Trác văn quân là ai

Tổ tiên Trác thị nguyên quán ở Hàm Đan, chuyên làm đun đúc vũ khí. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, cưỡng bách phú hộ nước Triệu phải di dời đến vùng Lâm Cùng, Thục Quận [蜀郡临邛; nay là Cung Lai, Tứ Xuyên]. Trác Văn Quân là con gái của Trác Vương Tôn [卓王孫][1], tư sắc diễm lệ lạ thường, biết chơi đàn cầm và biết làm thơ, nổi tiếng có tài ứng đối[2].

Năm 16 tuổi, Văn Quân được gả đi lấy chồng [không rõ tên họ], nhưng năm sau thì chồng chết, nàng được đưa về nhà mẹ đẻ. Khi ấy, có danh sĩ Tư Mã Tương Như, đi theo Lương Hiếu vương. Sau khi Lương Hiếu vương qua đời, Tư Mã Tương Như quay về Thành Đô, nhưng do gia cảnh bần hàn, không đủ sức duy trì nếp sống thường nhật, nên phải ở cùng Huyện lệnh Lâm Cùng là Vương Cát [王吉][3].

Một hôm, Trác Vương Tôn cùng nhà họ Trịnh nghe được nhà huyện lệnh có khách quý, bèn bàn nhau mở tiệc và mời Tư Mã Tương Như đến nhà Trác Vương Tôn dự yến tiệc[4]. Khi đó, Tương Như vẫn là từ chối, nhưng Vương Cát tự đích thân đến mời, nên Tương Như miễn cưỡng đến nhà họ Trác. Vào dự yến, Tương Như cùng Vương Cát và họ Trác, họ Trình trò truyện, Vương Cát ngẫu hứng mời Tương Như đàn một khúc góp vui, không tiện từ chối, thế là Tương Như đàn một khúc "Phụng cầu hoàng" [鳳求凰][5]. Phượng cầu kì hoàng là chim phượng đi tìm chim hoàng. Như vậy, đây là khúc hát tình yêu. Đây nhìn tuy vô tình, nhưng lại hữu ý. Vốn dĩ Tương Như nghe nhà họ Trác có cô con gái còn trẻ mà đã sớm thành góa phụ, trong lòng bèn có hứng thú. Lại nghe Văn Quân thích nghe đàn, Tương Như sắp xếp thật tự nhiên nhất để mình có thể bày tài nghệ ra. Trác Văn Quân ở trong phòng nghe thấy, tò mò nhìn trộm trông ra, vừa nhìn đã đem lòng si mê, nhưng cũng sợ không xứng với Tương Như[6]. Sau khi yến tiệc tàn, Tương Như ngầm hẹn tỳ nữ của Văn Quân, chuyển đạt tình ý của mình. Ngay đêm đó, Văn Quân gói tư trang cùng Tương Như chạy trốn[7].

Trác Vương Tôn biết chuyện, cực kỳ giận dữ, quyết từ con gái[8]. Sau khi đến Thành Đô, 2 vợ chồng sống cảnh bần hàn không chịu được, bèn đến Lâm Cùng mở một quán rượu buôn bán[9]. Về sau, Trác Vương Tôn biết chuyện, cảm thấy bị sỉ nhục, đóng cửu không ra khỏi nhà. Trong họ Trác có tới mấy người đến khuyên bảo:"“Ông có một con trai hai con gái, trong nhà không thiếu tiền tài. Hiện giờ, Văn Quân đã thành thê tử của Tư Mã Trường Khanh, Trường Khanh vốn dĩ cũng đã chán ghét rời nhà bôn ba kiếp sống, tuy rằng bần cùng, nhưng hắn xác thật là một nhân tài, hoàn toàn có thể dựa vào. Huống hồ hắn lại là khách quý của Huyện lệnh, vì cái gì mà ông cố tình làm cho bọn họ chịu ủy khuất như vậy!”. Trác Vương Tôn ngẫm nghĩ, sau mới ra tay giúp đỡ, đem cho Văn Quân 100 gia nô, tiền 100 vạn lượng, y theo của hồi môn xuất giá của Trác gia mà chuẩn bị cho nàng vật dụng tư trang. Sau đó, Văn Quân cùng Tương Như trở lại Thành Đô, mua đồng ruộng phòng ốc, trở nên giàu có[10].

Về sau, Tư Mã Tương Như viết "Tử Hư phú" [子虚赋] rất được Hán Vũ Đế yêu thích. Sau nữa vì viết "Thượng Lâm phú" [上林赋] mà Tương Như trở thành quan viên Thị tòng cho Hoàng đế. Khi Tư Mã Tương Như y cẩm vinh quy, đến Lâm Cùng bái lạy cha vợ Trác Vương Tôn.

