Ra dịch nâu sau bao lâu thì sinh

Mẹ bầu 38 tuần ra dịch màu nâu có thể là dấu hiệu mẹ sắp sinh hoặc do một vài trường hợp ngoại lệ khác. Để chắc chắn về tình trạng của mình, mẹ nên theo dõi kỹ và tìm gặp bác sĩ để có những chẩn đoán chính xác. 

Nguyên nhân thai 38 tuần ra dịch nhầy màu nâu

Có hai nguyên nhân chính khiến phụ nữ mang thai 38 tuần ra dịch nhầy màu nâu, bao gồm:

Bong nút nhầy

Bong nút nhầy là tình trạng rất nguy hiểm trong thai kỳ. Tuy nhiên, có nhiều mẹ bầu không phân biệt được dịch âm đạo và dịch nhầy cổ tử cung.

Dịch âm đạo bình thường chỉ có màu trắng, dạng lỏng. Còn dịch nhầy hay nút nhầy là lớp chất dịch sền sệt, gần giống lòng trắng trứng, nằm ngay ở cổ tử cung mẹ, giúp bảo vệ em bé khói môi trường bên ngoài âm đạo.

Khi tình trạng bong nút nhầy xảy ra, chất dịch nhầy sẽ bị đẩy ra ngoài qua đường âm đạo. Dịch nhầy này có thể pha chút máu nên sẽ có màu nâu hoặc đỏ, hồng. Đây là dấu hiệu của việc mẹ sắp sinh.

Mạch máu cổ tử cung bị vỡ

Thai nhi tuần 38 phát triển lớn hơn về kích thước. Tử cung của mẹ cũng phải giãn to ra cho phù hợp với sự phát triển của em bé, khiến một vài mạch máu nhỏ ở cổ tử cung bị vỡ và chảy ra ngoài dưới dạng chất dịch màu nâu.

Như vậy, chất dịch này chính là các mạch máu của cổ tử cung bị vỡ. Đây cũng chính là dấu hiệu của tiền chuyển dạ ở phụ nữ mang thai.

Vào những tuần cuối thai kỳ, các chất dịch sẽ xuất hiện nhiều hơn. Đừng lo lắng nếu mẹ bầu 38 tuần ra dịch màu nâu. Chị em hãy tìm hiểu rõ mọi biểu hiện của cơ thể để xác định nguyên nhân chính xác của tình trạng chảy dịch nhiều, nhất là dịch màu nâu.

Mẹ bầu 38 tuần ra dịch màu nâu là dấu hiệu sắp sinh?

Mẹ bầu ở tuần thứ 38 bị ra dịch nhầy màu trắng thì chưa chắc đó là dấu hiệu của chuyển dạ, vì có thể đó chỉ là dịch nhầy âm đạo. Nhưng nếu đó là dịch nhầy màu nâu thì chính là dấu hiệu của việc mẹ sắp sinh.

Tuy nhiên, mẹ bầu đừng mất bình tĩnh. Bởi việc ra dịch nhầу màu nâu ở tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ là dấu hiệu của cơn chuyển dạ do bong nhau thai hoặc tiền chuyển dạ, nhưng không có nghĩa là mẹ ѕẽ ѕinh con ngaу.

Một số biến chứng mẹ có thể gặp

Một số biến chứng thai phụ có thể gặp bao gồm:

  • Nếu bị chóng mặt, hoa mắt, cơ thể cảm giác khó chịu thì rất có thể mẹ bầu đang rơi vào tình trạng tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật.

  • Nếu dịch nhầy màu nâu là do phân su của của thai nhi bài tiết ra sẽ khiến nước ối bị cặn bẩn. Không những thế, khi em bé nuốt phải phân su sẽ rất nguy hiểm.

Thai nhi tuần 38 là thời điểm sinh đã rất gần, mẹ bầu cần chú ý mọi dấu hiệu dù là nhỏ nhất của cơ thể mình. Nếu các mẹ không phát hiện kịp thời những biến chứng trên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bản thân và thai nhi. 

Xem thêm: Mẹ bầu 38 tuần đau bụng lâm râm có phải dấu hiệu sắp sinh?

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu phụ nữ mang thai 38 tuần ra dịch màu nâu kèm một trong các dấu hiệu sau đây thì phải gặp bác sĩ ngay:

  • Chảy dịch nhiều và chất dịch có mùi hôi khó chịu, có thể kèm theo cục máu đông.

