Thành phố Cần Thơ có bao nhiêu?

Ngoài đặc trưng về địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Cần Thơ được ví như “đô thị miền sông nước”. Hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông. Các cù lao như: Tân Lộc, cồn Sơn, cồn Khương, cồn Ấu... bồng bềnh trên sông Hậu hết sức độc đáo để phát triển loại hình du lịch sông nước. Các địa điểm du lịch nổi tiếng của Cần Thơ:

Bến Ninh Kiều nằm bên hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, gần trung tâm thành phố Cần Thơ. Trên bến sông luôn tấp nập tàu bè, thuyền xuôi ngược chở đầy những sản vật vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Bên Bến Ninh Kiều là cảng Cần Thơ. Cảng này được xây dựng hiện đại có khả năng tiếp nhận trọng tải 5.000 tấn, gần bến Ninh Kiều có chợ Cần Thơ, một trung tâm buôn bán lớn ở miền Tây Nam Bộ.

Đứng trên bến Ninh Kiều nhìn sang Xóm Chài và hướng Cồn Ấu ở đầu vàm sẽ thấy một dải cù lao mập mờ cây lá, ngược lại nếu đứng từ bên kia Xóm Chài nhìn sang sẽ thấy toàn cảnh Ninh Kiều và phố sá rực rỡ ánh đèn. Bến Ninh Kiều là một địa điểm rất nổi tiếng ở Cần Thơ.

Chợ nổi Cái Răng nằm ngay sát thành phố Cần Thơ, chỉ cách nội ô khoảng 5 km, đầu mối trái cây miệt vườn. Cái Răng là một trong những chợ trên sông nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Chợ chuyên mua bán các loại trái cây, nông sản của vùng. Sáng sáng, hàng trăm chếc thuyền lớn bé đậu san sát. Bán sản vật gì người ta treo sản vật đó [treo bẹo] lên cây sào [cây bẹo] trên mũi thuyền. Chợ họp đông nhất từ 6 giờ đến 8 giờ sáng. Chợ nổi Cái Răng cũng là chợ đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, nông sản của vùng. Hàng hóa tập trung ở đây với số lượng lớn. Mỗi mặt hàng đã được phân loại cho đồng đều về chất lượng, kích cỡ. Nếu như dân địa phương và các vùng lân cận thường sử dụng các ghe, xuồng trung bình chở các mặt hàng nông sản đến đây tiêu thụ thì những ghe bầu lớn là của các thương lái thu mua trái cây tỏa đi khắp nơi, sang tận Campuchia và Trung Quốc.

Chợ nổi Phong Điền nằm ngay ngã ba sông, một nhánh từ Cần Thơ vào, một nhánh rẽ đi Cầu Nhiếm và một nhánh xuôi về Trường Long [thuộc xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ], cách thành phố Cần Thơ khoảng 17km. Chợ thường nhóm vào khoảng 4-5 giờ sáng khi mặt trời vừa chớm mọc và đến 7-8 giờ là lúc mặt trời lên cao thì chợ cũng tan dần. Đặc trưng cách mua bán ở chợ nổi là sang chuyến: ghe qua ghe, xuồng qua xuồng đã phát sinh một loại dịch vụ mới là “đò”. Đó là những xuồng hoặc ghe nhỏ dùng để chở khách đi chợ, dễ dàng len lỏi, xuôi dọc trên chợ. Nét độc đáo, riêng biệt và nổi bật của chợ nổi là hình thức “bẹo hàng”. Trước mỗi mũi ghe thường cắm hoặc gác ngang một cây sào dài, bên trên treo lủng lẳng những hàng hóa mà chủ nhân muốn bán. Ngày nay, dẫu đường bộ đã phát triển đến tận những vùng nông thôn hẻo lánh của thành phố Cần Thơ nói riêng, Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, nhưng các chợ trên sông vẫn tiếp tục tồn tại, tiếp tục họp tan theo con nước lớn ròng - một nét văn hóa đặc sắc của người dân miền sông nước đồng bằng.

