹp của học. Đồng thời, qua đó ta thấy được sự đồng cảm sâu sắc của tác giả với hoàn cảnh của họ.

Vũ Nương là người con gái tính tình thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Chồng nàng là Trương Sinh, một người đa nghi và hay ghen. Mặc dù vậy, với tính cách dung hòa của mình, nàng luôn giữ gìn khuôn phép, cuộc sống gia đình của hai người luôn ổn định, không hề xảy ra bất hòa. Khi Trương Sinh phải sung binh, nàng lại là người vợ chung thủy, một lòng một dạ với chồng, chỉ mong chàng lên đường bình an trở về, không mong đeo được ấn phong hầu. Tình yêu và ước mơ của nàng thật giản dị và ý nghĩa. Chồng đi xa, nàng sinh con và chăm sóc mẹ chồng một cách chu đáo. Khi mẹ ốm, nàng hết sức thuôc thang, lễ Phật cầu thần, câu nói Sau này trời giúp người lành, ban cho phúc trạch, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, mong ông xanh kia chẳng phụ con cũng như con đã chẳng nỡ phụ mẹ. của mẹ chồng nàng đã cho ta thấy Vũ Nương là một người vợ chu đáo, một người con hiếu thảo biết chừng nào. Khi mẹ chồng mất, nàng đau xót, lo liệu ma chay như với cha mẹ đẻ của mình.

Tuy nhiên, người phụ nữ đức hạnh ấy lại phải chịu đựng một nỗi oan và dẫn đến cái chết thương tâm của nàng. Trong thời gian chồng đi tòng quân, nàng thường hay đùa với con bằng cách trỏ vào bóng mình trên tường và nói đó là cha Đản. Khi bị Trương Sinh nghi ngờ, nàng vẫn cố gắng hỏi rõ sự tình và thanh minh với chàng: Thiếp vốn nhà nghèo, được vào cửa tía. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn, từng đã nguội lòng, ngõ liễu đường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Tuy nhiên, khi Trương Sinh một mực không tin, nàng đã gieo mình xuống bến Hoàng Giang mà chết. Chi tiết này đã nói lên nét đẹp con người Vũ Nương, nàng sẵn sàng lấy cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình. Hành động mà Vũ Nương nhờ Phan Lang về nói với Trương Sinh yêu cầu của nàng cũng một lần nữa nói nên tấm lòng chung thủy, một lòng son sắt của nàng. Khi hiểu ra sự tình, Trương Sinh đã vô cùng ân hận, đàn giải oan đã khiến cho Vũ Nương được trả lại sự trong sạch, yên lòng, nàng đã được đức Linh Phi cho hiện về, dẫu không thể trở lại cõi trần được nữa.

Tác phẩm của Nguyễn Dữ, một tác phẩm truyền kỳ có sử dụng những yếu tố hoang đường kỳ ảo. Nhưng từ đó lại thấy được cái nhìn, sự trân trọng và cảm thông của tác giả đối với số phận người phụ nữ xưa, ca ngợi phẩm chất cao đẹp của họ.

Ziin-wikivui.com


Vũ Nương trong tác phẩm được tác giả khắc họa rất đẹp tuy nhiên Hồng nhan thì

BÀI LÀM VĂN MẪU SỐ 2 PHÂN TÍCH CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG CỦA NGUYỄN DỮ LỚP 9

Nguyễn dữ là một người học rộng tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi lui về ở ẩn tại quê nhà . Chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thứ 16 trong truyền kì mạn lục một áng thiên cổ kì bút [ áng văn hay của ngàn đời ] Câu chuyện kể về cuộc đời và số phận của nhân vật tên là Vũ Nương là người đẹp cả về nhan sắc lẫn tâm hồn nhưng lại có số phận bất hạnh

Thế kỉ thứ 16 xã hội phong kiến thối nát bất công tfan banjo với các cuộc chiến tranh phi nghĩa xảy ra lien miên. Các tập đoàn phong kiến Lê , Trịnh , Mạc trang giành quyền binh gây ra gây ra các cuộc nội chiến kéo dài dẫn đến đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ nhất là người phụ nữ. Trong Chuyện người con gái Nam Xương dưới ngòi bút miêu tả của nhà văn nhân vật chính Vũ Nương đã hiện lên biết bao cảm mến về dung hạnh bên cạnh đó cũng là sự dồng cảm xót thương với số phận bất hạnh của nàng.

