Trần Quốc Khái học được nghề thêu ở đâu

SANG TẠO Tuần 21 + Tập đọc ỒNG TỔ NGHỀ THÊU Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học ra sao ? Trả lời : Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn để đọc sách. Vua Trung Quô'e nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam ? Trả lời : Để thử tài sứ thần Việt Nam là Trần Quốc Khái, vua Trung Quốc sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi và chờ xem ông xử trí ra sao với hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ "Phật trong lòng" và một vò nước. Trần Quôe Khái đã làm thế nào ? Để sống ? Trần Quốc Khái đọc bức trướng và hiểu ra ý nghĩa của ba chữ "Phật trong lòng" là có thể ăn tượng Phật vào trong bụng. Và ông đã không lầm. Bức tượng Phật và vò nước đã giúp ông có thức ăn, thức uống. Để không bỏ phí thời gian ? Để không bỏ phí thời gian, ông tìm tòi quan sát và học được cách thêu, cách làm lọng. Để xuống đất bình an vô sự ? Ông quan sát thây dơi soè cánh chao đi chao lại như những chiếc lá bay, ông liền ôm lọng nhảy xuống bình an vô sự. Những chiếc lọng xoè rộng như cánh dơi đỡ cho ông rơi từ từ xuống dưới. Vì sao ông được suy tôn là ông tổ nghề thêu ? Trả lời : Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu vì khi về nước ông đã truyền dạy nghề thêu cho dân ta, làm cho nghề này lan rộng ra khắp nơi trong đất nước. Nội dung: Ông đã học được nghề thêu của người Trung Quốc, và dạy lại cho dân ta. + Kể chuyện Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện Ông tổ nghề thêu. Đoạn 1 : Cậu bé ham học Đoạn 2 : Vua Trung Quốc thử tài Đoạn 3 : Mấy ngày sống trên lầu cao Đoạn 4 : Hạ cánh an toàn Đoạn 5 ; Truyền bá nghề thêu và nghề làm lọng Kể lại một đoạn của câu chuyện : Kể lại đoạn 2 : Khi Trần Quốc Khái được cử làm sứ giả sang Trung Quốc, vua Trung Quốc nghe tin ông là người có cài, muốn thử thách ông nên đã mời ông lên một cái lầu cao rồi rút thang ra. Trên lầu không có thức ăn, chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ "Phật tại tâm” và một vò nước. + Chính tả Nghe - Viết : Ông tổ nghề thêu [trích] a] Điền vào chỗ trống tr hay ch ? Trần Quốc Khái rất thông minh, chăm chỉ học tập nên đã trở thành tiến sĩ, làm quan to' trong triều đình nhà Lê. Được cử đi sứ Trung Quốc, trước thử thách của vua nước láng giềng, ông đã xử írt' rất giỏi làm clio mọi người phải kính trọng, ông còn nhanh írí học được nghề thêu của người Trung Quốc để truyền lại cho nhân dân. b] Đặt dấu hỏi hay dấu ngã lên các chữ gạch dưới ? Lê Quý Đôn sống vào thời Lê. Từ zz/iỏ, ông đã nổi tiếng thông minh. Năm 26 tuổi, ông đỗ tiến sĩ. Ông đọc nhiều, hiểu rộng, làm việc rất cần mẫn. Nhờ vậy, ông viết được hàng chục cuốn sách nghiên cứu về lịch sử, địa lí, văn học,..., sáng tác cả thơ lẫn văn xuôi, ông được coi là nhà bác học lớn của nước ta thời xưa. + Tập đọc BÀN TAY CÔ GIÁO Tù’ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm những gì ? Trả lời : Từ mỗi tờ giấy có màu khác nhau, cô giáo đã làm ra chiếc thuyền, mặt trời, mặt nước, biển biếc. Hãy tả bức tranh cắt dán giấy của cô giáo. Trả lời : Cô giáo đã cắt dán bức