Tôn giáo hàng đầu thế giới 2022 năm 2023

Văn hóa Hoa Kỳ Lịch sử Dân tộc Ngôn ngữ Ẩm thực Tôn giáo
Một phần của loạt bài về

Nghệ thuật

  • Kiến trúc
  • Điêu khắc
  • Thời trang

Văn học

  • Truyện tranh
  • Thơ

Truyền thông

  • Điện ảnh

Di sản

Di sản thê giới

Biểu tượng

  • Quốc kỳ
  • Quốc ca
  • Đại bàng đầu trắng * Tiêu ngữ * tượng đài

  •  Cổng thông tin Hoa Kỳ

  • x
  • t
  • s

Tôn giáo tại Hoa Kỳ [2016][1]

  Phi Kitô giáo [2.5%]

  Không rõ [2.7%]

Tôn giáo tại Hoa Kỳ đặc trưng bởi sự đa dạng các niềm tin và thực hành tôn giáo. Theo các cuộc thăm dò ý kiến gần đây, 76% tổng số dân Hoa Kỳ nhận họ theo Kitô giáo [trong đó, 52% theo Tin Lành, 24% theo Công giáo Rôma], 1% theo Do Thái giáo và 1% theo Tin Lành. Theo một cuộc khảo sát khác, 40% nói rằng họ tham dự các buổi lễ gần như mỗi tuần hoặc nhiều hơn, và 58% nói rằng họ cầu nguyện ít nhất mỗi tuần.[2]

Đa số người Mỹ cho biết tôn giáo giữ một vai trò "rất quan trọng" trong cuộc sống của mình, một tỷ lệ bất thường tại một nước phát triển.[3] Nhiều tôn giáo đã nở rộ tại Hoa Kỳ, kể cả các tôn giáo được bắt nguồn từ đây và các tôn giáo được các người nhập cư đưa vào sau này; vì thế, Hoa Kỳ là một trong những nước có tôn giáo đa dạng nhất.[4]

Theo cuộc khảo sát "Nhận thức Tôn giáo người Mỹ" thì số người nhận định họ theo Kitô giáo đã giảm từ 86% xuống còn 77%, Do Thái giáo giảm số lượng nhỏ, số lượng người theo đạo Hồi tăng gấp đôi, Ấn Độ giáo và Phật giáo cũng gia tăng số lượng [5] Những tôn giáo như Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, và Do Thái giáo gộp lại chiếm khoảng 3,9% đến 5,5% dân số người đã trưởng thành tại Mỹ.[5][6][7] Thêm vào đó, 15% dân số đã trưởng thành tự nhận rằng họ không có tín ngưỡng hay tôn giáo.[5] Khi được hỏi, khoảng 5,2% nói rằng họ không biết hoặc không trả lời.[5] Theo Thăm dò Nhận thức Tôn giáo, tín ngưỡng có nhiều sự khác nhau trên khắp đất nước: 59% người Mỹ ở các tiểu bang miền Tây cho rằng họ tin vào Thiên Chúa, trong khi ở miền Nam [mệnh danh là "Vành đai Kinh Thánh"], con số này cao đến 86%.[5][8]

Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ khẳng định: "Quốc hội sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí và quyền của dân chúng được hội họp và kiến nghị Chính phủ sửa chữa những điều gây bất bình." Điều này đảm bảo việc tự do thực hành tôn giáo nhưng đồng thời ngăn chặn việc chính phủ thiết lập tôn giáo quốc gia. Tối cao Pháp viện đã giải thích đây là việc ngăn không cho chính phủ có bất cứ thẩm quyền nào trong tôn giáo.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Từ lúc Mỹ vẫn còn là thuộc địa, khi người nhập cư từ Anh và Đức đã đến Mỹ để tìm tự do tôn giáo, Mỹ đã chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tôn giáo.[9] Sự ảnh hưởng đó vẫn tiếp tục đến ngày nay, và được thể hiện trong văn hóa, cuộc sống xã hội, và chính trị.[10]

