Trình bày là gì tin học 9

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Giải Bài Tập Tin Học 9 – Bài 7: Phần mềm trình chiếu giúp HS giải bài tập, giúp cho các em hình thành và phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

    • Sách Giáo Viên Tin Học Lớp 9

    Bài 1 trang 66 sgk Tin học 9: Ngoài bảng viết và hình vẽ, hãy liệt kê thêm một số công cụ hỗ trợ trình bày mà em biết.

    Trả lời:

    Ngoài bảng viết và hình vẽ, một số công cụ hỗ trợ trình bày mà em biết là: Slide, máy chiếu, micro,…

    Bài 2 trang 66 sgk Tin học 9: Hãy cho biết các chức năng chính của phần mềm trình chiếu.

    Trả lời:

    Các chức năng chính của phần mềm trình chiếu:

    – Tạo các bài trình chiếu dưới dạng tệp tin.

    – Trình chiếu các trang của bài trình chiếu, tức là hiển thị mỗi trang chiếu trên toàn bộ màn hình.

    Bài 3 trang 66 sgk Tin học 9: Nêu một vài ứng dụng của phần mềm trình chiếu.

    Trả lời:

    Một vài ứng dụng của phần mềm trình chiếu:

    – Tạo bài trình chiếu phục vụ các cuộc họp hoặc hội thảo.

    – Tạo các bài giảng điện tử phục vụ công việc dạy và học, các bài kiểm tra trắc nghiệm,…

    – Ngoài ra phần mềm có thể tạo ra các sản phẩm giải trí khác như tạo album ảnh, album ca nhạc,… với các hiệu ứng hoạt hình.

    Bài 4 trang 66 sgk Tin học 9: Hãy nhớ lại cách khởi động phần mềm soạn thảo văn bản Word và khởi động phần mềm trình chiếu PowerPoint theo cách tương tự. Quan sát các thành phần chính trên màn hình của PowerPoint [trang chiếu, các dải lệnh, các lệnh trên dải lệnh Home,…].

    Trả lời:

    Để khởi động phần mềm soạn thảo văn bản Word, em nháy đúp chuột vào biểu tượng Word ở trên màn hình khởi động của Windows. Thực hiện tương tự, em có thể khởi động phần mềm trình chiếu PowerPoint:

    Cửa sổ PowerPoint hiện ra:

    Bài đọc thêm 7 Trình bày những điểu cần biết Chúng ta đã biết trình bày [hay thuyết trình] là hoạt động chia sẻ hiểu biết và ý tưởng của mình về một đề tài nào đó với một hoặc nhiều người khác. Một bài trình chiếu được tạo ra bằng phần mềm trình chiếu chỉ là một công cụ để giúp việc trình bày đạt được mục tiêu mong muốn. Điều quan trọng hơn tất cả là người trình bày phải nắm vững nội dung của đề tài cần truyền đạt đến người nghe và các kiến thức liên quan. Tuy vậy, để bài trình chiếu đạt hiệu quả cao chúng ta còn cần phải quan tâm đến nhiều khía cạnh khác nữa. Ngoài một số ít người có những khả năng bẩm sinh về giọng nói, giao tiếp và sự tự tin nhất định, đa sô' những người khác đều phải qua học hỏi và luyện tập nhiều lần. Dưới đây là một sô' gợi ý. Cần nhấn mạnh rằng trình bày có hiệu quả là hoạt động trao đổi thông tin [hai chiều] giữa người trình bày [người nói] và những người nghe. Khi trình bày, thông tin được truyền tới người nghe theo ba cách thức: Nội dung trình bày, ngôn ngữ cơ thể của người trình bày [tư thế, hình thức, ánh mắt, giọng nói, cử chỉ, điệu bộ,...] và công cụ trực quan. 8. TINHỌC...THCS/Q4-B 1. Nội dung trình bày Nội dung là những gì cần truyền đạt bằng lời nói và chữ viết. Đây là phần quan trọng nhất khi trình bày, vì vậy cần phải chuẩn bị một cách cẩn thận. Một nội dung trình bày tốt, dễ hiểu và dễ nhớ phải gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung chính và phần kết luận. Phần mỏ đầu thường gồm hai mục: Chào hỏi, tự giới thiệu và giới thiệu tóm tắt nội dung. Theo các đánh giá thì phần này rất quan trọng vì người nghe thường quyết định chỉ trong vài ba phút đầu rằng họ có tiếp tục quan tâm đến đề tài sắp được trình bày hay không. Không có quy định cụ thể cho mục chào hỏi và tự giới thiệu, mục này hoàn toàn phụ thuộc vào sự sáng tạo của từng người. Riêng mục giới thiệu tóm tắt nội dung nên được trình bày dưới dạng liệt kê các nội dung chính. Đối với phần nội dung chính, em cần ghi nhớ hai điểm là hãy sử dụng số liệu, hình ảnh, biểu đồ [tức những thông tin cụ thể] để chứng minh những phát biểu của mình và nên sử dụng các nhóm từ chuyển tiếp, chẳng hạn, vấn đề thứ nhất là, bây giờ chuyển sang vấn đề thứ hai,... Riêng trong phần kết luận, hãy tóm tắt những điểm chính đã trình bày và cảm ơn người nghe. 2. Ngôn ngữ cơ thể của ngưòi trình bày Người nghe có thể thu nhận thông tin nhất định từ ngôn ngữ cơ thể của em, trong đó quan trọng nhất là tư thế, ánh mắt, cử chỉ và giọng nói. Tư thế chính là dáng đứng của em khi trình bày. Thông thường, thông qua tư thế người nghe sẽ đánh giá người nói có tự tin và hiểu biết về đề tài mình đang trình bày hay không. Hãy đứng thẳng một cách tự nhiên trước mặt những người nghe, nhưng đừng che mất những gì người nghe cần nhìn [như bài trình chiếu đang được trình chiếu chẳng hạn]. Mắt có thể giúp em truyền niềm tin đến người nghe. Qua ánh mắt của người nghe em cũng có thể tiếp nhận thông tin phản hồi và bước đầu đánh giá được người nghe có hiểu hoặc đồng tình với mình hay không. Nên nhớ quan sát người nghe theo mọi hướng ít nhất 3 giây trước khi bắt đẩu một nội dung nào đó và luôn luôn sử dụng ánh mắt để giao tiếp với người nghe trong suốt quá trình trình bày. Các cử chỉ của những bộ phận khác trên cơ thể em như tay, đầu,... cũng giúp truyền thông tin đến người nghe, chẳng hạn gật hoặc lắc đầu, giơ tay hoặc khoát tay,... Nên biểu lộ các cử chỉ dứt khoát và dùng nhiều dạng cử chỉ khác nhau trong suốt thời gian trình bày. Giọng nói là yếu tố quan trọng nhất truyền đạt thông tin đến người nghe. Khi trình bày em nên nói to hơn bình thường và điều chỉnh giọng nói của mình phù hợp với nội dung và người nghe. Công cụ trực quan Công cụ trực quan là tất cả những gì giúp người nghe thu nhận thông tin một cách trực quan. Bài trình chiếu PowerPoint chính là một trong số đó. Ngoài ra còn có các công cụ khác, ví dụ các áp phích, tranh ảnh, tờ phát cho người nghe, băng video, CD,... Hãy ghi nhớ ba điểm sau đây: Trước hết hãy tạo các công cụ trực quan tốt, nghĩa là sử dụng hình ảnh minh hoạ một cách hợp lí. Nên nhớ càng ngắn gọn, càng đơn giản càng tốt. Thứ hai, nên sử dụng bảng biểu hoặc biểu đồ khi cần trình bày số liệu. Bảng biểu sẽ giúp người nghe dễ so sánh hơn. Cuối cùng, nếu sử dụng tư liệu từ một nguồn nào đó [cho dù của bạn mình], cần trích dẫn nguồn một cách rõ ràng và minh bạch. Theo các gợi ý trên, chắc chắn rằng em sẽ dần nâng cao kĩ năng và sự tự tin để trình bày có hiệu quả.

