Thế giới tiến bộ không ngừng ai không học là lùi

Bởi Van Hoc Moi

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Van Hoc Moi

Giới thiệu về cuốn sách này

Thực hiện theo tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời

Cập nhật lúc 09:14, Thứ Năm, 01/10/2015 [GMT+7]

Nhân Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2015, xin được trao đổi đôi điều xung quanh vấn đề thực hiện một luận điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và học suốt đời và chính Người là tấm gương sáng ngời về tinh thần bền bỉ học tập suốt đời. 

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự học là vô biên, vô cùng, “thế giới tiến bộ không ngừng, ai không học là lùi”[1]. Đất nước ta 80 năm bị đô hộ một phần do chính sách ngu dân của thực dân Pháp. Vì vậy, con người ta phải ham học, học suốt đời, học ở mọi nơi, mọi lúc, lấy tự học làm chính. Bác Hồ là một tấm gương mẫu mực về đức tính ham học, tự học và học suốt đời mới có đủ tri thức, sự hiểu biết để tìm đường cứu nước và lãnh đạo đất nước, trong đó tự học là chính, “học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân”[2]. Lúc Bác Hồ đi tìm đường cứu nước dù phải làm việc quần quật suốt ngày, nhưng Người vẫn tranh thủ mọi cách để học, kể cả việc viết mấy chữ lên bàn tay để vừa làm vừa nhìn vào bàn tay mà học. Khi đã trở thành người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, với bề bộn công việc, nhưng Bác vẫn tranh thủ tự học, học mọi nơi, mọi lúc, “học trong đời sống của mình,... học ở giai cấp công nhân”[3]. Bác khuyến khích, động viên và kêu gọi mọi người cố gắng học tập “chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống thì còn phải học”[4]. Người còn nhắc nhở cán bộ cơ quan “mỗi ngày ít nhất phải học tập một tiếng đồng hồ”[5] và xem việc cán bộ, đảng viên lấy lý do vì bận việc mà xao nhãng chuyện học tập là “một khuyết điểm rất to”[6]. 

Tư tưởng Hồ Chí Minh về học suốt đời là di sản vô giá, một bài học kinh nghiệm, cẩm nang quý báu; qua đó, động viên, tạo động cơ để mọi người đều ham học và học suốt đời nhằm mục tiêu cuối cùng là xây dựng xã hội học tập. Điều lý thú là nội dung tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về học tập suốt đời hết sức phù hợp với khuyến cáo của UNESCO ngày nay về 4 trụ cột của giáo dục là “học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để làm người”. Tư tưởng, tấm gương của Bác về học tập suốt đời không chỉ là cách tiếp cận đầy sức thuyết phục đối với các đối tượng khác nhau, từ trẻ đến già, từ người dân tới cán bộ, từ người mù chữ đến trí thức mà qua đó còn nhằm thức tỉnh, huy động và tổ chức cho mọi người ai cũng ham học và học suốt đời. 

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chủ trương giáo dục suốt đời, nhiều văn kiện của Đảng xác định mục tiêu: Xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập nhằm tạo điều kiện cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, suốt đời; chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống giáo dục suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người với những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục. Điều này vừa phù hợp với hoàn cảnh thực tế của đất nước, vừa theo kịp xu thế phát triển của giáo dục thế giới, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới cũng như nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân.

Từ các Nghị quyết của Đảng, Bộ Chính trị đã có Chỉ thị 50 - CT/TW ngày 24/8/1999 và Chỉ thị 11/CT/TW ngày 13/4/2007 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, xác định: “Xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, là mục tiêu cơ bản trong chiến lược chấn hưng và phát triển giáo dục của nước ta” và Chỉ thị 02/2008/CT-TTg ngày 8/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ thể chế hóa về mặt nhà nước, nhằm đưa chủ trương lớn của Đảng vào cuộc sống. Gần đây là Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; trong đó có nhiệm vụ là “Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập”.

Điều cốt lõi trong xây dựng một xã hội học tập, học suốt đời là đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cả về mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy lẫn cách kiểm tra, đánh giá; đề cao năng lực tự học mà chủ yếu là học cách học, đưa người học từ vị trí thụ động trở thành người chủ động, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội kiến thức; hình thức giáo dục phải đa dạng, linh hoạt, phương pháp khoa học, áp dụng phương tiện hiện đại, tạo điều kiện cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, mọi trình độ đều được học tập, cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. 