Một số trong Mười ba thuộc địa đầu tiên được thành lập bởi những người muốn được hành đạo mà không bị kỳ thị: Thuộc địa Vịnh Masachusetts bởi tín hữu Thanh giáo Anh, Pennsylvania bởi những tín hữu Quaker, Maryland bởi những tín hữu Công giáo, và Virginia bởi những tín hữu Anh giáo. Mặc dù vậy, và do hậu quả của việc can thiệp xung đột tôn giáo và sự thiên vị tôn giáo ở Anh quốc.[11] Đạo luật trồng trọt 1740 đưa ra chính sách chính thức cho những người nhập cư mới đến Anh Quốc cho đến khi xảy ra cuộc Cách mạng Hoa Kỳ.

Văn bản tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ nói rằng "Quốc hội sẽ không có đạo luật tôn trọng việc thành lập tôn giáo, hoặc cấm việc tự do hành động, hoặc giảm bớt quyền tự do ngôn luận, báo chí, hoặc quyền của người dân biểu tình hội họp ôn hòa, và kiến nghị Chính phủ giải quyết những bất bình. " Điều này đảm bảo việc thực hiện tự do tôn giáo trong khi cũng ngăn cản chính phủ thiết lập một tôn giáo hay quốc giáo của nhà nước. Tuy nhiên, các tiểu bang không bị ràng buộc bởi các điều khoản này và vào cuối thập niên năm 1830 thì tiểu bang Massachusetts đã cấp tiền thuế cho các nhà thờ giáo phận địa phương.[12] Tòa án tối cao kể từ những năm 1940 đã giải thích bản tu chính án thứ 14 như áp dụng tu chính án đệ nhất cho chính quyền tiểu bang và địa phương.

Tổng thống John Adams và một Thượng viện đã nhất trí thông qua Hiệp ước Tripoli vào năm 1797 để tuyên bố rằng: "Chính phủ Hoa Kỳ không phải, dựa trên bất kỳ ý nghĩa nào, được tạo ra trên đức tin căn bản của Kitô giáo.[13]

Từ khi thành lập, Hoa Kỳ đã được gọi là một quốc gia Tin Lành thông qua nhiều nguồn.[14][15][16][17]

Theo các cuộc điều tra năm 2002 của Trung tâm Nghiên cứu Pew, gần 6/10 người Mỹ cho rằng tôn giáo đóng một vai cực kỳ trò quan trọng trong cuộc sống của họ, so với 33% ở Anh, 27% ở Ý, 21% ở Đức, 12% ở Nhật, và 11% ở Pháp. Báo cáo khảo sát cho biết kết quả cho thấy quốc gia Mỹ có khá nhiều điểm tương đồng so với các quốc gia đang phát triển [trong đó tỷ lệ phần trăm cao hơn nói rằng tôn giáo đóng một vai trò rất quan trọng] so với các quốc gia giàu có khác, nơi mà tôn giáo đóng một vai trò rất là nhỏ bé.[18]

Tôn giáo và chính trị[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 8 năm 2010, 67% người Mỹ cho rằng tôn giáo đang mất dần sự ảnh hưởng, so với 59% người trả lời vào năm 2006. Đa số những người da trắng thuộc hệ phái Tin lành evangelical [79%], người da trắng thuộc những hệ phái tin lành dòng chính [67%], người tin lành da đen [56%], người Công giáo [71%], và những người không liên quan đến tôn giáo [62%] đều đồng ý cho rằng tôn giáo đang mất đi sự ảnh hưởng đến cuộc sống của người Mỹ; 53% trong tổng số công chúng Hoa Kỳ cho biết đây là một điều xấu, trong khi đó thì chỉ có 10% người Mỹ xem đó là một điều tốt.[19]

