Thiết kế cột thép nhà công nghiệp

Mình xin hướng dẫn các bạn xác định chiều dài tính toán của cấu kiện Cột thép, Dầm thép Nhà công nghiệp dựa theo 2 cách:

  • Theo hướng dẫn Đồ án Kết cấu thép Nhà công nghiệp của thầy Phạm Văn Tư
  • Theo sách “Thiết kế kết cấu thép Nhà công nghiệp” của thầy Đoàn Định Kiến

So sánh: Cả 2 cách cho giá trị tương đương nhau. Chỉ có một điều là mình không có hướng dẫn tính toán của cột thép liên kết khớp với móng của thầy Phạm Văn Tư. Nên cách 1 bị khuyết phần này, cách 2 thì đầy đủ Ngàm và Khớp nhé.

Xem thêm bài viết: Lý thuyết tính toán chiều dài tính toán của cột thép nhà công nghiệp

Bài viết này áp dụng cho Nhà công nghiệp sử dụng hệ Cột, Dầm mái tiết diện chữ H, I và tiết diện cột không thay đổi.

1. Chiều dài tính toán cột thép nhà công nghiệp

a. Cách 1: Theo hướng dẫn Đồ án Kết cấu thép Nhà công nghiệp của thầy Phạm Văn Tư

Download Bảng Excel xác định chiều dài tính toán của Cột thép theo cách 1

Công thức xác định theo sách “Thiết kế khung thép Nhà công nghiệp” như sau:

+ Trong mặt phẳng khung: LX = μ.H

Trong đó:

  • μ: tra bảng theo tham số GT = LXÀ.IC/[H.IXÀ]

  • H: chiều cao hình học của cột, tính từ mặt móng đến mép dưới xà ngang [xà mái]
  • LXÀ = Ltt/2
  • Ltt: nhịp tính toán của khung
  • IC: mô men quán tính của tiết diện cột
  • IXÀ: mô men quán tính của tiết diện xà mái tại vị trí cách nút khung 0,4.LXÀ

+ Ngoài mặt phẳng khung: LY = a

Trong đó:

  • a: khoảng cách hai điểm cố kết trên cột không cho cột dịch chuyển ra ngoài mặt phẳng khung [giằng cột].
b. Cách 2: Theo sách “Thiết kế kết cấu thép Nhà công nghiệp” của thầy Đoàn Định Kiến

Download Bảng Excel xác định chiều dài tính toán của Cột thép theo cách 2

+ Trong mặt phẳng khung: LX = μ.H

Trong đó:

  • μ: tra bảng theo tham số K = H.IXÀ/[LXÀ.IC]

  • H: chiều cao hình học của cột, tính từ mặt móng đến mép dưới xà ngang [xà mái]
  • LXÀ = Ltt/2
  • Ltt: nhịp tính toán của khung
  • IC: mô men quán tính của tiết diện cột
  • IXÀ: mô men quán tính của tiết diện xà mái tại vị trí cách nút khung 0,4.LXÀ

+ Ngoài mặt phẳng khung: LY = a

Trong đó:

  • a: khoảng cách hai điểm cố kết trên cột không cho cột dịch chuyển ra ngoài mặt phẳng khung [giằng cột].

2. Chiều dài tính toán của dầm mái

+ Trong mặt phẳng khung: LX = Ltt

+ Ngoài mặt phẳng khung: LY = a

trong đó:

  • Ltt: nhịp tính toán của khung
  • a: khoảng cách hai điểm liên kết giằng mái ở trên dầm mái không cho dầm dịch chuyển ra ngoài mặt phẳng khung.

Mình đã giới thiệu xong cách xác định L tính toán của cấu kiện Cột, Dầm thép Nhà công nghiệp. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, các bạn có đóng góp gì hãy để lại comment bên dưới nhé.

Xem thêm bài viết: Lý thuyết tính toán chiều dài tính toán của cột thép nhà công nghiệp

Skip to content

Ngoài bê tông cốt thép, thép cũng là loại vật liệu được sử dụng rộng rãi trong quá trình thi công nhà công nghiệp. Kết cấu thép tuy nhẹ nhưng rất khỏe nên có thể hình thành sườn nhà chịu được lực lớn. Để hiểu hơn về kết cấu thép nhà công nghiệp, bạn đừng bỏ qua bài viết này của Thế Giới Thép nhé!

