Tinhhoa.net vì sao phụ nữ ăn mặc hở hang

Tòa căn hộ Pavilion Premium [Vinhomes Ocean Park, Gia Lâm, Hà Nội] với tiện nghi phong cách tiêu chuẩn 5 sao, tọa lạc tại tâm điểm phồn hoa mới đang thu hút khách hàng muốn hưởng thụ cuộc sống đẳng cấp như đang nghỉ ở khách sạn sang trọng.

Vị trí 5 sao tại tâm điểm “Quận Ocean”

Chị Hồng Lê [Hà Nội] kể, hai vợ chồng chị có thói quen lui tới những khách sạn 5 sao ngay ở khu vực trung tâm vào dịp cuối tuần. Thỉnh thoảng, cả hai sẽ có một ngày trọn vẹn thư giãn tại đây, để hưởng thụ hệ thống dịch vụ đẳng cấp hay tận hưởng bữa tối với tầm view lung linh ánh đèn đường.“Hai vợ chồng có gu giống nhau là cuối tuần muốn giải phóng sức lao động, tận hưởng cuộc sống nghỉ ngơi, thư giãn”, chị nói.

 

Đó cũng là lí do, hai vợ chồng chị tỏ ra sốt ruột chờ đợi sự xuất hiện của dự án tòa tháp căn hộ phong cách khách sạn 5 sao mang tên Pavilion Premium. Nằm tại tâm điểm của “Quận Ocean”, chị Hồng Lê cho rằng, vị trí là một trong những yếu tố quan trọng nhất của một dự án cao cấp và đây lại là thế mạnh nổi nội của Pavilion Premium.

Bản thân chị tới tận bây giờ vẫn yêu thích với những hình ảnh chụp từ tầm cao, bao quát cả khu vực Vinhomes Ocean Park với những con đường ánh sáng rộng khắp và sự sôi động phố thị. Khung cảnh tuyệt đẹp ấy, với chị và rất nhiều người, sẽ là nơi háo hức muốn trở về sau mỗi ngày làm việc.

 

Không chỉ có tọa độ trung tâm, điều chị hài lòng ở Pavilion Premium là sự thuận tiện giao thông và cảnh quan tuyệt đẹp xung quanh. Từ đây, với một loạt tuyến đường huyết mạch và các cây cầu lớn như Thanh Trì, Vĩnh Tuy, cư dân có thể dễ dàng di chuyển về khu vực phố cổ, sân bay hay tới các địa phương lân cận. Đặc biệt, với sự xuất hiện của 4 cầu lớn khác đang thành hình là Vĩnh Tuy 2, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi, Mễ Sở, cư dân tại Pavilion Premium sẽ có thêm rát nhiều lựa chọn để di chuyển.

Cuộc sống đáng mơ ước với tiêu chuẩn “high-class”

Ngoài vị trí, đón đợi cư dân tại Pavilion Premium còn là một hệ thống dịch vụ, tiện ích vốn chỉ xuất hiện tại những khách sạn cao cấp.

 

Tiêu chuẩn phong cách khách sạn 5 sao sẽ được áp dụng đồng bộ ngay từ thiết kế của tòa tháp với một mái sảnh đón tiếp hiện đại cùng khu vực lễ tân sang trọng.

Về tiện ích, ngay tại tầng 13 của tòa nhà là một hồ Jacuzzi spa bốn mùa rộng tới 100m2 với hệ thống vòi phun thủy lực - điều chắc chắn sẽ khiến cư dân đặc biệt thích thú khi thoải mái massage thư giãn mà không cần lo lắng đến thời tiết bên ngoài.

 

Cũng tại khu vực này, Gym Club và Sport Hub là nơi tuyệt vời để mọi người thoải mái chọn thời gian tập luyện mỗi ngày mà không cần lo lắng thời tiết. Gần đó là thiên đường vui chơi cho trẻ con mang tên Kids Heaven, nơi bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm để con trẻ nô đùa.

