Thành tựu chuyển giao công nghệ thông qua FDI tại Việt Nam

Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1851/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 về việc phê duyệt Đề án "Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" [Đề án 1851] nhằm định hướng chính sách hỗ trợ chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là các công nghệ nguồn, công nghệ cao, công nghệ nền tảng.

Kết quả tổng hợp, đánh giá tình hình triển khai Đề án 1851 cho thấy các đơn vị đã nỗ lực tổ chức triển khai thực hiện Đề án 1851 phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng Bộ, ngành và điều kiện phát triển của từng địa phương trên cả nước. Các nội dung triển khai đã tập trung chủ yếu vào 7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp lớn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tạo ra các chuyển biến tích cực trong hoạt động chuyển giao, hấp thụ công nghệ nước ngoài, trong đó có các dự án FDI.

Ngoài các kết quả được ghi nhận, đa số các Bộ, ngành, địa phương vẫn gặp một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Đề án 1851 như: Chưa chủ động xây dựng các chính sách, cơ chế xác định nhu cầu công nghệ của doanh nghiệp cũng như khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm và chuyển giao nguồn cung công nghệ nước ngoài phù hợp với Việt Nam; thiếu các chính sách cụ thể, phù hợp giúp nâng cao trình độ công nghệ và năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ của doanh nghiệp.

Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 138/QĐ-TTg ngày 26/01/2022 bổ sung, sửa đổi Đề án 1851 dựa trên quan điểm nhất quán là kế thừa ưu điểm của chính sách đã có, đồng thời đề ra biện pháp khắc phục tốt nhất những hạn chế do thiếu mục tiêu cụ thể và giải pháp chưa hiệu quả, tính hành động thấp, đặc biệt là một số nội dung chưa được triển khai mạnh mẽ.

Nhằm hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương triển khai hiệu quả, đồng bộ các nội dung và đảm bảo hoàn thành các mục tiêu của Đề án 1851 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1851/QĐ-TTg và Quyết định số 138/QĐ-TTg, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng dự thảo Thông tư quy định tổ chức quản lý Đề án 1851.

Các nội dung quản lý, hướng dẫn triển khai Đề án 1851 được nghiên cứu, xây dựng với mục tiêu giúp Bộ, ngành, địa phương triển khai thuận tiện ở hoàn cảnh hiện nay, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng đơn vị, vùng, miền và khắc phục được những vướng mắc, tồn tại trong quá trình triển khai ở giai đoạn trước.

Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương triển khai Đề án 1851

Dự thảo Thông tư tập trung vào việc quy định cụ thể các nội dung hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương triển khai Đề án 1851, trong đó xác định các loại hình nhiệm vụ trong dự thảo Thông tư để hướng dẫn Bộ, ngành, địa phương triển khai 7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chính của Đề án 1851, chủ yếu thông qua thực hiện các đề tài, đề án khoa học, dự án, dự án đầu tư.

Mở rộng hình thức, phạm vi, đối tượng được đào tạo và nội dung đào tạo nâng cao năng lực về tìm kiếm, chuyển giao cho doanh nghiệp, là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động hấp thụ, làm chủ, phát triển công nghệ từ nước ngoài.

Xây dựng cơ sở dữ liệu hỗ trợ tìm kiếm, chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, đáp ứng nhu cầu cung cấp các thông tin về nguồn cầu công nghệ trong nước, nguồn cung công nghệ/chuyên gia công nghệ nước ngoài, các dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, chuyển giao công nghệ nước ngoài.

Quy định nội dung hỗ trợ đặc thù cho các hoạt động của Đề án 1851 nhằm giải quyết các hạn chế tồn tại trong quá trình triển khai Đề án 1851 ở giai đoạn cũ và đảm bảo bao quát đầy đủ hoạt động, nội dung của Đề án 1851.

Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo này trên Cổng TTĐT của Bộ.