tranh mô tả cảnh biển lúc bình minh có mặt trời hồng mới mọc toả ra nhiều tia nắng mới, có mặt nước biển xanh đang dập dềnh vỗ sóng và có một chiếc thuyền đang lướt sóng ra khơi. Em hiểu hai dòng thơ cuối bài như thế nào ? Trả lời : Em hiểu hai dòng thơ cuối bài. Biết bao điều lạ Từ bàn tay cô Có ý nghĩa như sau : Cô giáo là người rất khéo tay, có khả năng sáng tạo. Hai bàn tay cô đã làm ra nhiều dụng cụ học tập, đã vẽ nên nhiều bức tranh minh hoạ làm cho học sinh rất thích thú, rất say mê. Hai bàn tay khéo léo như có phép màu của cô đã giúp các em cảm nhận được cảnh tượng bát ngát của trời xanh, biển biếc. Nội dung: Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao điều lạ từ đôi bàn tay khéo léo của mình. + Luyện từ và câu Đọc bài thơ ÔNG TRỜI BẬT LỬA Chị mây vừa kéo đến Trăng sao trốn cả rồi Đất nóng lòng chờ đợi Xuống đi nào, mưa ơi ! Mưa ! mưa xuống thật rồi ! Đất hả hê uống nước Ông sấm vỗ tay cười Làm bé bừng tỉnh giấc Chớp bỗng loè chói mắt Soi sáng khắp ruộng vườn Ổ ! Ông trời bật lửa Xem lúa vừa trổ bông Những sự vật nào được nhân hoá ? Nhân hoá bằng cách nào ? - Trong bài thơ trên có nhiều sự vật được nhân hcá : • Mây được gọi bằng chị, sấm được gọi bằng ông, trời cũng được gọi bằng ông. Các sự vật cũng có hành động, ý nghĩa như người : trăng sao biết trốn, đất nóng lòng chờ đợi, đất hả hê uống nước, ông sấm vỗ tay cười, ông trời bật lửa xem lúa trổ bông. Tác giả coi mưa như một người bạn thân thiết đã từ lâu đi vắng, nay nóng lòng muốn gặp lại nên đã gọi rất thân mật : Xuống đi nào, mưa ơi ! Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi ở đâu ? và gạch dưới bộ phận đó. Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Ông học được nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ. Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ở quê hương ông. Đọc lại bài tập Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU và trả lời : Câu chuyện kể trong bài diễn ra khi nào và ở đâu ? Trả lời : Câu chuyện kể trong bài diễn.ra trong thời kì kháng chiến chống Pháp ở tại chiến khu Bình-Trị-Thiên. Trên chiến khu, các chiến sĩ nhỏ tuổi sống ở đâu ? Trả lời : Trên chiến khu', các chiến sĩ nhỏ tuổi sống ở trong cái lán. Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, trung đoàn trưởng khuyên họ về đâu ? Trả lời : Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn tại chiến khu, trung đoàn trưởng khuyên họ trở về với gia đình. + Tập đọc NGƯỜI TRÍ THỨC YÊU NƯỚC Tìm những chi tiết nói lên tinh thần yêu nước của bác sĩ Đặng Văn Ngữ. Trả lời : Các chi tiết sau đây nói lên tinh thần yêu nước của bác sĩ Đặng Văn Ngữ : Năm 1948, ông rời nước Nhật, nơi có điều kiện sống tốt hơn, về nước tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp. Năm 1967 ông lại lên đường ra mặt trận chống Mĩ chẳng quản ngại gian lao nguy hiểm. Chi tiết nào cho thấy bác sĩ Đặng Văn Ngữ rất dũng cảm ? Trả lời : Chi tiết : "Ông chế ra thuốc chống sốt rét và tự tiêm vào cơ thể mình những liều thuốc đầu tiên" chứng tỏ bác sĩ Đặng Văn Ngữ rất dũng cảm. Ông đã có những đóng góp gì cho hai cuộc kháng chiến ? Trả