Tóm tắt nội dung bài văn bản văn học

  • Văn bản văn học là những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người
  • Được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao
  • Xây dựng theo một phương thức riêng, mỗi văn bản văn học đều thuộc về một thể loại nhất định và theo những quy ước, cách thức của thế loại đó

1. Tầng ngôn từ- từ ngữ âm đến ngữ nghĩa: Bước đầu để đi vào chiều sâu của văn bản

2. Tầng hình tượng: được sáng tạo bởi những chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng

3. Tầng hàm nghĩa: Nghĩa ẩn kín, tiềm tàng của văn bản; cần đi qua các lớp đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo

III- Từ văn bản đến tác phẩm văn học

  • Văn bản văn học: các sáng tác của nhà văn, một hệ thống kí hiệu tồn tại khách quan vì chưa thể tác động tới xã hội
  • Văn bản văn học trở thành tác phẩm văn học thông qua việc đọc và tiếp nhận những giá trị tiềm ẩn trong văn học; từ đó làm thay đổi suy nghĩ, nhận thức, tình cảm của con người

Bài tập


Chào bạn Soạn văn 10 tập 2 tuần 32 [trang 127]

Trong chương trình Ngữ văn lớp 10, học sinh sẽ được hướng dẫn tìm hiểu về nội dung và hình thức của văn bản văn học.

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Nội dung và hình thức của văn bản văn học. Hy vọng có thể giúp ích cho bạn đọc.

Soạn văn 10: Nội dung và hình thức của văn bản văn học

1. Các khái niệm thường được coi là thuộc về mặt nội dung của văn bản văn học bao gồm: đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật.

- Đề tài là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.

Ví dụ: Đề tài của “Tắt đèn” là cuộc sống bi thảm của người nông dân Việt Nam.

- Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.

Ví dụ: Chủ đề của “Tắt đèn” là sự mâu thuẫn giữa nông dân và bọn cường hào quan lại trong nông thôn Việt Nam.

- Tư tưởng của văn bản là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu lên, là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc.

Ví dụ: Tư tưởng của “Tắt đèn” là lòng căm phẫn, sự tố cáo bọn hào lý quan lại ở nông thôn cũng như chính sách dã man của thực dân Pháp.

- Cảm hứng nghệ thuật là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản. Những trạng thái tâm hồn, những cảm xúc đậm đà, nhuần nhuyễn trong văn bản sẽ truyền cảm và hấp dẫn người đọc.

Ví dụ: Cảm hứng trong “Tắt đèn” là lòng căm phẫn từ đó tố cáo bọn hài lý quan lại ở nông thôn cũng như chính sách dã man của thực dân Pháp.

2. Các khái niệm thường được coi là thuộc về mặt hình thức: ngôn từ, kết cấu, và thể loại

- Ngôn từ là yếu tố đầu tiên của văn bản văn học. Các chi tiết, sự việc, hình tượng, nhân vật… và các thành tố khác được tạo nên nhờ lớp ngôn từ.

- Kết cấu là sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.

- Thể loại là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với nội dung văn bản.

II. Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học

- Văn bản văn học có chức năng chủ yếu: nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ, giao tiếp…

- Nội dung của văn bản văn học cần thấm nhuần tinh thần nhân văn, tinh thần dân chủ và những tư tưởng sâu sắc khác có tác dụng nâng cao phẩm chất, hoàn thiện con người.

- Văn bản cần có sự thống nhất giữa nội dung và hình thức - thống nhất nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật thẩm mỹ.

=> Tổng kết: Nội dung và hình thức của một văn bản văn học là hai mặt không thể chia tách. Nội dung chỉ có thể tồn tại trong một hình thứ nhất định. Và bất kỳ hình thức nào cũng mang một nội dung… Các khái niệm thường được coi thuộc về mặt nội dung là đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật. Các khái niệm thường được coi thuộc về mặt hình thức là ngôn từ, kết cấu và thể loại. Sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mĩ là phẩm chất của các văn bản văn học ưu tú.

III. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Đề tài của văn bản văn học là gì? Cho ví dụ.

  • Đề tài là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.
  • Ví dụ: Đề tài của truyện ngắn Chí Phèo: người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8.

Câu 2. Chủ đề là gì? Cho ví dụ.

  • Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.
  • Ví dụ: Chủ đề của truyện ngắn Chí Phèo: Tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào con đường lưu manh tha hóa.

Câu 3. Mối quan hệ giữa cảm hứng và tư tưởng trong văn bản văn học.

Cảm hứng nghệ thuật và tư tưởng của văn bản có mối quan hệ mật thiết. Cách nêu lên nhận thức, lí giải chủ đề của tác giả bao giờ cũng chứa đựng trong đó những trạng thái tâm hồn, những cảm xúc cá nhân. Đây là mối quan hệ rất khó tách bạch.

Câu 4. Hãy nêu ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học.

  • Một văn bản văn học tốt về nội dung, đẹp về hình thức sẽ đáp ứng được những chức năng chủ yếu của văn học: nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ, giao tiếp…
  • Không quan tâm đến nội dung, chỉ chú ý đến hình thức và ngược lại không quan tâm đến hình thức, chỉ chú ý đến nội dung đều không thể đạt yêu cầu của một văn bản văn học, do đó không thể thực hiện được các chức năng của văn học.