Minh Đức


CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ QUỐC TẾ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG FDI. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở VIỆT NAMGVHD: GS TS VÕ THANH THUTHỰC HIỆN: Ngô Thị Ngọc DiệpTrương Hoàng ChinhNguyễn Minh Thúy AnTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINHKHOA SAU ĐẠI HỌCĐẦU TƯ QUỐC TẾNỘI DUNG ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢCHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ QUA FDI5KINH NGHIỆM CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆCỦA MỘT SỐ NƯỚC THÔNG QUA FDI2THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ ỞVN THÔNG QUA FDI3THÀNH CÔNG, TỒN TẠI VÀ CÁC NHÂN TỐTÁC ĐỘNG4KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ & VÀ VẤN ĐỀCHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ1KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ & VẤN ĐỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ1- Theo Uỷ ban kinh tế và xã hội Châu Á Thái Bình Dương ESCAP: “Công nghệ là một hệ thống kiến thức về qui trình và kỹ thuật chế biến sản phẩm vật chất hay thông tin”. Sau đó ESCAP mở rộng khái niệm trên “Nó bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong chế tạo, dịch vụ, quản lý, thông tin”.- Theo luật Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2003, Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.KHÁI NIỆM CÔNG NGHỆPHÂN LOẠI CÔNG NGHỆ-Căn cứ vào mức độ tiên tiến của công nghệ. + Công nghệ cao+ Công nghệ thường+ Công nghệ thấp hơn- Căn cứ vào mức độ hàm lượng các nguồn lực trong công nghệ:+ Công nghệ có hàm lượng lao động cao+ Công nghệ có hàm lượng vốn cao+ Công nghệ có hàm lượng tri thức caoKHÁI NIỆM CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ-Theo ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á Thái Bình Dương “Chuyển giao công nghệ có nghĩa là việc tiếp nhận công nghệ nước ngoài và là một quá trình vật lý [trí tuệ] – là quá trình đi kèm với việc huấn luyện toàn diện của một bên và sự hiểu biết, học hỏi của một bên khác”.- Theo Nghị định Chính phủ số 11/2005/NĐ-CP “Chuyển giao công nghệ là hình thức mua và bán công nghệ trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được thỏa thuận phù hợp với các quy định của pháp luật. Bên bán có nghĩa vụ chuyển giao các kiến thức tổng hợp của hợp đồng chuyển giao công nghệ”CÁC HÌNH THỨC CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆa. Theo đặc điểm của chuyển giao công nghệ- Kênh trực tiếp:Liên doanhDoanh nghiệp 100% vốn nước ngoàiHỗ trợ kỹ thuật & nhượng quyền Hình thức “chìa khóa trao tay” trong giao thầu Hợp tác nghiên cứu & triển khai công nghệ- Kênh gián tiếpMua máy móc thiết bị & linh kiệnThuê chuyên gia nước ngoàiĐào tạo nhân viên kỹ thuật ở nước ngoàiTổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoàib. Theo nguồn cung cấp công nghệ- Chuyển giao dọc - Chuyển giao ngang ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA TỪNG HÌNH THỨCLIÊN DOANHƯu điểm Nhược điểm- Nhà đầu tư nước ngoài là người nắm côngnghệ, sử dụng công nghệ vì vậy sẽ thuận lợi cho bên nhận chuyển giao trong quá trình áp dụng CN- Lực lượng lao động của bên nhận nhận được sự đào tạo có giá trị. Tham gia vào quá trình phát triển, nâng cao công nghệ- Bên nhận tạo ra được sản phẩm mới mà không tốn thời gian, chi phí rủi ro trong nghiên cứu và phát triển.