+ Các vườn trái cây Thủy Tiên, Mỹ Khánh, Phong Điền, Bình Thủy:

Vườn du lịch Thủy Tiên nằm trên Quốc lộ 91 hướng về An Giang, cách trung tâm TP Cần Thơ 15 km. Thiên nhiên và cảnh vật nơi đây ẩn chứa sự mộc mạc êm đềm, không khí trong lành, cây trái sum suê quanh năm với vị ngon ngọt của nhiều loại trái cây đồng bằng và các món ăn dân dã.

Vườn du lịch Mỹ Khánh Ðược thành lập vào năm 1996, với kinh phí đầu tư trên 3 tỷ đồng được mở rộng lên hơn 40 ha. Từ trung tâm thành phố Cần Thơ, theo quốc lộ 1 về hướng Sóc Trăng, đến cầu Cái Răng, rẽ vào hướng lộ Vòng Cung là đến vườn du lịch Mỹ Khánh bên bờ sông Cần Thơ; hoặc có thể đến Mỹ Khánh bằng tàu du lịch tại Bến Ninh Kiều. Vườn nằm giữa 2 chợ nổi nổi tiếng: Cái Răng và Phong Ðiền nên thuận lợi cho việc tham quan cả 2 hướng thủy và bộ. Tại đây, bên cạnh hơn 20 loại cây ăn trái đặc sản của miền Tây Nam Bộ, vườn Mỹ Khánh còn là nơi nuôi dưỡng trên 10 loài thú hoang dã quý hiếm, trong đó có loài nằm trong sách đỏ của Việt Nam. Ðiểm nổi bật của vườn du lịch Mỹ Khánh là hệ thống nhà nghỉ đầy đủ tiện nghi được xây dựng theo kiểu nhà sàn ở Tây Nguyên, với trên 25 ngôi nhà nằm rải rác trong vườn và hệ thống hồ bơi hiện đại phù hợp và hài hòa với cảnh quan thiên nhiên của vườn.

Vườn du lịch Phong Điền, Bình Thủy : Thiên nhiên và cảnh vật nơi đây êm ả, trong lành ở nơi thôn dã với những khu vườn rộng lớn râm mát, cây trái trĩu cành rất đa dạng và phong phú, từ cam, quýt, xoài, sa-bô cho đến vú sữa, chôm chôm, sầu riêng, mãng cầu, bưởi... Đến đây, ngoài việc ăn trái cây còn có nhiều món đặc sản ruộng đồng, sông nước như rùa, rắn, cá, tôm… rất đặc trưng của vùng đồng bằng sông nước.

Ở xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt cách Cần Thơ 45 km đi theo QL 91 hướng về Long Xuyên, vườn rộng hơn 2 ha có trên 20 loài chim, 10 giống cò với số lượng đông hàng chục ngàn con sinh sống trong vườn. Ðàn cò được chăm sóc rất chu đáo, cá, tép, cua, tôm, được thả thêm vào mương nước trong vườn để làm thức ăn thêm cho cò. Mỗi ngày từ 6 - 7 giờ sáng cò tỏa ra bay đi kiếm ăn, đến chiều tà [16 - 17 giờ] lại lũ lượt bay về vườn, chen chúc đậu trên những tán cây cao tạo thành cảnh quan độc đáo. Mỗi khi cò về tạo nên cảnh tượng đẹp như tranh vẽ bởi hàng ngàn cánh cò nhởn nhơ chao nghiêng, gọi đàn sôi động cả khu vực. Vườn cò Bằng Lăng còn hấp dẫn khách du lịch vì các dịch vụ ăn uống rẻ và cung cách phục vụ chu đáo tận tình.

