Trắc nghiệm xã hội học đại cương Chương 7

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! [click chuột vào câu hỏi].

On Th6 11, 2022

Câu hỏi ôn thi môn Xã hội học đại cương – Chương 7 có đáp án đi kèm. Hi vọng đây sẽ là nguồn kiến thức nền tảng giúp các bạn ôn tập và thi tốt trong các kì thi sắp tới. Chúc các bạn thành công!

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Câu hỏi ôn thi môn Xã hội học đại cương – Chương 5

Câu hỏi ôn thi môn Xã hội học đại cương – Chương 6

Câu hỏi ôn thi môn Xã hội học đại cương – Chương 8

Biến đổi xã hội được xem là một sự thay đổi so sánh với một tình trạng xã hội hoặc một nếp sống có trước.

Đặc điểm của biến đổi xã hội :

  • Mô hình tiến hóa kinh điển là mô hình được mượn từ sinh học thịnh hành trong thế kỷ XIX. Rất nhiều nhà xã hội học đã tán thành với lý thuyết phổ biến được gọi là sự tiến hóa theo một hướng xác định[1] hay tiến hóa một chiều [sự tiến hóa theo lộ trình dọc, chỉ tiến về phía trước chứ không lùi hoặc đi ngược về phía sau] cho rằng tất cả các hình thức của sự sống- và bằng giải phẫu học, tất cả các xã hội – “tiến hóa” từ những hình thức đơn giản đến phức tạp với mỗi hình thức sau tiến xa hơn hình thức trước của nó.
  • August Comte đã phát hiện ra một chủ đề tương tự. Ông lập luận rằng, tất cả các xã hội không thể tránh được sự trải qua ba giai đoạn mà ông gọi là: Thần học, Siêu hình và Thực chứng, và xã hội Châu Âu đã ở bước cuối cùng, bước cao nhất và là bước kết thúc của sự phát triển nhân loại.
  • Spencer, một người đồng thời với Comte, cũng chịu ảnh hưởng mạnh bởi những học thuyết sinh học về sự tiến hóa. Spencer nhìn sự tồn tại của các tổ chức và các xã hội như là sự liên quan trực tiếp với một môi trường chuyển đổi. Ông so sánh xã hội với một cơ thể sống có những bộ phận tương quan nhau mà tiến tới trước cho những định mệnh chung. Ông tin rằng các xã hội phương Tây có sự thuận lợi hơn để đến trình độ cao nhất bởi vì họ “đáp ứng tốt hơn” với những điều kiện của thể kỷ XIX hơn những xã hội không thuộc phương Tây.
  • E.Durkheim chủ trương rằng, xã hội tiến bộ từ những dạng tổ chức xã hội đơn giản đến phức tạp. Ông đưa ra hai mô hình của sự đoàn kết xã hội để giải thích về sự biến đổi xã hội. Theo Durkheim, trong các xã hội giản đơn, mối thành viên thực hiện các nhiệm vụ giống nhau, có thể thay thế lẫn nhau và chia sẻ những giá trị, những niềm tin giống nhau. Tính gắn kết hay sự đoàn kết cơ học phù hợp với xã hội hòa nhập. Trải qua thế kỷ XIX, rõ ràng rằng sự công nghiệp hóa, sự tăng trưởng dân số và cạnh tranh đang phá hủy những hình thức truyền thống của sự đoàn kết xã hội. Để tiến tới một hình thức cao hơn: sự đoàn kết hữu cơ, trong đó sự phân công lao động tạo ra những người có cá tính khác nhau, thực hiện những nhiệm vụ riêng biệt, với những vai trò đặc biệt.
  • Những nhân tố đổi mới
  • Những xung đột
  • Tăng trưởng dân số
  • Tư tưởng
  • Tính hiện đại và hiện đại hóa
  • Sự truyền bá
  • Sự biến đổi của ệ sinh thái

Biến đổi xã hội chịu tác động bởi những yếu tố bên trong và bên ngoài, tuy nhiên những yếu tố đó cũng cần có những điều kiện cần để xuất hiện tạo nên biến đổi xã hội. Những điều kiện đó là:

Thời gian

  • Bất cứ sự biến đổi nào cũng cần có thời gian, đây là một điều kiện quan trọng để có thể diễn ra sự biến đổi. Thời gian tự bản thân nó không tạo ra sự biến đổi, nhưng thời gian cần thiết cho sự biến đổi mới, thay thế cái đã lạc hậu bằng cái tiến bộ. Đặc biệt những vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa – xã hội, rất cần có thời gian đủ để cho nó tạo nên cái mới thay thế cho cái cũ.