lời : Những đóng góp rất đáng quý của bác sĩ Ngữ trong hai cuộc kháng chiến là : Gây được nấm pê-ni-xi-lin để làm ra thuốc chữa trị cho thương binh. Chế tạo thành công thuốc chống sốt rét để giúp cho đồng bào và chiến sĩ phòng bệnh và chữa bệnh. Ông đã hi sinh trong bom đạn của kẻ thù. Nội dung: Ca ngợi bác sĩ Đặng Văn Ngữ- một trí thức yêu nước đã dâng hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp khoa học và sự nghiệp bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. + Chính tả Nhớ - Viết : Bàn tay cô giáo [cả bài] a] Điền tr hay ch ? Trí thức là những người chuyên làm các công viêc trí óc như dạy học, chữa bệnh, chế tạo máy móc, nghiên cứu khoa học. Cùng với những người lao động chân tay như công nhân, nông dân,... đội ngũ trí thức đang đem hết trí tuệ và sức lực của mình xây dựng non sông gấm vóc của chúng ta. b] Đặt dấu hỏi hay dấu ngã ? Trên đồng ruộng, trong nhà máy, trên lớp học hay trong bệnh viện, ở đâu, ta cũng gặp những trí thức đang lao động quên mình. Các kĩ sư nông nghiệp nghiên cứu giống lúa mới, kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi mới. Các kĩ sư cơ khí cùng công nhân sản xuất máy móc, ô tô. Các thầy giáo, cô giáo dạy ta thành người có ích cho xã hội. Các bác sĩ chữa bệnh cho dân. + Tập làm văn Quan sát các bức tranh và cho biết những người trí thức là ai, họ đang làm gì ? Trả lời : Tranh 1 : Người trí thức ở đây là một bác sĩ. Ông đang ngồi bên giường bệnh của một bệnh nhân. Bệnh nhân là một cậu bé. Bác sĩ đang cầm nhiệt kế để xem nhiệt độ trong người của cậu bé, sau đó sẽ cho cậu uống thuốc. Tranh 2 : Ba người trí thức ở đây là ba kĩ sư cầu đường. Họ đang bàn bạc với nhau xem nên xây dựng cây cầu mới sao cho vững chắc nhất, đẹp nhất và đỡ tốn kém nhất. Tranh 3 : Người trí thức ở đây là một cô giáo dạy tiểu học. Trước mặt cô là các em học sinh đang chăm chú nghe cô nói. Cô giáo đứng trên bảng, viết lên đó hai chữ Tập đọc để bắt đầu cho một bài học mới. Tranh 4 : Những người trí thức ở đây là các nhà khoa học. Phòng thí nghiệm của họ có rất nhiều dụng cụ để làm các thí nghiệm về vật lí, về hoá học, về sinh vật học... Họ đang tiến hành các thí nghiệm để tìm ra những kết quả mong muốn phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Nghe và kể lại câu chuyện Năng niu từng hạt giống Bài làm Lương Định Của là một nhà khoa học lớn, ông đã lai tạo được nhiều giống lúa mới cho nước ta. Một lần, người bạn của ông ở nước ngoài gửi về Viện nghiên cứu của ông mười hạt giống. Giữa lúc trời rét đậm mà phòng thí nghiệm lại không đủ tiện nghi, sợ những hạt giống sẽ chết vì rét, ông đem mười hạt giống chia làm hai phần, mỗi phần năm hạt. Ông gieo trong phòng thí nghiệm năm hạt, còn năm hạt còn lại ông ngâm vào nước ấm, gói vào khăn. Mỗi tối, ông đem ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm làm cho thóc nảy mầm. Kết quả như ông dự đoán, năm hạt giống gieo trong phòng thí nghiệm đã nảy mầm rồi chết vì rét. chỉ có năm hạt thóc của ông Lương Định Của ủ ấm trong người là giữ được mầm xanh, chúng sinh sôi nảy nở rồi trở thành triệu hạt thóc ngoài cánh đồng.