Đặc biệt, bước chân ra khỏi ngôi nhà Pavilion Premium, một thế giới tiện ích không khác gì những resort nổi tiếng đang đợi sẵn. Trải rộng trước mắt mọi người là  3 khu vườn sinh thái lấy cảm hứng từ Singapore, Nhật Ban và Dubai. Đó không chỉ là thiên đường xanh mang lại không khí trong lành cho cư dân mà còn là nơi để mỗi người có thể tìm thấy một góc riêng phù hợp với sở thích của mình.

 

Trong hệ sinh thái rộng lớn ấy, cũng cần nhắc tới khu vực hồ bơi tiêu chuẩn Olympic, khu vực sân tập thể thao ngoài trời, sân chơi cho trẻ em…

Thế giới tiện ích thậm chí sẽ được mở rộng hơn với hệ sinh thái “all in one” của đại đô thị Vinhomes Ocean Park. Những nhu cầu cơ bản từ chăm sóc sức khỏe, học tập, vui chơi giải trí, mua sắm, di chuyển đều sẽ được thỏa mãn theo tiêu chuẩn cao nhất với Vinmec - Vinschool - VinUni - Vincom Mega Mall - VinBus.

Là toà căn hộ hiếm hoi mang tới phong cách khách sạn đẳng cấp 5 sao dành tới cư dân, Pavilion Premium là điểm chạm của sự tận hưởng và chất sống thời thượng. Sở hữu một căn hộ tại Pavilion Premium, cư dân sẽ có cho mình riêng một hệ tiện ích vượt trội với niềm vui thích mỗi khi về nhà.

Đàn ông + nửa đàn bà

Khắp châu Á, đàn ông cũng đang tỉa tót, xí xọn, đỏng đảnh, chi tiêu không tiếc tiền cho các bộ đồ vía. Báo chí gọi đó là hiện tượng “metrosexual” [tạm hiểu là khuynh hướng nữ tính hóa ở thành phần nam giới sống trong môi trường đô thị]. Tại sao ư? Bởi vì phụ nữ thích họ như vậy!

Thật không may cho người nào đến chờ Park Sung Mok “sửa soạn” trước khi đi làm. 35 tuổi, nhà thiết kế thời trang cho một công ty may mặc ở Seoul này mỗi sáng không chỉ rị mọ trong nhà tắm để kỳ [và] cạo mà còn dành không ít thời gian đứng trước tủ quần áo để lựa bộ cánh [đó là chưa kể thủ tục bôi kem dưỡng da chống nắng]. Quá trình chuẩn bị của Park Sung Mok thường mất đến 40 phút. Mỗi tháng Park Sung Mok xài tròm trèm 500 USD cho quần áo. Ngoài ra còn phí thành viên cho câu lạc bộ thể hình và khoảng 100 USD/tháng cho mỹ phẩm trong đó có kem [bôi khóe] mắt, mặt nạ đắp và hai loại kem dưỡng da chuyên biệt cho đêm và ngày. Đàn ông bây giờ “xí xọn” như Park Sung Mok không ít. Với sự bùng nổ kinh tế và đời sống khấm khá, thanh niên châu Á đang thay đổi hình ảnh cũng như quan niệm về đàn ông. Họ đã bước qua bên kia biên giới vốn lâu nay thuộc về cánh quần thoa, khi hớn hở chụp lấy lọ kem dưỡng da hoặc mân mê lọ nước hoa.