[1] Hồ Chí Minh toàn tập - tập 4, tr.161, NXB CTQG H.2000]; [2] Hồ Chí Minh toàn tập - tập 6, tr.50, NXB CTQG H.2000]; [3] Hồ Chí Minh toàn tập - tập 9, tr.416, NXB CTQG H.2000]. [4] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, tr.92, NXB CTQG, H.2000; [5] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, tr.273, NXB CTQG, H.2000]; [6] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5. tr.231, NXB CTQG, H.2000. 

BAN BIÊN TẬP

,

06:49, 07/10/2017 [GMT+7]

[GLO]- Những ngày này, khi cả nước đang sôi nổi diễn ra các hoạt động của “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời”, tôi bỗng nhớ đến những điều đã đọc trong cuốn sách “Khuyến học” nổi tiếng của Fukuzawa Yukichi-người được coi là “khai quốc công thần” của nước Nhật Bản hiện đại. Ngay trong phần mở đầu cuốn sách, Fukuzawa Yukichi đã khẳng định: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng, nếu có khác biệt là do học vấn”. Rồi ông mở rộng thêm: “…con người vốn dĩ không có chênh lệch sang hèn, giàu nghèo. Vì thế, có thể nói rằng: người chịu khó học, hiểu biết nhiều sẽ trở thành người quan trọng, sống sung túc; người vô học sẽ trở thành con người thấp kém, nghèo khổ”.
 

Ảnh minh họa

Có lẽ không phải đến khi Fukuzawa Yukichi viết ra cuốn “Khuyến học” loài người mới coi trọng giá trị của học vấn trong cuộc sống. Bằng chứng là từ xa xưa, ở nhiều quốc gia, dân tộc [nếu không muốn nói là tất cả], người trí thức luôn rất được xã hội tôn trọng. Ở Việt Nam thời phong kiến, trong “tứ dân” [4 tầng lớp dân, gồm: sĩ-nông-công-thương] thì trí thức [sĩ] được xếp ở vị trí đầu tiên. Bởi đề cao giá trị học vấn như vậy nên dễ hiểu tại sao người Việt lại rất chịu khó học tập và dần hình thành, hun đúc nên truyền thống hiếu học qua suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Dù vậy nhưng trong thực tế, từ xưa đến nay, một số người Việt vẫn quan niệm việc học tập chỉ là nhiệm vụ trong những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường và học là để đi thi. Ở thời phong kiến, người ta thi để làm quan; bây giờ thi để có bằng cấp. Quan niệm như vậy nên với một số người, khi có đủ bằng cấp hay đã có một vị trí công việc ổn định, họ mặc nhiên coi rằng “học như thế là đủ”, không cần tiếp tục nữa. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời cho rằng: “Sự học là vô cùng”, “Thế giới tiến bộ không ngừng, ai không học là lùi” và “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời […]. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi”. Còn nhà bác học nổi tiếng người Đức Albert Einstein cách đây mấy chục năm từng nói: “Có hai thứ được coi là vô tận: Vũ trụ và sự ngu dốt của con người”. Ngay cả tỷ phú người Mỹ Bill Gates, người vẫn hay được nhiều người dẫn ra làm bằng chứng cho việc “không học vẫn có thể thành công”, cũng đúc kết: “Nhà trường chỉ cho chúng ta chiếc chìa khóa tri thức, học trong cuộc sống là công việc cả đời”. Những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà bác học Albert Einstein hay tỷ phú Bill Gates-những người được coi là thiên tài của nhân loại-khẳng định hẳn đủ để những ai quan niệm “học như thế là đủ” phải nhìn lại bản thân mình. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, khi tri thức nhân loại đang tăng lên với tốc độ chóng mặt, những kiến thức đã học trong một giai đoạn nhất định, dành cho những đối tượng nhất định sẽ khó giúp mỗi chúng ta, không chỉ riêng tầng lớp trí thức, theo kịp xu thế phát triển. Bởi vậy, nếu không tự học, học liên tục, bất cứ ai cũng có nguy cơ tụt hậu, không chỉ không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của bản thân mà còn trở thành gánh nặng cho tập thể và xã hội.

Chính bởi điều này, năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Hội Khuyến học Việt Nam… đã phát động “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” với thông điệp “Học tập suốt đời-Chìa khóa của mọi thành công”. Từ đó đến nay, cứ vào đầu tháng 10 hàng năm, trên cả nước lại đồng loạt diễn ra các hoạt động sôi nổi của “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời”. Dù chủ đề mỗi năm có sự thay đổi song tựu trung lại, mục đích của “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” là khuyến khích mỗi người trong chúng ta tự nỗ lực học tập để nâng cao trình độ, hoàn thiện nhân cách, nâng cao hiệu quả làm việc, góp phần đem lại hạnh phúc cho bản thân, gia đình và đóng góp ngày càng hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, đất nước.

