Thủ trưởng cơ quan thuộc sở là ai

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi question date

Nội dung này được THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tư vấn như sau:

  • Chế độ thủ trưởng là Chế độ lãnh đạo, làm việc trong đó người đứng đầu cơ quan, tổ chức có toàn quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi vấn đề trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan, tổ chức do mình quản lý. Chế độ thủ trưởng thường được áp dụng trong cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn [Bộ, cơ quan ngang Bộ] hoặc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân [Sở, Phòng, Ban, Ngành]. Bộ trưởng, Giám đốc Sở, Trưởng Phòng... là những người có toàn quyền tự quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức và chịu trách nhiệm trước cấp trên về quyết định của mình.


Nguồn:

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mỗi một tập thể, đơn vị, cơ quan, tổ chức,… đều cần phải có một người giữ vai trò dẫn dắt các thành viên còn lại của đơn vị. Những cá nhân giữ vai trò dẫn dắt đó chính là những thủ trưởng đơn vị đó. Vậy thủ trưởng đơn vị là gì, hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Thủ trưởng đơn vị là gì?

Thủ trưởng là người có vị trí cao nhất, đứng đầu trong một công ty, một cơ quan, một tổ chức nào đó. Thông thường đây là những cá nhân có vị trí quan trọng, quyết định mọi vấn đề của các cơ quan, công ty, đơn vụ đó.

Thủ trưởng đơn vị chính là người đứng đầu, người có quyền lực cao nhất trong một đơn vị, tương ứng với đó thì họ cũng có người có trách nhiệm cao nhất trong đơn vị đó.

Khi nhắc đến thủ trưởng đơn vị chúng ta thường đề cập đến ngay các thủ trưởng của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên cụm từ “thủ trưởng đơn vị” còn có thể áp dụng đối với người đứng đầu các tổ chức hoặc người đứng đầu các tổ chức. 

Là người đứng đầu một đơn vị, các thủ trưởng đơn vị có những quyền hạn, nhiệm vụ nhất định. Vậy quyền hạn, nhiệm vụ của thủ trưởng đơn vị là gì? Một số nhiệm vụ của một thủ trưởng đơn vị nói chung bao gồm:

Chỉ đạo và kiểm soát công việc và nguồn lực của đơn vị, đồng thời đảm bảo việc tuyển dụng và duy trì số lượng và loại nhân viên có năng lực tốt, được đào tạo và phát triển để đảm bảo rằng đơn vị đạt được sứ mệnh và mục tiêu của mình.

Chuẩn bị kế hoạch đơn vị và kế hoạch hoạt động hàng năm và theo dõi tiến độ thực hiện các kế hoạch này để đảm bảo rằng đơn vị đạt được các mục tiêu của mình với chi phí hiệu quả và hiệu quả nhất có thể.

Cung cấp lời khuyên và hướng dẫn chiến lược cho các thành viên, để giúp họ nhận thức được những phát triển trong ngành và đảm bảo rằng các chính sách thích hợp được phát triển để đáp ứng sứ mệnh và mục tiêu của đơn vị cũng như tuân thủ tất cả các luật định có liên quan và các quy định khác.

Thiết lập và duy trì các liên kết chính thức và không chính thức hiệu quả với đối tác, các cơ quan ban ngành liên quan của chính phủ, chính quyền địa phương, những người ra quyết định chính và các bên liên quan khác nói chung, để trao đổi thông tin và quan điểm cũng như để đảm bảo rằng công ty đang cung cấp phạm vi và chất lượng dịch vụ phù hợp .

Xây dựng và duy trì các chương trình nghiên cứu và phát triển để đảm bảo rằng đơn vị luôn dẫn đầu trong ngành, áp dụng các phương pháp và cách tiếp cận hiệu quả nhất về chi phí

Chuẩn bị, chấp nhận và giám sát việc thực hiện ngân sách hàng năm để đảm bảo rằng các mục tiêu ngân sách được đáp ứng, dòng doanh thu được tối đa hóa và chi phí cố định được giảm thiểu.

Đại diện cho đơn vị trong các cuộc họp, hội thảo, hội nghị… với các cơ quan chính phủ hoặc các đối tác,…

Xây dựng, thúc đẩy và chỉ đạo việc thực hiện các chính sách cơ hội bình đẳng trong tất cả các khía cạnh công việc của đơn vị.

