The tín dụng ngân hàng nào lãi suất thấp nhất

Có nhiều hơn một thẻ tín dụng nhưng nhiều người lại không nắm rõ quy định về lãi suất, phí nên phải "ôm" những khoản nợ không đáng có. 

Việc nắm rõ cách tính lãi suất, phí phát sinh, cũng như chính sách của ngân hàng sẽ giúp chủ thẻ tối ưu chi tiêu và tài chính. 

"Big 4" là nhóm ngân hàng có lãi suất cho vay thẻ tín dụng thấp nhất. Trong khi  phần lớn nhà băng có lãi suất 20-30% một năm, hai nhà băng Vietcombank, BIDV chỉ tính mức lãi từ 15-18% một năm. Phí thường niên của thẻ tín dụng loại thường của 4 ngân hàng này cũng khá thấp, chỉ dao động quanh mức 100.000 đồng.

Bên cạnh đó, VIB có loại thẻ tín dụng lãi suất bằng 0 và thời gian thanh toán tối đa là 55 ngày. Ngân hàng không tính lãi suất nhưng bạn vẫn mất phí khi thanh toán không đúng hạn.

Điều kiện để không mất bất kỳ khoản lãi hay phí nào là phải thanh toán đúng hạn tối thiểu 20% dư nợ đã chi tiêu. Nếu không, khách sẽ chịu phí 1,99% trên toàn bộ dư nợ và phí 4% tính trên số tiền chậm thanh toán. Loại thẻ miễn lãi này cũng có một số lưu ý kèm theo. Phí thường niên của loại thẻ này là 700.000 đồng, khá cao so với thẻ tín dụng thông thường và mỗi giao dịch thanh toán sẽ bị tính phí 0,99% [phí này khác với phí rút tiền mặt 4%]. Ví dụ, bạn quẹt thẻ, mua sắm trong nước một khoản 10 triệu thì sẽ bị tính phí gần 100.000 đồng.

Ngoài ra, một vài nhà băng như SHB, Sacombank, NCB cũng thu lãi suất thẻ khá thấp so với nhóm cổ phần và ngân hàng nước ngoài, cỡ 22-23% một năm. Ví dụ, thẻ tín dụng mở bằng tài sản đảm bảo của Sacombank có lãi suất 23%, mức phí thường niên thấp nhất là 300.000 đồng và thời gian miễn lãi tối đa lên tới 55 ngày dành cho cả chủ thẻ Visa và Master. 

Thời gian miễn lãi tối đa của phần lớn nhà băng là 45 ngày, tuy nhiên cũng có một vài bên lên tới 55 ngày như Sacombank, OCB, VietCapitalBank. Một ngân hàng khác là NCB cũng miễn lãi tới 50 ngày, lãi suất cũng chỉ dao động quanh 21-25% [nếu mở qua lương] và 18-22% [nếu mở có tài sản đảm bảo].

Ngoài lãi suất, thẻ tín dụng còn có thêm phí phạt khi chủ thẻ không thanh toán đúng hạn số tiền tối thiểu phải trả [thường là 5% dư nợ chi tiêu trong tháng]. Mức phí phạt này thường được tính 3-6% trên số tiền chậm thanh toán, tối thiểu từ 100.000 đồng.

Thẻ tín dụng một số ngân hàng. Ảnh: Bloomberg

Trên thực tế, nhiều chủ thẻ vẫn chưa nắm rõ cách tính lãi suất, phí phạt thẻ tín dụng dẫn đến nhầm lẫn và mất tiền không đáng.

Một thẻ tín dụng thường có lãi suất và phí phạt nếu người dùng chậm thanh toán. Mặc dù đều tính theo tỷ lệ phần trăm, nhưng cách tính lãi suất và phí khác nhau. Khoản tiền lãi phụ thuộc vào số ngày phát sinh nợ và tính trên toàn bộ số tiền đã chi trong kỳ [kể cả bạn đã thanh toán một phần đúng hạn], còn khoản phí thường thu cố định trên số tiền bạn chậm thanh toán.

Có hai mốc thời gian người dùng cần nắm rõ là ngày chốt sao kê và hạn chót trả nợ. Ngày chốt sao kê là ngày ngân hàng chốt số tiền bạn đã tiêu bằng thẻ tín dụng trong tháng. Thời gian giữa 2 ngày chốt sao kê thường là một tháng. Tuỳ từng ngân hàng, hạn chót thanh toán có thể sau 15-25 ngày tính từ ngày chốt sao kê gần nhất. 

Nhiều người vẫn nhầm lẫn thời gian miễn lãi tính từ ngày phát sinh giao dịch, tuy nhiên thời gian miễn lãi 45 ngày mà nhiều nhà băng đang quy định là tính từ ngày chốt sao kê. 

Khi bạn chắc chắn thanh toán hết toàn bộ số dư nợ trong thời gian miễn lãi, bạn sẽ không phải trả bất kỳ khoản lãi suất hay phí phạt nào. Nếu không trả được hết toàn bộ dư nợ, hãy thanh toán số tiền tối thiểu [thường là 5% khoản tiền đã chi] để có lịch sử tín dụng tốt cũng như không bị chịu thêm phí phạt, tuy nhiên bạn vẫn phải trả lãi suất.

Khi tới hạn chót mà bạn vẫn chưa thanh toán toàn bộ dư nợ, lãi suất thẻ tín dụng sẽ tính trên toàn bộ khoản tiền đã tiêu, thời gian tính lãi bắt đầu từ ngày phát sinh giao dịch đến ngày thanh toán. Lãi suất thẻ tín dụng mỗi ngày được tính bằng cách lấy lãi suất theo năm chia cho 365 ngày.

