Tốt nghiệp là gì

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông [hay còn gọi là thi tú tài] là một kỳ thi quan trọng trong hệ thống giáo dục Việt Nam và dành cho học sinh lớp 12. Mục đích của kỳ thi này là công nhận việc hoàn tất chương trình học phổ thông của học sinh và là điều kiện cần để tham dự tiếp kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng.

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông [Việt Nam]
Viết tắtLoạiNhà phát triển / quản lýKiến thức / kỹ năng kiểm traMục đíchNăm bắt đầuThời lượngThang điểmHiệu lựcTổ chứcQuốc gia / khu vựcNgôn ngữĐiều kiện / tiêu chíPhí tham dựĐiểm được sử dụng bởiTrang mạng
Kỳ thi THPT Quốc gia
Kiểm tra trắc nghiệm trên giấy [trừ môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận][1]
Bộ Giáo dục và Đào tạo [Việt Nam]
Ba bài thi độc lập bắt buộc: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ [Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga, Trung, Hàn]
Hai bài thi tổ hợp tự chọn: Khoa học tự nhiên [Vật lý, Sinh học, Hóa học] và Khoa học xã hội [Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân][1]
Xét tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng
? - 2015 [2015], 2020 [2020] - nay
Toán: 90 phút
Ngữ văn:120 phút
Ngoại ngữ: 60 phút
Các bài thi tổ hợp: 50 phút/mỗi môn thành phần, tổng cộng là 150 phút mỗi bài[1]
Tất cả các bài thi: 010, làm tròn điểm tới hai chữ số thập phân.
1 năm, tính đến kỳ thi THPT Quốc gia năm kế tiếp
1 lần/năm
 Việt Nam
Các môn ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Hàn
Các môn còn lại: tiếng Việt
Điều kiện
  • Đã học hết chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi [Hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên, học lực không bị xếp loại kém].
  • Người đã học hết chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp ở những năm trước; người đã tốt nghiệp THPT
  • Người đã tốt nghiệp trung cấp; các đối tượng khác được Bộ GDĐT cho phép dự thi [gọi chung là thí sinh tự do].
[2]
Miễn phí
Hầu hết các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc.
  • Trang tra cứu điểm thi, sửa đổi nguyện vọng cho thí sinh

Năm 2015, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông được nhập chung với kỳ thi tuyển sinh đại học để mang tên Kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia, thí sinh chỉ cần dự thi kỳ thi này và dựa vào điểm thi để xét tốt nghiệp phổ thông trung học và xét tuyển vào các trường đại học.[3][4]

Từ năm 2020 đến nay, kỳ thi này được tổ chức trở lại, thay thế cho kỳ thi THPT quốc gia, do những tác động của đại dịch COVID-19 đến chương trình dạy học của học sinh. Cách thức tổ chức kỳ thi gần giống với kỳ thi THPT quốc gia. Do dịch bệnh diễn biến phức tạp tại một số địa phương nên kỳ thi được phân hoá làm 2 đợt cụ thể:

  • Đợt 1 tập trung vào những tỉnh thành ít chịu ảnh hưởng.
  • Đợt 2 dành cho các địa phương bị cách ly xã hội ở đợt 1.
Thời gian tổ chức các đợt thi Năm Đợt thi Ngày bắt đầu Ngày kết thúc
2020 1 8 tháng 8 10 tháng 8
2 2 tháng 9 4 tháng 9
2021 1 6 tháng 7 8 tháng 7
2 6 tháng 8 8 tháng 8

Một điều đặc biệt khi kỳ thi diễn ra các thí sinh và giám thị đều phải chấp hành các quy định chống dịch trong đó thí sinh phải đo thân nhiệt, rửa tay bằng nước sát khuẩn, khai báo y tế hoặc xét nghiệm âm tính trước khi bước vào phòng thi và mang khẩu trang trong suốt giờ làm bài. Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo đối với những trường hợp F0 sẽ được lên phương án xét đặc cách công nhận tốt nghiệp, các trường hợp F1 được bố trí phòng thi riêng tại khu cách ly và F2 sẽ được thi tại phòng chờ điểm thi đối với các trường hợp có dấu hiệu: sốt, ho, khó thở... sẽ được can thiệp y tế ngay tại nơi thi[5]. Các trường Đại học, Cao đẳng vẫn có thể sử dụng kết quả thi để tuyển sinh đại học.[6] Năm 2021, các thí sinh đang ở nơi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 ở cả 2 đợt được đặc cách xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Chủ Đề