Tiểu khẩu thường khai là gì

Phật Di Lặc là biểu tượng cho sự an lạc, vui vẻ, may mắn và hạnh phúc. Là vật phẩm tôn kính trong Phong Thủy, mà khi trưng bày trong nhà sẽ mang lại rất nhiều điều tốt lành cho gia chủ, gia đạo… Với độ trang nghiêm, thông thường ta gọi đầy đủ phải là “Đức Phật Di Lặc” Tuy nhiên có mấy người trong chúng ta biết rõ truyền thuyết về sự ra đời của Ngài, những thông tin dưới đây có lẽ là khá đầy đủ nếu bạn thật sự muốn tìm hiểu!   Theo kinh sách, Đức Phật Di Lặc xuất thân từ một gia đình quý tộc Bà La Môn ở thôn Kiếp Ba Lợi thuộc Nam Thiên Trúc [Ấn Độ cổ đại], có hiệu là A-Dật–Đa [Adijita] nghĩa là bô năng thắng [không gì có thể thắng nổi]. Di Lặc là phiên âm từ Phạn ngữ có nghĩa là “Từ Thị” [cái nhìn từ bi, lòng từ bi]. Phật Di Lặc là người cùng thời với phật Thích Ca, theo xuất gia, tu tập chính pháp.   Tín ngưỡng Phật Di Lặc đã được lưu truyền rất sớm tại Trung Quốc thuộc dòng Đại thừa, sau này truyền sang nước ta và có ảnh hưởng rất sâu đậm. Ngay từ đời Tây Tần [265 – 316] đã có những bức tranh vẽ Phật Di Lặc, những bức tranh thời đó thường mô tả Phật Di Lặc cũng giống như các vị Bồ Tát khác, chỉ khác ở chiếc mũ đội trên đầu và trên tay có cầm một bình nước. Trong suốt các thời kỳ của Phật giáo Trung Quốc, Phật Di Lặc được mô tả ngồi trên một chiếc ghế hoặc một chiếc ngai với chân bắt chéo hoặc chân trái buông thõng xuống, tay phải chống cằm như đang suy nghĩ về tương lai.

Hình tượng Phật Di Lặc ngày nay

Rất nhiều đời sau, vào thời Ngũ Đại [907-960], trong dân gian mới xuất hiện thêm một hình tượng Phật Di Lặc có miệng cười rạng rỡ hồn nhiên, sau lưng quảy bị vải gai, tính tình rộng rãi cởi mở, rong ruổi khắp nơi. Đó chính là hình tượng Phật Di Lặc thường thấy ngày nay trong những tranh tượng, kinh sách ở các tự viện Phật giáo và được gọi là “Tiếu khẩu Di Lặc Phật”. Đây chính là một hình tượng mà các nhà nghiên cứu phương Tây đánh giá là: “một biến đổi độc đáo trong sáng tạo, gây nhiều kinh ngạc” hay : “một sự biến thái kỳ diệu hoàn toàn của người Trung Hoa”.  

Tiểu Khấu Di Lặc Phật, trong dân gian còn gọi là “Tiếu Phật” hay “Di Lặc Phật

bụng phệ” đã xuất hiện rất nhiều tại các tự viện tỉnh Triết Giang [Trung Quốc] vào sau thời Ngũ Đại do người ta tạo hình tượng theo tướng mạo của một vị hòa thượng có tên là Khế Thử. Hòa thượng Khế Thử là người vùng Minh Châu [Triết Giang], hiệu là Trường Đinh Tử, ông thường hay chống tích trượng, quảy một túi vải gai, ngao du khắp nơi vừa hành khất vừa thuyết pháp, nên người cùng thời gọi ông là “Bố Đại Hòa Thượng” [hòa thượng túi vải].   Theo truyền thuyết thì Bố Đại hòa thượng có thân hình béo tốt, y phục tùy tiện, ngôn ngữ hành vi đều không câu nệ tiểu tiết, có biệt tài dự đoán lành dữ, biết trước nắng mưa gió bão rất linh nghiệm, thần bí khôn lường. Năm Trinh Minh thứ 2 đời Hậu Lương [916], Bố Đại hòa thượng ngồi trên một tảng đá ở Nhạc Lâm Tự mà nhập tịch, ông để lại một bài kệ viết rằng : “Di Lặc đúng Di Lặc, phân thân ra muôn vàn. Mọi lúc đi dạy người đời mà người đời không biết”. Dựa vào bài kệ đó, người ta cho rằng Hòa thượng Khế Thử chính là Phật Di Lặc hóa thân chuyển thế, bèn an táng thân thể của ông tại một nơi cách Nhạc Lâm Tự 2 dặm về phía Tây, lập tháp thờ phụng đặt tên là “Am Di Lặc” và xây gác, đắp tượng… Dần dần, theo năm tháng, tượng Bố Đại hòa thượng được lưu truyền khắp mọi nơi với bụng lớn, miệng cười tươi tắn lạc quan, khi đứng, khi đi với tích trượng quảy túi vải, khi ngồi với 5 đứa trẻ quanh mình tạo nên hình tượng “Ngũ tử quấy Di Lặc” hoặc ngồi với 6 đứa trẻ tượng trưng cho “Lục tặc - Lục căn” [xem thêm] đã được giáo hóa.  

Theo thời gian, hình tượng của Phật Di Lặc ngày càng phong phú, sinh động. Hình tượng Phật Di Lặc ngày nay còn được nhân gian gắn liền với tiền tài, phú quý như những hình tượng Phật Di Lặc quảy bị tiền hoặc với tay nâng hoặc tung lên những nén vàng lấp lánh… Đây cũng chính là những mong ước thiết thực nhất, gần gũi nhất của tất cả mọi người.

Phật Di Lặc trong Phong Thủy  

Phật Di Lặc hay còn gọi là "Phật Cười". Theo truyền thuyết thì niềm vui lớn nhất của vị Bồ Tát này là hóa giải những giận dữ, buồn phiền, áp lực hay căng thẳng của con người thành sự vui vẻ, hạnh phúc. Di Lặc cũng được coi là biểu tượng của sự hài hòa, niềm vui vô tư lự. Phật Di Lặc trong phong thủy là biểu tượng tuyệt đối của sự hạnh phúc. Người ta còn tin rằng nụ cười nội tâm của Di Lặc mạnh và có sức lan truyền tới mức nó luôn tỏa sáng trên khuôn mặt hiền từ và Phật tới đâu, ở đó sẽ có hạnh phúc. Chỉ cần nhìn ngắm khuôn mặt Phật thì người buồn phiền cũng có thể giảm căng thẳng, phiền muộn và cảm thấy vui lên. Xoa bụng Phật cũng được cho là sẽ mang lại nhiều may mắn và sự tốt lành.

Trong Phong Thủy người ta thường rất thích chọn những tượng Phật có khuôn mặt cười hả hê, với mong muốn sẽ nhận được thật nhiều niềm vui và mọi sự luôn được như ý. Là biểu tượng cho sự thịnh vượng, Chúng ta thường bắt gặp hình ảnh Phật Di Lặc gắn liền với các biểu tượng giàu sang như thỏi vàng, đồng tiền, và chiếc túi vải được cho là bên trong chứa rất nhiều châu báu. Đôi khi Phật Di Lặc cũng mang theo chiếc Gậy như ý - biểu tượng của quyền lực, cũng có khi ta lại thấy Phật Di Lặc mang theo chiếc bình Hồ Lô - biểu tượng cho sức khỏe và trường thọ lâu dài.

Cách bài trí Tranh và Tượng Phật Di Lặc

Note :Bức ảnh bên trên thể hiện rất rõ ràng về chủ đề Bức tranh thêu chữ thập Tiếu Khẩu Thường Khai và Ý nghĩa ..., nội dung bài viết vẫn đang tiếp tục được các phóng viên cập nhật . Hãy quay lại trang web hàng ngày để đón đọc nhé !!!

Tranh thêu chữ thập Tiếu Khẩu Thường Khai Phật Di Lặc là một trong những bức tranh thêu chữ thập Tôn giáo đặc sắc, tinh tế và được nhiều người yêu thích nhất. Tranh có thể được dùng để treo trang trí trong phòng khách hoặc để thờ phụng trong phòng thờ. Phật Di Lặc được thờ phụng rất rộng rãi, Ngài luôn luôn cười, nụ cười như tỏa nắng khắp nhân gian. Nụ cười của Phật Di Lặc không chỉ bắt nguồn từ khuôn miệng phúc hậu mà còn từ đôi mắt sáng, vành tai rộng, và chiếc bụng phệ như đong đầy hạnh phúc trong đó.

Làng tranh thêu chữ thập đã không còn xa lạ gì đối với bức tranh Phật Di Lặc ngồi bên cạnh hoa Mẫu Đơn. Dù tiếng Hoa hay tiếng Việt, bức tranh ấy có tên “Tiếu Khẩu Thường Khai”. Tiếng Hoa là 笑 口 常 开. Người Hoa phiên âm là “xiào kǒu cháng kāi”. Người học tiếng Hoa vẫn thường phát âm thành “xẻo khẩu trảng lai” và dịch nghĩa là “Luôn mở miệng cười”. Nếu để ý một chút, đặc biệt là trong Phong Thủy, dựa vào “nguyên tắc trại âm”, dân Phong Thủy sẽ đọc thành “xìng fú cháng lái” – “xỉnh phổ trảng lải” {幸福常來} nghĩa là: “HẠNH PHÚC THƯỜNG ĐẾN”.

Tranh thêu chữ thập Tiếu Khẩu Thường Khai - Phật Di Lặc là biểu trưng cho sự thịnh vượng, hài hòa, niềm vui, thường đi kèm với các biểu tượng giàu sang phú quý khác như hoa mẫu đơn, đồng tiền vàng, thỏi vàng… Người ta thích treo tranh Phật Di Lặc vị ngài có khuôn mặt cười, với mong muốn nhận được nhiều niềm vui và mọi sự được như ý. Theo quan niệm dân gian thì khi trưng các vật phẩm phong thủy hay treo tranh Phật Di Lặc trong nhà thì sẽ mang lại may mắn, niềm vui, tài lộc cho chủ nhà. Treo tranh thêu chữ thập Tiếu Khẩu Thường Khai Phật Di Lặc không chỉ trợ giúp gia chủ về mặt tâm linh, tinh thần vững vàng, an tâm mà tranh thêu Phật Di Lặc còn giúp trang trí cho căn phòng thêm đẹp, mang lại thẩm mĩ cao cho căn phòng.

Bức tranh có 5 yếu tố cần chú ý. Đó là: cây trúc; mặt trời; núi; miệng Phật cười và hoa Mẫu Đơn đang nở. Những yếu tố này được chọn do chúng có những đặc điểm khiến ta liên tưởng đến những đức tính tốt của con người hay những điều tốt đẹp như:

- Thân trúc thẳng đại diện cho sự thẳng thắn, chân thật của con người

- Phật Di Lặc biểu hiện của sự hoan hỷ, vui vẻ… Không những vậy, ngay cái tên của nó cũng đã ẩn chứa những điều trên.

- Mẫu Đơn vẫn thường được cho là biểu trưng của sự giàu có, phú quý đơn giản vì khi trại âm tiếng Hoa từ “Mẫu Đơn” {牡丹-mủ tan} sẽ thành “Phú Khang {富 康-phủ khang} nghĩa là Giàu Có và Bình An. Đa phần những bức tranh mang ý nghĩa cầu Phúc, cầu Tài [mang ý nghĩa Phong Thủy] đều có đặc tính dựa trên “nguyên tắc trại âm” này. Nếu sắp xếp 5 yếu tố này theo một trật tự nhất định và kết hợp với “nguyên tắc trại âm”, ta sẽ khám phá ra bức thông điệp hết sức ý nghĩa ẩn chứa đằng sau bức tranh.

*5 yếu tố: - cây trúc; mặt trời; núi; miệng Phật cười; Mẫu Đơn đang nở *Âm Hán Việt: - Trúc; Nhật; Sơn; Tiếu Phật Khẩu; Mẫu Đơn Khai - 竹日 山 笑 佛 口 牡 丹 开 - zhú rì shān xiào fú kǒu mǔ dān kāi - “TRỦ RỬ SAN XẺO PHỦ KHẨU MŨ TAN KHAI” TRẠI ÂM: - TRỦ RỞN SÂNG, XỈNH PHỦ TẢO, PHỦ KHANG LẢI” - zhù rén shēng xìng fú dào fù kāng lái - 祝 人 生, 幸 福 到, 富 康 來 - Chúc Nhân Sinh, Hạnh Phúc Đáo,Phú Khang Lai

NGHĨA LÀ:

“CHÚC MỌI NGƯỜI HẠNH PHÚC ĐẾN, PHÚ QUÝ – BÌNH AN TỚI”

Tranh thêu chữ thập Tiếu Khẩu Thường Khai Phật Di Lặc là một vật phẩm phong thủy thiêng liêng, là biểu trưng cho đức Phật Di Lặc. Tranh phải được treo ở những nơi trang trọng như phòng thờ, gian chính phòng khách. Treo tranh ở vị trí cao ráo, sạch sẽ, có ánh sáng, tránh treo ở những nơi tối tăm, bụi bặm, thiếu trang nghiêm. Cũng như khi treo tranh hay thờ cúng các vị Phật khác, việc treo tranh Phật Di Lặc phải xuất phát từ lòng thành, từ tâm nguyện hướng Phật, hướng thiện để Ngài an ngự và mang lại hạnh phúc, may mắn cho gia đình.

Liên hệ tư vấn miễn phí

Chia sẻ bài viết:

Kết nối với chúng tôi

Hotline

© Nội dung đã được đăng kí bản quyền. Không sao chép dưới mọi hình thức!

Lời kết :Tranh thêu chữ thập Tiếu Khẩu Thường Khai Phật Di Lặc là một trong những bức tranh thêu chữ thập Tôn giáo đặc sắc, tinh tế và được nhiều người yêu thích nhất. Tranh có thể được dùng để treo trang trí trong phòng khách hoặc để thờ phụng trong phòng thờ. Phật Di Lặc được thờ phụng rất rộng rãi, Ngài luôn luôn cười, nụ cười như tỏa nắng khắp nhân gian. Nụ cười của Phật Di Lặc không chỉ bắt nguồn từ khuôn miệng phúc hậu mà còn từ đôi mắt sáng, vành tai rộng, và chiếc bụng phệ như đong đầy hạnh phúc trong đó.

Video liên quan

Chủ Đề