- Về du lịch văn hóa – lịch sử:

Tọa lạc số 36 Đại lộ Hòa Bình – TP. Cần Thơ, Chùa Munir Ansay được xây dựng năm 1948 bằng vật liệu tre lá đơn sơ. Mãi đến năm 1954 thì cổng chùa mới được xây dựng với kiến trúc độc đáo - mô hình tháp [Tam Bảo] của Ăngkovat. Năm 1964 xây dựng Chánh điện, trong các chùa Khmer thì Chánh điện luôn quay về hướng Đông vì theo phật giáo thì hướng Đông là hướng của các vị thần thánh và đến năm 1988 thì Chánh điện được khánh thành, từ đó chùa Munir Ansay được hoàn thành với hiện trạng như hôm nay.

Chùa Munir Ansay theo Phật giáo Nam Tông, Chánh điện thờ phật Thích Ca Mâu Ni, Chánh điện là nơi hành lễ của chư tăng trong đó có lễ Tam Bảo hàng ngày vào lúc 5h30 sáng và 17h30 chiều, chánh điện cũng là nơi xuất gia tu học, nơi hành tăng sự [U PO SAT THA-], đặc biệt chùa Khmer có làm kiết giới Sima. Đối với người Khmer thì Chùa là nơi gắn liền với đời sống tâm linh của họ, là nơi tập trung của phật tử đến sinh hoạt đời sống và đây còn là nơi dạy học.

Tại chùa Munir Ansay hàng năm đều có tổ chức các ngày lễ lớn như: Cholchonam Thomay - Đón năm mới [ngày 13, 14, 15 tháng 3 âm lịch], Ok-om-Book - Lễ đưa nước [tháng 10 âm lịch], Donta - Lễ cúng Ông bà [tháng 8 âm lịch], Lễ Dâng Y,… của đồng bào Khmer, lễ được tổ chức vui tươi trang trọng. Trong lễ có nhiều trò chơi dân gian với nhiều hình thức phong phú.

Hiện nay chùa Munir Ansay còn là trụ sở của Hội đoàn kết sư sãi TP. Cần Thơ. Đây là một ngôi chùa Khmer lớn và lâu năm nhất tại Cần Thơ, nơi đây thường xuyên đón tiếp nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan mỗi khi đến TP. Cần Thơ.

Chùa Long Quang tại là phường Long Hoà, quận Bình Thủy, là một trong những ngôi chùa cổ ở Cần Thơ. Tính đến năm 2005 đã trải qua 180 năm. Chùa có từ thời Minh Mạng thứ 5 [1825] với tên gọi ban đầu là “Long Quang Trường Tự” hay “Long Quang Tự”.

Thuở xưa, Long Quang Cổ Tự là một cái am nhỏ do nhà sư Võ Văn Quyền tự lập, đến năm 1853 phát triển thành ngôi chùa. Sau đó, nhà sư Võ Văn Quyền ra đời, hòa thượng Quảng Hiền về chủ trì, chùa được xây dựng lại và đổi tên là “Long Quang Tự”.

Năm 1966, nhà sư Nguyễn Văn Phước, pháp danh Thiện Chiến trùng tu lại ngôi chùa sau những năm chiến tranh, ông đổi tên là “Long Quang Cổ Tự”. Long Quang Cổ Tự là một công trình kiến trúc nghệ thuật tôn giáo với hệ thống tượng Phật rất độc đáo bằng gỗ cách đây hàng trăm năm, tiêu biểu là nhóm tượng 18 vị La Hán.

Ngoài ra, về mặt lịch sử Long Quang Cổ Tự trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ là nơi ở, điểm liên lạc của nhiều cán bộ hoạt động ở vùng ven và nội thành Cần Thơ. Ngày 21/ 6/ 1993, chùa được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật.

Hội Linh Cổ Tự còn có tên gọi khác là Hội Long Tự hay Chùa Xẻo Cạn nằm trên đường Cách mạng tháng Tám, cách trung tâm TP Cần Thơ khoảng 4km. Ngôi chùa cất bằng tre năm 1907 sau đó xây dựng lại năm 1914. Trải qua gần một thế kỷ với những thăng trầm của lịch sử, chùa đã được tu bổ, tôn tạo nhiều lần.

