Tổ chức nào trở thành tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Chuyển tới trang đầy đủ

Trên thế giới đã có hàng ngàn bài báo, hàng trăm cuốn sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, hầu như tất cả đều khâm phục tư tưởng đại đoàn kết của Người và đề cao học thuyết cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng Nhà nước kiểu mới của dân, do dân và vì dân. Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Bác [19-5-1890 - 19-5-2010], tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta cùng tìm hiểu thêm một vài luận điểm cách mạng có giá trị sâu sắc và rộng lớn của Người. 

 1 - "Đoàn kết..." - Một luận điểm cách mạng lớn

Khẩu hiệu "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công, đại thành công", do lãnh tụ Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi khai mạc Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt ngày 03-3-1951 tại chiến khu Việt Bắc đã trở thành một luận điểm cách mạng lớn lao. Đó chính là kết quả từ sự tổng kết thực tiễn trong quá trình tìm hiểu và lãnh đạo cách mạng, từ tiếp thu những tinh hoa trong kho tàng lý luận cách mạng vô sản thế giới. Người đã kế thừa tư tưởng về đoàn kết, phương châm chỉ đạo chiến lược hành động cách mạng của C.Mác, Ph.Ăng-ghen và V.I.Lê-nin.

Khẩu hiệu "Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại", do C.Mác và Ph. Ăng-ghen nêu lên trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản năm 1848 chính là kết quả của cả một quá trình nghiên cứu và hình thành luận thuyết cách mạng. C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã bóc trần bản chất của chủ nghĩa tư bản là bóc lột giá trị thặng dư và phát hiện ra quy luật vận động, phát triển và tính tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tư bản. Các ông là những người đầu tiên đã nhận rõ sứ mệnh lịch sử cao cả của giai cấp công nhân là người lãnh đạo quần chúng làm cách mạng vô sản, xóa bỏ nguồn gốc áp bức bóc lột, xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa. Trong lúc chủ nghĩa tư bản đang phát triển ở giai đoạn "cực thịnh", giai cấp công nhân bị bóc lột đến cùng cực thì cách mạng vô sản chỉ có thể thành công một khi giai cấp vô sản ở tất cả các nước phải đồng tâm, hiệp lực một lòng, liên hiệp lại với nhau. Các ông cũng đã dự đoán cách mạng vô sản có thể đồng thời thành công ở nhiều nước. Bởi vậy, khẩu hiệu nổi tiếng "vô sản toàn thế giới liên hiệp lại" đã được C.Mác và Ph.Ăng-ghen nêu lên như một lời kết luận trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.

Khẩu hiệu "Vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới liên hiệp lại", do V.I.Lê-nin khởi xướng khi cách mạng giải phóng dân tộc chống lại ách áp bức của chủ nghĩa đế quốc đã trở thành một bộ phận không tách rời của cách mạng vô sản thế giới. Có thể nói, cống hiến to lớn về luận thuyết cách mạng vô sản của V.I.Lê-nin là đã bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc đã trở thành yêu cầu cấp bách của các dân tộc bị áp bức. V.I.Lê-nin đã nghiên cứu hết sức sâu sắc các đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc và phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa. Người đã phát hiện ra quy luật phát triển không đều của hệ thống chủ nghĩa đế quốc. Với quy luật đó, Người đưa ra luận điểm hoàn toàn mới, cách mạng vô sản có thể giành được thắng lợi ở một số nước, thậm chí có thể ở nước tập trung những mâu thuẫn, là nơi xung yếu nhất của dây chuyền đế quốc chủ nghĩa. Rõ ràng, V.I.Lê-nin đã vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác một cách đúng đắn, V.I.Lê-nin đã phát hiện rằng không chỉ "vô sản toàn thế giới liên hiệp lại" mà mở rộng hơn, cụ thể hơn, Người kêu gọi "vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới liên hiệp lại". Từ luận thuyết đúng đắn đó, V.I.Lê-nin đã xây dựng, nuôi dưỡng lực lượng cách mạng và đã trực tiếp lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại thành công rực rỡ, xây dựng lên Nhà nước Công - Nông đầu tiên trên thế giới, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử phát triển của nhân loại - kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghiên cứu rất sâu sắc, tỉ mỉ các luận thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tìm hiểu các cuộc cách mạng ở nhiều châu lục, nhiều nước khác nhau [Mỹ, Anh, Đức, Pháp... và đặc biệt là cuộc cách mạng ở nước Nga]. Năm 1927, tác phẩm Đường cách mệnh được xuất bản lần đầu tiên tại Quảng Châu [Trung Quốc]. Đây là tài liệu huấn luyện chính trị nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng và phương pháp cách mạng cho các cán bộ cách mạng Việt Nam, Người viết rất ngắn gọn và vô cùng xúc tích rằng "Cách mệnh Nga đối với cách mệnh An Nam như thế nào?", Người tự hỏi và khẳng định: "Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng [công nông] làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin". Trước khi đưa ra luận điểm của mình, trong Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ năm 1924 Nguyễn Ái Quốc đã lập luận rất rõ rằng "Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung "cơ sở lịch sử" của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời kỳ mình không thể có được.