Các chính trị gia thường thảo luận về tôn giáo của họ khi họ đang vận động tranh cử, và những người theo chủ nghĩa cực đoan và các người theo đạo Tin Lành có tần suất hoạt động chính trị rất cao. Tuy nhiên, để duy trì tư cách là tổ chức được miễn thuế, họ không được chính thức xác nhận làm ứng cử viên. Trong lịch sử, người Công giáo chủ yếu bầu cho Đảng Dân chủ [Hoa Kì] trước những năm 1970, trong khi những người theo đạo Tin Lành thì vốn là cốt lõi của Đảng Cộng hòa. Những mô hình này đã biến mất - người Công giáo, hiện tại bây giờ thì chia ra khoảng 50-50 cho hai đảng chính. Tuy nhiên, các evangelical người da trắng từ năm 1980 đã tạo thành một nhóm Cộng Hòa vững chắc ủng hộ cho các ứng cử viên bảo thủ. Các cử tri thế tục ngày càng bỏ phiếu ủng hộ cho Đảng Dân chủ.[20]

Chỉ có ba ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ cho các đảng lớn mà chủ yếu thành viên là người Công giáo, tất cả còn lại là cho đảng Dân chủ:

  • Alfred E. Smith vào cuộc bầu cử tổng thống năm 1928 đã bị mất lợi thế vì những người Mỹ có tư tưởng bài Công giáo, điều này đã gây tổn thương nghiêm trọng cho ông ta trong các khu vực Baptist ở miền nam và vùng Lutheran thuộc vùng Trung Tây, nhưng ông ta làm tốt ở các thành trì của thành phố Công giáo ở vùng Đông Bắc.
  • John F. Kennedy nắm giữ chiếc ghế vững chắc để trở thành ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ vào năm 1960. Trong cuộc bầu cử năm 1960, Kennedy đã phải đối mặt với các cáo buộc rằng ông là một tổng thống Công giáo và ông sẽ làm những gì mà Đức Thánh Cha nói với ông là nên làm, một cáo buộc mà Kennedy đã bác bỏ trong một vù rùng beng nổi tiếng đối với các bộ trưởng Tin Lành.
  • John Kerry, một người Công giáo, đã giành được đề cử của tổng thống đảng Dân chủ năm 2004. Trong cuộc bầu cử năm 2004, tôn giáo hầu như không thành vấn đề gì, và đa số người Công giáo đã bỏ phiếu cho ứng cử viên đối thủ của ông là George W. Bush.[21]

Joe Biden là phó tổng thống Mỹ Công giáo đầu tiên trong lịch sử Mỹ.[22]

Joe Lieberman là ứng cử viên tổng thống người Do Thái đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ trong chiến dịch Al Gore-Lieberman năm 2000 [mặc dù cả hai người đàn ông John Kerry và Barry Goldwater đều có tổ tiên là người Do Thái, họ đang thực hành đức tin Kitô giáo trong vai trò là người Kitô hữu]. Bernie Sanders đã tranh cử chống lại đối thủ đáng gờm Hillary Clinton trong bầu cử ứng cử viên làm tổng thống Mỹ trong nội bộ phe Dân chủ năm 2016. Bernie Sanders là ứng cử viên chính đầu tiên mà là người Do Thái tham dự vào tiến trình đề cử ứng cử viên tổng thống. Tuy nhiên, Sanders cho công chúng biết trong chiến dịch rằng ông không tích cực thực hành bất kỳ tôn giáo nào cả.[23]

Năm 2006 Keith Ellison của Minnesota trở thành người Hồi giáo đầu tiên được bầu vào Quốc hội; khi tái áp dụng lời thề của mình cho các bức ảnh, ông đã sử dụng bản sao của kinh Qur'an từng thuộc quyền sở hữu của Thomas Jefferson.[24] André Carson là người Hồi giáo thứ hai phục vụ trong Quốc hội Hoa Kỳ.

Một cuộc thăm dò của Gallup phát hành năm 2007[25] chỉ ra rằng 53% người Mỹ sẽ từ chối bỏ phiếu cho ứng cử viên vô thần làm tổng thống Hoa Kỳ, tăng từ 48% vào năm 1987 và 1999. Tuy nhiên, con số này bắt đầu giảm trở lại và đạt mức thấp kỷ lục 43% vào năm 2012 và 40% vào năm 2015.[26][27]

Mitt Romney, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa vào năm 2012, là tín hữu Mormon và là đệ tử của Giáo hội các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô. Ông là cựu thống đốc của bang Massachusetts, và cha của ông là George Romney là thống đốc của bang Michigan. Gia tộc Romneys đã tham gia tôn giáo Mormon trong tiểu bang của họ và ở trong tiểu bang Utah.

Vào ngày 3 tháng 1 năm 2013, Tulsi Gabbard trở thành thành viên Quốc hội người Hindu đầu tiên, sử dụng một bản sao của kinh thánh tiếng Phạn Bhagavad Gita trong khi tuyên thệ.[28]

Thành viên báo cáo bởi các giáo đoàn[sửa | sửa mã nguồn]

Các thành viên của hội thánh[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng dưới đây chủ yếu dựa vào dữ liệu được báo cáo bởi từng cá nhân được dò hỏi theo Niên giám Giáo hội Mỹ và Canada, và được xuất bản năm 2011 bởi Hội đồng các Nhà thờ của Chúa Kitô ở Hoa Kỳ. Báo cáo này chỉ bao gồm các cơ quan tôn giáo với 60.000 thành viên trở lên. Định nghĩa của một thành viên được xác định bởi mỗi cơ quan tôn giáo.[29]

Hội thánh Năm báo cáo Nơi thờ lạy được báo cáo Đệ tử [số ngàn] Số lượng mục sư
African Methodist Episcopal Church 1999 - 2,500 7,741
African Methodist Episcopal Zion Church 2002 3,226 1,431 3,252
American Baptist Association 1998 1,760 275 1,740
American Baptist Churches USA 1998 3,800 1,507 4,145
Antiochian Orthodox Christian Archdiocese of North America 1998 220 65 263
Giáo hội Tông truyền Armenia 1998 28 200 25
Assemblies of God USA 2009 12,371 2,914 34,504
Baptist Bible Fellowship International 1997 4,500 1,200
Baptist General Conference 1998 876 141
Baptist Missionary Association of America 1999 1,334 235 1,525
Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp 1998 1,964 346 1,629
Plymouth Brethren Christian Church 1997 1,150 100
Christian Church [Disciples of Christ] 1997 3,818 879 3,419
Christian churches and churches of Christ 1998 5,579 1,072 5,525
Christian Congregation, Inc., The 1998 1,438 117 1,436
Christian Methodist Episcopal Church 1983 2,340 719
Christian Reformed Church in North America 1998 733 199 655
Church of God in Christ 1991 15,300 5,500 28,988
Church of God of Prophecy 1997 1,908 77 2,000
Church of God [Anderson, Indiana] 1998 2,353 234 3034
Church of God [Cleveland, Tennessee] 1995 6,060 753 3,121
The Church of Jesus Christ of Latter-day Saints [Mormons] 2006 13,010 5,779 39,030
Church of the Brethren 1997 1,095 141 827
Church of the Nazarene 1998 5,101 627 4,598
Churches of Christ 1999 15,000 1,500 14,500
Conservative Baptist Association of America 1998 1,200 200
Community of Christ 1998 1,236 140 19,319
Giáo hội Chính thống giáo Copt 2003 200 1,000 200
Cumberland Presbyterian Church 1998 774 87 634
Episcopal Church 1996 7,390 2,365 8,131
Evangelical Covenant Church, The 1998 628 97 607
Evangelical Free Church of America, The 1995 1,224 243 1,936
Evangelical Lutheran Church in America 1998 10,862 5,178 9,646
Evangelical Presbyterian Church 1998 187 61 262
Free Methodist Church of North America 1998 990 73
Full Gospel Fellowship 1999 896 275 2,070
General Association of General Baptists 1997 790 72 1,085
General Association of Regular Baptist Churches 1998 1,415 102
U.S. Conference of Mennonite Brethren Churches 1996 368 82 590
Grace Gospel Fellowship 1992 128 60 160
Greek Orthodox Archdiocese of America 1998 523 1,955 596
Independent Fundamental Churches of America 1999 659 62
International Church of the Foursquare Gospel 1998 1,851 238 4,900
International Council of Community Churches 1998 150 250 182
International Pentecostal Holiness Church 1998 1,716 177 1,507
Nhân Chứng Giê-hô-va 2011 13,309 1,200
Lutheran Church–Missouri Synod, The 1998 6,218 2,594 5,227
Mennonite Church USA 2005 943 114
National Association of Congregational Christian Churches 1998 416 67 534
National Association of Free Will Baptists 1998 2,297 210 2,800
National Baptist Convention of America, Inc. 1987 2,500 3,500 8,000
National Baptist Convention, USA, Inc. 1992 33,000 8,200 32,832
National Missionary Baptist Convention of America 1992 2,500
Old Order Amish Church 1993 898 81 3,592
Orthodox Church in America 1998 625 28 700
Pentecostal Assemblies of the World, Inc. 1998 1,750 1,500 4,500
Pentecostal Church of God 1998 1,237 104
Presbyterian Church in America 1997 1,340 280 1,642
Hội Thánh Tin Lành Trưởng Lão [Hoa Kỳ] 1998 11,260 3,575 9,390
Progressive National Baptist Convention, Inc. 1995 2,000 2,500
Reformed Church in America 1998 902 296 915
Conservative Friends [Quakers] 1994 1,200 104
Công giáo tại Hoa Kỳ 2002 19,484 66,404
Romanian Orthodox Episcopate 1996 37 65 37
Cứu Thế Quân, The 1998 1,388 471 2,920
Serbian Orthodox Church 1986 68 67 60
Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm 1998 4,405 840 2,454
Southern Baptist Convention 1998 40,870 16,500 71,520
United Church of Christ 1998 6,017 1,421 4,317
United Methodist Church, The 1998 36,170 8,400
Wesleyan Church, The 1998 1,590 120 1,806
Wisconsin Evangelical Lutheran Synod 1997 1,240 411 1,222