Lê Hà

LTS. Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam [từ khóa VIII đến khóa XI], nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam [7-2007 đến 4-2016]. Sau khi kết thúc nhiệm kỳ công tác, bà được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam. Là một chính khách luôn quan tâm đến công tác khuyến học, khuyến tài, bà có bài viết tâm huyết về xây dựng một xã hội học tập theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

GS.TS NGUYỄN THỊ DOAN
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam

GS.TS Nguyễn Thị Doan

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Từ năm1945 đến 1969, tư tưởng xuyên suốt của Bác Hồ về giáo dục là dạy người. Bác dặn: “… phải hướng vào dạy cho học sinh biết: Yêu nước, yêu lao động, dũng cảm, tự trọng; Sống có nghĩa, có tình, có hoài bão, vì sự phồn vinh của Tổ quốc”. Người đặc biệt lưu tâm đến giáo dục cả Đức, cả Tài: “Sẽ đặc biệt chú trọng đến sự rèn luyện đức tính cần thiết trong cuộc đời đoàn thể rộng rãi và năng lực kỹ thuật cần lao của con người”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn trong Di chúc: Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, phải vừa hồng vừa chuyên. Người yêu cầu mỗi công dân tùy theo hoàn cảnh phải học tập suốt đời.

Từ ham muốn “Ai cũng được học hành”, Bác Hồ giao nhiệm vụ “Ai cũng phải học suốt đời”. Điều ấy trở thành mục tiêu của cách mạng Việt Nam, thành chỉ tiêu phấn đấu của mọi lứa tuổi, đặc biệt là học sinh, sinh viên, cán bộ công chức qua các thời kỳ. Người chỉ rõ: “Thế giới tiến bộ không ngừng, ai không học là lùi”, “Chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời, còn sống thì còn phải học”.

Bác dạy: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ, để phụng sự đoàn thể, giai cấp, nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Người khẳng định “Không học thì không theo kịp, công việc nó gạt mình lại phía sau”. Học không chỉ dành cho trẻ em, không chỉ dành cho người trẻ tuổi, mà dành cho tất cả mọi lứa tuổi, cả người lớn tuổi.

Về phương pháp học tập, Bác nêu, “Lấy tự học làm cốt”, ngoài học ở trường, ở lớp, phải học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân. Người cho rằng sao nhãng việc học là “một khuyết điểm rất to”. Chính vì thấu hiểu hậu quả của “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” nên ngày 11-6-1946, trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào: Diệt giặc đói; Diệt giặc dốt; Diệt giặc ngoại xâm.

Bác coi giặc dốt như giặc ngoại xâm, đều là 3 loại giặc cần phải tiêu diệt. Người viết “chống mù chữ cũng như chống giặc ngoại xâm”. “Mỗi gia đình là một lớp học bình dân học vụ” hoặc “không để một người nào trong gia đình còn mù chữ” và để đạt được mục đích đó, “Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo...”. Bác cũng chỉ cách nông dân, công nhân, trí thức... phải học gì, học như thế nào?

Tự thân Bác Hồ đã là một tấm gương sáng chói về tinh thần học tập. Mặc dù không được đến trường đại học, song Bác đã học ở mọi nơi, mọi lúc, kể cả trong nhà tù. Và Người trở thành vĩ nhân thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, tấm gương ngời sáng về tinh thần học tập

Học để phát triển đất nước

Hồ Chí Minh luôn trọng người tài và nhắc nhở phải bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Ngay sau khi giành được độc lập [1945] Bác khuyến khích việc phát hiện và giới thiệu người tài ra làm việc cho Chính phủ [Tuyệt nhiên chưa thấy Bác nói đến bằng cấp trong chọn người tài].

Người coi “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, là một việc rất quan trọng”. Và “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời, thời đại chúng ta bây giờ là thời đại vệ tinh nhân tạo, nghĩa là thời đại khoa học kỹ thuật phát triển rất mạnh. Tình hình thế giới và trong nước luôn biến đổi, công việc của chúng ta nhiều và mới, kỹ thuật của thế giới ngày càng tiến bộ, những sự hiểu biết của chúng ta có hạn. Muốn tiến bộ kịp sự tiến bộ vô cùng tận thì chúng ta phải nghiên cứu học tập …”.