Mỹ phẩm nam giới

Tại Trung Quốc, họ được gọi là “ái mỹ nam nhân” [love beauty man] - những người không hề e ngại hay mắc cỡ khi bỏ ra hàng giờ trong thẩm mỹ viện để được giũa móng tay, làm mặt nạ hoặc thậm chí “tắm ốm”! Còn ở Hàn Quốc, họ được gọi là “hoa nam” [flower man]. Riết rồi như David Colman nhận xét [New York Times 19-6-2005], người ta cũng khó phân biệt họ với thành phần đồng tính... Dân “hoa nam” ở Hàn Quốc đang bùng nổ tại các thành phố lớn. Thăm dò của công ty quảng cáo số một Hàn Quốc Cheil năm 2004 cho biết 2/3 thanh niên Hàn Quốc tự nhận họ có cách sống bán nam bán nữ, thể hiện rõ ở hình thức thời trang. “Nếu tôi ăn mặc như vầy ở Toronto, bạn bè chắc cười tôi chết thôi” - thú nhận của Matthew Ko, 21 tuổi, người Canada gốc Hoa. Tại Hong Kong gần đây, Matthew Ko bận chiếc áo ngắn tay màu tím sáng với sơmi hoa lót trong và quần vàng chanh. Đó là dịp Matthew Ko sang Hong Kong để dự cuộc thi “nam hậu” [do Hãng truyền hình TVB tổ chức], và Matthew Ko - nghệ sĩ dương cầm nghiệp dư với phong cách nói năng “vẹo thấy ớn”, làn da “trắng mịn như em bé” cùng ánh mắt nai ngơ ngác - đã chiến thắng! Ngành thiết kế thời trang đã một phần tạo ra cơn sốt “ái mỹ nam nhân” này. Công nghiệp mỹ phẩm là yếu tố thứ hai. Tại siêu thị Isetan nổi tiếng ở Tokyo, người ta dành nguyên một tầng để bán mỹ phẩm đàn ông. Khắp châu Á, viện chăm sóc da cao cấp và thẩm mỹ viện cho nam mọc lên như nấm. Không thuần túy làm đẹp để “cho thế giới biết bạn là ai”, nhiều người tin rằng ngoại hình là yếu tố cần thiết cho sự thành công. Như Lee Choong Ryul 36 tuổi chẳng hạn. Ông chủ nhà hàng ở Seoul này có 70 bộ đồ vest, 250 cravat, 40 sơmi [thích hàng Dolce & Gabbana cũng như Hermès] và 14 đôi giày. Ryul khoe rằng chi phí đầu tư cho ngoại hình của mình mỗi tháng khoảng 1.100 USD, bao gồm mỹ phẩm và ba lần đến tiệm làm tóc.

Làm mặt nạ: doanh số sản phẩm liên quan "ái mỹ nam nhân" đạt 19,5 tỉ USD từ nay đến năm 2008

Một trong những nguyên nhân chính của hiện tượng “ái mỹ nam nhân”, theo Kam Louie, giáo sư châu Á học thuộc Đại học Quốc gia Úc, là sự phát triển siêu tốc của kinh tế. Có thể bổ sung rằng sự phát triển kinh tế ở đây thật ra chỉ tập trung [việc nâng cao mức sống] tại các thành phố lớn ở bất kỳ quốc gia nào tại châu Á, và đó là lý do cho thấy hiện tượng con trai làm điệu cũng chỉ xuất hiện ở các đô thị mà thôi. Giáo sư xã hội học Kim Hyun Mee [Đại học Yonsei, Seoul] chỉ ra rằng phụ nữ châu Á cũng bắt đầu độc lập hơn trong khả năng chọn lựa bạn tình hoặc bạn đời. Như thường thấy trong phim truyền hình Hàn Quốc, phụ nữ thời đại mới ở nước này không ngại liệt kê những yêu cầu và điều kiện tinh thần lẫn vật chất cho đối tượng nam. Phụ nữ Hàn Quốc “thích bạn tình mềm mại hơn, thể hiện ở việc anh ấy thoảng ra mùi hương dễ chịu, ở bộ tóc gọn gàng và phong cách ăn mặc lịch lãm” - giáo sư Kim Hyun Mee nhận xét. Nói cách khác, ngoại hình chải chuốt dường như cho thấy đối tượng có tư cách hơn và đem lại độ tin cậy cao hơn đối với phụ nữ... Chính phụ nữ phần nào đó đã tạo ra khuynh hướng metrosexual. Dandy House - dây chuyền thẩm mỹ viện nam giới hàng đầu của Nhật [59 tiệm] - bắt đầu nhảy vào thị trường phái nam xí xọn từ thập niên 1980, khi nhận thấy ngày càng có nhiều phụ nữ bày tỏ lo lắng và yêu cầu được chăm sóc cho chính người thân [nam giới] của họ. “Chúng tôi thường nghe các yêu cầu đại loại “Các anh có thể làm gì cho [ngoại hình] cậu con trai nhà tôi?”, hoặc “Chồng tôi mập quá, các anh có thể giúp anh ấy giảm cân không?” - lời kể của Hiroatsu Hirayama, trưởng phòng quan hệ đối ngoại Dandy House.