Hoàn cảnh

  • Sự biến đổi phải đặt trong một hoàn cảnh cụ thể về văn hóa và vật chất. Chỉ có trong một môi trường xã hội nhất định con người mới sống, hoạt động và chịu sự chi phối của hoàn cảnh, tạo nên đặc điểm khác nhau giữa các cá nhân. Ngược lại, con người không chỉ thụ động trước hoàn cảnh mà con người có thể tác động tích cực trở lại làm thay đổi hoàn cảnh. Biến đổi xã hội, vì thể không xảy ra trong chân không, nó phải có môi trường để nó triển khai các yếu tố đem lại sự biến đổi.

Nhu cầu xã hội.

  • Mỗi xã hội dù là đơn giản hay phức tạp, sơ khai hay hiện đại đều có những nhu cầu của mình về văn hóa, xã hội. Đây là điều kiện quan trọng nhất để có được sự biến đổi trong xã hội. Con người, về bản chất luôn tìm tòi, khám phá, phát hiện cái mới, do vậy nhu cầu xã hội là động lực thúc đẩy mạnh mẽ tư duy sáng tạo. Nói như Mác thì khi cuộc sống có nhu cầu, nó có sự thúc đẩy mạnh hơn các trường đại học. Sự đáp ứng của nhu cầu xã hội thường đi đến sự biến đổi đồng nghĩa với cái mới, cái tiến bộ.
  • Cũng cần thấy rằng, đôi khi có nhu cầu nhưng con người trong một xã hội đáp ứng nhu cầu đó khác nhau. Thậm chí trái ngược nhau, xuất phát từ lợi ích của cá nhân hoặc nhóm xã hội trước một sự biến đổi xã hội. Ví dụ: nhà tư bản công nghiệp không muốn ứng dụng phát minh mới vì làm như vậy sẽ phải thay thế toàn bộ máy móc, trang thiết bị sản xuất. Hoặc vì muốn độc quyền, nhà tư bản không muốn tạo nên một sự thay đổi trong lĩnh vực sản xuất của họ.

————————

Ngoài Câu hỏi ôn thi môn Xã hội học đại cương – Chương 7, mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu Cao đăng – Đại học khác nhằm phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác.