Chùa Hội Linh là một công trình kiến trúc có nhiều giá nghệ thuật điêu khắc công phu với nhiều tượng Phật độc đáo. Trong những năm kháng chiến, Hội Linh Cổ Tự vừa là Tam bảo, vừa là căn cứ điểm của nhiều cán bộ chủ chốt của Tỉnh ủy, thị xã Cần Thơ và là nơi diễn ra nhiều cuộc họp triển khai các nghị quyết quan trọng của tỉnh và thị xã.

Có thể nói, Hội Linh Cổ Tự là một “căn cứ lõm” trên địa bàn TP Cần Thơ. Chùa Hội Linh còn là nơi luôn mở rộng cửa chào đón những người có hoàn cảnh không may, cơ nhỡ. Từ năm 1959, Hòa thượng Thích Pháp Thân – nhà sư chủ trì chùa Hội Linh từ năm 1972 đến nay, đã cho cất nhà lưu trú, chăm sóc, nuôi dưỡng hàng trăm gia đình có người thân bị ngụy quyền Sài Gòn bắt giam tại Khám lớn Cần Thơ.

Chùa còn ủng hộ hàng trăm triệu đồng cho các công tác từ thiện, giúp các gia đình bị thiên tai lũ lụt, hoả hoạn… trong và ngoài tỉnh.

Nhờ những công lao trong kháng chiến và trong xây dựng đất nước, Hội Linh Cổ Tự được nhà nước tặng thưởng “Huân chương kháng chiến hạng 3” và được công nhận là di tích Lịch sử - văn hóa.

Đình nằm trên bờ sông Hậu thuộc địa bàn phường Bình Thủy [nay là quận Bình Thủy], cách trung tâm TP Cần Thơ 5 km về phía Tây Bắc đi theo đường Cách Mạng Tháng 8.

Đình Bình Thủy ra đời cách đây trên 150 năm, mang sắc thái địa phương rất độc đáo. Đình Bình Thủy là cách gọi của dân gian, còn có tên chính thống là “Long Tuyền cổ miếu”, có quy mô diện tích vào loại lớn nhất trong các đình làng Cần Thơ với khuôn viên trên 4000 m2.

Ðình được xây vào năm 1844 theo hình chữ Nhất, mặt hướng ra sông Bình Thủy. Lối dẫn vào đình có phù điêu, chạm nổi hình rồng, kỳ lân. Mái đình lợp ngói có sáu hàng cột tròn bằng gỗ quý nâng đỡ. Các bộ phận vì, kèo kết cấu theo lối “thượng lầu, hạ hiên". Quanh các gác mái chạm khắc các vị thần tiên, cỏ cây hoa lá. Ðình thờ nhiều vị anh hùng dân tộc, danh nhân chí sĩ cả ba miền như Trần Hưng Đạo, Phan Bội Châu, Bùi Hữu Nghĩa…Gian giữa thờ Ðinh Công Chánh, vị thần có công lo việc đình miếu.

Tiềm ẩn dưới mái đình này không chỉ là lịch sử truyền thống cội nguồn của một làng cổ Nam Bộ mà còn là nơi gìn giữ những giá trị tinh hoa của văn hóa, văn minh sông nước miệt vườn Cần Thơ. Với những giá trị văn hoá cổ kính đặc sắc còn được bảo lưu, đình Bình Thủy được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

Chùa Nam Nhã [tên gốc Hán là Nam Nhã Đường] tiền thân là một tiệm thuốc bắc do Nguyễn Giác Nguyên lập vào năm 1890 ở ấp Bình Nhựt, xã Long Tuyền, là nơi liên lạc, hội họp bí mật các phong trào đấu tranh chống Pháp. Đến năm 1895, nhân đạo Minh Sư du nhập vào, ông cho dẹp tiệm thuốc bắc và xây dựng một ngôi chùa lấy tên là Nam Nhã Đường, đưa cuộc đấu tranh ẩn mình vào hình thức tôn giáo.