Câu chuyện Chuyện người con gái Nam Xương dựa trên một câu chuyện có sẵn trong dân gian là Vợ chàng Trương Tuy nhiên khi sáng tạo nghệ thuật Nguyễn Dữ đã bổ sung thêm rất nhiều chi tiết đặc sắc nhưng cốt truyện thì gần như không thay đổi. Câu chuyện của Nguyễn Dữ kể về cuộc đời của nàng Vũ nương tư dung tốt đẹp nhưng nàng lấy phải người chồng gia trưởng , đa nghi và luôn đề phòng vợ quá mức . Vũ Nương luôn giữ khuôn phép , không để xảy ra bất hòa vì vậy gia đìng luôn êm ấm hạnh phúc . . Khi chồng đi lính Vũ Nương dặn dò chồng những lời ân tình chỉ mong ngày về mang theo được ha chữ bình yên thế là đủ rồi . Nàng cảm thong với nỗi vất vả của chồng bày tỏ nỗi nhớ khắc khoải sâu sắc . Khi xa chồng ở nhà Vũ Nương là một người mẹ hiền thục luôn chăm sóc con cái hết mực , là một người con dâu hiếu thảo tận tình chăm sóc mẹ già lúc đau yếu . Và để dỗ con khi con nhớ cha đồng thời cũng để nguôi đi nỗi nhớ chồng Vũ Nương thường chỉ bóng mình trên vách và bảo đấy là cha của Đản. Một loại những hành động của Vũ Nương khi Trương Sinh vắng nhà đã lột tả được hết những phẩm chất cao quý sáng ngời của nàng. Lời tranwng chối trước lúc chết của bà mẹ như một lời khẳng định đức tính phẩm giá và công lao của nàng. Nàng đã làm tròn bổn phận của một người vợ , một người mẹ và một người con dâu.

Với nhan sắc và phẩm hạnh như vậy đáng lẽ Vũ Nương phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn nhưng cuộc sống thật bất công với nàng bi kịch của nàng xảy ra từ khi Trương Sinh trở về. Thật ra ngay từ đầu lấy Trương Sinh đã là một niềm bất hạnh của Vũ Nương bởi đây là một người chồng đa nghi, gia trưởng luôn nghi ngờ vợ qua đáng và cuộc hôn nhân của nàng là cuộc hôn nhân không có tình yêu cách bước giàu nghèo. Nhưng cứ ngỡ cuộc sống vợ chồng với sự nhún nhường cố gắng vun đắp cuộc sống gia đình của Vũ Nương sẽ dược hạnh phúc sau khi Trương Sinh trở về cả nhà được sum vầy đoàn tụ sau bao nhiêu ngày mong ngóng mỏi mòn. Mọi thứ bi kịch bắt đầu nảy nở , Trương Sinh trở về , lời nói của đứa con nhỏ vốn nghĩ cái bóng trên tường là cha nó đã gieo vào đầu một kẻ đa nghi gia trưởng những hoài nghi ghen tuông. Và vậy là Vũ Nương bị chồng nghi oan mặc cho lời can ngăn của hàng xóm, Vũ Nương đã cố phân trần nhưng người chồng lại không tin nàng , nàng càng cố níu giữ thì hạnh phúc càng mong manh Bị chồng đối xử bất công không nghe lời giải thích Vũ Nương không còn cách nào khác đành mượn dòng sông quê hương để giãi bày tấm lòng rửa oan. Cuối truyện Vũ nương dược Linh phi cứu sống ở cõi làn mây cung nước . Tuy nàng không chết nhưng cuộc sồng của nàng là ở chốn huyền ảo hư vô nàng không thể trở về với chồng, với con .

Số phận của nhân vật Vũ Nương đại diện cho số phận của biết bao người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ phải chịu những bất công dưới chế độ nam quyền . Qua nhân vật này tác giả đã gửi gắm vào đó thái độ trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của con người , sự đồng cảm xót thương trước số phận bi kịch của người phụ nữ đồng thời lên án tố cáo xã hội phong kiến tàn ác bất công đẩy người phụ nữ vào đường cùng không lối thoát.

Yang wikivui.com

BÀI VĂN MẪU SỐ 3 PHÂN TÍCH CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG NGẮN GỌN HAY

Chuyện người con gái Nam Xương là một trong hai mươi truyện được trích từ tập Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ do ông sưu tầm và sáng tác lại dựa trên cốt truyện Vợ chàng Trương. Ông vốn là người tỉnh Hải Dương, là học trò của Tuyết Giang phu tử Nguyễn Bỉnh Khiêm, sống ở đầu thế khỉ XVI. Ông học rộng, tài cao nhưng lại xin nghỉ để về nhà để viết sách. Chuyện người con gái Nam Xương cũng là một tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Dữ.