- Trong quá trình sử dụng công nghệ mới, bênnhận có thể tạo ra các cải tiến hoặc tạo ra các sản phẩm hoàn toàn mới.- Bên nhận muốn thiết lập quan hệ với bên giao công nghệ để từ đó có thể mở rộng hợp tác cùng có lợi trong tương lai.- Đối với nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư tại một nước đang phát triển mà nhiều vấn đề dài hạn đang còn là những ẩn số thì mục tiêu cao nhất của dự án là tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn. Trong môi trường đầu tư mà yếu tố hấp dẫn chính chỉ bao gồm lao động rẻ, tài nguyên rẻ thì công nghệ được chuyển giao khó có thể là những công nghệ đang trong giai đoạn tốtnhất, cũng không thể là những công nghệ có trình độ tiên tiến, hiện đại cao.ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA TỪNG HÌNH THỨCDoanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Thực tế là trong hoạt động chuyển giao công nghệ bên nhận công nghệ không chỉ là doanh nghiệp nhận công nghệ mà còn là chính phủ nước sở tại nhận công nghệƯu điểm Nhược điểm-Thay thế việc nhập khẩu sản phẩm bằngcách nhận CGCN để thực hiện việc sảnxuất trong nước.-Tăng nguồn thu nhập từ thuế.-Chính phủ muốn sử dụng nguyên liệu địaphương trong sản xuất, từ đó có điều kiệnmở rộng các cơ sở công nghiệp.- Nâng cao trình độ của lực lượng lao động, giải quyết việc làm trong nước- Ô nhiễm môi trường, nguy cơ trở thành “bãi thải công nghệ” của các nước côngnghiệp phát triển- Lãng phí nguồn tài nguyên và thiếu nguồnnăng lượng-Rủi ro về sự trùng lặp công nghệHỖ TRỢ KỸ THUẬT VÀ NHƯỢNG QUYỀNƯu điểm Nhược điểm- Hai bên tham gia hoàn toàn độc lập với nhau. Bên nhận có nhiều thuận lợi để làmchủ CN được chuyển giao và sử dụng CN đó phục vụ cho lợi ích của mình.- Là “người mua”, thanh toán sòng phẳng, độc lập về tài chính. Được bảo hộ bởi các điều luật của nước sở tại nên bên nhận có thể chủ động lựa chọn CN chuyểngiao, thương lượng về các điều khoản của hợp đồng CGCN- Phải có một khoản vốn để trả cho bêngiao, đầu tư thực hiện các giải pháp CN được chuyển giao [mua thiết bị, cải tạo hạ tầng, đào tạo nhân lực…]- Bên nhận cần có những hiểu biết cần thiết về nghiệp vụ chuyển giao CN- Bên nhận gặp khó khăn là làm sao nhận được đúng, đủ những yếu tố CN mìnhcần, xác định đúng giá CNƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA TỪNG HÌNH THỨCCHÌA KHÓA TRAO TAYƯu điểm Nhược điểm- Bên nhận ít rủi ro, có thể vận hành nhàmáy ngay- Đảm bảo các yếu tố đồng bộ.- Hình thức CGCN thụ động, có thể có tácdụng ngay về thương mại, ít có tác dụng vềphương diện nâng cao năng lực CN-CN được chuyển giao do bên giao quyếtđịnh do đó có một số điểm không phục vụcho các mục tiêu phát triển CN của bênnhận CN- Chi phí cao hơn rất nhiều so với hình thứckhác do không tận dụng được năng lựccung ứng dịch vụ phụ trợ của công ty nướcsở tại.ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA TỪNG HÌNH THỨCHỢP TÁC NGHIÊN CỨU VÀ CÙNG TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆƯu điểm Nhược điểm-Thực hiện đúng nguyên tắc: cùng đầu tư, cùng chịu rủi ro-Tận dụng được thế mạnh của mỗi bên, tạo ra thế mạnh chung mà trước đó mỗibên không có- Mỗi bên đều tham gia tích cực vào quátrình tạo ra công nghệ, học hỏi lẫn nhau- Hình thức này khó thực hiện vì các công ty nước sở tại thực chất không có các nguồn lực gì cho việc hợp tác.