Giám sát việc chuẩn bị báo cáo hàng năm đơn vị.

Xây dựng và chỉ đạo việc thực hiện các chính sách và thủ tục để đảm bảo rằng đơn vị tuân thủ tất cả các quy định về sức khỏe và an toàn cũng như các quy định pháp luật khác.

Chúng ta đã viết được nhiệm vụ của một thủ trưởng đơn vị, vậy trên thực tế những vị trí nào là thủ trưởng đơn vị hay thủ trưởng đơn vị là gì trên thực tế?

Đối với các cơ quan nhà nước thì chức danh của thủ trưởng đơn vị có thể kể đến như: Bộ trưởng; Giám đốc Sở, Tổng cục trưởng; Cục trưởng, Vụ trưởng,… Đây chính là các cá nhân có vị trí cao nhất trong một cơ quan nhà nước. 

Còn đối với các tổ chức, doanh nghiệp thì thủ trưởng đơn vị chính là Giám đốc, Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị,… Đây là những cá nhân được chọn làm người đứng đầu cho các doanh nghiệp, tổ chức đó. 

Là một vị trí bắt buộc phải có trong một đơn vị, vậy vai trò của thủ trưởng đơn vị là gì? Như đã khẳng định ở trên, thủ trưởng đơn vị là người điều hành cấp cao nhất tại bất kỳ đơn vị nào. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm về tất cả các quyết định quan trọng được đưa ra cho đơn vị và chịu trách nhiệm về hình ảnh chung và sự thành công của đơn vị .

Thông thường các thủ trưởng đơn vị tại các cơ quan nhà nước được bổ nhiệm còn đối với các doanh nghiệp, tổ chức thì thủ trưởng đơn vị được bầu hoặc thuê bởi các thành viên của đơn vị đó. 

Thủ trưởng đơn vị giám sát hoạt động của một tổ chức và cũng được coi là bộ mặt hoặc bản sắc của đơn vị.

Vai trò của một thủ trưởng đơn vị thay đổi tùy thuộc vào quy mô và cấu trúc đơn vị. Trong các đơn vị lớn, thủ trưởng đơn vị chủ yếu tham gia vào các quyết định chiến lược tổng thể và sự phát triển của đơn vị. Mặt khác, trong các đơn vị nhỏ hơn, thủ trưởng đơn vị tham gia nhiều hơn vào các chức năng hàng ngày và văn hóa tổ chức.

Thủ trưởng đơn vị chính là người chèo lái đơn vị hoạt động theo đúng định hướng, chức năng, nhiệm vụ đã được đề ra. Khi thủ trưởng đơn vị là người thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì các thành viên còn lại có thể noi gương học tập. Do vậy, thủ trưởng bất kỳ một đơn vị nào cũng là những người đủ đức, đủ tài để có thể trở thành người lãnh đạo đơn vị. 

Để tìm hiểu kỹ hơn thủ trưởng đơn vị là gì cũng như pháp luật liên quan đến loại hình kinh doanh, hãy liên lạc với Công ty Luật ACC qua các thông tin sau để được đội ngũ chuyên viên của chúng tôi giải đáp tận tâm, tư vấn nhiệt tình với mức giá tốt nhất cho quý khách hàng. Công ty Luật ACC hy vọng đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề pháp lý:

  •         Hotline: 19003330
  •         Zalo: 084 696 7979
  •         Gmail:
  •         Website: accgroup.vn

Chế độ thủ trưởng [Head mode] là gì? Chế độ thủ trưởng tiếng Anh là gì ? Trách nhiệm của người đứng đầu trong chế độ thủ trưởng? Với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, thủ trưởng có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 34 Luật Tổ chức Chính phủ 2015.

Ngoài chế độ làm việc tập thể gắn liền với trách nhiệm cá nhân thì bên cạnh đó còn có một chế độ thủ trưởng. Hai chế độ làm việc này có quan hệ và đặc trưng riêng như thế nào.

1. Chế độ thủ trưởng là gì?

Chế độ thủ trưởng được hiểu là chế độ lãnh đạo, làm việc mà trong đó người đứng đầu cơ quan, tổ chức có toàn quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi vấn đề trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan, tổ chức do mình quản lý.