IV. Luyện tập

Câu 1. So sánh đề tài của hai văn bản văn học “Tắt đèn " của Ngô Tất Tố và “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan.

- Giống nhau: viết về người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8.

- Khác nhau:

  • Tắt đèn: Cuộc sống của người nông dân ở nông thôn trong những ngày sưu cao thuế nặng.
  • Bước đường cùng: Cuộc sống lầm than cơ cực của người nông dân bị bóc lột, bị địa chủ dùng thủ đoạn vay nặng lãi để lừa cướp đất.

Câu 2. Phân tích tư tưởng bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm.

Gợi ý:

- Tư tưởng: Ca ngợi công lao của người mẹ trong việc nuôi dạy con cái nên người.

- Phân tích:

  • Khổ thứ nhất là suy ngẫm mang tính khái quát về những mùa quả của mẹ.
  • Khổ thứ hai dựng lên một sự tương phản thú vị và có ý nghĩa sâu sắc giữa “chúng tôi” và “bầu, bí”. Chúng tôi thì “lớn lên” bầu bí thì “lớn xuống”: những quả bí, quả bầu giống hình thù những giọt mồ hôi của mẹ. Dù “lớn lên” hay lớn xuống” cũng đều từ bàn tay mẹ, mồ hôi và nước mắt của đời một người mẹ nghèo cơ cực, chắt chiu.
  • Khổ thơ cuối cùng: người con giật mình hoảng sợ khi thấy ngày “bàn tay mẹ mỏi” - kính trọng công lao sinh thành của mẹ.

Cập nhật: 06/04/2022

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

I. Các khái niệm của nội dung và hình thức trong văn bản văn học

1. Các khái niệm thuộc về mặt nội dung

a] Đề tài:

- Là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong VB.

VD: + Đề tài người phụ nữ trong Xxã hội phong kiến: Truyện Kiều [Nguyễn Du], Cung oán ngâm khúc [Nguyễn Gia Thiều],...

   + Đề tài người nông dân trước cách mạng: Lão Hạc, Chí Phèo [Nam Cao], Tắt đèn [Ngô Tất Tố],...

b] Chủ đề:

- Là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Nó là vấn đề được nhà văn quan tâm và thể hiện chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.

VD: + Chủ đề của Truyện Kiều là vận mệnh của con người trong xã hội phong kiến bất công tàn bạo.

   + Chủ đề của Chí Phèo là vấn đề người nông dân bị lưu manh hóa, phát hiện và khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân; tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến chà đạp lên quyền sống của con người.

c] Tư tưởng của văn bản:

- Là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu lên, là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc.

VD: Tư tưởng văn bản Truyện Kiều:

   + Tố cáo tất cả các thế lực bạo tàn chà đạp lên quyền sống của con người [quan lại, quý tộc, những kẻ buôn thịt bán người; thế lực đồng tiền].

   + Khát vọng tình yêu tự do.

   + Ước mơ công lí.

   + Tư tưởng định mệnh.

d] Cảm hứng nghệ thuật:

- Là nội dung chủ đạo của văn bản. Nó là trạng thái tâm hồn, những cảm xúc được thể hiện đậm đà, nhuần nhuyễn trong văn bản sẽ truyền cảm, hấp dẫn người đọc. Qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của tác giả nêu lên trong văn bản.

VD: Cảm hứng nghệ thuật của Truyện Kiều:

   + Tố cáo, lên án các thế lực bạo tàn.

   + Đồng cảm, xót thương trước những khổ đau của con người.

   + Yêu thương, trân trọng, ngợi ca những vẻ đẹp của con người.

2. Các khái niệm thuộc về mặt hình thức

a] Ngôn từ:

- Là yếu tố đầu tiên của văn bản văn học.

- Các chi tiết, sự việc, hiện tượng, nhân vật,... đều được xây dựng bằng ngôn từ.

- Ngôn từ là cơ sở vật chất của văn bản văn học, nhờ có chúng, ta mới lần lượt tìm hiểu được từng tầng nghĩa của văn bản văn học.

- Biểu hiện trong câu, hình ảnh, giọng điệu văn bản

- Ngôn từ trong mỗi văn bản văn học cụ thể đều có cái chung mang tính quy ước của một cộng đồng dân tộc về cách dùng từ, đặt câu và diễn đạt...nhưng bao giờ cũng mang dấu ấn riêng của nhà văn [do khả năng và sở thích khác nhau]

b] Kết cấu:

Là sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản thành 1 đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh và có ý nghĩa.

c] Thể loại:

Là những quy tắc tổ chức văn bản thích hơp với nội dung văn bản: thơ, tiểu thuyết, kịch, trường ca,...

II. Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học

- Hình thức: ngôn từ, kết cấu, thể loại  là những yếu tố đầu tiên người đọc tiếp cận với văn bản văn học.