Prev Post

Trắc nghiệm Đề-ca-mét vuông. Héc-tô-mét vuông

Next Post

Top phần mềm chụp ảnh màn hình dành cho Windows 10

Leave a comment

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG CÓ ĐÁP ÁN

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM

  1. Các nhà xã hội học hầu như sẽ quan tâm đến
    1. Một học sinh đang tham dự lớp học
    2. Một bác sĩ đang đi tới lui trong bệnh viện
    3. Một công nhân xây dựng đang thực hiện công việc được giao
    4. Các giáo sư và sinh viên đang trao đổi với nhau trên cơ sở mối quan hệ thầy trò [X]
  2. Sự tuân theo xảy ra trong một nhóm bỡi vì các thành viên
    1. Tin rằng hướng đi của nhóm là tốt nhất [X]
    2. Không bao giờ sợ trả thù
    3. Luôn tìm kiếm chỗ đứng của họ trong nhóm
    4. Nhận thấy hành đồng của nhóm luôn phù hợp với quan điểm cho họ
  3. Môn khoa học xã hội gần gũi với xã hội học nhất là
    1. Tâm lý học
    2. Khoa học chính trị
    3. Công tác xã hội
    4. Nhân chủng học [X]
  4. Môn khoa học xã hội nào quan tâm đến các vấn đề cá nhân
    1. Tâm lý học [X]
    2. Chính trị học
    3. Kinh tế học
    4. Công tác xã hội
  5. Nhà xã hội học đầu tiên đề ra chủ nghĩa thực chứng và áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học vào các vấn đề xã hội là
    1. Emile Durkheim
    2. Herbert Spencer
    3. Auguste Comte [X]
    4. Karl Marx
  6. Herbert Spencer quan tâm lĩnh vực nào sau đây?
    1. Giải thích xã hội thông qua mâu thuẫn giai cấp
    2. Sử dụng một thực thể hữu cơ để giải thích sự ổn định xã hội [X]
    3. Áp dụng phương pháp khoa học vào nghiên cứu các hiện tượng xã hội
    4. Nhấn mạnh vai trò của các giá trị xã hội
  7. Ai là người mô tả xã hội dưới góc độ xung đột giai cấp và sự phân bố của cải?
    1. Emile Durkheim
    2. Hebert Spence
    3. Auguste Comte
    4. Karl Marx [X]
  8. Sự thống nhất xã hội bắt nguồn từ sự nhất trí các giá trị, quy tắc, và áp lực phải tuân theo được gọi là
    1. Học thuyết định mệnh về kinh tế
    2. Sự tĩnh tại xã hội
    3. Sự thống nhất hữu cơ
    4. Sự thống nhất mang tính máy móc [X]
  9. Hiểu hành vi của người khác bằng việc đặt mình vào vị trí của họ được gọi là
    1. Chủ nghĩa thực chứng
    2. Tâm lý học
    3. Verstehen [X]
    4. Thực thể hữu cơ
  10. Lý thuyết nào nhấn mạnh sự  đóng góp của mỗi phần trong xã hội góp phần hình thành một xã hội lớn hơn?
    1. Lý thuyết xung đột
    2. Xã hội học phê phán
    3. Lý thuyết tương tác biểu tượng
    4. Lý thuyết chức năng [X]
  11. Khái niệm về trạng thái cân bằng động được xem là  một quan điểm thuộc lý thuyết
    1. Tương tác biểu tượng
    2. Xung đột
    3. Chức năng [X]
    4. Thực chứng
  12. Kết quả không định trước và không được nhận thức rõ thuộc
    1. Chức năng hiển nhiên
    2. Phản chức ẩn [X]
    3. Phản chức năng
    4. Chức năng ngoại vi
  13. Lý thuyết gì tập trung vào sự bất bình đẳng của mọi người trong xã hội
    1. Tương tác biểu tượng
    2. Xung đột [X]
    3. Chức năng
    4. Thực chứng
  14. Nhà lý thuyết nào có cống hiến cho sự khởi đầu của lý thuyết tương tác?
    1. Karl Marx
    2. Talcott Parsons
    3. Robet Merton
    4. Georg Simel [X]
  15. Ý nghĩa của biểu tượng
    1. Được xác định bỡi những người tạo ra và sử dụng chúng [X]
    2. Xác định bỡi những vật mà chúng thể hiện
    3. Có một lượng hạn chế các hình thái
    4. Không quan trọng trong mối liên hệ tương tác xã hội của con người
  16. Câu nào sau đây không đúng theo lý thuyết tương tác biểu tượng
    1. Chúng ta thực hiện hành vi theo những mối liên hệ thực tế trong xã hội của chúng ta
    2. Những hành vi giao tiếp có chủ ý đều dựa trên những ý nghĩa mà chúng ta học từ những người khác
    3. Những ý nghĩa tồn tại trong một thế giới khách quan và chúng ta phải thích nghi với chúng [X]
    4. Hành vi của chúng ta thường xuyên được tạo ra trong thời điểm chúng ta giao tiếp với kẻ khác
  17. Mô tả sự bất bình đẳng về thu nhập giữa nam và nữ về phương diện quyền lực hầu như là lĩnh vực của lý thuyết
    1. Chức năng
    2. Tương tác biểu tượng
    3. Xung đột [X]
    4. Thực chứng
  18. Sự ra đời của xã hội học là do
    1. Nhu cầu của nhận thức xã hội
    2. Nhu cầu của hoạt động thực tiễn
    3. Nhu cầu sủa sự phát triển xã hội
    4. Cả ba ý trên đều đúng [X]
  19. Ai là người quan niệm xã hội gồm có hai thành phần: tĩnh học xã hội [statical society] nghiên cứu cơ chế xã hội trong trạng thái tĩnh và động học xã hội [dynamic society] nghiên cứu xã hội trong trạng thái vận động liên tục
    1. Emile Durkheim
    2. August Comte [X]
    3. Karl Marx
    4. Herbert Spencer
  20. Môn học chuyên quan sát sự thật xã hội, mô tả, ghi nhận và tiến hành thực nhằm tìm hiểu các hiện tuợng xã hội bằng kinh nghiệm và nhận thức thực chứng được gọi là
    1. Xã hội học thực chứng [X]
    2. Lý thuyết tiến bộ
    3. Xã hội học đô thị
    4. Xã hội học nông thôn

{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Câu hỏi trắc nghiệm Xã hội học đại cương có đáp án - ĐH Nông Lâm TP.HCM, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

"Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn." → Không nghừng cố gắng, thành công sẽ đến.

Video liên quan

Chủ Đề