- Nguy cơ là bên chuyển giao muốn lợi dụng công ty nước sở tại về mặt nào đó [cung cấp số liệu, làm thuê với giá thấp ] hoặc muốn khai thác/ tình báo những bí quyết của chủ nhà đối với một số CN độcđáo, truyền thống của mìnhƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA TỪNG HÌNH THỨCCHUYỂN GIAO DỌCƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA TỪNG HÌNH THỨCƯu điểm Nhược điểm- CN mới, chưa từng được áp dụng ở quốc gia nào khác- Bên tiếp nhận có thể độc quyền sản xuất loại sản phẩm do CN mới này tạo ra-Bên chuyển giao CN: nếu không có điều kiện áp dụng CN mình vừa tạo ra thì vẫn thu được lợi nhuận. - Cơ sở sản xuất của bên tiếp nhận như nơi thí nghiệm CN mới của mình - Gặp rủi ro trong quá trình áp dụng công nghệ mới trong trường hợp bên chuyển giao cũng chưa có kinh nghiệm trong việc ứng dụng công nghệ mới này CHUYỂN GIAO NGANGƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA TỪNG HÌNH THỨCƯu điểm Nhược điểm-Chi phí mua CN này thường rẻ hơn-Ít rủi ro trong quá trình áp dụng CN nàyvì đã từng được sử dụng- Bên chuyển giao đã có kinh nghiệmtrong việc áp dụng CN- Sử dụng CN cũ, đôi khi lạc hậu, lỗi thời- Nguy cơ trở thành nơi chứa đựng “rácCN” KINH NGHIỆM CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CỦA MỘT SỐ NƯỚC THÔNG QUA FDI2KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC CGCNNhật Bản- Nắm bắt các thành tựu kỹ thuật hiện đại bằng cách nhập các công nghệ, sáng chế của nước ngoài. - Trên cơ sở tiềm lực khoa học kỹ thuật, công nghệ với năng lực công nghệ nội sinh của mình, Nhật Bản hoàn thiện, triển khai và bán lại các sáng chế đó.- Thực hiện chiến lược tiếp cận công nghệ nước ngoài, chủ yếu là công nghệ của các nước phương Tây.- Hàng loạt các công ty liên doanh Nhật – Mỹ được hình thành và đưa vào hoạt động, đã chuyển giao trực tiếp các kiến thức nghiên cứu và phát triển công nghệ cho các nhà sản xuất Nhật Bản. Tính trong thời gian này, số hợp đồng chuyển giao công nghệ vào Nhật Bản lên tới 42.000 hợp đồng với tổng giá trị là 17 tỷ USD.KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC CGCNTHÀNH TỰU- Tạo được điều kiện thay đổi sâu sắc cơ cấu công nghệ bằng cách đẩy mạnh phát triển những ngành công nghiệp mới có hàm lượng khoa học công nghệ cao.- Nâng cao sức lao động xã hội.- Tiết kiệm đáng kể chi phí cho nghiên cứu khoa học và trong thời gian ngắn đã nhảy vọt từ trình độ kỹ thuật lạc hậu sang trình độ tiên tiến.- Nhật Bản đã chuyển dần từ việc nhập khẩu CN sang tự đảm đương lấy việc nghiên cứu và triển khai, dần dần tự sản xuất và xuất khẩu CN, kỹ thuật.KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC CGCNBÀI HỌC KINH NGHIỆMNhờ có chính sách CN và CGCN thích hợp, xuất phát từ việc tiếp nhận CGCN thông qua thu hút đầu tư FDI, chủ yếu là từ các nước phương Tây đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản đã phát triển được năng lực công nghệ của quốc gia. Sau khi năng lực công nghệ trong nước đã phát triển đủ mạnh, Nhật Bản đã đầu tư cho nghiên cứu phát triển, nâng cao trình độ CN trong nước để từ giai đoạn nhập khẩu CN, hoàn thiện CN tiến tới sáng tạo và xuất khẩu CN sang các nưước khác.KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC CGCNẤn Độ- Chính sách trong CGCN của Ấn Độ là ưu tiên cho CN phục vụ sảnxuất, xuất khẩu và thay thế nhập khẩu, phát triển hạ tầng và phát triểnnguồn nhân lực.- Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra chính sách mở cửa về CGCN qua FDI.