 

Trác Văn Quân minh họa trong Hoa lệ châu tụy tú [畫麗珠萃秀].

Tương truyền, Tư Mã Tương Như sau khi làm bài Trường Môn phú [長門賦] nói lên nỗi lòng Trần A Kiều, giúp Hoàng hậu lấy lại được sủng ái của Hán Vũ Đế, thì chàng cũng trở thành người trong mộng của bao nhiêu tiểu thư mệnh phụ chốn kinh thành, chàng quên mất Trác Văn Quân tài hoa đa tình đang mỏi mắt chờ chàng ở chốn Thành Đô.

Rồi một hôm, Trác Văn Quân đang ngồi tựa cửa, chợt có người dâng đến một phong thư của chàng, mở bức lụa trắng tinh mà lòng những xốn xang. Nào ngờ trên mảnh lụa chỉ vỏn vẹn vài chữ "Một hai ba bốn năm sáu bảy tám chín mười trăm ngàn vạn". Thưa thớt như bước chân người trở về, lạt lẽo như lòng kẻ phụ phàng. Người đưa thư còn bảo chàng dặn lấy hồi âm ngay.

Tâm cuồng ý loạn, vừa hận vừa đau nàng cầm bút đề luôn một mạch.

    白頭吟...皚如山上雪,皎若雲間月。聞君有兩意,故來相決絕。今日斗酒會,明旦溝水頭。躞蹀御溝上,溝水東西流。淒淒復淒淒,嫁娶不須啼。願得一心人,白頭不相離。竹竿何嫋嫋,魚尾何簁簁。男兒重意氣,何用錢刀為。
    Bạch đầu ngâm...Ngai như sơn thượng tuyết,Kiểu nhược vân gian nguyệt.Văn quân hữu lưỡng ý,Cố lai tương quyết tuyệt.Kim nhật đấu tửu hội,Minh đán câu thủy đầu.Tiệp điệp ngự câu thượng,Câu thủy đông tây lưu.Thê thê phục thê thê,Giá thú bất tu đề.Nguyện đắc nhất tâm nhân,Bạch đầu bất tương ly.Trúc can hà niệu niệu,Ngư vĩ hà si si.Nam nhi trọng ý khí,Hà dụng tiền đao vi.
    Khúc ngâm đầu bạc...Trắng như tuyết trên núi,Sáng như trăng ở trong mây.Nghe lòng chàng có hai ý,Nên thiếp quyết cắt đứt.Ngày hôm nay nâng chén sum vầy,Sớm mai đã đưa tiễn nhau ở bên sông.Đi lững thững trên dòng nước,Nước cứ chảy xuôi mãi từ đông về tây [mà không quay về].Buồn rầu lại cứ buồn rầu,Lấy nhau rồi những tưởng không nên than vãn.Mong có được người một lòng không thay đổi,Đến khi đầu bạc chẳng xa nhau.Cần câu trúc dáng thon thon khẽ động,Đuôi cá vẻ cong cong.Nam nhi coi trọng ý chí,Sao lại vì tiền bạc [mà thay lòng]!

Tư Mã Tương Như nhận thư giật mình, chiều hôm ấy xe ngựa cao quý nhằm hướng Thành Đô mà trở về. Thành ngữ "Nguyện đắc nhất tâm nhân, Bạch đầu bất tương li" [愿得一心人,白头不相离] nổi tiếng về tấm chân tình trong văn thi là vốn từ bài thơ này của nàng[11]. Tương truyền, Văn Quân có 1 con gái, được Hoàng hậu ban tên Nguyên Xuân [元春].

Thơ » Trung Quốc » Hán

Trác Văn Quân 卓文君 là tài nữ người Lâm Cùng đời Tây Hán [nay thuộc Cùng Lai, Tứ Xuyên], giỏi đàn, thiện âm luật. Nàng xuất thân phú quý, là con của đại phú thương thời đó là Trác Vương Tôn 卓王孫, lấy chồng nhưng sớm thành quả phụ. Tư Mã Tương Như 司馬相如 đến uống rượu nhà họ Trác, biết trong nhà có quả phụ trẻ, gảy khúc Phượng cầu hoàng do chàng sáng tác. Văn Quân nửa đêm bỏ nhà theo Tương Như, hai người tới Thành Đô sống một thời gian nhưng nhà nghèo nên lại trở về Lâm Cùng, mở quán bán rượu.

  1. Bạch đầu ngâm
  2. Oán lang thi

Tư Mã Tương Như, tự Tràng Khanh, người thời Hán, sống ở Thành Đô, nổi tiếng với tài văn thơ và gảy đàn. Từ nhỏ, Tương Như giao thiệp rộng rãi, được người người ngưỡng mộ, trong đó, không thiếu những bậc giai nhân ngồi trong rèm trướng ngưỡng mộ chàng từ xa. Nhưng bản tính thích cuộc sống tự do tự tại và gia đình rất nghèo khó. Đến đâu, Tương Như cũng dùng bút mực và cây đàn để giao thiệp bằng hữu.

Trác Văn Quân là con gái út gia đình giàu có Trác Vương Tôn thời Hán Vũ Đế, nhà ở huyện Lâm Cùng, từ nhỏ đã được học đủ mọi thứ, sau khi lớn lên, vừa thông minh, vừa xinh đẹp, mà cầm kỳ thi họa đều tinh thông, đặc biệt là đàn cổ, cô rất được Trác Vương Tôn yêu quý. Đáng tiếc là Trác Văn Quân mới lấy chồng chưa lâu, chồng đã chết. Mới 17 tuổi, nàng đã trở thành góa phụ.


Trong một đến đất huyện Lâm Cùng, Tương Như vốn sẵn quen với Vương Cát là quan lệnh ở huyện, nên đến chơi. Cát lại mời Tương Như cùng đi dự tiệc ở nhà Trác Vương Tôn, vốn viên ngoại trong huyện. Nghe tiếng Tương Như đàn hay nên quan huyện cùng Trác Vương Tôn yêu cầu đánh cho một bài. Biết nàng Văn Quân yêu thích tiếng đàn, Tương Như nảy ý dùng tài hoa của mình để trêu ghẹo người thiếu phụ trẻ cô đơn. Chàng vừa đàn vừa hát khúc "Phượng cầu hoàng" do mình tự sáng tác:

Phượng hề, phượng hề quy cố hương,


Ngao du tứ hải cầu kỳ hoàng,
Thời vị ngộ hề vô sở tương,
Hà ngộ kim tịch đăng tư đường.
Hữu diệm thục nữ tại khuê phường,
Thất nhĩ nhân hà sầu ngã trường.
Hà duyên giao cảnh vi uyên ương
Tương hiệt cương hề cộng cao tường.
Dịch nghĩa:
Chim phượng, chim phượng về cố hương,
Ngao du bốn bể tìm chim hoàng
Thời chưa gặp chừ, luống lỡ làng.
Hôm nay bước đến chốn thênh thang.
Có cô gái đẹp ở đài trang,
Nhà gần người xa não tâm tràng.
Ước gì giao kết đôi uyên ương,
Bay liệng cùng nhau thỏa mọi đường. Trác Văn Quân nghe được tiếng đàn, lấy làm say mê. Cũng từ khúc nhạc này, Trác Văn Quân quyết tâm bỏ vành khăn tang thờ người chồng đã chết được nửa năm, vùng thoát khỏi sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến, đi theo tiếng gọi con tim. Cô quyết cãi lời cha, nguyện theo Tư Mã Tương Như đến chân trời góc bể. Từ ý định trêu hoa ghẹo nguyệt lúc ban đầu, Tư Mã Tương Như đã dần bị tình cảm của Văn Quân chinh phục. Hai người bỏ đi khỏi huyện nhà, tìm đến mảnh đất mới cùng nhau làm uyên ương liền cành dù gia cảnh khá bần hàn.

Đôi trai gái đó mở một quán nấu rượu. Vợ chồng cùng cặm cụi làm ăn.


Không lâu sau đó, Tương Như được Hán Vũ Đế trọng dụng, cho vời vào triều ban chức tước. Thỏa nguyện bút mực bấy lâu, Tương Như rời xa người vợ hiền, tiến vào đất đô thành, ngày ngày bận rộn việc quan dân, tối tối được vây quanh bởi những bậc phong lưu chốn kinh thành, trong đó có không thiếu những giai nhân tuyệt sắc. Cuộc sống phồn hoa khiến Tương Như dần quên thê tử nơi quê nhà, trong khi Văn Quân ngày đêm vò võ ngóng trông.