“Ái mỹ nam nhân” ở Nhật hiện chiếm tỉ lệ cao nhất châu Á. Theo Japan Today [6-1-2005], tạp chí thời trang nam giới Leon phát hành đều đặn mỗi tháng giờ đã là cẩm nang gối đầu giường của con trai Nhật. Mà cũng đáng để “gối” - đúng nghĩa đen, bởi quyển tạp chí này dày hơn 300 trang và nặng khoảng 2kg [!], bán với giá 780 yen/quyển [khoảng 107.000 đồng VN], với doanh thu quảng cáo hằng tháng đạt hơn 100 triệu yen [khoảng 13,8 tỉ đồng].

Trong một cửa hàng mỹ phẩm nam giới ở Tokyo

Ngoài Leon, tạp chí nam giới Nhật còn có UOMO và Monthly M; Men’s Uno ở Hong Kong và thị trường châu Á cũng có sáu ấn bản của tờ Esquire [thuộc Tập đoàn Hearst của Mỹ, ra đời năm 1933]. Theo Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International, doanh số sản phẩm liên quan “ái mỹ nam nhân” sẽ tăng khoảng 67%, đạt đến 19,5 tỉ USD từ nay đến năm 2008 [trong khi thị trường sản phẩm dành riêng nữ giới bắt đầu bão hòa]. Hãng mỹ phẩm Nhật Shiseido đã đi tiên phong trong thị trường “yểu điệu thục nam”. Năm 1996, Shiseido đã tung ra bộ thiết bị làm đẹp trọn gói Geraid [gồm nhiều dụng cụ, từ nhíp nhổ lông mày đến kéo tỉa móng...] cho nam giới. Hiện tượng “ái mỹ nam nhân” thật ra từng phảng phất ít nhiều trong văn hóa châu Á. Nhân vật Giả Bảo Ngọc trong Hồng Lâu Mộng là một điển hình. Và tại Nhật, thời Heian [794-1185], nam lẫn nữ đều đánh phấn trắng xóa mặt [thời xưa, geisha Nhật - những người giúp vui cho triều đình - đa số là nam giới]. Thời hiện đại, một trong những nguyên nhân nữa dẫn đến sự bùng nổ xu hướng “con trai làm điệu” không thể không kể là sự xuất hiện dòng nhạc teen pop với loạt nhóm boys bands [Backstreet Boys, ‘NSync, Blue...], gồm toàn thành viên nam với nét đẹp nữ tính. Thoạt đầu chỉ là một thể hiện phá cách để tạo sức hút được giới công nghiệp biểu diễn Mỹ khởi xướng, nhưng boys bands dần trở thành cơn lốc rộng khắp. Trong thế giới toàn cầu, cơn lốc này càng tạo ảnh hưởng nhanh tại khắp châu Á. Từ sàn diễn, hình ảnh “con trai đẹp gái” bắt đầu thâm nhập đời sống xã hội...

Ở một góc độ khác, sự xuất hiện của khuynh hướng “ái mỹ nam nhân” còn cho thấy một mặt trái của sự phát triển kinh tế bất cân đối, với sự giãn rộng liên tục giữa mức sống người giàu và kẻ nghèo, giữa đô thị và thôn quê. Có lẽ thanh niên chân lấm tay bùn ở làng quê Trung Quốc [hay làng quê quốc gia châu Á nào khác] khó có thể hình dung cuộc sống đô thị bây giờ lại đầy rẫy những anh chàng theo mốt hiện đại bán nam bán nữ “nhìn xốn con mắt” đối với họ đến như vậy...

Theo Tuổi Trẻ Chủ nhật

Video liên quan

Chủ Đề