  • Lượng chất dịch không giảm đi mà chảy ngày càng nhiều, thậm chí còn kèm theo máu, phải dùng đến băng vệ sinh.

  • Dịch nhầy xuất hiện trong thời gian khá dài, có khi vài ngày. 

  • Bị sốt hoặc ớn lạnh, cơ thể rất mệt mỏi, hạ huyết áp.

  • Vùng bụng bị đau dữ dội, cơn đau kéo dài 15 phút mỗi lần xuất hiện.

  • Số lần thai máy ít, khoảng 10 cử động thai trong 2 giờ.

  • Bộ phận sinh dục có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đi tiểu rát. 

  • Nôn ói nhiều, vã mồ hôi hột và bị chóng mặt.

Nếu mẹ bầu 38 tuần ra dịch màu nâu hãy liên hệ với các bác sĩ. Đây là cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho mẹ và con. 

Ra máu báo bao lâu thì sinh: Còn phụ thuộc dấu hiệu đi kèm

Ra máu báo bao lâu thì sinh? Lâu hay không còn phụ thuộc vào những triệu chứng đi kèm. Bởi có mẹ ra máu cần phải tới bệnh viện ngay có mẹ thì 3-4 ngày vẫn chưa chuyển dạ.

Nội dung bài viết

  • 3 giai đoạn của quá trình chuyển dạ
  • Ra máu cá chuyển dạ là như thế nào?
  • Ra máu báo bao lâu thì sinh? Ra máu báo sắp sinh có nhiều không?
  • Ra máu cá nhưng không thấy đau bụng
  • Những trường hợp ra máu báo trong thai kỳ

Hiện tượng máu báo sắp sinh màu nâu thường khiến nhiều mẹ lo lắng cuống cuồng vào bệnh viện vì tưởng… sắp đẻ đến nơi rồi. Nhưng thực chất đây chỉ là dấu hiệu của giai đoạn đầu chuyển dạ, mẹ vẫn cần chờ thêm một số triệu chứng khác.

3 giai đoạn của quá trình chuyển dạ

Quá trình sinh con gồm có 3 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn thứ nhất là khi cổ tử cung [là vùng cơ giữa tử cung và âm đạo] giãn rộng ra.
  • Giai đoạn thứ hai [đẻ] bắt đầu khi đứa trẻ được đẩy ra khỏi tử cung, đi qua cổ tử cung, qua âm đạo và ra ngoài.
  • Trong giai đoạn cuối, nhau thai được đưa ra ngoài.

Đây là những giai đoạn có trên giấy tờ nhưng thực tế không phải mẹ bầu nào cũng có những dấu hiệu chuyển dạ giống nhau. Mỗi người sẽ có những trải nghiệm sinh đẻ riêng.

Ra huyết hồng bao lâu thì sinh? Ra máu là báo hiệu sắp sinh nhưng không cần tới bệnh viện quá vội vã

Trừ trường hợp mẹ bầu có những dấu hiệu đặc biệt sau thì cần vào viện ngay, càng sớm càng tốt:

  • Các cơn đau xuất hiện cách nhau dưới 5 phút.
  • Vỡ ối hoặc ra máu tươi.
  • Cần sự giúp đỡ của chuyên gia y tế để chống chọi với những cơn đau.

Ra máu cá chuyển dạ là như thế nào?

Trong những tuần cuối của 40 tuần thai, bỗng một buổi sáng thức giấc, bạn thấy quần lót xuất hiện vệt màu hồng, cái này dân gian hay gọi là “hồng hồng máu cá” thì đây chính là dấu hiệu cho thấy ngày lên bàn đẻ đã cận kề. Vậy ra huyết hồng bao lâu thì sinh? Không có gì phải lo lắng trừ khi bạn ra máu nhiều đến mức phải đóng băng vệ sinh thì mới cần đến ngay bệnh viện.

Ra máu cá hay huyết hồng là một trong những dấu hiệu báo sinh rõ ràng nhất mà mẹ nào cũng cần biết. Vấn đề sau khi ra huyết hồng mấy ngày thì sinh là một điều mà các mẹ và đặc biệt là mẹ mới lần đầu mang thai vô cùng quan tâm.

