Tính mở của chương trình môn tiếng anh thể hiện nổi bật nhất ở:

I. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học - công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hoá Việt Nam, các giá trị truyền thống của dân tộc và những giá trị chung của nhân loại cũng như các sáng kiến và định hướng phát triển chung của UNESCO về giáo dục; tạo cơ hội bình đẳng về quyền được bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền được lắng nghe, tôn trọng và được tham gia của học sinh; đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, phát triển bền vững và phồn vinh.

II. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

* Giai đoạn giáo dục cơ bản

Cấp tiểu học

- Nội dung giáo dục

+ Các môn học bắt buộc: Ngoại ngữ 1 [ở lớp 3, lớp 4, lớp 5]

+ Thời lượng: 140 tiết/năm

- Các môn học tự chọn: Ngoại ngữ 1 [ lớp 1, lớp 2].

+ Thời lượng: 70 tiết/năm

* Định hướng giáo dục môn Ngoại ngữ ở bậc Tiểu học

Môn Ngoại ngữ giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ [ngoại ngữ] để sử dụng một cách tự tin, hiệu quả, phục vụ cho học tập và giao tiếp, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước.

Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 5. Cơ sở giáo dục có thể tổ chức học Ngoại ngữ 1 bắt đầu từ lớp 1, nếu học sinh có nhu cầu và cơ sở giáo dục có khả năng đáp ứng.

Môn Ngoại ngữ phát triển toàn diện 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Nội dung giáo dục ngoại ngữ được xây dựng liền mạch từ giai đoạn giáo dục cơ bản đến giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp trên cơ sở tham chiếu các khung trình độ ngoại ngữ quốc tế và Việt Nam.

III. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI MÔN TIẾNG ANH BẬC TIỂU HỌC

A. Chương trình Tiếng Anh bậc Tiểu học đang được áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

+ Tiếng Anh là môn học bắt buộc đối với ở lớp 3, lớp 4 và lớp 5.

+ Thời lượng: 140 tiết/năm

* Các điểm cải tiến của chương trình Tiếng Anh mới

Chương trình Tiếng Anh mới có các điểm cải tiến mà nếu như thực hiện thành công thì Tiếng Anh sẽ không còn là nỗi lo sợ của học sinh.

1. Chú trọng giao tiếp và phát triển bốn kĩ năng

Ngay từ những phần đầu tiên và xuyên suốt trong Dự thảo chương trình GDPT môn Tiếng Anh chính là mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp tiếng Anh của học sinh, năng lực giao tiếp làmục tiêucủa quá trình dạy học; kiến thức ngôn ngữ làphương tiệnđể hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp thông qua nghe, nói, đọc, viết.

Theo đó, mục tiêu đầu tiên đặt ra cho từng cấp học luôn là kĩ năng giao tiếp của học sinh. Ví dụ, với cấp tiểu học, sau khi hoàn thành chương trình, học sinh có thể giao tiếp đơn giản bằng tiếng Anh thông qua nghe, nói, đọc, viết, trong đó nhấn mạnh hai kĩ năng nghe và nói. Điều này sẽ định hướng giáo viên ở các trường tiểu học tổ chức lớp học với đa dạng nội dung và phong phú hoạt động hơn. Quan trọng hơn cả, xác định nhấn mạnh hai kĩ năng nghe và nói cũng là xác định dạy ngôn ngữ thuận tự nhiên, giúp các em học sinh tiếp cận ngôn ngữ mới từ dễ đến khó, giúp việc tiếp thu và bối dưỡng dễ dàng đạt kết quả hơn.

2. Chương trình đồng tâm xoắn ốc

Chương trình đồng tâm xoắn ốc không phải là một điểm hoàn toàn mới, vì chương trình Tiếng Anh đang được dạy ở các trường phổ thông hiện nay cũng được thiết kế theo dạng thức này, nhưng chưa thực sự bài bản và có tính hệ thống. Điểm mới là chủ đề xuyên suốt mỗi cấp học. Các chủ đề liên quan chặt chẽ với nhau và được thiết kế lặp lại có mở rộng qua các năm học.