Ngoài tên gọi là Nam Nhã Đường, còn có tên là "Chùa Minh Sư". Chùa nằm sát khu dân cư phía Bắc cách sông Hậu khoảng 200m, trước mặt là rạch Bình Thủy và Đình Thần Long Tuyền [di tích kiến trúc nghệ thuật đã được xếp hạng]. Phía Nam là đường Lê Hồng Phong, có thể đến tham quan chùa bằng mọi phương tiện giao thông.

Sân chùa rất rộng rãi, phần nửa bên ngoài là sân đất trồng nhiều loại tùng, trắc... rợp mát chen chúc đó đây những chậu kiểng được uốn nắn rất công phu theo lối "xiêu phong", "mẫu tử". Giữa sân, một hòn bon bộ cao trên 2m nằm trong hồ hình chữ nhật đầy nước trong veo. Nửa sân bên trong lót gạch tàu với 2 trụ đèn xinh xắn. Các hoa văn, họa tiết được tô đắp rất công phu làm tăng thêm phần duyên dáng.

Chính điện được lợp ngói âm dương trên có hình lưỡng long tranh châu. Bộ vì mái làm theo kiểu vì kèo đặt trên bảy hàng cột tròn, vuông [bằng gỗ, bê tông] dưới mỗi cột đều có chân đế bằng đá. Bên trong chính điện, gian trung tâm được bày trí rất trang trọng dùng làm nơi đặt bàn thờ sư cụ Nguyễn Giác Nguyên Quan Thánh �ế quân và Lịch Đại Tổ sư đối diện với ban thờ Tam giáo là nơi thờ trấn đàn hộ pháp Bùi Hữu Sanh và nhà thơ Bùi Hữu Nghĩa. Hai bên tiền điện có 2 bàn hương án đặt bày vì của các nhà sư trụ trì [Nam tả, Nữ hữu].

Nam Nhã Đường xét về mặt kiến trúc thì không có gì đặc sắc lắm so với những công trình khác trong tỉnh nhưng di tích có một lịch sử khá vẻ vang trong giai đoạn chống Pháp. Chùa Nam Nhã Đường đã được công nhận là di tích lịch sử cách mạng.

Tại Cần thơ có rất nhiều lễ hội truyền thống như: Lễ vía quan Thánh Đế - Cần Thơ được tổ chức vào ngày 24 tháng 6 âm lịch, vào ngày này các vị cao tuổi trong Ban trị sự chùa cùng đông đảo người Hoa ở địa phương tổ chức lễ vía Ông, còn gọi là lễ vía Quan Thánh Đế. Vu Lan thắng hội ở Phong Điền thể hiện một nét đẹp nhân văn của cộng đồng người Hoa - là tinh thần tương thân tương ái thể hiện qua việc phát gạo cho người nghèo...

Ngoài ra còn có các lễ hội của người Khmer:

Lễ Bonh Chôl Chnam Thmây vào năm mới, mang ý nghĩa là mừng thêm một tuổi, tương tự như Tết Nguyên đán của người Việt, với hy vọng năm mới đến sẽ đem lại những điều may mắn. Được diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch [tháng 3 âm lịch], không cố định ngày, hàng năm đều do các nhà thiên văn bói toán ấn định, tính theo vòng quay trái đất quanh mặt trời trong một năm sẽ định ra được ngày, giờ cụ thể trong năm đó.

Lễ Bonh Đôl-ta là Lễ ông bà, được tổ chức hàng năm vào ngày 29-30 tháng 8 âm lịch, nhằm tưởng nhớ công ơn cha mẹ, họ hàng và người thân đã quá vãng.