Ngoài ra, việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng sẽ chịu phí rút [thường là 4%] ngay khi thực hiện giao dịch. Việc rút tiền mặt được xem như vay tiền mặt từ ngân hàng thông qua thẻ nên số tiền bạn rút được coi là khoản vay cá nhân nên sẽ bị tính phí ngay lập tức.

Quỳnh Trang 

  • Lương chục triệu, có nên mở thẻ tín dụng?

Lãi suất vay tiêu dùng ngân hàng nào thấp nhất là câu hỏi được nhiều người tiêu dùng quan tâm hiện nay bởi đây là một dịch vụ phổ biến, được triển khai tại hầu hết các ngân hàng và được nhiều khách hàng lựa chọn. Cùng bài viết dưới đây đi tìm câu trả lời bạn nhé.

Trước khi tìm hiểu lãi suất vay tiêu dùng ngân hàng nào thấp nhất. Hãy cùng bài viết hiểu rõ hơn về dịch vụ này.

Vay tiêu dùng là một sản phẩm cho vay vốn dưới hình thức vay tín chấp hoặc vay thế chấp nhằm hỗ trợ tài chính cho khách hàng trong các nhu cầu tiêu dùng hàng ngày như mua xe, gia dụng, tổ chức đám cưới, du học, xây sửa nhà, đi du lịch,... cùng rất nhiều nhu cầu chi tiêu khác trong cuộc sống.

Hiện tại, có các hình thức vay tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

  • Vay tiêu dùng trả góp: Với hình thức này, khách hàng sẽ được vay, trả lãi và nợ gốc theo kỳ hạn với số tiền phải trả trong mỗi kỳ không đổi. Đặc biệt, bạn sẽ không cần phải thế chấp bất kỳ tài sản nào như các hình thức khác.

  • Vay tiêu dùng tín chấp: Không cần tài sản đảm bảo, thay vào đó khách hàng sẽ chỉ được yêu cầu chứng minh thu nhập và pháp nhân. Tuy nhiên, hình thức này có lãi suất cao hơn 2 -3 lần vay thế chấp.

  • Vay tiêu dùng thế chấp: Theo hình thức này, khách hàng cần có tài sản đảm bảo để được cho vay. Một ưu điểm nổi bật là khách hàng sẽ tiếp cận được khoản vay lớn hơn tín chấp cũng như lãi suất thấp hơn rất nhiều. Và hình thức này sẽ phù hợp cho những ai có khoản vay lớn.

Toplist ngân hàng cho vay tiêu dùng lãi suất thấp nhất

Lãi suất vay tiêu dùng ngân hàng nào thấp nhất? Dưới đây là 3 ngân hàng có lãi suất vay tiêu dùng thấp nhất hiện nay.

1. Vietcombank - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Có thể nói, Vietcombank là một trong những ngân hàng uy tín và lớn nhất, là địa chỉ uy tín được đại bộ phận người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng lựa chọn. Hiện tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đang triển khai dịch vụ cho vay tiêu dùng với nhiều hình thức khác nhau như:

  • Vay tín chấp cán bộ quản lý điều hành/ cán bộ công nhân viên

  • Vay thấu chi tài khoản cá nhân/ cầm cố giấy tờ có giá

2. VPBank - Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng

Với sự tăng trưởng vượt bậc, VPBank được coi là ngân hàng phát triển bền vững và vững chắc nhất trong suốt thời gian qua. Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng triển khai các sản phẩm đa dạng với mọi phân khúc khách hàng. Dịch vụ vay tiêu dùng được VPBank cung cấp được cho là có lãi suất ở mức thấp, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng như:

  • Vay tín chấp dành cho khách hàng hiện hữu của VPBank/ hộ kinh doanh/ khách hàng trả lương qua VPBank/ khách hàng có thu nhập từ lương

  • Vay tiêu dùng tín chấp cá nhân

  • Vay Vip

3. Ngân hàng TMCP Tiên Phong [TPBank]

Dù là một ngân hàng trẻ nhưng với lực lượng cổ đông chiến lược lớn, TPBank hiện sở hữu các sản phẩm dịch vụ tài chính hoàn hảo. Hiện tại, TPBank đang triển khai các khoản vay tiêu dùng lãi suất thấp với các hình thức như:

  • Vay tiêu dùng trả góp tín chấp

  • Vay ứng sổ tiết kiệm

  • Vay thấu chi tín chấp

  • Vay tiền mặt đa tiện ích

Bên cạnh hình thức vay tiêu dùng từ ngân hàng, các hình thức vay tiêu dùng từ các nhà cung cấp dịch vụ tài chính tiêu dùng như Home Credit, FECredit, Mcredit,... cũng đang trở nên phổ biến bởi những ưu điểm vượt trội cũng như hình thức đa dạng và lãi suất phù hợp. Nếu đang sở hữu các khoản vay tiêu dùng kể trên, hãy tham khảo hình thức thanh toán vay tiêu dùng tại cổng thanh toán điện tử Gpay. An toàn - Tiện Ích - Nhanh chóng, đảm bảo bạn sẽ hài lòng ngay từ lần đầu sử dụng dịch vụ này.

Trên đây là giải đáp cụ thể cho câu hỏi “Lãi suất vay tiêu dùng ngân hàng nào thấp nhất?”. Để lại bình luận nếu còn thắc mắc bạn nhé.

Tìm hiểu thêm: Thanh toán hóa đơn vay tiêu dùng bằng thẻ tín dụng

Tải app miễn phí ngay : //g-pay.vn/install

Văn phòng giao dịch: Tầng 9, Gold Tower, 275 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Video liên quan

Chủ Đề