Tóm tắt giải phóng Nghệ An (năm 1424)

Câu hỏi: Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc tiến công giải phóng Nghệ An.

Trả lời:

Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, Nguyễn Chích đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hoá, chuyển quân vào Nghệ An là nơi đất rộng, người đông và cũng rất hiểm yếu, để dựa vào đó quay ra đánh lấy Đông Đô.

Kế hoạch chuyên địa bàn hoạt động của Nguyễn Chích được Lê Lợi chấp nhận. Nghĩa quân theo đường núi tiến vào miền Tây Nghệ An. Ngày 12 -10 -1424, nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn Đa Căng [Thọ Xuân - Thanh Hoá] và thắng lợi giòn giã, sau đó hạ thành Trà Lân ở thượng lưu sông Lam, buộc địch phải đầu hàng sau hai tháng vây hãm.

Trên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh quân giặc ở Khả Lưu [tả ngạn sông Lam thuộc Anh Sơn, Nghệ An]. Bằng kế nghi binh, nghĩa quân đánh bại quân Trần Trí ở Khả Lưu, Bồ Ải. Được nhân dân ủng hộ, chỉ trong một thời gian ngắn, phần lớn Nghệ An được giải phóng, quân giặc phải rút vào thành cố thủ. Lê Lợi siết chặt vòng vây thành Nghệ An, tiến đánh Diễn Châu rồi thừa thắng tiến quân ra Thanh Hoá. cả vùng Diễn Châu, Thanh Hoá được giải phóng chỉ trong vòng không đầy một tháng.

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm các kiến thức hữu ích khác nhé!

1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa

- Lê Lợi là người yêu nước, thương dân, có uy tín lớn.

- Trước cảnh nước mất, Lê Lợi tổ chức chiêu tập nghĩa sĩ, xây dựng lực lượng, xây dựng căn cứ Lam Sơn.

- Khởi nghĩa được đông đảo nhân dân, nghĩa sĩ hưởng ứng, lực lượng tăng lên nhanh chóng.

- Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người tổ chức hội thề Lũng Nhai.

- Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.

2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa [năm 1425]

- Tháng 8/1425, hai tướng Trần Nguyên Hãn, Lê Ngânđược lệnh chỉ huy một lực lượng mạnh từ Nghệ An tiến vào Tân Bình [Quảng Bình, Bắc Quảng Trị] và Thuận Hoá [Thừa Thiên Huê]. Nghĩa quân nhanh chóng đập tan sức kháng cự của quân giặc, giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá.

=> Khoảng 10 tháng [10/1424 – 8/1425]nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng được một khu vực rộng lớn từ Thanh Hoá vào đến đèo Hải Vân. Quân Minh chỉ còn giữ được mấy thành luỹ bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.

3. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

- Nhân dân ta luôn có truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường bất khuất. Tinh thần quyết chiến đánh giặc, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.

- Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy, đứng đầu là Lê Lợi. Nguyễn Trãi đưa ra những sách lược, chiến thuật đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi. Chỉ huy biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng trước kẻ thù.

- Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ hết lòng. Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già, trẻ, nam nữ. Các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.

Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là nguyên nhân đầu tiên: Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập, tự do cho đất nước.

4. Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn đã chấm dứt hơn hai mươi năm đô hộ của triều đình phong kiến nhà Minh. Cuộc khởi nghĩa đã đập tan những âm mưu đô hộ nước ta của nhà Minh. Đất nước ta hoàn toàn sạch bóng quân xâm lược.

Chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn cũng thể hiện tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm của nhân dân ta. Đồng thời, mở ra cho đất nước ta một thời kì mới – Đại Việt thời Lê Sơ. Công cuộc dựng nước và giữ nước của đất nước ta với biết công trạng của những người anh hùng đã làm nên lịch sử vẻ vang cho dân tộc.

Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, Nguyễn Chích đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hoá, chuyển quân vào Nghệ An là nơi đất rộng, người đông và cũng rất hiểm yếu, để dựa vào đó quay ra đánh lấy Đông Đô.
Kế hoạch chuyên địa bàn hoạt động của Nguyễn Chích được Lê Lợi chấp nhận. Nghĩa quân theo đường núi tiến vào miền Tây Nghệ An. Ngày 12 -10 -1424, nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn Đa Căng [Thọ Xuân - Thanh Hoá] và thắng lợi giòn giã, sau đó hạ thành Trà Lân ở thượng lưu sông Lam, buộc địch phải đầu hàng sau hai tháng vây hãm.
Trên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh quân giặc ở Khả Lưu [tả ngạn sông Lam thuộc Anh Sơn, Nghệ An]. Bằng kế nghi binh, nghĩa quân đánh bại quân Trần Trí ở Khả Lưu, Bồ Ải. Được nhân dân ủng hộ, chỉ trong một thời gian ngắn, phần lớn Nghệ An được giải phóng, quân giặc phải rút vào thành cố thủ. Lê Lợi siết chặt vòng vây thành Nghệ An, tiến đánh Diễn Châu rồi thừa thắng tiến quân ra Thanh Hoá. cả vùng Diễn Châu, Thanh Hoá được giải phóng chỉ trong vòng không đầy một tháng.

Lý thuyết:

Mục 1

1. Giải phóng Nghệ An [năm 1424]

* Tìm hiểu về kế hoạch mới:

Chuyển địa bàn đóng quân từ vùng rừng núi Thanh Hóa vào Nghệ An - một vùng địa thế hiểm yếu

+ Đất rộng người đông.

+ Quân Minh đã khá thông thạo địa hình ở Thanh Hóa.

+ Quân Minh chưa thông thạo địa hình ở Nghệ An.

* Diễn biến:

- Ngày 12/10/1424, nghĩa quân bất ngờ tập kích vào Đa Căng [Thọ Xuân, Thanh Hóa] => Hạ thành Trà Lân buộc địch phải đầu hàng sau hai tháng vây hãm => Hạ thành Khả Lưu, Bồ Ải + vây hãm thành Nghệ An => Tiến đánh giải phóng Diễn Châu => Giải phóng Thanh Hóa.

Nội dung chính:

Giải phóng Nghệ An [năm 1424]: kế hoạch mới và diễn biến.

II. Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc [1424 – 1426]

1. Giải phóng Nghệ An [năm 1424]

  • Theo kế hoạch của Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận
  • Ngày 12/ 10/ 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công Đa Căng Thọ Xuân – Thanh Hóa], sau đó hạ thành Trà Lân
  • Trên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.

2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa [năm 1425]

  • Tháng 8 / 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào Tân Bình, Thuận Hóa

=> Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Quân Minh chỉ còn mấy thành lũy bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm

3. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động [cuối năm 1426]

  • Tháng 9/ 1426, nghĩa quân chia làm 3 đạo tiến quân ra Bắc :
    • Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang
    • Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị [sông Hồng] và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông Quan
    • Đạo thứ ba, tiến thẳng về Đông Quan
  • Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt
  • Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ

=> Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Trang 87 – sgk lịch sử 7

Em có nhận xét gì về kế hoạch của Nguyễn Chích?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 88 – sgk lịch sử 7

Em hãy trình bày tóm tắt các chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1425?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 89 – sgk lịch sử 7

Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi. Nhận xét về kế hoạch đó.

=> Xem hướng dẫn giải

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Trang 89 – sgk lịch sử 7

Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 89 – sgk lịch sử 7

Em hãy nêu những dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426.

=> Xem hướng dẫn giải

Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc [1424 1426]

Video liên quan

Chủ Đề