Nhà công nghiệp khung thép là loại nhà được kết cấu từ những cấu kiện thép. Loại nhà này được ứng dụng nhiều trong công nghiệp khi làm nhà kho, xưởng sản xuất, văn phòng, siêu thị,…

Nhu cầu xây dựng nhà công nghiệp kết cấu khung thép hiện nhiều hơn so với nhà công nghiệp kết cấu bằng bê tông cốt thép. Lý do là bởi kết cấu thép nhà công nghiệp có nhiều ưu điểm vượt trội: 

  • Giảm cảm giác nóng bức và ngột ngạt tốt hơn so với kết cấu bê tông cốt thép trong điều kiện nhiệt độ cao [dưới 200 độ C]. 
  • Hiếm khi bị hư hỏng do những tác động cơ học gây ra. 
  • Thuận tiện trong khâu lắp ráp và liên kết thiết bị, đường dây điện, đường ống,…
  • Dễ dàng gia cố khi bị hư hỏng hoặc tăng tải trọng, không cần phá dỡ hoàn toàn như kết cấu bê tông cốt thép. 
  • Tiết kiệm vật liệu, sức lực và chi phí thi công. 

Đây là thắc mắc chung của những người không có kinh nghiệm lắp dựng kết cấu nhà thép công nghiệp. Theo tìm hiểu của Thế Giới Thép, loại kết cấu này đặc biệt phù hợp với công trình: 

  • Có độ cao và bước cột lớn, nhịp rộng và cầu trục nặng. 
  • Có cầu trục hoạt động gần như liên tục và thường xuyên phải cẩu vật có trọng lượng bằng với sức tải tối đa. 
  • Xây dựng trên nền đất lún không đều. 
  • Xây dựng ở những vùng xa, việc vận chuyển vật liệu xây dựng khó khăn. 
  • Cần xây dựng nhanh để sớm đưa vào sử dụng.

Nhà công nghiệp được xây dựng bằng vật liệu thép có độ chắc chắn cao và chịu được lực lớn. Để tạo được khung sườn vững chắc, đơn vị thi công kết cấu nhà công nghiệp cần dùng các cấu kiện sau: 

  • Khung thép. 
  • Cột thép. 
  • Mái thép. 
  • Dầm đỡ cầu trục thép. 
  • Các chi tiết lắp ráp khác làm từ thép. 

Khung nhà thép công nghiệp thường được kết cấu bằng thép thanh, thép ống, thép hình [U, I, H, V, L] và thép cuộn. Nhưng dù sử dụng loại thép nào thì kết cấu thép cũng cần đảm bảo tiêu chí: 

  • Đáp ứng tốt mục đích sử dụng của công trình.
  • Khung nhà có đủ độ cứng để cầu trục hoạt động bình thường. 
  • Tính bền vững với thời gian [độ bền và tuổi thọ cao], an toàn đối với người sử dụng. 
  • Đảm bảo không gây lãng phí chi phí mua, chế tạo, vận chuyển vật liệu và lắp kết cấu. Có một số công trình bạn có thể dùng hỗn hợp kết cấu khung thép và bê tông để tiết kiệm chi phí. 

Bất kỳ một dự án xây dựng nào cũng cần thực hiện theo đúng bản thiết kế. Khâu thiết kế kết cấu có tính quyết định chất lượng và sự thành bại của dự án. 

Trong thi công nhà thép công nghiệp, khâu này diễn ra khi phương án mặt bằng quy hoạch và phương án kiến trúc đã được thống nhất. Một phương án thiết kế kết cấu thép hợp lý đem đến nhiều hiệu quả như: 

  • Tiết kiệm chi phí dùng cho việc mua vật liệu thi công. 
  • Dễ dàng lựa chọn được phương pháp và sản xuất vừa tiết kiệm lại vừa đẩy nhanh tiến độ thi công. 
  • Đảm bảo an toàn trong quá trình lắp dựng kết cấu.  

Khâu thiết kế kết cấu thép nhà công nghiệp đòi hỏi ở người chủ trì nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Để tạo được kết cấu nhà thép có tuổi thọ cao, quy trình thiết kế cần thực hiện đủ và đúng 4 bước bên dưới: 

  • Bước 1: Nghiên cứu phương án mặt bằng quy hoạch, phương án kiến trúc để lên ý tưởng thiết kế theo những yêu cầu cụ thể. 
  • Bước 2: Lập sơ đồ kết cấu, chọn kích thước sơ bộ tiết diện theo sơ đồ và chọn loại thép phù hợp. 
  • Bước 3: Tỉnh toán gán tải và một số tải trọng gồm tải bản thân [cột, dầm, sàn], tĩnh tải [tải trần, tải tường], tải trọng gió,…
  • Bước 4: Thiết kế chi tiết liên kết. 

Với những thông tin trên đây, Thế Giới Thép tin rằng bạn đã hiểu rõ hơn về kết cấu thép nhà công nghiệp. Bạn đừng quên áp dụng khi lựa chọn thép để lắp dựng kết cấu cho nhà nhà kho, nhà xưởng,… Điều này sẽ giúp bạn chọn được loại thép và cấu kiện thép phù hợp, có chất lượng cao với mức giá hợp lý.

Video liên quan

Chủ Đề