Chế độ thủ trưởng thường được áp dụng trong cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn [bộ, cơ quan ngang bộ] hoặc cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân [sở, phòng, ban, ngành]. Bộ trưởng, giám đốc sở, trưởng phòng…là những người có toàn quyền tự quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức và chịu trách nhiệm trước cấp trên về quyết định của mình.

Từ những phân tích về chế độ thủ trưởng là gì?, có thể thấy thủ trưởng cũng là một cán bộ, công chức. Hiện nay, theo quy định của pháp luật của Việt Nam, chế độ thủ trưởng bao gồm các chế độ sau:

– Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ:

Là thành viên của Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.

Cơ quan ngang bộ tại Việt Nam hiện nay gồm có: Ủy ban dân tộc, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ. Như vậy, người đứng đầu các cơ quan trên gồm: Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng Thanh tra Chính phủ và Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ được coi là Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

– Thủ trưởng đơn vị:

Là công chức đang công tác tại các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc các công chức lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân.

VD:

+Thủ trưởng đơn vị mua sắm là chủ đầu tư [đối với dự án đầu tư] hoặc là thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương [đối với mua sắm không lập dự án đầu tư] được cấp có thẩm quyền giao thực hiện mua sắm.

+ Thủ trưởng đơn vị có kho tiền: Là người đứng đầu đơn vị có kho tiền [tại Kho bạc Nhà nước là Tổng Giám đốc; tại Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [gọi chung là Kho bạc Nhà nước tỉnh] là Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; tại Kho bạc Nhà nước huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [gọi chung là Kho bạc Nhà nước huyện] là Giám đốc Kho bạc Nhà nước huyện]; tại phòng Giao dịch là Trưởng phòng giao dịch.

Nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan ngang bộ

Thứ nhất: Với tư cách là thành viên Chính phủ, thủ trưởng có nhiệm vụ quyền hạn như sau:

– Tham gia giải quyết các công việc chung của tập thể Chính phủ; cùng tập thể Chính phủ quyết định và liên đới chịu trách nhiệm các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

– Đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chủ trương, chính sách, cơ chế, văn bản pháp luật cần thiết thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chủ động làm việc với Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ về công việc của Chính phủ và công việc khác có liên quan; chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung và tiến độ trình các đề án, dự án, văn bản pháp luật được giao.

– Tham dự phiên họp Chính phủ và tham gia biểu quyết tại phiên họp Chính phủ.

– Thực hiện các công việc cụ thể theo ngành, lĩnh vực được phân công hoặc ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành pháp luật, việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ngành, lĩnh vực được phân công.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền.

Thứ hai: Với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, thủ trưởng có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 34 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 như:

– Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, các nhiệm vụ của cơ quan ngang bộ được Chính phủ giao.

– Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ mà mình là người đứng đầu.

– Đề nghị Thủ tướng Chính phủ việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức Thứ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

– Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được phân công; ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công,….

Trách nhiệm của thủ trưởng

– Trách nhiệm của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ:

Điều 37 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định thủ trưởng có trách nhiệm:

+ Chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công; về kết quả, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ, cơ quan ngang bộ; về các quyết định và kết quả thực hiện các quyết định của mình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao; cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.

+ Thực hiện báo cáo công tác trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; giải trình, trả lời chất vấn trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

+ Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý.

– Trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị:

Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Bộ, cơ quan ngang Bộ, trước pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

2. Chế độ thủ trưởng tiếng Anh là gì?

Chế độ thủ trưởng tiếng Anh là Head mode.

3. Trách nhiệm của người đứng đầu trong chế độ thủ trưởng?

Thứ nhất, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước mang tính xã hội sâu sắc. Về mặt lợi ích, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm với toàn thể nhân dân, toàn thể xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thứ hai, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước là thiết chế trách nhiệm cá nhân. Mọi vấn đề được quyết định một cách nhanh chóng, tinh thần trách nhiệm được đặt cao trong mỗi quyết sách sẽ tránh được phần lớn tranh luận, bàn cãi, gây ra quá nhiều ý kiến trái chiều và không thể giải quyết được vấn đề.

Thứ ba, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước mang tính bao quát cao. Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm đối với hai nhóm chủ thể cơ bản đó chính là trách nhiệm đối với nội bộ và trách nhiệm đối với xã hội.