Điều hết sức giản dị trong phương pháp giảng dạy giúp người học: “Hiểu chóng, nhớ lâu, tiến bộ nhanh”, “Thầy siêng dạy”, “Trò siêng học”. “Việc giảng dạy hết sức thiết thực”, “Học phải đi đôi với hành”... Với phương pháp: “Tự học là chính”, “Học lẫn nhau”… Bác cũng chỉ dẫn rất cụ thể nội dung học tập cho từng nhóm đối tượng. Để đảm bảo cho đất nước phát triển trong một thế giới luôn biến đổi thì phải có tri thức, phải có tầm cao trí tuệ và chỉ có học, học suốt đời mới có được điều đó.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đào tạo, về xây dựng xã hội học tập là một di sản văn hóa lớn, vô cùng quý giá đối với dân tộc Việt Nam. Tư tưởng đó đã chỉ đường cho chúng ta đi trong suốt thời gian qua. Nó phù hợp với xu thế và sự phát triển của thời đại và thực tế đã chứng minh đó là chân lý mãi trường tồn. Điều đáng khâm phục là Bác đã dự báo trước sự phát triển của xã hội, của đất nước, của thế giới là chỉ có dựa vào “sự học”, dựa vào tri thức.

Người cho rằng, vận mệnh của đất nước phụ thuộc vào sự cố gắng học hành của học sinh, sinh viên: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc ta có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính phần lớn là nhờ vào công học tập của các em”. Muốn cho nước ta trở thành một nước giàu mạnh thì dân tộc ta phải là một dân tộc thông thái.

Như vậy Bác không chỉ giao nhiệm vụ học tập cho thanh, thiếu niên mà Bác còn giao nhiệm vụ học tập cho cả dân tộc. Tư tưởng của Người về sự học được thể hiện ở 4 điểm chính: Ai cũng được học hành. Học tập cho đến phút cuối cùng. Công nông hóa trí thức. Dân tộc thông thái.

Bác Hồ thăm lớp học vỡ lòng phố Hàng Than, Hà Nội [1958]

Thực hiện công bằng trong giáo dục

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương và nhiều quyết sách về giáo dục; xây dựng xã hội học tập và thúc đẩy việc học tập suốt đời trong nhân dân. Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13-4-2007 của Bộ Chính trị “Về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”; Quyết định 112/QĐ-TTg năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định 281/QĐ-TTg ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Kết luận 49 KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị đã cụ thể hóa quan điểm của Bác.

Tất cả những nội dung về tư tưởng và phương pháp giáo dục, đào tạo của Bác Hồ đã được Đảng, Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo và các cấp ủy Đảng, chính quyền, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường, Hội Khuyến học Việt Nam triển khai trong suốt những năm qua. Những lời huấn thị của Người trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt về giáo dục đào tạo luôn là những vấn đề cốt lõi, không phải chỉ giai đoạn này mà sẽ là mãi mãi đối với dân tộc ta.

Hơn nửa thế kỷ qua, quán triệt sâu sắc Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng sáng tạo vào thực tiễn đất nước và đã thu được những thắng lợi đáng trân trọng. Coi giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, thể hiện ở Nghị quyết Trung ương 2 [khóa VIII] năm 1996. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người. Nghị quyết chỉ rõ: “Mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời”. Thực hiện công bằng trong giáo dục. Đây là điểm cốt lõi: Tự học làm cốt. Học không bao giờ cùng. Học đi đôi với hành. Học ở mọi nơi, học lẫn nhau và học dân.

Chúng ta đang sống trong thời kỳ thế giới chia sẻ về nhiều lĩnh vực. Một thế giới mà tri thức đang trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu, trực tiếp, luôn gắn với con người và phát triển hoàn toàn mang tính chủ quan, do yếu tố khách quan chi phối. Tri thức phát triển phải thông qua học và tự học mà có, song nó có được sử dụng và phát huy hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào cách quản lý tri thức và quản lý nguồn tri thức của đất nước. Tri thức sẽ phát triển hơn khi được động viên, tạo môi trường cho tính sáng tạo của tri thức được phát huy, được tự do vùng vẫy trong môi trường mà tri thức được coi trọng.

Như vậy mới có nhiều đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước khi mà “Tình hình thế giới và trong nước luôn biến đổi, công việc của chúng ta nhiều và mới, kỹ thuật của thế giới ngày càng tiến bộ, sự hiểu biết của chúng ta có hạn. Muốn tiến bộ kịp sự tiến bộ vô cùng vô tận thì chúng ta phải nghiên cứu, học tập” như lời Bác đã dạy.

Người bạn của học viên - Ảnh minh họa: Nguyễn Văn Hải

Video liên quan

Chủ Đề