- Nội dung: đề tài, chủ đề, tư tưởng của văn bản, cảm hứng nghệ thuật, đặc biệt là hai yếu tố sau là cái đọng lại trong lòng người đọc sau khi đọc tác phẩm.

 Yêu cầu: thống nhất giữa nội dung và hình thức.

   + Nội dung tư tưởng cao đẹp.

   + Hình thức nghệ thuật hoàn mĩ.

1. So sánh đề tài của 2 tác phẩm: Tắt đèn và Bước đường cùng:

Trả lời:

- Giống: Đề tài là viết về nông thôn và nông dân Việt Nam trước cách mạng Tháng 8/1945.

- Khác: Tắt đèn → cuộc sống nông thôn và nông dân trong những ngày sưu thuế.

Bước đường cùng → tả cuộc sống cơ cực của nông dân bị địa chủ dùng thủ đoạn cho vay nặng lãi để cướp lúa, cướp đất, bị đẩy vào bước đường cùng phải đứng lên chống lại

2. Hãy nêu chủ đề và ý nghĩa của truyện sau :

ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG

Xưa có một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng anh ta ở ngay bên vệ đường. Người qua, kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo bắp cày.

Một hôm, một ông cụ nói :

– Phải đẽo cho cao, cho to thì cày mới dễ.

Anh ta cho là phải, đẽo cái nào cũng vừa to, vừa cao.

Mấy hôm sau, một bác nông dân rẽ vào, nhìn đống cày, lắc đầu nói :

– Đẽo thế này thì cày sao được ! Phải đẽo nhỏ hơn, thấp hơn mới dễ cày.

Nghe cũng có lí, anh ta liền đẽo cày vừa nhỏ, vừa thấp. Nhưng hàng đầy ra ở cửa, chẳng ai mua. Chợt có người đến bảo :

– Ở miền núi, người ta vỡ hoang, toàn cày bằng voi cả. Anh mau đẽo cày to gấp đôi, gấp ba như thế này thì bao nhiêu bán cũng hết, tha hồ mà lãi.

Nghe nói được nhiều lãi, anh ta đem tất cả số gỗ của nhà còn lại đẽo toàn loại cày để cho voi cày. Nhưng ngày qua, tháng lại, chẳng thấy ai đến mua cày voi của anh ta cả. Thế là bao nhiêu gỗ anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. vốn liếng đi đời nhà ma. Khi anh ta biết cả tin là dại thì đã quá muộn !

[Theo Trương Chính]

Trả lời

Câu chuyện nói về một anh chàng ngồi đẽo cày bên đường, mỗi người đi qua đều góp ý và ai nói gì anh ta cũng làm theo, kết quả bị hỏng cày không bán được, mất thời gian phí công sức lại bị thiên hạ chê cười. Đẽo cày theo ý người ta sẽ thành khúc gỗ chả ra việc gì. Thông qua câu chuyện ông cha ta đã khuyên hay giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền trí để đạt được mục tiêu cho mình, không giao động và lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc

3. Tìm hiểu cảm hứng nghệ thuật của bài thơ sau :

TỪ ẤY

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Trả lời:

- Trong bài thơ “từ ấy”, Tố Hữu đã dùng những hình ảnh nắng hạ, mặt trời chân lí, vườn hoa lá để chỉ lí tưởng. Những động lừ bừng, chói, những cụm từ: đậm hương, rộn tiếng chim đã được nhà thơ sử dụng sáng tạo nhằm thể hiện niềm vui sướng tột cùng khi nhà thơ được đứng trong hàng ngũ của những người cộng sản.

- Khi được ánh sáng của lí tưởng soi rọi, Tố Hữu đã có những nhận thức mới về lẽ sống. Nhà thơ khẳng định quan niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó hài hoà giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người. Tác giả đã tự buộc lòng để đến với mọi người, để sống chan hoà với mọi người trăm nai, để có được sự đồng cảm chân thành, sâu sắc với mọi người. Từ đó, nhà thơ đã hoà trong một khôi đoàn kết, gắn bó với mọi người. [Khổ thơ thứ hai].

- Trong tình cảm của Tố Hữu đã có sự chuyển biến sâu sắc từ khi bắt gặp lí tưởng cộng sản. Nhà thơ không còn là con người “Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn/Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời” [Nhớ đồng], mà đã thực sự đứng trong hàng ngũ những người lao khổ, là anh em, bè bạn của mọi người cần lao.

- Các biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ được tác giả dùng trong bài thơ vừa có tác dụng tạo nên những hình ảnh thơ trong sáng, gần gũi, có sức mạnh lôi cuốn sự chú ý của người đọc, người nghe lại vừa thể hiện được tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình đang say mê và bị cuốn hút bởi lí tưởng. Đặc biệt, trong bài thơ, cách sử dụng kết hợp các điệp từ, điệp ngữ đã tạo được một nhịp điệu vui tươi, luyến láy, giàu sức biểu cảm. Chính điều đó tạo nôn một phong cách thơ Tố Hữu

Xem thêm tài liệu Ngữ văn lớp 10 phần Tiếng Việt và Tập làm văn chọn lọc, hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề