Thủy điện Hòa Bình bao nhiêu MB?

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, nhà máy bậc thang cuối cùng trên dòng sông Đà, là công trình thủy điện lớn thứ hai ở Việt Nam và là một trong những công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. Nhà máy Thủy điện Hòa Bình có công suất lắp máy: 1.920MW, gồm 8 tổ máy [công suất 240MW/tổ máy].

Khu vực hạ du của Thủy điện Hòa Bình có mực nước thấp. Ảnh: VŨ DUNG

Trước tình hình nắng nóng hiện nay, đặc biệt việc hồ thủy điện Lai Châu và Sơn La đã về gần mực nước chết thì Nhà máy Thủy điện Hòa Bình vừa phải bảo đảm vai trò dự phòng công suất cho hệ thống vừa phải bảo đảm cung cấp sản lượng điện, đáp ứng nhu cầu cung cấp điện.

Sáng 13-6, phóng viên có mặt tại hồ thủy điện Hòa Bình và ghi nhận thực tế mực nước lòng hồ. Tại khu vực hạ du của nhà máy, mực nước rất thấp, nhiều đoạn có thể nhìn thấy đáy sông. Còn tại khu vực thượng nguồn, trao đổi với phóng viên, ông Phạm Văn Vương, Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình cho biết, hiện lượng nước về hồ Thủy điện Hòa Bình rất thấp, chỉ khoảng 40m3/s. Mực nước mặt hồ khoảng 102m, cách mực nước chết khoảng 22m. Từ đầu năm tới nay, tổng lượng điện phát lên lưới của nhà máy mới đạt khoảng 3,5 tỷ kWh, tương ứng đạt khoảng 37% kế hoạch năm.

Ông Phạm Văn Vương, Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình chia sẻ về tình hình hoạt động của nhà máy. Ảnh: VŨ DUNG

Ông Phạm Văn Vương cho biết thêm, nhà máy Thủy điện Hòa Bình đang vận hành linh hoạt, công suất phát thay đổi từng giờ theo nhu cầu cấp điện. Nếu phát tối đa liên tục, với sản lượng 46-47 triệu kWh/ngày, trong 12-13 ngày tới, nước hồ thủy điện sẽ về mực nước chết.

“Trong bối cảnh hiện nay, để đáp ứng nhu cầu cung ứng điện và bảo đảm việc cấp nước cho hạ du, hiện nay thủy điện Hòa Bình đang vận hành linh hoạt, công suất phát thay đổi từng giờ theo nhu cầu cấp điện, có thời điểm phát tối đa, có thời điểm phát thấp”, ông Phạm Văn Vương cho hay.

Thông tin thêm, ông Phạm Văn Vương cũng cho biết, với tình hình thủy văn hiện nay, việc bảo đảm được kế hoạch sản xuất điện được dự báo là rất khó khăn. Đặc biệt trong giai đoạn cuối mùa khô đến nay, thời tiết khô hạn, lượng nước về trên sông Đà rất thấp.

Trực vận hành tại Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Ảnh: CẤN DŨNG

Theo các kỹ sư đang thường trực tại Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, kể từ khi nhà máy được đưa vào vận hành, thì đây là lần đầu tiên các tổ máy phải vận hành trong tình cảnh căng thẳng nguồn nước như hiện nay. Những ngày qua, các ca trực vận hành luôn trong tình trạng sẵn sàng, điều hành linh hoạt các tổ máy khi có chỉ đạo của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia.

Báo cáo ngày 13-6 của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương cho biết, trên cả nước, lưu lượng nước về hồ tăng nhẹ so với ngày 12-6. Một số hồ thủy điện vẫn xấp xỉ mực nước chết như các hồ thủy điện: Sơn La, Thác Bà, Bản Chát, Bản Vẽ, Hủa Na, Thác Mơ.

Một số thủy điện phát điện cầm chừng, công suất thấp như Nhà máy Thủy điện: Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chát, Thác Bà, Tuyên Quang, Hủa Na, Trung Sơn, Thác Mơ, Trị An.

Dự báo tình hình thủy văn, lưu lượng nước về hồ 24 giờ tới tăng; mực nước các hồ khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ tăng chậm, ở mức thấp.

