Tôm sú nuôi bao lâu

Nuôi tôm sú Moana đem lại hiệu quả kinh tế gấp 2 lần so với các giống tôm khác. Chính vì vậy, trong những năm gần đây nhu cầu nuôi tôm Moana đang dần trở nên phổ biến với mức thu nhập cao. Vậy kỹ thuật nuôi tôm sú Moana được thực hiện như thế nào, có gì khác so với nuôi tôm thông thường hay không? Hãy cùng chuyên gia Sunco Việt Nam tìm hiểu về mô hình này thông qua những chia sẻ cụ thể dưới đây nhé!

Đặc điểm của tôm sú Moana

Theo các chuyên gia, tôm sú có nhiều loại, trong đó tôm sú Moana cũng là một trong những loại phổ biến nhất. Tôm Moana là giống tôm đã được gia hóa, được cải tiến di truyền so với tôm sú bản địa. Vì vậy chúng lớn nhanh hơn, thời gian nuôi rất ngắn, sinh trưởng nhanh, tạo ra năng suất cao và đặc biệt là thích ứng tốt với các yếu tố môi trường. 

tôm sú moana

Chính bởi những ưu điểm trên nên trong thời gian gần đây, mô hình nuôi tôm sú Moana đang trở nên thông dụng hơn. Nó không chỉ giúp người kinh doanh giảm được phí đầu tư, nhanh thu hoạch mà còn có lợi nhuận cao hơn. Tôm sú Moana hiện đang được nuôi ở nhiều các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long như Cà Mau, Ninh Thuận, Bến Tre, Tiền Giang, Bạc Liêu…và đang ngày càng lan rộng ra nhiều tỉnh thành khác.

Tuy nhiên để giúp cho việc nuôi tôm Moana đạt hiệu quả tốt nhất thì các bạn cần triển khai đúng kỹ thuật, đúng quy trình, không nên vì chạy đua theo lợi nhuận mà không tuân thủ quy trình. Việc áp dụng đúng kỹ thuật nuôi tôm sú Moana về chất lượng giống, mật độ thả, ao nuôi, quy hoạch…sẽ giúp hạn chế nguy cơ bùng phát dịch bệnh, hạn chế thiệt hại cho người nuôi, đồng thời còn giúp tôm phát triển sinh trưởng tốt hơn.

Kỹ thuật nuôi tôm sú Moana

Để nuôi tôm Moana đạt hiệu quả cao nhất, hạn chế dịch bệnh và thất thoát, các bạn có thể tham khảo và ứng dụng mô hình sau:

Chọn địa điểm nuôi và xây dựng ao nuôi tôm

– Theo đó bạn cần xác định và chọn vị trí nuôi tôm cho phù hợp, để từ đó xây ao nuôi tôm. Nên chọn địa điểm thoáng một chút để dễ dàng cho thu hoạch và cải tạo. Đồng thời gần nguồn điện để thuận tiện chiếu sáng, cấp nước…

– Ao nuôi tôm có thể là ao đất nhưng cần đảm bảo đất thịt hoặc là đất pha cát, có kết cấu chặt. Hoặc nếu không bạn có thể xây các bể nuôi tôm lót bạt chống thấm hdpe , cách này tiện lợi, đơn giản, dễ dàng chăm nuôi, thu hoạch và tăng năng suất nuôi tôm.

– Nguồn nước cung cấp cho ao nuôi tôm phải là nước sạch, nước không bị ô nhiễm, đảm bảo độ pH của nước từ 7,5 – 8,5, trong đó độ kiềm từ 80 mg/l trở lên.

Lựa chọn tôm giống chất lượng

Theo các chuyên gia đánh giá thì yếu tố quyết định trong kỹ thuật nuôi tôm sú Moana đó chính là chất lượng con giống. Bởi vì con giống mà chất lượng thì tỷ lệ sống sẽ cao hơn, kháng bệnh tốt, nhanh lớn và nhanh thu hoạch. 

Do đó khi chọn giống bạn nên mua ở những cơ sở uy tín, đáng tin cậy. Đảm bảo con giống đều nhau, có râu, có đầy đủ phụ bộ, không có chất bẩn bám vào, tôm màu hơi xám hoặc màu nâu đen lưng xám bạc, bụng màu xanh bạc, phía dưới bụng tôm có một đường nâu dọc, tôm bơi linh hoạt thì đó là tôm khỏe.

Mật độ thả giống tôm

Tôm sú Moana phát triển tốt hay không cũng bởi mật độ nuôi. Vì thế bạn nên thả tôm giống với mật độ phù hợp, không nên tham mà thả quá dầy không tốt. Dựa vào từng điều kiện của ao nuôi, khả năng đầu tư cũng như kích cỡ tôm thả mà có mật độ thả cho phù hợp. Tuy nhiên, mật độ thích hợp với tôm sú Moana là 25 – 30 con/m2.

Phương pháp thả giống

Thời điểm thả giống tốt nhất là vào lúc lúc buổi sáng sớm hoặc buổi chiều mát, không được thả tôm lúc trời quá nắng, trời mưa to hoặc gió mùa đông bắc.Trước khi thả tôm thì bạn nên ngâm tôm giống trog các túi đựng tôm trong ao tầm 15 – 20 phút để giúp cân bằng nhiệt độ trong ngoài. Rồi sau đó thả từ từ cho tôm thích nghi.

Chăm sóc và cho tôm ăn

Thức ăn cho tôm Moana thường thức ăn công nghiệp chất lượng cao, chứa hàm lượng đạm thô tầm 30 – 40 %. Riêng với tôm sú Moana cuối vụ nên bổ sung thêm thức ăn chế biến ngoài để tăng độ đạm giúp tôm phát triển nhanh.