Có một điều chắc chắn là khi xuất hiện huyết hồng, mẹ bầu sẽ không chuyển dạ ngay trong ngày hoặc trong tuần. Mẹ cần nhớ rằng không phải chỉ khi chuyển dạ thì huyết hồng mới xuất hiện, chúng xuất hiện rải rác khi có sự giãn mở tử cung của mẹ bầu. Điều này có thể xảy ra trước vài ngày hay thậm chí vài tuần trước ngày sinh.

Ra máu báo bao lâu thì sinh? Ra máu báo sắp sinh có nhiều không?

Hầu hết các trường hợp máu báo sắp sinh không ra quá nhiều. Chỉ 1-2 giọt máu ra cùng với chất nhầy cổ tử cung. Tùy cơ địa từng người, máu báo sẽ có màu đỏ tươi, màu hồng nhẹ hoặc có trường hợp máu báo sắp sinh màu nâu.

Ra máu báo bao lâu thì sinh? Máu báo thường xuất hiện 1 tuần trước khi sinh. Tuy nhiên, cũng có trường hợp máu báo xuất hiện trước khi sinh 1 ngày, hoặc xuất hiện trong lúc sinh con. Những trường hợp ra máu báo nhưng không đau bụng, mẹ bầu vẫn có thể bình tĩnh, chưa cần đến bệnh viện ngay.

Máu báo chỉ là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đang giãn nở, chuẩn bị sẵn sàng cho sự chào đời của bé. Chuyển dạ chỉ thực sự xảy ra khi các cơn co thắt tử cung xuất hiện thường xuyên, theo nhịp điệu nhất định hoặc trường hợp vỡ nước ối.

Nếu lượng máu ra nhiều hơn, thấm ướt băng vệ sinh trong vòng 1-3 giờ, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra ngay. Những trường hợp ra máu gây choáng, ngất, da tái xanh cần được cấp cứu ngay lập tức.

Ra máu cá nhưng không thấy đau bụng

Nhiều thai phụ cũng tức tốc vào viện khi thấy ra máu báo sinh – vệt dịch màu hồng. Điều này là không cần thiết nếu dấu hiệu này không đi kèm theo cơn đau đặc trưng của chuyển dạ. Nhiều người có máu báo vẫn phải đợi đến mấy ngày.

Ra dịch nhầy màu hồng bao lâu thì sinh? Ra máu báo sinh đi kèm với cơn gò tử cung chắc chắn là đẻ tới nơi rồi

Thời điểm hợp lý để thai phụ nhập viện là khi cơn co tử cung xuất hiện 3 phút một lần [giới chuyên môn gọi là cơn co tần số 3, tức là 3 cơn trong 10 phút]. Lúc này nếu bác sĩ khám sẽ bắt đầu thấy dấu hiệu cổ tử cung mở khoảng 2 cm.

Chắc chắn mẹ bầu sẽ không sợ bị đẻ rơi nếu đợi đến lúc này mới đến bệnh viện, bởi thời gian từ lúc có dấu hiệu chuyển dạ đến lúc em bé ra đời thường khá dài, trung bình 8-16 tiếng. Những người sinh con so thường chuyển dạ lâu hơn con rạ.

Những trường hợp ra máu báo trong thai kỳ

Trong suốt thai kỳ, hiện tượng dịch nhầy có lẫn chút máu hồng có thể xuất hiện trong một số trường hợp:

  • Sau khi khám phụ khoa hoặc sau khi giao hợp.
  • Những tháng cuối mang thai, cổ tử cung bắt đầu mỏng và giãn dần khiến các mạch máu ở đây bị rách và chảy máu vào dịch nhầy.
  • Bị vỡ ối chuẩn bị cuộc sinh, lúc này nước ối và dịch nhầy hòa vào nhau, không còn màu trong suốt.
  • Khi chuyển dạ và rặn đẻ, các dịch nhầy này sẽ thoát ra ngoài khi cổ tử cung mở.

Ra máu báo bao lâu thì sinh, ra dịch nhầy màu hồng bao lâu thì sinh không quan trọng bằng ra máu đi kèm với những dấu hiệu nào. Chỉ khi có những dấu hiệu đi kèm khiến mẹ cảm thấy cần có sự hỗ trợ của nhân viên y tế mới cần tới bệnh viện ngay, còn không cứ thư thả nhé!

Video liên quan

Chủ Đề