[HBĐT] - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.


Thủy điện Hòa Bình - công trình thế kỷ trên sông Đà.


Thủy điện Hòa Bình [TĐHB] - công trình thế kỷ do Liên Xô giúp đỡ xây dựng năm 1979 tại TP Hoà Bình. Nơi những chuyên gia của Liên Xô cùng hàng vạn kỹ sư, công nhân khắp mọi miền Tổ quốc có những năm tháng không thể nào quên, với sự quyết tâm, khát khao cháy bỏng mong muốn làm nên những kỳ tích chinh phục dòng sông Đà. Trên công trường quy mô lớn nhất Đông Nam Á thời điểm đó, cao điểm có đến 4 vạn công nhân làm việc. Dù còn rất nhiều khó khăn, thiếu điện, thiếu nước, công việc vất vả, hiểm nguy, nhưng nhiệt huyết của tuổi trẻ lao động đã thúc giục những bàn tay, khối óc của các kỹ sư, công nhân biến dòng sông thành nguồn điện sáng. Mọi người không quản khó khăn, gian khổ, hăng say lao động tới 3 ca, 4 kíp, trắng đêm "vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc”. Những khẩu hiệu lao động giờ đây đã trở thành huyền thoại như "Cao độ 81 hay là chết” đã thể hiện tinh thần làm việc khẩn trương, hăng say, vượt khó của thế hệ trẻ trên công trường.


Ròng rã hơn 5.000 ngày đêm miệt mài lao động, sáng tạo của các kỹ sư, công nhân, công trình TĐHB chính thức hòa lưới tổ máy số 1 vào cuối năm 1988, cuối năm 1994 hoàn thành toàn bộ công trình với 8 tổ máy, tổng công suất lắp đặt 1.920 MW. 


Sau hơn 30 năm vận hành, đến năm 2021, nhà máy đã cung cấp cho đất nước tổng sản lượng trên 250 tỷ kWh, hàng năm đóng góp vào ngân sách Nhà nước của tỉnh hơn 1.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, TĐHB tham gia tích cực và có hiệu quả trong việc chống lũ, bảo đảm an toàn cho đồng bằng Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội.


TĐHB còn phát huy vai trò là công trình thủy điện chiến lược đa mục tiêu, tham gia điều tiết cắt lũ, giảm lũ hiệu quả cho hạ du. Việc vận hành, điều tiết hồ chứa với dung tích 9 tỷ m3 đã giúp vùng đồng bằng Bắc Bộ cơ bản không còn xảy ra tình trạng ngập lụt.


Kể từ khi nhà máy đi vào vận hành đến nay, TĐHB đã chế ngự được hàng chục trận lũ lớn trên 10.000 m3/giây; điển hình là trận lũ lịch sử tháng 8/1996 có lưu lượng hơn 22.650 m3/giây; trận lũ muộn xuất hiện tháng 10/2017 [khi hồ chứa đã đầy] lưu lượng gần 16.000 m3/giây với những diễn biến rất phức tạp, khó lường. Đồng thời, giữ vững an toàn công trình và vùng hạ du đồng bằng Bắc Bộ. 


TĐHB còn đóng vai trò quan trọng trong việc cấp nước chống hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, cải thiện giao thông thủy trên sông Đà, sông Hồng, tăng cường nguồn nước phục vụ nhu cầu dân sinh và các hoạt động sản xuất khác. Lượng nước xả từ hồ Hòa Bình phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhiều tỉnh, thành phố ở đồng bằng Bắc Bộ chiếm 65 - 70% tổng lượng xả từ tất cả hồ thủy điện lớn ở phía Bắc, giúp các phương tiện thủy trên sông Đà và sông Hồng lưu thông dễ dàng.


Theo đồng chí Phạm Văn Vương, Phó Giám đốc Công ty TĐHB, Nhà máy TĐHB là công trình thủy điện lớn thứ hai ở Việt Nam và cũng là một trong những công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. Nhiều năm liên tục là nguồn điện chủ lực của hệ thống điện quốc gia, đảm nhận vai trò chính trong việc điều chỉnh tần số và điện áp của hệ thống điện quốc gia, đóng góp thiết thực vào công cuộc phát triển KT-XH và sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.