Lê Công Hành [chữ Hán: 黎公衡; 24 tháng 2 năm 1606-7 tháng 7 năm 1661] là một quan lại thời Hậu Lê [Lê Trung Hưng]. Ông được tôn xưng là ông tổ nghề thêu cổ truyền tại Việt Nam.[1][2][3][4]

Theo thần phả của họ Bùi Trần[裴陳] gốc Mạc ở Quất Động thì Lê Công Hành vốn thuộc dòng dõi nhà Mạc. Năm 1546, Mạc Hiến Tông băng hà, triều đình nhà Mạc nổ ra biến loạn. Quân Nam triều nhân cơ hội nhà Mạc suy yếu, nhiều lần tiến quân ra Bắc đánh phá. Hoàng thất nhà Mạc tan tát khắp nơi, Quý phi Bùi Thị Ban đưa Mạc Phúc Đăng [con thứ của Mạc Hiến Tông] chạy tránh loạn về định cư ở thôn Quất Động, về sau đổi thành họ Bùi và họ Trần, lập nên chi họ Bùi Trần ở Quất Động.[5]

Lê Công Hành chính tên là Trần Quốc Khái [陳国概], sinh ngày 18 tháng Giêng năm Bính Ngọ[tức ngày 24 tháng 2 năm 1606], tại làng Quất Động, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam [nay là thôn Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội[6]]. Mạc Phúc Đăng là con bà Bùi Thị Ban về lánh nạn ở làng Quất Động. Tại đây, Mạc Phúc Đăng sinh con là Mạc Phúc Đồ. Mạc Phúc Đồ lại là ông nội của Trần Quốc Khái[7]. Vì ông được cho làm con nuôi của một người họ Bùi trong làng, nên còn có tên là Bùi Quốc Khái [裴国概], sau đổi tên thành Công Hành [公衡].

Tương truyền, từ nhỏ ông đã có tiếng ham học và hay chữ. Lớn lên, ông thi đỗ Tiến sĩ [vào khoảng triều vua Lê Thần Tông hoặc Lê Chân Tông]. Sau khi ra làm quan, ông được triều đình bổ dụng vào các chức vụ từ biên quận đến triều đình, thăng dần lên hàng Thượng thư, từng được cử đi sứ nhà Minh. Do lập được nhiều công trạng, ông được triều đình ban cho Kim tử Vinh Lộc Đại phu, chức Tả thị lang bộ Công, tước Thanh Lương hầu, được vua ban quốc tính. Do đó mà ông có tên Lê Công Hành.

Ông mất ngày 12 tháng Sáu năm Tân Sửu [7/7/1661],thọ 56 tuổi, được triều đình truy tặng hàm Thượng thư Thái bảo Lương Quận công. Ngày giỗ hàng năm của ông được xem là lễ giỗ tổ nghề của những làng sinh sống bằng nghề thêu tại Việt Nam.

Trước thế kỷ 18, người Việt đã biết nghề thêu và làm lọng từ lâu. Sử cũ từng ghi vào thời Trần, vua quan quen dùng đồ thêu và lọng. Năm 1289, vua Trần đã gửi tặng vua Nguyên một đệm vóc đỏ thêu chỉ vàng, một tấm thảm gấm viền nhiễu[8]. Tháng Giêng năm Quý Tỵ [1293], Trần Phu trong đoàn sứ nhà Nguyên sang Đại Việt có nhận xét: "Về phẩm hàm của các quan Đại Việt, ai cao ai thấp cứ nhìn vào lọng mà phân biệt. Hễ là khanh tướng thì đi ba cây lọng xanh, bậc thấp hơn thì đi hai lọng, rồi một lọng. Còn như lọng tía thì chỉ có những người trong hoàng tộc mới được dùng".[9]