Khảo sát của Hiệp hội Lưu trữ Dữ liệu Tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn]

Tỷ lệ phần trăm tôn giáo so với mức trung bình, 2001
Phần trăm dân số nhà nước xác định với một tôn giáo hơn là "không tôn giáo", 2001
Nhiều sự ưu tiên tôn giáo theo tiểu bang, năm 2001. Dữ liệu không tồn tại cho Alaska và Hawaii.

Hiệp hội Lưu trữ Dữ liệu Tôn giáo [ARDA] đã khảo sát các hội dòng về thành viên của họ. Các nhà thờ đã được hỏi về số thành viên của họ. Những điều chỉnh đã được thực hiện đối với các giáo đoàn không đáp ứng và đối với các nhóm tôn giáo chỉ báo cáo thành viên là người trưởng thành.[30] ARDA ước tính rằng hầu hết các nhà thờ không đáp ứng là các cộng đoàn Tin Lành da đen. Sự khác biệt đáng kể trong các kết quả từ các cơ sở dữ liệu khác bao gồm sự biểu hiện thấp hơn của các học viên 1] tất cả các loại [62,7%], 2] Kitô hữu [59,9%], 3] Tin Lành [ít hơn 36%]; và số lượng lớn hơn của tín đồ không giáo phái [37,3%].

Các nhóm tôn giáo Nhóm tôn giáoSố lượng
trong năm
2010% in
year
2010
Tổng dân số Mỹ năm 2010 308,745,538 100.0%
Evangelical Tin Lành 50,013,107 16.2%
Tin lành dòng chính 22,568,258 7.3%
Tin Lành Đen 4,877,067 1.6%
Tổng số đệ tử tin lành 77,458,432 25.1%
Công giáo 58,934,906 19.1%
Chính Thống 1,056,535 0.3%
adherents [unadjusted] 150,596,792 48.8%
không có người nhận 158,148,746 51.2%
khác – bao gồm Mormon & khoa học gia Ki tô hữu 13,146,919 4.3%
Giáo hội các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô [Mormon, LDS] 6,144,582 2.0%
khác – không bao gồm Mormon 7,002,337 2.3%
ước tính người Do Thái 6,141,325 2.0%
ước tính Phật Tử 2,000,000 0.7%
ước tính người Hồi giáo 2,600,082 0.8%
ước tính người Hindu 400,000 0.4%
Nguồn: ARDA[31][32]