Những bức thư cứ thưa thớt dần, thậm chí, Tương Như còn có ý định lập thêm thê thiếp. Có lần, Văn Quân nhận được bức thư từ chồng, chỉ vẻn vẹn vài chữ: "Một hai ba bốn năm sáu bảy tám chín mười trăm ngàn vạn". Tư Mã Tương Như có ý chỉ sự xa cách giữa hai người, đồng thời muốn thử thách người vợ tào khang của mình, như muốn xem nàng còn xứng với một tài tử bậc nhất chốn kinh thành hay không.

Lạnh lẽo chốn quê nhà, lòng người cũng buốt giá, khi cầm bức thư đòi phải hồi âm ngay, Trác Văn Quân đã cầm bút thảo một mạch và gửi ngay cho người đem thư tới kinh thành khi thư còn chưa ráo mực:
Sau khi một biệt, lòng gởi hai nơi,
Chỉ hẹn rằng ba bốn tháng,
Nào ngờ lại năm sáu năm,
Bảy dây trống trải đàn cầm,
Tám hàng thư không thể gởi,
Chín mối bội hoàn dang dở,
Mười dặm trường đình mỏi mắt ngóng trông,
Trăm tương tư, ngàn dằn vặt, muôn chung nào nỡ oán chàng.
Vạn lời ngàn tiếng nói sao đang,
Trăm cô liêu tựa mười hiên vắng,
Mùng chín tháng chín lên cao trông lẻ nhạn,
Tháng tám trung thu tròn trăng chẳng thấy người,
Tháng bảy nửa vầng hương cầm đuốc hỏi ông trời,
Tháng sáu phục hiên ai ai lay quạt lạnh lòng ai,
Tháng năm lửa lựu lập loè sầm sập mưa dầm hoa tả tơi,
Tháng tư tỳ bà lạnh vắng người toan soi gương tâm ý loạn,
Chợt hối hả tháng ba hoa đào theo nước trôi,
Tháng hai gió gảy tiếng rã rời.
Ôi chàng, chàng ơi,
Nguyện cho được sau một kiếp,
Chàng thành nhi nữ để thiếp làm phận trai Sau khi nhận được bức thư hồi đáp, đọc những dòng thư thấm đẫm nỗi lòng người phương xưa, mỗi câu, mỗi vần đều được sử dụng khéo léo từ những từ ngắn ngủi mà mình đã gửi, Tương Như không khỏi xúc động, nghĩ về tình nghĩa phu thê. Ông không khỏi khâm phục người vợ tài sắc của mình và thấu hiểu hơn nỗi lòng người phương xa. Sau đó không lâu, Trác Văn Quân còn gửi đến chồng bài thơ "Bạch đầu ngâm":

Ngai như sơn thượng tuyết,


Kiểu nhược vân gian nguyệt.
Văn quân hữu lưỡng ý,
Cố lai tương quyết tuyệt.
Kim nhật đấu tửu hội,
Minh đán câu thuỷ đầu.
Tiệp điệp ngự câu thượng,
Câu thuỷ đông tây lưu.

Thê thê phục thê thê,


Giá thú bất tu đề.
Nguyện đắc nhất tâm nhân,
Bạch đầu bất tương ly.
Trúc can hà niệu niệu,
Ngư vĩ hà si si.
Nam nhi trọng ý khí,
Hà dụng tiền đao vi.
Dịch nghĩa:
Trắng như tuyết trên núi,
Sáng như trăng ở trong mây.
Nghe lòng chàng có hai ý,
Nên thiếp quyết cắt đứt.
Ngày hôm nay nâng chén sum vầy,
Sớm mai đã đưa tiễn nhau ở bên sông.
Đi lững thững trên dòng nước,
Nước cứ chảy xuôi mãi từ đông về tây [mà không quay về].

Buồn rầu lại cứ buồn rầu,


Lấy nhau rồi những tưởng không nên than vãn.
Mong có được người một lòng không thay đổi,
Đến khi đầu bạc chẳng xa nhau.
Cần câu trúc dáng thon thon khẽ động,
Đuôi cá vẻ cong cong.
Nam nhi coi trọng ý chí,
Sao lại vì tiền bạc [mà thay lòng]! Đọc những bức thư chứa những vần thơ đó, Tư Mã Tương Như từ quan, quay về đoàn tụ cùng vợ. Hai người chung sống bên nhau đến bạc đầu, và ngày nay. Chuyện tình cũng những vần thơ mà Trác Văn Quân gửi cho chồng, vẫn được người đời sau đọc với tất cả sự ngưỡng mộ và đồng cảm.


Sưu tầm, tổng hợp: zing.vn, wikipedia.org, onggiaolang.com, thivien.net

Đang tải...

Video liên quan

Chủ Đề