Tuy vậy, nghề thêu ở Đại Việt trước thế kỷ XVIII còn đơn sơ, quanh quẩn với những màu chỉ ngũ sắc và chỉ kim tuyến, làm những mặt hàng phục vụ cho vua, quan, cho nhà chùa [thêu mũ, mãng, triều phục, nghi môn, cờ phướn…]. Trong ngôi mộ cổ đào được ở Vân Cát, Nam Hà, có niên đại khoảng thế kỷ 18, người ta thấy: bên cạnh cái quạt, có một túi trầu bằng gấm thêu kim tuyến, một túi đựng thuốc lào cũng bằng gấm thêu kim tuyến. Đến thời Bùi Công Hành, ông được cho là đã dạy cho người làng Quất Động những kỹ thuật thêu và làm lọng tân tiến hơn mà ông đã tiếp thu được trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc. Từ đó, nghề thêu và làm lọng trở nên phát triển hơn, lan dần ra nhiều làng nghề trên khắp cả nước. Để ghi nhớ công đức của ông, người dân làng nghề tại Thường Tín lập nên Đền Ngũ Xã [do dân 5 xã lập]. Trong đền có tấm bia Vũ Du Tiên sư bi ký ghi lại sự tích của tổ nghề thêu. Ngoài ra còn còn có một số đền thờ khác như như đình Tú Thị ở số 4 phố Yên Thái, quận Hoàn Kiếm,[7] hoặc đền thờ ở phố Hàng Lọng [nay thuộc khu vực đường Nam Bộ] nay không còn, [10], đình làng Nhị Khê thờ Tổ nghề tiện Lê Công Hành...[11]

Lễ giỗ tổ nghề của những làng sinh sống bằng nghề thêu tại Việt Nam thường được tổ chức vào ngày giỗ hàng năm của ông. Chỉ riêng tại Huế, lễ tế Tổ sư nghề thêu Lê Công Hành tại phổ Cẩm Tú - Huế lại được tổ chức vào ngày 22 tháng Giêng âm lịch hằng năm và ngày mồng 4 tháng Sáu âm lịch là ngày kỷ tổ.[12]

Phần này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện Phần bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây.

Ngay từ khi còn niên thiếu, Lê Công Hành đã nổi tiếng thông minh. Có lần đi đắp đê, vì sức yếu, không vác được hòn đất to, ông bị chôn chân ở đê. Một viên quan thị đi qua, thấy vậy hỏi duyên cớ, ông khai là học trò sức yếu. Viên quan thị liền nói.

- Nếu là học trò, ta ra cho một vế câu đối, đối được, ta tha cho về.

Ông gật đầu, viên quan thị đọc:

- Ông quan thị cắm đường cái tiêu trị hồng thuỷ cho dân được cậy.

Trần Quốc Khái liền đối lại:

- Trai Quất Động, thi đỗ bảng nhãn phù quân vương phỉ chí mới cam.

Phật tại tâm

Năm Bính Tuất [1646], Lê Công Hành được cử đi sứ sang Trung Quốc; không biết vì ông đã đối đáp điều gì ngang ngược hay là vì muốn thử trí thông minh của sứ thần Việt Nam, người ta nhốt ông lên trên một cái lầu cao và rút đi tất cả cầu thang. Ở trên lầu suốt một ngày trời, ông chẳng thấy một ai đem cơm nước đến. Họ định giam mình đến chết đói chắc? Làm thế nào mà xuống lầu được? Nhìn quanh quẩn ở trên lầu, chỉ thấy có một cái bàn thờ. Trước bàn thờ, dựng hai cái lọng có ngù xanh, ngù đỏ trông rất đẹp. Trên cao, treo một bức nghi môn diềm màn thêu rồng phượng. Giữa bệ bàn thờ, bày một ông Phật Di lặc, bụng to, sơn đen. Trước mặt Phật là một cái bát hương, một đĩa trầu, một bát nước. Dưới chân bệ, có một cái choé to đựng nước cúng. Tịnh không có thức gì ăn. Để quên cơn đói, ông uống tạm mấy bát nước. Chả lẽ uống nước lã mà sống được ư? Ông ngắm nhìn Phật Di lặc. Ông phật bụng to vui đời cũng như đang nhìn ông và cười với ông. Ông tò mò đến gần xem ông Phạt làm bằng gì? Bằng gỗ sơn đen chăng? Bằng đồng đen chăng? Ông lấy móng tay cậy vào lưng Phật thì thấy bật ra một mảng con, lấy tay bóp vụn ra được như bột. Ông thử nhấm nhấm một tí bột. Ô hay! Sao nó lại ngòn ngọt như bột bánh khảo! Ông liền cậy một miếng to hơn, ăn vào miệng thì thấy thơm ngon như bánh. Ông reo thầm:

- Lương thực của ta đây!

Thế là cứ ngày ba bữa, ông bẻ tay Phật, chân Phật, ra ăn và khát nước cũng múc ở trong vò. Ở trên lầu, buồn quá, chẳng có việc gì làm, ông tháo chiếc nghi môn xuống. Ông thấy chỉ màu, đường thêu rất khéo. Ông cẩn thận gỡ từng sợi chỉ ra xem cách thêu: Thêu con rồng thì mắt rồng, vẩy rồng, móng rồng, chân rồng… như thế nào? Thêu con phượng, thì mắt phượng, mỏ phượng, cánh phượng, lông phượng… như thế nào? Ông càng xem càng say mê như được đọc một quyển sách hay. Ông nghĩ bụng: Ta phải tìm hiểu cách thêu này để về truyền dạy cho bà con. Ông xem xét tỉ mỉ mọi đường thêu.

Tìm hiểu đầy đủ cách thêu chiếc nghi môn rồi, ông lại tháo cái lọng ra xem xét…

Ông ăn ông Phật đã gần hết. Vò nước uống đã gần cạn. Nhìn ra ngoài trời thấy đàn chim bay lượn, ông thèm cuộc sống tự do của chúng quá. Giá ông có hai cái cánh. Như sực nhớ ra điều gì, ông chạy vào xem hai cái lọng [lọng]. Ông giương lọng và đứng trên bàn thờ cao nhảy xuống sàn lầu. Lọng cản không khí đỡ ông rơi từ từ xuống sàn. Ông sung sướng nói với mình:

- Thế là đã có cách xuống lầu!

Ông gì chặt hai cán lọng vào người và nhảy từ lầu cao xuống đất. Hai cái lọng như hai cái ô to giương ra và đỡ ông rơi nhẹ nhàng xuống đất. Bọn lính gác ở cổng reo hò: "Sứ thần Việt Nam biết bay!".

  1. ^ Bùi Văn Vượng, Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam. NXB Văn Hóa Thông Tin, 2002. Tr.179 - 181
  2. ^ Hương Thanh, An Thành Đạt, Lưu giữ những giá trị của quá khứ. Hà Nội mới, 18/02/2017. Tr. 14.
  3. ^ Ngọc Vũ, Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam. NXB Văn Hóa Thông Tin, 2011. T.5. Tr. 1032 - 1038.
  4. ^ Yên Giang, Thường Tín đất danh hương. NXB Hà Tây, 2004. Tr.359 - 386.
  5. ^ “Dòng dõi của Lê Công Hành”.
  6. ^ “Làng nghề thêu truyền thống Quất Động”.
  7. ^ a b Đình Tú Thị và chuyện ông tổ nghề thợ thêu
  8. ^ Theo Từ Minh Thiện viết trong tập Thiên nam hành ký.
  9. ^ Theo Trần Phu viết trong An Nam tức sự.
  10. ^ Qua phố Hàng Lọng nhớ nghề thêu tay
  11. ^ Nguyễn Xuân Tham, Thường Tín đất danh hương. NXB Hà Tây, 2004. Tr.387 - 394.
  12. ^ Lễ tế Tổ sư nghề thêu

  1. Tạ Phong Châu, Nguyễn Quang Vinh, Nghiêm Đa Văn. Truyện các ngành nghề. Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, 1977

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Lê_Công_Hành&oldid=68268040”

Video liên quan

Chủ Đề