+ Mở cửa ngành công nghiệp Ấn Độ cho đầu tư nước ngoài và chấpnhận cạnh tranh: cổ phần của nước ngoài được phép tăng từ 40 đến50% trong các ngành ưu tiên, bao gồm 31 khu vực khác nhau và cáccông ty có số cổ phần nước ngoài dưới 51% không cần xin giấy phépcủa chính phủ.+ Về tài chính: cố gắng cải thiện cán cân thanh toán và thâm hụtthương mạiKINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC CGCNBÀI HỌC KINH NGHIỆM-Nhìn chung, chính sách quản lý CGCN của Ấn Độngày càng được nới lỏng, nhất là đối với ngành côngnghiệp và công nghệ có tính chất mũi nhọn, để dầnnâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực công nghệnội sinh của đất nước.THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM THÔNG QUA FDI3THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAMChỉ số xếp hạng về công nghệ92Chỉ số về sáng tạo công nghệ79Chỉ số về công nghệ thông tin86Chỉ số về CGCN66Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới [WEF] [2004] “Báo cáo năng lực cạnh tranh” //www.weforum.org/Theo Bộ Khoa học vàCông nghệ, đến naymới chỉ có trên 200hợp đồng chuyểngiao công nghệ đượcphê duyệt, đăng ký,chiếm phần rất nhỏtrong số các dự ánchuyển giao côngnghệ thực thi tại ViệtNam.Chỉ số xếp hạng về công nghệ của Việt Nam năm 2004 THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAMMức độ sử dụng bằng sáng chế công nghệ nước ngoài 99Hợp tác giữa trường đại học và nghiên cứu công nghiệp 82Mức độ sẵn sàng về công nghệ 81ĐTNN và chuyển giao công nghệ 79Sử dụng bằng phát minh [patent] 79Chi tiêu DN về nghiên cứu triển khai71Xếp hạng về tình trạng phát triển công nghệ của Việt Nam năm 2003[trên tổng số 104 quốc gia] Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới [WEF] [2003] “Báo cáo năng lực cạnh tranh” //www.weforum.org/THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM• Số hợp đồng chuyển giao cụng nghệ qua FDI vào nước ta còn ítNăm Hợp đồng được phê duyệt1993 41994 41995 111996 241997 191998 341999 242000 442001 282002 272003 442004 52Tổng 315[Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ]Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt hơn 300 hợp đồng CGCN qua FDI trong tổng số hơn 6.880 dự án đầu tư nước ngoài. Trong số các hợp đồng đã phê duyệt có khoảng 86% Hợp đồng có nội dung chuyển giao các bí quyết công nghệ, 14% hợp đồng chuyển giao các đối tượng sở hữu công nghiệpTHỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAMCơ cấu của hợp đồng chuyển giao cụng nghệ qua FDI tập trung vào lĩnh vực công nghiệp[Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ]STT Ngành/Lĩnh vực Số hợp đồng1 Công nghiệp nhẹ 11%2 Công nghiệp nặng 27,4%3 Công nghiệp dầu khí 3,2%4Công nghiệp thực phẩm16,4%5 Hóa – Mỹ phẩm 13,7%6 Nông – Lâm nghiệp 3,2%7 Điện - điện tử – BCVT 14,6%8Xây dựng – Vật liệu XD4,6%9 Dịch vụ 5,9%Ngành sản xuất, lắp ráp ô tô đã có 11 Hợp đồng chuyển giao công nghệ của nhiều hãng sản xuất ô tô nổi tiếng trên thế giới như Toyota, Daihatsu, Mazda, Mitsubishi [Nhật Bản], Mercedes-Ben, BMW [Đức], Daewoo, Hyundai [Hàn Quốc] Về sản xuất, lắp ráp xe máy có các công ty sản xuất xe máy từ Nhật Bản Như: Honda, Yamaha, Suzuki, từ Đài Loan như VMEP Trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm có hầu hết các công ty nổi tiếng thể giới như: Unilever [Anh – Hà Lan], Procter & Gamble, Colgate –Palmolive [Hoa Kỳ]…

Video liên quan

Chủ Đề