Tự do tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn]

Chùa Daifukuji Soto Zen Mission ở Hawaii [đảo]

Mặc dù một số tiểu bang ở vùng New England tiếp tục dùng tiền thuế vào ngân quỹ của các giáo hội cho đến thập niên 1830, Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên không có quốc giáo.[33]

Theo mô hình của Luật Tự do Tôn giáo Virginia, những người viết Hiến pháp đã loại bỏ bất cứ tiêu chuẩn tôn giáo nào cho các chức vụ trong chính quyền, và Tu chính án thứ nhất đã cụ thể cấm Chính phủ liên bang ban hành luật thiết lập tôn giáo hay cấm hành đạo. Vì thế, các tổ chức và cơ quan tôn giáo không bị chính quyền quấy nhiễu. Quyết định này là do sự ảnh hưởng từ các quan niệm Duy lý là Kháng cách từ châu Âu, nhưng một phần là do các nhóm tôn giáo nhỏ và các tiểu bang nhỏ lo ngại rằng họ sẽ bị thống trị bởi một quốc giáo không đại diện họ.[34]

Vị thế của chính phủ[sửa | sửa mã nguồn]

Bản tu chính án thứ nhất đảm bảo cho việc thực hành tự do tôn giáo và việc không thiên vị tôn giáo bởi chính phủ liên bang [các quyết định sau này của toà án đã đưa ra sự cấm đoán đó đối với các tiểu bang].[35] Lời cam kết của Hoa Kỳ về lòng Trung thành đã được sửa đổi vào năm 1954 để bổ sung cụm từ "dưới lòng Thiên Chúa" để phân biệt thể chế quốc gia Hoa Kỳ khác với chế độ vô thần của các quốc gia do Liên bang Xô viết thành lập.[36][37][38][39]

Nhiều vị tổng thống Mỹ thường tuyên bố tầm quan trọng của tôn giáo. Vào ngày 20 tháng 2 năm 1955, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã tuyên bố rằng "Công nhận Hữu thể tối cao là cách diễn đạt đầu tiên, cơ bản nhất của chủ nghĩa Hoa Kỳ".[40] Tổng thống Gerald Ford đã đồng ý và lặp lại tuyên bố này vào năm 1974.[41]

Các tôn giáo chính[sửa | sửa mã nguồn]

  • Kitô giáo: [59,9%[31]] đến 76,0%[5]]
  • Không tôn giáo, kể cả vô thần hay bất khả tri [15,0%[5] đến 37,3%[31]
  • Do Thái giáo [1,2%[5] đến 2,2%[31]
  • Hồi giáo [0,6%[5][6][7][31] đến 2,6%[43]]
  • Phật giáo [0,5%[5] đến 0,9%[44]
  • Ấn Độ giáo [0,4%]
  • Khác [1,4%]

Dữ liệu PROLADES[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu đồ thể hiện sự năng động của tam tôn giáo chính ở Hoa Kỳ từ năm 1972 đến năm 2010.
Thiền sư Phật giáo phái Thiền tông George Bowman Tôn giáo ở Hoa Kỳ [1962-2012][45]Năm Ki tô giáo Tin Lành Công giáo Các nhóm Ki tô giáo khác Các nhóm phi Ki tô giáo Không tôn giáo / Không trả lời
1962 93.0% 70.0% 23.0% 0.0% 5.0% 2.0%
1970 91.0% 65.0% 26.0% 0.0% 4.0% 7.0%
1980 89.3% 61.0% 28.0% 0.3% 2.0% 3.0%
1990 86.2% 59.4% 26.5% 0.3% 3.2% 7.5%
1995 85.0% 56.0% 27.0% 1.0% 7.0% 8.0%
2000 76.5% 53.9% 21.4% 1.2% 2.6% 13.2%
2001 78.7% 52.2% 24.5% 2.9% 3.7% 14.2%
2007 78.5% 51.3% 23.9% 3.3% 5.4% 16.1%
2008 78.0% 52.9% 25.1% 3.1% 3.9% 17.2%
2010 78.5% 52.7% 23.2% 2.6% 2.2% 17.4%
2011 75.6% 48.3% 25.2% 2.8% 4.4% 21.0%
2012 77.3% 51.9% 23.3% 2.1% 4.9% 18.2%

Dữ liệu báo cáo Pew Research Center[sửa | sửa mã nguồn]

Sư phụ Phật giáo người Mỹ KaisenCác tăng lữ Phật giáo người Mỹ

Tôn giáo ở Hoa Kỳ theo Pew Research Center [2014][46]

  Các nhóm phi Kitô giáo khác [1.8%]

  Không biết / từ chối trả lời [0.6%]

Tôn giáo ở Mỹ theo Pew Research Center [2014][46]Hạng mục % tổng dân số Mỹ
Kitô giáo 70.6
Tin Lành 46.5
Phong trào Tin Lành 25.4
Mainline Protestant 14.7
Nhà thờ Đen 6.5
Công giáo 20.8
Mormon 1.6
Jehovah's Witnesses 0.8
Chính thống giáo Đông phương 0.5
Ki tô giáo phái khác 0.4
Không tôn giáo 22.8
Không có gì đặc biệt 15.8
Thuyết bất khả tri 4.0
Vô thần 3.1
Phi Ki tô giáo 5.9
Do Thái giáo 1.9
Hồi giáo 0.9
Phật giáo 0.7
Ấn độ giáo 0.7
Các đức tin phi Kitô giáo khác 1.8
Không biết / từ chối câu trả lời 0.6
Tổng cộng 100

Dữ liệu báo cáo Gallup, Inc.[sửa | sửa mã nguồn]

Hai thiền sư Phật tử Arthur Wells và Ross Bolleter
Tăng sư người Mỹ Phật giáo Tây Tạng Barry Kerzin, kiêm giáo sư bác sĩ ngành dược phẩm và Phật học

Tôn giáo tại Hoa Kỳ theo Gallup, Inc. [2016][1]

  Tôn giáo không phải là Kitô giáo [2.5%]

  Không trả lời [2.6%]

Tôn giáo ở Hoa Kỳ theo Gallup, Inc. [2016][1]Hạng mục % tổng dân số Mỹ
Kitô giáo 73.7
Tin Lành 48.9
Công giáo 23.0
Mormon 1.8
Không tôn giáo/Vô thần/Thuyết bất khả tri 18.2
Phi Ki tô giáo 5.4
Do Thái giáo 2.1
Hồi giáo 0.8
Các niềm tin phi Kitô giáo khác 2.5
Không trả lời 2.6
Tổng cộng 100

Tham dự lễ nhà thờ[sửa | sửa mã nguồn]

Tỷ lệ tham dự lễ nhà thờ, nhà hội giáo đường, hoặc nhà thờ Hồi giáo theo tiểu bang[2009]

Một điều tra năm 2013 cho biết 31% người Mỹ tham dự các nghi lễ tôn giáo ít nhất là hàng tuần. Khảo sát được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Tôn giáo Công cộng với một lề sai số là 2,5.[47]

Trong năm 2006, khảo sát Harris Poll trực tuyến online [họ đã nói rằng độ lớn của lỗi không thể ước tính do sai sót lấy mẫu, không đáp ứng, vv.. 2.010 người trưởng thành ở Mỹ đã được khảo sát][48] 26% trong số những người được khảo sát tham dự các buổi lễ tôn giáo "hàng tuần hoặc thường xuyên hơn", 9% đã đi "một hoặc hai lần một tháng", 21% đã đi "vài lần một năm", 3% đã đi "mỗi năm một lần", 22 % đã đi "ít hơn một lần trong năm", và 18% không bao giờ tham dự các buổi lễ tôn giáo.