C.Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì ? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại.

...Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông. Đó chính là nhiệm vụ mà các Xôviết đảm nhiệm [ban thuộc địa của chúng tôi vừa nhận được thư mời chúng tôi tham gia công tác này]". Luận điểm này, trước ngày tổng khởi nghĩa, Bác đã giải thích rất đơn giản nhưng cực kỳ rõ ràng "Vì có đoàn kết mới có lực lượng, có lực lượng mới giành được ĐỘC LẬP, TỰ DO".

Từ khi chưa thành lập Đảng cho tới khi Đảng ta nắm chính quyền, ở bất kỳ giai đoạn nào lãnh tụ Hồ Chí Minh cũng đề cao, nhấn đậm một trong những phương pháp cách mạng để bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng là tập hợp lực lượng, đoàn kết các dân tộc, đoàn kết mọi thành phần xã hội trong và ngoài nước. Đây là một luận điểm cách mạng hết sức độc đáo của Người. Có thể dẫn ra hai dẫn chứng chứng tỏ luận điểm này có tính thực tiễn cách mạng vô cùng sâu sắc tại hai thời điểm đất nước trong tình thế cấp bách:

Thứ nhất, trong Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa [tháng 8-1945], Người đã kêu gọi:

Bốn năm trước đây, tôi có thư kêu gọi đồng bào ta đoàn kết. Vì có đoàn kết mới có lực lượng, có lực lượng mới giành được ĐỘC LẬP, TỰ DO.

Hiện nay quân đội Nhật đã tan rã, phong trào cứu quốc lan tràn khắp nước. Việt Nam độc lập đồng minh [Việt Minh] có hàng chục triệu đội viên, gồm đủ các tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh, gồm đủ các dân tộc Việt, Thổ, Nùng, Mường, Mán. Trong Việt Minh đồng bào ta bắt tay nhau chặt chẽ, không phân biệt trai, gái, già, trẻ, lương, giáo, giàu, nghèo...

Giờ quyết định cho dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta".

Thứ hai, khi đế quốc Pháp dã tâm hòng cướp nước ta một lần nữa, trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến [ngày 19-12-1946], Người lại kêu gọi:

... Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm. Không có gươm thì dùng cuốc xuổng gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước...".

Rõ ràng, trong những tình huống cấp bách, kể cả tình huống "ngàn cân treo sợi tóc", nhờ có đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng, của Bác tập hợp mà lực lượng cách mạng Việt Nam là toàn dân, cuộc chiến tranh chống lại sự nô dịch và áp bức của đế quốc phong kiến là cuộc chiến tranh nhân dân nên đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

"Đoàn kết..." không chỉ là một khẩu hiệu mà còn là một luận thuyết cách mạng sáng tạo. Trong bài nói tại buổi khai mạc Đại hội thống nhất Việt minh - Liên Việt ngày 03-3-1951, Bác đã xúc động và nói rằng "Một người đã cùng các vị đấu tranh trong bấy nhiêu năm cho khối đại đoàn kết toàn dân. Hôm nay, trông thấy rừng cây đại đoàn kết ấy đã nở hoa kết quả và gốc rễ nó đang ăn sâu lan rộng khắp toàn dân, và nó có cái tương lai "trường xuân bất lão". Vì vậy cho nên lòng tôi sung sướng vô cùng.

...Toàn dân đại đoàn kết muôn năm!". Sau đó ít lâu, nhân dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và ngày độc lập năm 1951, một lần nữa Người nhấn mạnh "Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, dân chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta cách mạng thành công, giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước..." [Bài Lời kêu gọi nhân dịp cách mạng tháng Tám và ngày độc lậpđăng trên báo Nhân dân, số 21, ngày 16-8-1951]. Trước lúc "đi xa", trong Di chúc, Người vẫn thiết tha dặn lại: "Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình".

Xuất phát từ thực tiễn của Việt Nam và tổng kết các cuộc cách mạng thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển và vận dụng vô cùng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong điều kiện một nước châu Á lạc hậu, chưa có tên trên bản đồ thế giới, vạch ra đường lối cách mạng Việt Nam cực kỳ chuẩn xác để giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức đô hộ của thực dân, đế quốc. Đường lối và phương pháp cách mạng này không chỉ có ý nghĩa trong cách mạng giải phóng dân tộc, mà còn có giá trị vĩnh cửu cho mọi giai đoạn, mọi cuộc cách mạng, kể cả sự nghiệp phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay.

2 - Cách mạng ở một nước thuộc địa có thể xảy ra và thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc

Đây cũng được đánh giá là một luận điểm cách mạng sáng tạo và độc đáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong tháng 6 và tháng 7-1920, V.I.Lê-nin đã soạn thảo một loạt các văn kiện quan trọng, trong đó có hai văn kiện nói về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa để báo cáo trước Đại hội II Quốc tế cộng sản. V.I.Lê-nin đã đánh giá rất cao vai trò cách mạng của các dân tộc thuộc địa, và cho rằng điều quan trọng nhất trong chính sách của Quốc tế cộng sản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa là phải làm cho vô sản và quần chúng lao động của tất cả các dân tộc, tất cả các nước gần gũi nhau nhằm lật đổ bọn địa chủ và giai cấp tư sản. Người nhấn mạnh, chính sự gần gũi ấy bảo đảm cho việc chiến thắng chủ nghĩa tư bản và khẳng định không có chiến thắng đó thì không thể thủ tiêu được ách áp bức dân tộc và tình trạng bất bình đẳng. Theo thống kê của V.I.Lê-nin, một tỉ 250 triệu người trong tổng dân số thế giới chừng một tỉ 750 triệu người lúc ấy [tức là khoảng 70%] dân số thế giới là nhân dân các dân tộc bị áp bức, là thuộc địa hoặc nửa thuộc địa. Bởi vậy, phải kết hợp chặt chẽ phong trào cách mạng ở chính quốc với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa. Tuy nhiên, V.I.Lê-nin cũng cho rằng giai cấp vô sản chính quốc phải tận tình giúp đỡ giai cấp vô sản ở các nước thuộc địa thì cách mạng vô sản ở các nước thuộc địa mới có thể thành công. Trong Báo cáo của Tiểu ban về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa ngày 26-7 [năm 1920], V.I.Lê-nin đã nhấn mạnh: "Không thể chối cãi được rằng giai cấp vô sản của những nước tiên tiến có thể và phải giúp đỡ quần chúng lao động ở những nước lạc hậu, khi giai cấp vô sản chiến thắng của các nước cộng hòa xô-viết chìa tay cho những quần chúng đó và có khả năng ủng hộ họ thì các nước lạc hậu đó có thể ra khỏi giai đoạn phát triển hiện nay của họ".