Để tận dụng nguồn tài nguyên nước quý giá của các hồ thuỷ điện trên thượng nguồn, tạo ra nguồn năng lượng mới đóng góp cho sự phát triển đất nước, đầu năm 2021, dự án Nhà máy TĐHB mở rộng chính thức được khởi công, xây dựng thêm 2 tổ máy công suất 240 MB, nâng tổng công suất Nhà máy TĐHB lên 2.400 MB, bằng công suất thủy điện Sơn La.


Dự án Nhà máy TĐHB mở rộng do Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN] làm chủ đầu tư, tổng vốn đầu tư hơn 9.220 tỷ đồng. Đến thời điểm này, dự án đang được liên doanh các nhà thầu triển khai đồng bộ các hạng mục, mục tiêu đưa tổ máy số 1 phát điện vào quý II/2024; tổ máy số 2 phát điện và hoàn thành công trình vào quý IV/2024. Sản lượng phát điện bình quân 488,3 triệu kWh/năm.


Có thể nói, Nhà máy TĐHB giai đoạn 2 là sự kế thừa, phát huy sáng tạo của thế hệ hôm nay tiếp nối những thế hệ đi trước trong việc tận dụng nguồn tài nguyên nước quý giá, tạo ra nguồn năng lượng mới đóng góp cho sự phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng.


Hồng Trung


Các tin khác

Truyền thống quê hương nâng bước tương lai

Thú vị những trò chơi dân gian ở tỉnh ta

Nâng niu dấu tích nền Văn hóa Hòa Bình

Kỷ niệm 135 năm thành lập tỉnh [1886 - 2021] và 30 năm tái lập tỉnh [1991 - 2021]

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

[HBĐT] - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang [1909 - 1910]

[HBĐT] - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang [1909 - 1910] là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

[HBĐT] - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

[HBĐT] - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Dấu ấn của cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang


Những bước chuyển biến mạnh mẽ của tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2015

[HBĐT] - Giai đoạn này, tỉnh đã hoàn thành Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh đến năm 2020; đẩy mạnh phát triển công nghiệp - dịch vụ, gắn với phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao đủ sức cạnh tranh, chú trọng phát triển sản phẩm có giá trị cao. Tiếp tục quy hoạch và xây dựng tỉnh Hòa Bình trở thành trung tâm du lịch của vùng Thủ đô. Cải cách hành chính của tỉnh đã thu được kết quả tích cực…

Thủy điện Thác Bà công suất bao nhiêu?

Nhà máy thủy điện Thác Bà [Yên Bái] có công suất hơn 120MW, 3 tổ máy, nhưng đến thời điểm này vẫn chưa thể phát điện do thiếu nước.

Thủy điện Hòa Bình chứa bao nhiêu nước?

Thủy điện Hòa Bình có thiết kế mực nước dâng bình thường cao 117 m; Mực nước gia cường là 120 m; Mực nước chết là 80m [các thông số trên đo độ cao so với mực nước biển]. Diện tích hồ chứa là 208 km2; Dung tích toàn bộ hồ chứa là 9,45 tỉ mét khối nước; Công suất lắp máy: 1.920 MW, gồm 8 tổ máy.

Hồ thủy điện Hòa Bình rộng bao nhiêu?

Nhà máy thủy điện Hòa Bình
Chiều dài
734 m [2.408 ft]
Hồ chứa
Tổng dung tích
9.740.000.000 m3 [7.900.000 acre⋅ft]
Diện tích bề mặt
208 km2 [80 dặm vuông Anh]
Nhà máy thủy điện Hòa Bình – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Nhà_máy_thủy_điện_Hòa_Bìnhnull

Thủy điện Sơn La bao nhiêu MB?

Dung tích toàn bộ hồ chứa: 9,26 tỉ mét khối nước. Công suất lắp máy: 2.400 MW, gồm 6 tổ máy, mỗi tổ máy là 400MW. Tổng vốn đầu tư: 42.476,9 tỷ đồng [bao gồm vốn đầu tư ban đầu là 36.786,97 tỷ đồng và lãi vay trong thời gian xây dựng là 5.708 tỷ đồng].

Chủ Đề