Điều 5, Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 cũng nhấn mạnh phải đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu: Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; Điều 34 quy định Bộ trưởng: “Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của bộ, cơ quan ngang bộ, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, các nhiệm vụ của bộ, cơ quan ngang bộ, mà mình là người đứng đầu”. Thứ trưởng chỉ thực hiện nhiệm vụ do Bộ trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng.

Điều 5, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định Ủy ban nhân dân [UBND] hoạt động theo chế độ tập thể kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch UBND. Chủ tịch UBND chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cùng với tập thể UBND chịu trách nhiệm về hoạt động của UBND trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước cơ quan nhà nước cấp trên. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBND cùng cấp, cơ quan chuyên môn cấp trên và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp khi được yêu cầu.

Điều 10, Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước; Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ về trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ công vụ; Nghị định số 211/ 2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Nghị định số 04/ 2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập có đề cập đến trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện dân chủ trong hoạt động của nội bộ cơ quan, đơn vị.

Ngoài ra, trong các lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng quy định về trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra các hành vi vi phạm trong đơn vị được giao phụ trách.

Có nhiều cách tiếp cận về trách nhiệm. Có quan niệm cho rằng trách nhiệm là nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ phải làm để thực hiện một công việc hoặc không thực hiện một công việc trong hiện tại và tương lai. Theo Từ điển tiếng Việt: “Trách nhiệm là sự bắt buộc có bổn phận làm một việc gì và phải thực hiện như một điều cam kết”[5].

Có thể hiểu trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước là nhiệm vụ phải thực hiện quyền hạn được giao và chịu hậu quả và trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm.

Trách nhiệm tập thể được hiểu là nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn được pháp luật quy định đối với tập thể. Mối quan hệ giữa trách nhiệm tập thể cơ quan nhà nước và trách nhiệm người đứng đầu cơ quan nhà nước được quy định trong Hiến pháp, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa người đứng đầu với tập thể cấp ủy và chính quyền thực chất là giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách, giữa thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng với thực hiện chế độ thủ trưởng trong cơ quan nhà nước.

Các hình thức xung đột trong thực hiện mối quan hệ giữa người đứng đầu và tập thể là:

1] Trách nhiệm thuộc về tập thể hay cá nhân người đứng đầu.Giải quyết mối quan hệ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách cần khẳng định tập thể lãnh đạo là cần thiết, nhưng nếu không có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, không làm rõ giữa tập trung và phân cấp, phân quyền thì dễ dẫn đến tình trạng coi nhẹ trách nhiệm của tập thể, hoặc dựa dẫm vào trách nhiệm tập thể, không rõ trách nhiệm cá nhân. Cá nhân phụ trách trên cơ sở tập thể lãnh đạo, nghĩa là phải quyết tâm tổ chức thực hiện việc tập thể đã bàn, đã quyết định. Cá nhân phụ trách phải có tính quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm;

2] Lợi ích khi thực hiện nhiệm vụ. Nếu không rõ trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân dễ dẫn đến khi thành công là thành tích của cá nhân, khi có vấn đề xảy ra thì là lỗi của tập thể nên khó truy cứu trách nhiệm;

3] Trách nhiệm của bí thư cấp ủy với tập thể cấp ủy, cần xác định rõ trách nhiệm chung, trách nhiệm cụ thể của bí thư. Về vấn đề này, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khoá XI đã có chủ trương thí điểm giao quyền cho bí thư cấp ủy lựa chọn, giới thiệu để bầu cử ủy viên ban thường vụ cấp ủy, đây cũng là một trong những việc làm thiết thực để thực hiện phương châm giao quyền và trách nhiệm rõ hơn, cụ thể hơn đối với bí thư cấp ủy.

Người đứng đầu có vai trò rất quan trọng trong tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị, nhưng không làm thay tập thể trong công tác cán bộ. Người đứng đầu chỉ có vai trò quyết định, trực tiếp trong quản lý và sử dụng đối với cán bộ thuộc phạm vi phụ trách, trước hết là cấp phó và cán bộ dưới quyền quản lý trực tiếp. Vì vậy, người đứng đầu cần được giao thẩm quyền và có trách nhiệm trong việc đề xuất, giới thiệu với cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc quy hoạch, bổ nhiệm, đề bạt, bố trí, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ là cấp phó của mình và cán bộ dưới quyền trực tiếp. Đồng thời, phải chịu trách nhiệm liên đới khi cấp phó của mình và cán bộ dưới quyền trực tiếp vi phạm khuyết điểm, phải bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng và Nhà nước.