Cho tôm ăn tầm 4-6 lần/ngày, tôm lớn hơn thì cho tăng số lần ăn. Khi cho tôm ăn thì bạn rải đều thức ăn khắp ao để tránh sự phân đàn cũng như tận dụng hết nguồn thức ăn.

Kiểm tra và thay nước

Trong quá trình nuôi tôm chú ý kiểm tra thường xuyên, nếu phát hiện dịch bệnh cần có biện pháp xử lý ngay. Đồng thời sang tháng thứ 2 nuôi tôm thì nên cấp nước, thay nước, điều chỉnh độ mặn để đảm bảo môi trường tốt nhất cho tôm phát triển.

Thu hoạch

Tôm sú Moana thương phẩm có thời gian nuôi tầm 4-5 tháng, sau thời gian này bạn có thể tiến hành thu hoạch. Theo đó dựa vào sự phát triển của tôm mà thu hoạch tỉa hoặc thu hoạch toàn bộ đều được.

Địa chỉ mua bạt lót hồ tôm giá rẻ

Mong rằng qua chia sẻ trên đã giúp các bạn nắm được kỹ thuật nuôi tôm sú Moana hiệu quả nhất cho vuông tôm của mình. Nếu còn gì thắc mắc xin liên hệ hotline 0989.999 219  để được tư vấn thêm cũng như báo giá bạt lót trải hồ tôm giá rẻ nhất.

Chúng tôi Suncogroup VIệt Nam là nhà sản xuất cũng như là địa chỉ bán các loại bạt chống thấm, bạt lót hdpe giá rẻ chất lượng hàng đầu tại Việt Nam.

Quý khách có thể đặt hàng trực tuyến tại  : //suncogroupvn.com/bat-lot-ho-tom

Mô hình nuôi tôm sú được triển khai rộng rãi tại tỉnh Bạc Liêu nhiều năm trở lại đây, nhờ sở hữu hệ thống sông ngòi chằng chịt, tạo điều kiện thuận lợi dẫn nước mặn về ao để nuôi tôm.

Là một trong những hộ đầu tiên hưởng ứng, gia đình ông Võ Hồng Ngoãn bắt đầu nuôi tôm sú từ năm 2001, đến nay đã áp dụng thành công mô hình nuôi tôm sú sạch thâm canh. Ông còn là người đầu tiên xây dựng và phát triển được thương hiệu Tôm sú sạch Sáu Ngoãn Bạc Liêu nổi tiếng thủ phủ tôm.

1.000 m2 nuôi tôm sú của ông Ngoãn tại TPBạc Liêu. Ảnh: NVCC

Ông cho biết, thời điểm năm 2001, địa phương chỉ có vài người nuôi tôm trên đất lúa. Các hộ này trồng lúa một vụ và nuôi tôm vào vụ còn lại. Tuy nhiên, đa phần người nuôi chỉ đạt sản lượng cao trong vụ đầu, sau đó thì tôm chết do ô nhiễm môi trường, nguồn lợi kinh tế đem lại không cao.

Rút kinh nghiệm, ông Ngoãn phơi nắng ao nhiều ngày để diệt khuẩn và làm gia tăng nhiệt ở tầng đáy, nhằm phát triển thực vật thủy sinh khi lấy nước vào ao. Sau đó, ông cho nước qua ao lắng, lọc, loại bỏ tạp chất, sử dụng hệ thống Siphon đáy để loại bỏ bùn dưới đáy ao gây ô nhiễm. Tiếp đến, sử dụng tảo, phiêu sinh vật làm cho nước sạch.

Ngoài ra, ông Ngoãn cũng tiến hành thả nuôi với mật độ thưa, chỉ khoảng 7 con mỗi m2. Trong quá trình nuôi, nước trong ao thường xuyên được kiểm tra, đo nhiệt độ để tránh nhiễm độc tôm. Nếu nhiệt độ lớn hơn 32 độ C, phải giảm bớt 50% lượng thức ăn để hạn chế thức ăn thừagây ô nhiễm nước.

Với tôm sú, ông Ngoãn sử dụng ốc bưu vàng xay nhuyễn làm thức ăn. Định kỳ, con tôm được kiểm tra dư lượng kháng sinh và các chỉ tiêu khác đảm bảo chất lượng.5 nhân công cùng ông liên tục thăm ao,theo dõi sự phát triển của đàn tôm.

Mỗi năm, ông Ngoãn cung ra thị trường 20 tấn tôm sú tươi. Ảnh: NVCC

Cách làm mang lại hiệu quả, khiến con tôm khỏe hơn, năng suất cải thiện qua từng vụ nuôi. Hiện, ông Ngoãn đã nâng diện tích nuôi lên khoảng 1.000 m2, một năm thu 2 vụ tôm.

Tôm cất lên có trọng lượng khoảng 20 con một kg. Giá bán ổn định khoảng 300.000 đồng mỗi kg, giúp ông thu về cả tỷ đồng mỗi năm.

Để nuôi tôm bền vững, sau mỗi vụ, nước ao nuôi chính sẽ được tháo ra ao xử lý. Ông Ngoãn sử dụng men vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm từ Mỹ trước khi thải ra ngoài để không gây hại cho môi trường. Đối với ao không thể tháo kiệt nước được, sẽ xử lý bằng phương pháp phơi đáy và cải tạo ướt. Mô hình này hiện thu hút nhiều hộ nông dân tới tham quan, học hỏi kinh nghiệm.

Thanh Thủy

Video liên quan

Chủ Đề