Lễ Bonh Oc-om-bok: Lễ đút cốm dẹp, có nghĩa là người ta lấy cốm dẹp trộn với đường, dừa rồi vắt thành cục nhỏ kèm theo một trái chuối đút vào miệng các trẻ em từ 2 năm tuổi trở lên và để cho trẻ cầu nguyện những ước mơ của mình.

3. Đặc sản – sản phẩm nổi tiếng

Được thiên nhiên ưu đãi, với đặc trưng đô thị với rất nhiều sông nước vì thế Cần Thơ có rất nhiều những đặc sản mang hương vị đặc trưng của xứ Tây Đô này.

Món quà mà nhiều người dân Cái Răng hay tặng khách phương xa chính là món nem chua nổi tiếng của quê nhà. Việc tìm mua món đặc sản này cũng rất dễ dàng: chỉ cần đi xe 15 - 20 phút từ trung tâm TP Cần Thơ đi về phía Nam chừng 5km, vừa qua cầu Cái Răng là đã đến “làng nem”. Nem là một sản vật mà du khách có thể mua về làm quà. Nem Cái Răng gọn, nhẹ, dễ mang đi xa, có thể để được lâu, giá cả khá bình dân.

Cái Răng có những “lò” nem nổi tiếng như “Minh Thu”, “Bà Năm”, “Cô Hương”, “Cô Phúc”... nằm dọc theo Quốc lộ 1. Nem chua Cái Răng cùng nem Lai Vung, là hai đặc sản khá nổi tiếng của vùng ĐBSCL. Hai loại nem này có hương vị khác nhau: nem Lai Vung nhiều bì, vị chua ngọt, màu đỏ hồng, hơi dai thì nem Cái Răng nhiều thịt hơn bì, vị chua thanh, không dai, hậu ngọt. Đa phần nem Cái Răng được gói bằng lá vông nem hoặc lá chùm ruột, bao lá chuối ngoài cùng. Nem Cái Răng lâu chua, nhưng khi đã chua thì có mùi thơm của lá chùm ruột, lá vông nem, lá chuối tươi thấm vào ruột, ăn có vị thơm thơm. Theo các chuyến xe đò, xe khách xuôi ngược qua Quốc lộ 1, nem Cái Răng về tới các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau... lên TP Hồ Chí Minh, thậm chí ra Bắc.

Bánh tráng Thuận Hưng không chỉ được tiêu thụ ở thị trường nội địa mà đã xuất ngoại tận Campuchia. Bánh tráng Thuận Hưng được ưa chuộng bởi chiếc bánh mịn đều, dẻo thơm, đặc biệt là rất đều, trăm chiếc như một. Mới đây, làng bánh tráng Thuận Hưng được UBND TP Cần Thơ công nhận làng nghề và là một trong những sản phẩm du lịch phục vụ Năm Du lịch Quốc gia Mekong - Cần Thơ 2008.

Thuận Hưng là một xã nông nghiệp nằm ở hướng nam của huyện Thốt Nốt, cách trung tâm TP Cần Thơ gần 40km. Trải qua bao thăng trầm, hàng trăm năm qua, hạt gạo Thuận Hưng vẫn dẻo thơm và vì vậy nghề làm bánh tráng ở đây vẫn tồn tại chưa bị mai một. Bánh tráng được phơi bằng vỉ thành từng hàng thẳng tắp trong nắng, chờ bánh khô, bà con gỡ ra ép thẳng xếp thành từng chục. Bánh tráng Thuận Hưng có 4 loại: bánh mặn, bánh lạt, bánh nem và bánh dừa. Bánh mặn là bánh để nhiều muối, dẻo và giữ được lâu hơn so với bánh lạt. Bánh lạt giòn hơn. Bánh nem là bánh có kích cỡ nhỏ. Bánh dừa là bánh có pha thêm nước cốt dừa và mè. Mỗi loại bánh cũng có nhiều kích cỡ khác nhau, nhỏ nhất hơn 3 tấc và lớn nhất [bánh đại] gần 4 tấc. Bánh tráng có thể ăn kèm với rất nhiều món. Thông thường nhất là bánh tráng nhúng cuốn với thịt luộc hay nem chả kèm rau sống, hoặc cuốn với cá hấp, tôm chiên, mực luộc...