Trong cuộc khảo sát quốc tế của Gallup năm 2009, 41,6%[49] các công dân Mỹ cho biết họ đã tham dự một lễ trong nhà thờ, nhà hội hoặc nhà thờ Hồi giáo mỗi tuần một lần hoặc hầu như đều đặn mỗi tuần. Tỷ lệ này cao hơn hẳn so với các nước phương Tây khác.[50][51] Sự tham dự lễ của nhà thờ rất khác nhau giữa các tiểu bang và các vùng miền. Theo các số liệu, cập nhật đến năm 2014, dao động từ 51% ở Utah đến 17% ở Vermont.

Đền Salt Lake của Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô tại Thành phố Salt Lake, Utah là một biểu tượng của Giáo hội
Vương cung thánh đường Đền thánh Quốc gia Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Washington là nhà thờ Công giáo lớn nhất Mỹ Hoa Kỳ.
Nhà thờ chính tòa Pha Lê, một nhà thờ đại giáo đoàn Kháng Cách tại California, nay là một nhà thờ Công giáo
Nhà thờ chính tòa Quốc gia Washington, tại Washington, D.C., là một nhà thờ của Giáo hội Giám nhiệm. Tham dự lễ nhà thờ mỗi tuần theo tiểu bang[52]RankStatePercent
1
 
Utah
51%
2
 
Mississippi
47%
3
 
Alabama
46%
4
 
Louisiana
46%
5
 
Arkansas
45%
6
 
South Carolina
42%
7
 
Tennessee
42%
8
 
Kentucky
41%
9
 
North Carolina
40%
10
 
Georgia
39%
11
 
Texas
39%
12
 
Oklahoma
39%
13
 
New Mexico
36%
14
 
Nebraska
35%
15
 
Indiana
35%
16
 
Virginia
35%
17
 
Delaware
35%
18
 
Missouri
35%
19
 
Idaho
34%
20
 
West Virginia
34%
21
 
Arizona
33%
22
 
Kansas
33%
23
 
Michigan
32%
24
 
Ohio
32%
25
 
Illinois
32%
26
  
North Dakota
32%
27
 
Pennsylvania
32%
28
 
Iowa
32%
29
 
Florida
32%
30
 
Maryland
31%
31
 
South Dakota
31%
32
 
Minnesota
31%
33
 
New Jersey
30%
34
 
Wisconsin
29%
35
 
Rhode Island
28%
36
 
Wyoming
28%
37
 
California
28%
38
 
New York
27%
39
 
Nevada
27%
40
 
Montana
27%
41
 
Alaska
26%
42
 
Connecticut
25%
43
 
Colorado
25%
44
 
Hawaii
25%
45
 
Oregon
24%
46
 
Washington
24%
47
 
District of Columbia
23%
48
 
Massachusetts
22%
49
 
Maine
20%
50
 
New Hampshire
20%
51
 
Vermont
17%

Các dân tộc[sửa | sửa mã nguồn]

Chùa Nhật Bản Koyasan ở Little Tokyo Los AngelesChùa Thiếu Lâm Tự Springfield, Massachusetts
Chùa Wat Boston Buddha Vararam, Bedford MA

Bảng dưới đây cho biết các liên kết tôn giáo giữa các dân tộc ở Hoa Kỳ, theo cuộc khảo sát Pew Forum năm 2014.[46] Các nhóm dân tộc da đen có nhiều khả năng là một phần của một tôn giáo chính thức, với 85% phần trăm là Kitô hữu. Các giáo phái Tin lành chiếm đa số các Kitô hữu trong các dân tộc.

Tôn giáo Non-Hispanic
Người Da Trắng Người Da Đen Người Hispanic Khác / Con lai
Ki tô giáo 70% 79% 77% 49%
Tin Lành 48% 71% 26% 33%
Công giáo 19% 5% 48% 13%
Mormon 2%

Chủ Đề