Thuốc 893 6007 màu vàng là thuốc gì

[Nhóm Cephalosporin]

THUỐC BÁN THEO ĐƠN – THUỐC NÀY CHỈ DÙNG THEO SỰ KÊ ĐƠN CỦA BÁC SĨ

Cefadroxil được chỉ định trong điéu trị các nhiễm khuẩn thể nhẹ và trung bình do các vi khuẩn nhạy cảm: - Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Viêm thận - bể thận cấp và mạn tính, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, nhiễm khuẩn phụ khoa. - Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản - phổi và viêm phổi thùy, viêm phế quản cấp và mạn tính, áp xe phổi, viêm mủ màng phổi, viêm màng phổi, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm tai giữa. - Nhiễm khuẩn da và mô mềm: Viêm hạch bạch huyết, áp xe, loét do nằm lâu, viêm vú, viêm quầng, bệnh nhọt, viêm tế bào.

- Các nhiễm khuẩn khác: Viêm xương tủy, viêm khớp nhiễm khuẩn.

Viên nén 8mg:


Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi : 8 mg [1 viên], ngày 3 lần. 

Trẻ em 6-12 tuổi: 4mg [1/2 viên], ngày 3 lần.

Trẻ em 2-6 tuổi: 4 mg [1/2 viên], ngày 2 lần.

Cồn ngọt 4 mg/5 ml [1 muỗng cà phê = 5ml]:

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 10ml [2 muỗng], ngày 3 lần. 

Trẻ em 6-12 tuổi: 5ml [1 muỗng], ngày 3 lần.
Trẻ em 2-6 tuổi: 2,5mg [1/2 muỗng], ngày 2 lần. 

Trẻ em dưới 2 tuổi: 1,25ml [1/4 muỗng], ngày 3 lần. 

Khi bắt đầu điều trị, nếu cần thiết có thể tăng tổng liều hàng ngày đến 48mg cho người lớn.
Dạng cồn ngọt không chứa đường do đó thích hợp cho người bệnh tiểu đường và trẻ em.

Ống tiêm [4mg/2ml]:

bromhexine dạng ống tiêm được chỉ định sử dụng để điều trị và phòng ngừa các trường hợp biến chứng nặng sau phẫu thuật đường hô hấp chẳng hạn như do suy giảm sản xuất và vận chuyển chất nhầy.
Trong những trường hợp nặng cũng như trước và sau khi can thiệp bằng phẫu thuật, 1 ống tiêm tĩnh mạch [thời gian tiêm 2-3 phút], ngày 2-3 lần.

Dung dịch tiêm có thể dùng truyền tĩnh mạch chung với dung dịch glucose, levulose, muối sinh lý hay Ringer's.
bromhexine không được trộn lẫn với các dung dịch kiềm, vì tính chất acid của dung dịch thuốc [pH 2,8] có thể gây vẩn đục hay kết tủa. 

Ghi chú:

Bệnh nhân đang điều trị với bromhexine cần được thông báo về sự gia tăng lượng dịch tiết.

Page 2

Trên thị trường nước ta hiện có 17 nhóm thuốc kháng sinh với khoảng 500 tên thuốc gốc và hàng ngàn tên biệt dược khác nhau. Nếu dùng tên biệt dược mà hỏi, đôi khi đến cả dược sĩ, bác sĩ cũng không dám trả lời, bởi không những có nhiều tên thuốc khác nhau, mỗi loại thuốc lại còn được bào chế dưới nhiều dạng như: tiêm, uống, dùng ngoài; trong đó, thuốc uống và thuốc dùng ngoài cũng có nhiều dạng thuốc khác nhau. Chẳng hạn thuốc uống có: thuốc viên [viên nén, viên nén bao đường, viên bao tan trong ruột, viên nhộng...], thuốc nước [nhũ dịch, si rô, dung dịch], thuốc gói, thuốc cốm; thuốc dùng ngoài có: viên đặt âm đạo, thuốc nước nhỏ mắt, nhỏ tai, thuốc mỡ, tra mắt, bôi ngoài, thuốc phun sương xịt mũi...

Vì vậy, quy chế sử dụng thuốc kháng sinh phải được bác sĩ khám bệnh kê đơn mới được mua và sử dụng.

Khi nào cần dùng kháng sinh ?

Theo các chuyên gia y tế, những bệnh do nhiễm vi khuẩn, nhiễm trùng thì phải sử dụng kháng sinh để điều trị. Mỗi loại kháng sinh sẽ có một liều điều trị nhất định. Tuy nhiên, có một số loại kháng sinh như Beta lactam, Carbapenem, Quinolon, Glycoside,... trong một số trường hợp người bệnh bị bệnh nặng hoặc nhiễm trùng huyết thì phải tăng liều lượng [có thể phải dùng gấp đôi] để đảm bảo gia tăng kết quả điều trị, có thể kháng được vi khuẩn đặc biệt là các vi khuẩn kháng thuốc trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng.

Mặc dù thuốc kháng sinh mang lại hiệu quả tích cực trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhưng nó vẫn có những tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể là khi người bệnh dị ứng với loại kháng sinh đó, có thể sẽ bị nổi mề đay, ngứa,... Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị sốc phản vệ dẫn đến tử vong. Do đó, chống chỉ định khi sử dụng kháng sinh có thể là uống lúc đói, hoặc lúc no hoặc tiêm chích vào một thời điểm thích hợp.

Ngoài ra, lạm dụng thuốc kháng sinh trong việc kê toa và điều trị là cũng hết sức nguy hiểm. Kháng sinh chỉ được sử dụng trong những trường hợp người bệnh bị nhiễm vi khuẩn. Những trường hợp còn lại, không phải nhiễm khuẩn mà sử dụng kháng sinh thì đó gọi là lạm dụng kháng sinh không cần thiết. Ví dụ: Những trường hợp viêm mà không phải nhiễm [vi khuẩn], hoặc là những trường hợp nhiễm vi rút, nhiễm ký sinh trùng thì không cần sử dụng đến kháng sinh.

Lạm dụng kháng sinh nguy hiểm ra sao ?

Việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong việc kê toa điều trị không chỉ tốn kém chi phí [không cần sử dụng mà lại phải mua, có những loại kháng sinh rất đắt tiền], mà còn gây ra tác dụng phụ như loạn khuẩn đường ruột, gây tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa, nhờn thuốc, sốc thuốc, nguy hiểm hơn là tăng số loại vi khuẩn kháng thuốc. Gần đây, giới chuyên môn ghi nhận việc sử dụng kháng sinh không đúng cách đã dẫn đến các vi khuẩn đột biến kháng thuốc, càng ngày càng khó điều trị.

Trao đổi về thông tin hiện nay tại Mỹ xuất hiện một chủng vi khuẩn siêu kháng thuốc, kháng với tất cả những loại kháng sinh gây tâm lý hoang mang cho người dân, các bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Y Dược, TP.HCM cho biết: có thể từ trước đến giờ, nước Mỹ chưa từng phát hiện ra loại chủng siêu vi khuẩn kháng thuốc này nhưng trên thế giới đã từng xuất hiện rải rác các loại vi khuẩn kháng mọi loại kháng sinh. Ví dụ: tại châu Á Thái Binh Dương, tỷ lệ mắc siêu vi khuẩn kháng thuốc Acinetobacter baumannii là 0,8%, Đài Loan là 5,4%,

Trung Quốc là 3,8%, ở châu Âu tỷ lệ thấp hơn. Cơ chế của siêu vi khuẩn kháng thuốc là tiết ra một loại men chống lại các loại kháng sinh mạnh nhất hiện nay.

Dùng thuốc kháng sinh thế nào cho an toàn ?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, chỉ sử dụng kháng sinh đối với những bệnh nhiễm khuẩn cần phải điều trị kháng sinh. Người bệnh muốn sử dụng kháng sinh cần phải được bác sĩ khám, chẩn đoán và cho chỉ định sử dụng kháng sinh. Không nên tự ý đi mua thuốc, tự đi mua kháng sinh để điều trị vì người bệnh sẽ không biết việc sử dụng kháng sinh đó có cần thiết hay không, liều lượng và thời gian sử dụng như thế nào cho đúng và đủ. Một trong những bất cập hiện nay là người dân tiếp cận với kháng sinh quá dễ. Quyết định sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh cần có chỉ định của bác sĩ, giúp cho việc sử dụng đúng và đủ liều lượng.

Ngoài ra, cũng cần phải biết một số nguyên tắc cơ bản khi dùng thuốc kháng sinh như:

- Uống thuốc đúng liều, đúng khoảng cách giờ để đảm bảo cơ thể lúc nào cũng đủ lượng thuốc để chống chọi với vi khuẩn. Ví dụ: bác sĩ kê đơn: uống 2 lần/ngày thì khoảng cách mỗi lần uống thuốc là 12 giờ. Uống 3 lần/ngày, khoảng cách giờ là 8. Uống thuốc đủ số ngày bác sĩ ghi trong đơn [một liệu trình] thường là 7 hoặc 10 ngày.

- Uống thuốc tốt nhất là nước trà xanh [chè tươi hoặc chè búp khô] do nước trà xanh giúp kháng sinh đẩy nhanh tốc độ diệt vi khuẩn. Nếu không uống được nước trà xanh thì dùng nước sôi nguội.

Tình trạng gia tăng kháng thuốc hiện nay ngoài việc tự ý mua thuốc của người dân, không nghe theo chỉ định của bác sĩ thì còn có nguyên nhân do bác sĩ cho chỉ định không đúng [không cần kháng sinh mà lại cho sử dụng kháng sinh, cho không đúng loại kháng sinh với bệnh lý đó]. Bên cạnh đó là việc sử dụng kháng sinh cho các vật nuôi [súc vật, cá,...]. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh làm dư lượng kháng sinh trong vật nuôi. Khi sử dụng những thức ăn này, vô tình người dân đã tiếp xúc và nạp vào cơ thể lượng kháng sinh dễ gây đột biến vi khuẩn kháng thuốc.

Cẩm Nhung - Theo Thanh Niên

Chào bác sĩ. Cháu bị sốt 3 ngày nay và đang uống thuốc Paracetamol 500mg; Nefopam HCl 30mg; 1 loại thuốc vỏ màu xanh da trời có ghi 893 6007. Hôm nay cháu có đi xét nghiệm máu và đã có kết quả như sau. Cho cháu hỏi tình trạng sức khoẻ của cháu hiện nay như thế nào? Cháu cảm ơn.

chào cháu. theo như toa thuốc cháu uống,trong đó có kháng sinh,nên bác sĩ nghĩ trước đó cháu có tình trạng nhiễm trung. có thể là viêm đường hô hấp [vì bệnh này là thường nhất,nên nghĩ trước tiên] Bây giờ theo ghi nhận của xét nghiệm mà cháu đã làm thì bác thấy tình trạng bạch cầu không cao,nên bác nghĩ bệnh của cháu đã tạm ổn cháu có còn sốt nữa không.?ngoài sốt ra,cháu có những triệu chứng khó chiệu nào khác không.?nếu cháu có thêm những khó chiệu khác, thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra kỹ hơn. Cám ơn cháu đã quan tâm đặt câu hỏi

Tags:Ngoại Khoa

Hỏi - 19/09/2010 Kính gửi bác sĩ!em mới mang thai được 4 tuần 3 ngà nhưng em bị sốt cả 1ngay2 liền nhiệt độ cơ thể luôn luôn luôn là 38.5 độ, em đi khám bác sĩ bảo em bị số siêu vi mức đô nặng và kêu là không được để tình trạng kéo dài. Bác sĩ đã cho em thuốc tây để em uống, thuốc bác sĩ cho là:1 viên thuốc nhỏ màu vảng trên mạt thuốc có chữ Calihai loại thuốc còn lại giống nhau không rõ là loại thuốc gì, một loại màu vàng, 1loại màu xanh có vỏ bao ở ngoài, trên vỏ có chữ 893  60071loai5 là thuốc ObiMin1Loia5 là vitamin EEm rất lo lắng không biết có ảnh hưởng gì đến em bé không, xin bác sĩ cho em lời giải đáp ạEm xin chân thành cảm ơn

Trả lời

Chào em,

Sốt do nhiễm trùng hoặc nhiễm siêu vi ở giai đọan của thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai. Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ là nên làm. Thường các loại thuốc điều trị bệnh cảm sốt ít ảnh hưởng đáng kể đến thai, đặc biệt là bác sĩ biết là em đang mang thai. Em  nên uống nhiều nước và dùng thêm vitamin C [nước cam hoặc nước chanh]. Khi qua giai đoạn cảm sốt em cần khám lại và làm thêm một số xét nghiệm cần thiết để đánh gía tình trạng bệnh. Riêng đối với sốt do nhiễm Rubella cấp thì đặc biệt nguy hiểm đến thai, có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi nếu mẹ bị nhiễm ở giai đoạn sớm thai kỳ.

Chúc em mau khỏe. Thân ái.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Từ Dũ

Video liên quan

Chủ Đề