Các chủ đề ở mỗi cấp học được chia đều cho hai học kỳ. Tên gọi của các chủ đề được thay đổi theo cấp học nhằm đáp ứng nhu cầu, mối quan tâm, hứng thú của học sinh theo đặc điểm lứa tuổi cũng như yêu cầu hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết cho học sinh.

Nội dung dạy học đi kèm theo hệ thống các chủ đề khái quát này là các chủ điểm cụ thể, các năng lực giao tiếp liên quan đến các chủ đề chủ điểm, danh mục kiến thức ngôn ngữ [ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp]. Nội dung văn hóa được dạy học lồng ghép, tích hợp trong hệ thống các chủ đề, chủ điểm.

3. Nội dung mở, linh hoạt

Người biên soạn tài liệu dạy học và giáo viên có thể thay đổi, điều chỉnh, bổ sung các chủ điểm sao cho phù hợp với chủ đề, đáp ứng nhu cầu, sở thích và khả năng học tập của học sinh để đạt được các mục tiêu đề ra trong chương trình. Để nâng cao hiệu quả dạy học, bên cạnh việc phối hợp các phương pháp dạy học, giáo viên cũng nên sử dụng hiệu quả các đồ dùng, thiết bị dạy học hiện đại trong quá trình dạy học, hướng dẫn học sinh sử dụng đồng bộ các tài liệu và phương tiện học tập như sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, học liệu điện tử, thiết bị nghe nhìn, công nghệ thông tin và truyền thông

4. Tạo thái độ tích cực với công cụ giao tiếp quốc tế

Với khung chương trình mở, linh hoạt và mềm dẻo, chương trình GDPT mới môn Tiếng Anh ngoài việc đáp ứng nhu cầu và phù hợp điều kiện dạy học ở các địa phương khác nhau, còn mở ra cơ hội, cũng như thách thức cho những người thiết kế chương trình, giáo viên bộ môn khi thiết kế giờ học. Giáo viên cần hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của học sinh ở các cấp học khác nhau, coi học sinh là những chủ thể tích cực tham gia vào quá trình học tập, đồng thời tạo cơ hội cho học sinh sử dụng ngôn ngữ trong các ngữ cảnh, tình huống có nghĩa, sát với cuộc sống hằng ngày và tham gia vào các hoạt động giao tiếp thông qua nghe, nói, đọc và viết.

Học sinh sẽ được học cách sử dụng tiếng Anh như mộtcông cụkhông chỉ để giao tiếp, mà còn hỗ trợ việc tìm hiểu, học tập các môn học khác, hay xa hơn là phục vụ cho việc học tập suốt đời. Tạo thái độ tích cực đối với môn học và việc học Tiếng Anh ở học sinh không còn là niềm trăn trở của những cá nhân riêng lẻ nào nữa, mà đã trở thành mục tiêu giáo dục của cả ba cấp học. Đây là hướng tiếp cận hiện đại và bắt kịp tình hình thực tế trong cuộc cách mạng công nghiệp mới.

B. Tài liệu sử dụng

1. Bộ sách Tiếng Anh 3,4,5 của NXB GD

2. Bộ sách I LEARN SMART START GRADES 1-5 của NXB ĐHSP TP Hồ Chí Minh

Tiếng Anh 3,4,5 của NXB Giáo Dục

I LEARN SMART START GRADES 1-5 của NXB ĐHSP TP Hồ Chí Minh

* Ưu điểm

- Chú trọng 4 kỹ năng

- Chủ đề gần gũi với tâm sinh lý học sinh TH; Toys, School things, family, friends.

- Chương trình được thiết kế đồng tâm [ chủ đề được xuyên suốt trong chương trình TH: Lớp 3: TT như thế nào?, mây, mưa , nắng , gió , tuyết; Lớp 5: chương trình dự báo TT].. thuận: giới thiệu kiến thức mới trên cơ sở những gì mà HS đã được học.