Qua truyện ngắn, truyện là những lời ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua hình ảnh nhân vật Vũ Nương. Ngay từ đầu tác phẩm, Nguyễn Dữ đã dành hết lời ngợi ca nhân vật Vũ Nương - là một cô gái tài đức vẹn toàn, công dung ngôn hạnh đầy đủ, đã thế tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp. Chỉ với vài từ ngắn gọn thế nhưng hình ảnh Vũ Nương đã hiện lên là một cô gái có nhan sắc xinh đẹp, lại còn có phẩm chất tốt đẹp cao quý, đó là vẻ đẹp vẹn toàn. Chính vì thế nên dẫu nghèo khó nhưng Vũ Nương vẫn được Trương Sinh con trai một nhà hào phú trong làng xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về, điều này thể hiện Vũ Nương là người con gái xinh đẹp, để cho Trương Sinh phải trân trọng. Không chỉ đẹp người, nàng còn đẹp nết, là người vợ chung thuỷ, hết mực thương yêu chồng. Lúc mới kết duyên với Trương Sinh, Vũ Nương hết mực thương yêu và lo nghĩ cho chồng, biết chồng có tính hay ghen lại nghi kỵ thế nên trong cuộc sống vợ chồng nàng hết sức giữ gìn khuôn phép, không lúc nào để vợ chồng phải thất hòa. Rõ ràng phải là người vợ khéo léo, hết mực thương yêu, chăm sóc gai đình thì Vũ Nương mới có thể làm như vậy. Rồi khi Trương Sinh đi lính, hạnh phúc chồng vợ sum vầy chưa được bao lâu, chiến tranh xảy ra, chồng phải ra trận, nàng tiễn chồng lên đường với tâm trạng đau khổ. Lời nói với chồng trong giờ phút chia tay thật chân tình, cảm động làm cho "mọi người đều ứa hai hàng lệ". Như những phu nhân khác chỉ mong chồng có công danh còn nàng chẳng cầu mong chồng đeo ấn phong hầu mà chỉ cầu chồng được hai chữ bình an, cũng bày tỏ nỗi mong nhớ, lo lắng, sự đồng cảm, chia sẻ của mình khi chồng đi vào nơi hiểm trở chẳng may có cớ sự. Lời nàng thiết tha, sâu sắc bộc lộ rõ tình cảm vợ dành cho người chồng đi chinh chiến xa xôi, khiến ai nấy đều cảm động khôn nguôi. Trương Sinh đi lính chưa đầy mười ngày thì Vũ Nương lại sinh con thế nhưng nàng vẫn một dạ một lòng chăm con khôn lớn, đợi cho đến ngày giặc tan. Rồi đằng đẵng thời gian trôi qua, chồng ra lính trở về, cùng là lúc nàng bị nghi oan. Vũ Nương đã phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình: "Thiếp vốn con kẻ khó ... mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp".Nàng nhẹ nhàng, khuyên nhủ, hết sức van lơn, phân trần cùng mọi lí lẽ để thuyết phục chồng. Dù họ hàng, làng xóm đều bênh vực nhưng bản tính Trương Sinh vẫn không tin. Bất đắc dĩ Vũ Nương đành thống thiết, đành dùng cái chết để minh oan. Số phận oan trái, đắng cay của nàng còn được thể hiện trong chi tiết mang vẻ đẹp lung linh, kì ảo nơi khói sóng Trường Giang. Cái vẻ đẹp lung linh, lộng lẫy đến đâu cũng không thể khoả lấp được sự thật là nàng ẩn mình ở chốn không có thực, rồi khói hương của đàn tràng giải oan dẫu có nghi ngút khói sương cũng không xoá nhoà được khoảng cách âm dương đôi ngả, vợ chồng chia lìa, mẹ con xa cách.

Truyện có sự đan xen của các yếu tố hoang đường kì ảo và những chi tiết có thật làm câu chuyện thêm hấp dẫn . Cách xây dựng truyện với tình tiết độc đáo, đẩy mâu thuẫn lên cao trào, rồi lại giải quyết cách hợp lí, các yếu tối tự sự, miêu tảm biểu cảm kết hợp hài hoà.

Aiki-wikivui.com

Video liên quan

Chủ Đề