Trong bài Mấy ý nghĩ về vấn đề thuộc địa đăng trên báo L'Humanité ngày 25-5-1922,Nguyễn Ái Quốc đã nhấn mạnh luận điểm của V.I.Lê-nin: "nhiệm vụ của công nhân ở các nước đi chiếm thuộc địa là phải giúp đỡ một cách tích cực nhất phong trào giải phóng của các nước phụ thuộc" và bày tỏ niềm tin tưởng hoàn toàn vào sức mạnh to lớn và tinh thần dũng cảm cách mạng của các dân tộc bị áp bức như V.I.Lê-nin đã khẳng định. Tuy nhiên, Nguyễn Ái Quốc sinh ra và trưởng thành từ một dân tộc đang bị áp bức, bóc lột, một đất nước thuộc địa của thực dân Pháp, Người lại có thực tế của nhiều nước thuộc địa trên khắp các châu lục mà Người đã từng đến nên trong tư tưởng của Người đã xuất hiện rất sớm tính chủ động cách mạng của các dân tộc bị áp bức, bóc lột. Người đề xuất luận điểm, cách mạng giải phóng dân tộc phải chủ động và rất có thể giành được thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc. Với thắng lợi đó, cách mạng giải phóng dân tộc sẽ có tác động mạnh mẽ đến cách mạng vô sản ở chính quốc. Từ đó, Người chủ trương cách mạng giải phóng dân tộc phải chủ động. Trong tác phẩm Phong trào cộng sản quốc tế Đông Dương, đăng trên Tạp chí La Revue Communiste, số 15, tháng 5-1921, Nguyễn Ái Quốc đã nhận định: "Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn". Tư tưởng tiên phong của Người đã trở thành đường lối cách mạng của Đảng ta. Đảng ta không chờ đợi cách mạng vô sản Pháp và cách mạng vô sản các nước tư bản khác thành công để tạo thời cơ thuận lợi cho chúng ta rồi chúng ta mới làm cách mạng, mà với luận điểm của Nguyễn Ái Quốc "...cách mạng giải phóng dân tộc phải chủ động và rất có thể giành được thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc", Đảng ta đã bám sát tình hình thế giới và trong nước từ năm 1941, nắm chắc thời cơ có một không hai vào đầu năm 1945 để phát động các cuộc khởi nghĩa từng phần, tiến đến cuộc Tổng khởi nghĩa và đã giành được thắng lợi vĩ đại Tháng Tám năm 1945 với dũng khí đem sức ta mà giải phóng cho ta, trong khi cách mạng vô sản ở chính quốc chưa nổ ra.

3 - Luận điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền

Năm 1919, tại Pa-ri, Nguyễn Ái Quốc đã gửi Tổng thống Mỹ và trưởng đoàn các nước tham dự Hội nghị Véc-xây một bản Yêu sách của nhân dân An Nam. Trong bản yêu sách mà Nguyễn Ái Quốc nói là những yêu sách khiêm tốn gồm 8 điểm thì có 2 điểm [2 và 7] nói về pháp luật: "2. Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về pháp luật như người Âu châu; xóa bỏ hoàn toàn các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam; ... 7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật; ...".

Như vậy, ngay từ năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra luận điểm cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước, đó là việc điều hành hoạt động của một xã hội, của một đất nước phải bằng Hiến pháp, pháp luật. "Thần linh pháp quyền" - ngôn ngữ những năm 20 của thế kỷ trước chính là tinh thần "Nhà nước pháp quyền" ngày nay.

Tư tưởng, quan điểm đúng đắn của Người đã biến thành đường lối xây dựng Nhà nước Công - Nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Ngày 03-9-1945, tức là một ngày sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã họp phiên đầu tiên dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã trình bày với các bộ trưởng về Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong đó, đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách. Ngoài hai nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu là chống đói và chống nạn mù chữ thì một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng tiếp theo được xác định là xây dựng nhà nước. Người cho rằng: "Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay một cuộc TỔNG TUYỂN CỬ với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống, v.v.."

Hai mươi tư năm trên cương vị Chủ tịch nước [1945-1969], Người đã trực tiếp chỉ đạo việc soạn thảo hai bản Hiến pháp 1946 và 1959 và 613 sắc lệnh, trong đó có tới 243 sắc lệnh quy định về tổ chức nhà nước và pháp luật. Một trong những luận điểm cực kỳ quan trọng của Người, đó là quyền con người [quyền bình đẳng giữa những con người trong xã hội], đã luôn được Người nêu lên từ năm 1919. Luận điểm này đã trở thành đường lối nhất quán của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng: Hiến pháp năm 1946, Điều 6 đã chỉ rõ "Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế,văn hóa"; Hiến pháp 1992, Điều 52 đã quy định "Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật"...

Nói về những tư tưởng, những luận điểm lớn lao của Người, xin được dẫn ra đây một trong những lời mà chúng tôi cho là chân thành và giản dị của tác giả Giăng La-cu-tuya [Pháp]: "Trên thế giới hiện nay không có lãnh tụ nào đối với nhân dân mình vừa là người phát sinh, vừa là người bảo vệ; vừa là nguồn gốc, vừa là phương hướng; vừa là tư tưởng, vừa là thực hành; vừa là dân tộc, vừa là cách mạng; vừa là người Bác nhân hậu, vừa là vị tướng cầm quân..." 

[Nguồn: tuyengiao.vn]


Video liên quan

Chủ Đề