- Sách mềm [E-book + softwares]: hỗ trợ việc dạy và học thuận tiện.

- Thiết kế khoa học, sáng tạo, hợp lý [phóng to thu nhỏ, che tranh, che chữ, vẽ tranh, đánh máy ]

- Không ngừng cải thiện E-book [xuất hiện chức năng mới: bôi đen, cách đọc từ..],

- Học sinh tự học theo GT, GV dạy học hiểu quả, Tiết học sinh động hơn

* Ưu điểm

- Sách thiết kế rất thân thiện với người học, phù hợp với tâm lý của trẻ em.

- Tranh đẹp

- Nội dung câu chuyện hấp dẫn, các mẫu câu trong câu chuyện được đưa ra hợp lý và mang tính giao tiếp; từ Lesson 1 đến Lesson 4 mỗi câu chuyện đều có phần kết thú vị, các câu chuyện liên kết với nhau khiến học sinh hào hứng, tò mò trước mỗi bài học mới.

- Phần nội dung nghe được thiết kế kĩ càng: âm thanh rõ, giọng nói hay, các bài hát giúp HS học các mẫu câu, cách phát âm từ và ngữ điệu câu rất hiệu quả. Phần Pronunciation Tips giúp hs nghe và nói tiếng Anh gần với tiếng Anh trong thực tế

- Các phần mềm hỗ trợ giúp HS tìm hiểu bài ở nhà trước khi đến lớp và ôn lại bài cũ một cách vui vẻ qua các trò chơi.

*Đối với giáo viên:

-Những ưu điểm trên giúp HS hứng thú học tập nên giáo viên dạy sẽ dễ dàng hơn.

- Nhờ thiết kế sách cũng như phần mềm hỗ trợ, GV giảm thời lượng đọc mẫu khi cần luyện phát âm từ và câu cho HS , điều này đồng nghĩa với việc giảm sức lao động cho GV.

- Các bài kiểm tra được thiết kế sẵn, bám sát mẫu đề kiểm tra năng lực ngoại ngữ của Cambridge.

- Bộ tranh giúp việc dạy từ mới thuận lợi và hiệu quả.

- Sách giáo viên gọn nhẹ, nội dung cụ thể rõ ràng, giúp GV xác định rõ mục đích trọng tâm bài dạy và các hoạt động cụ thể.

*Nhược điểm

- Các nội dung hội thoại nhàm, không thú vị

- Phần thu âm hội thoại, giọng nói không phù hợp với độ tuổi nhân vật

- Bài hát, chant tự chế đơn điệu nhàm chán

*Nhược điểm

- Hầu hết các khó khăn khi thực hiện chương trình này đều do thiết kế phần mềm hỗ trợ còn những điểm chưa hợp lý:

- Cỡ chữ nhỏ, không thể phóng to.

- Các nút bấm dừng không hợp lý, không có nút tua tới hoặc lùi.

- Âm thanh vang lên ngay khi mở một hoạt động, GV chưa kịp giới thiệu hoạt động, HS chưa kịp chú ý.

- Không thể mở một trang khác đồng thời. GV phải mất thời gian tắt và mở lại khi muốn thực hiện một hoạt động khác ngoài phần mềm của I Learn Smart Start.

- Không có phần mềm cho sách bài tập.

- GV chưa nắm vững nội dung chương trình SGK mới.

IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

Trường CĐSP Quảng Trị là cơ sở đào tạo nguồn giáo viên cho các trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, vì vậy chúng tôi mong muốn:

1. Được tham gia các hoạt động chuyên môn, các khóa tập huấn, bồi dưỡng về chương trình Tiếng Anh nói chung và chương trình Tiếng Anh Tiểu học nói riêng.

2. Được cung cấp các phần mềm dạy học mới, các tài liệu mới.

3. Cùng được phối hợp với Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các chương trình giao lưu tiếng Anh cho học sinh các bậc học.

Video liên quan

Chủ Đề