Trước đây, Dâu Hạ Châu có tên là Dâu miền dưới, do giống dâu này có phẩm chất vượt trội [thơm, ngọt] hơn các giống dâu khác. Hiện nay, Dâu Hạ Châu là cây trồng có giá trị kinh tế cao và đựơc xếp vào nhóm cây ăn trái đặc sản tại huyện Phong Điền TP. Cần Thơ. Dâu Hạ Châu cho trái 03 vụ/năm, vụ nghịch mùa, chín vào tháng 5 ÂL, vụ mùa, chín vào tháng 8 ÂL, vụ muộn, chín vào tháng 11ÂL âm lịch. Dâu Hạ Châu trái có màu vàng nhạt, vỏ mỏng, buồng trái dài, mỗi trái có từ 3 - 4 múi, khi chín dâu có màu trắng ngà, vị ngọt thanh, thơm và trông nó rất giống trái bòn bon.

Bánh tét không có gì lạ lẫm với người dân miền Nam, nhưng hiện thị trường bánh tét đã có thêm bánh ba màu. Nổi tiếng nhất ở Cần Thơ là lò của chị Tư Đẹp, Tư Cẩm, Minh Tân... những lò chuyên sản xuất đủ loại bánh tét thập cẩm, bánh tét đậu mỡ lá cẩm, bánh tét trắng đậu trắng cho đến bánh tét chay nhưn ngọt, nhưn chuối, bánh tét cốm dẹp… Độc đáo nhất là bánh tét ba màu, một loại bánh vừa thơm ngon vừa thẩm mỹ, đặc biệt dành riêng cho các ngày lễ hội quan trọng hoặc làm theo đơn đặt hàng của khách. Muốn có một đòn bánh tét ba màu chất lượng cao, người gói phải nhiều công phu. Trước hết, chọn cho được nếp dẻo, xào nhưn, nấu lá cẩm, xay lá dứa để lọc lấy nước. Màu tím lá cẩm, màu xanh lá dứa và màu vàng của đậu xanh. Mỗi màu toát lên một hương vị đặc trưng, không giống với bất cứ loại bánh tét thường ngày nào. 

Thành phố Cần Thơ bao nhiêu thành phố?

Thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập các đơn vị hành chính trực thuộc có 138.959,99 ha diện tích tự nhiên và 1.112.121 nhân khẩu; gồm 8 đơn vị hành chính là 4 quận: Ninh Kiều, Bình Thuỷ, Cái Răng, Ô Môn và 4 huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt; có 67 đơn ...

Thành phố Cần Thơ có bao nhiêu xã?

Tính đến ngày 1 tháng 3 năm 2020, thành phố Cần Thơ có 83 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 36 xã.

Thành phố Cần Thơ tỉnh gì?

Thành phố Cần Thơ trực thuộc tỉnh Cần Thơ khi đó gồm 15 phường: An Cư, An Hòa, An Hội, An Lạc, An Nghiệp, An Phú, An Thới, Bình Thủy, Cái Khế, Hưng Lợi, Hưng Phú, Tân An, Thới Bình, Trà Nóc, Xuân Khánh và 7 xã: An Bình, Giai Xuân, Hưng Thạnh, Long Hòa, Long Tuyền, Mỹ Khánh, Thới An Đông.

Thành phố Cần Thơ lên được bao nhiêu năm?

[Chinhphu.vn] - Sáng 29/12, TP Cần Thơ tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương [2/1/2004-2/1/2014] và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Trong 10 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Cần Thơ đã nỗ lực phấn đấu vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu KT-XH to lớn.

Chủ Đề