Được đăng bởi:

Chuyên mục:

Vai trò của người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng? Đề xuất một số giải pháp phòng, chống tham nhũng?

Khái niệm tải trước được hiểu như thế nào? Ưu và nhược điểm của tải trước?

Nội dung chi tiết, file tải về [download] và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 3533/VPCP-TCCV trách nhiệm của người đứng đầu trong việc giải quyết các yêu cầu của đại biểu Quốc hội do Văn phòng Chính phủ ban hành

Nội dung chi tiết, file tải về [download] và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 1547/UBND-NC năm 2015 về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính do tỉnh Sơn La ban hành

Nội dung chi tiết, file tải về [download] và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 4532/UBND-NC năm 2015 tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong công tác cải cách thủ tục hành chính Thành phố Hà Nội

Nội dung chi tiết, file tải về [download] và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 2579/BTP-KSTT năm 2015 thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính do Bộ Tư pháp ban hành

Nội dung chi tiết, file tải về [download] và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 1685/BGTVT-PC thực hiện thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và liên tịch do Bộ Giao thông vận tải ban hành

Nội dung chi tiết, file tải về [download] và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 139/QLCL-CL1 năm 2014 gửi Thủ trưởng Cơ quan Kiểm dịch động thực vật do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành

Nội dung chi tiết, file tải về [download] và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 6723/VPCP-V.I năm 2018 về kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra vụ việc 213 container hàng hóa quá cảnh “mất tích” do Văn phòng Chính phủ ban hành

Điều tra viên Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh? Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh?

Hàng lậu là hàng gì? Hàng lậu tiếng Anh là gì? Quy định xử lý đối với hàng hóa nhập lậu? Giải pháp để đấu tranh chống hàng lậu?

Quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản/ Xử phạt vi phạm hành chính hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản?

Giai đoạn tố tụng [Litigation phase] là gì? Tiếng anh pháp lý? Các giai đoạn tiến hành tố tụng?

Ủy ban nhân dân huyện Bắc Mê ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Bắc Mê? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Bắc Mê mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Quản Bạ ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Quản Bạ? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Quản Bạ mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Yên Minh ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Yên Minh? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Yên Minh mới nhất.

Biển xe quân đội màu gì? Biển xe quân đội có tên trong tiếng Anh? Ý nghĩa ký hiệu biển số xe quân sự?

Ủy ban nhân dân huyện Mèo Vạc ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Mèo Vạc? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Mèo Vạcmới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Đồng Văn ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Đồng Văn? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Đồng Văn mới nhất.

Đơn đề nghị công nhận sáng kiến cấp cơ sở là gì? Đơn đề nghị công nhận sáng kiến cấp cơ sở được dùng làm gì? Mẫu đơn đề nghị công nhận sáng kiến cấp cơ sở mới nhất? Hưỡng dân lập đơn đề nghị công nhận sáng kiến cấp cơ sở? Trình tự, thủ tục tiếp nhận, xem xét đơn và xét công nhận sáng kiến cơ sở?

Biểu đồ là gì? Biểu đồ có tên trong tiếng Anh là gì? Các loại biểu đồ? Mục đích của sử dụng biểu đồ?

Ủy ban nhân dân huyện Krông Pa ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Krông Pa? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Krông Pa mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Phú Thiện ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Phú Thiện? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Phú Thiện mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Ia Paở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Ia Pa? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Ia Pa mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Kông Chro ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Kông Chro? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Kông Chro mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Chư Sê ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Chư Sê? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Chư Sê mới nhất.

Khái quát về tài khoản ngân hàng? Thủ tục đăng ký mở tài khoản ngân hàng cá nhân? Thủ tục đăng ký mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp?

Ủy ban nhân dân huyện Chư Prông ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Chư Prông? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Chư Prông mới nhất.

Tự diễn biến tự chuyển hóa là gì? Biểu hiện của tự diễn biến, tự chuyển hóa? Hướng dẫn làm bài thu hoạch liên hệ bản thân tự diễn biến tự chuyển hóa?

Ủy ban nhân dân huyện Đức Cơ ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Đức Cơ? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Đức Cơ mới nhất.

Video liên quan

Chủ Đề