    Hiệu ứng động trong bài trình chiếu là gì?

    Đề bài

    Hiệu ứng động trong bài trình chiếu là gì? Có mấy loại hiệu ứng động? Hãy nêu sự khác nhau của các loại hiệu ứng động đó.

    Lời giải chi tiết

    -  Hiệu ứng động trong bài trình chiếu là đổi lại cách xuất hiện của các đối tượng trong bài trình chiếu.

    - Có hai loại hiệu ứng động:

    • Hiệu ứng động: Hiệu ứng tạo cách thức cũng như thời điểm xuất hiện của các đối tượng trên trang chiếu [văn bản, hình ảnh, biểu đồ,...] khi trình chiếu.

    • Hiệu ứng chuyển trang chiếu: Hiệu ứng tạo cách thức cũng như thời điểm xuất hiện của các trang chiếu khi trình chiếu.

    - Lợi ích của việc sử dụng hiệu ứng động trong bài trình chiếu, đó là : 

     + Giúp cho việc trình chiếu trở lên sinh động và hấp dẫn hơn.

     + Giúp thu hút sự chú ý của người nghe tới những nội dung cụ thể trên trang chiếu;

     + Làm sinh động quá trình trình bày và quản lí tốt hơn việc truyền đạt thông tin.

    Loigiaihay.com

    1.1. Trình bày và công cụ hỗ trợ trình bày

    – Trình bày là hình thức chia sẽ kiến thức hoặc ý tưởng với một hoặc nhiều người.

    Ví dụ: giải bài toán trên bảng cho cả lớp, thuyết trình về một đề tài, …

    – Để việc trình bày hiệu quả hơn, ta dùng các hình vẽ hay biểu đồ.

    – Nội dung được chiếu cho mọi người cùng quan sát được gọi là trang chiếu và tập hợp các trang chiếu đó tạo thành bài trình chiếu.

    – Phần mềm trình chiếu là chương trình được ra đời nhằm giúp tạo chiếu nội dung trên màn hình.

     

    1.2. Phần mềm trình chiếu

    – Chức năng cơ bản của phần mềm trình chiếu:

    + Tạo các bài trình chiếu điện tử. Mỗi bài gồm một hay nhiều trang nội dung gọi là trang chiếu.

    + Trình chiếu các trang lên màn chiếu.

    – Mọi phần mềm trình chiếu đều có các công cụ soạn thảo văn bản đơn giản: nhập, sửa, xoá,…

    – Có thể làm cho các nội dung trên trang chiếu chuyển động để bài chiếu sinh động và hấp dẫn hơn.

    – Máy tính được nối với máy chiếu [projector] và chiếu nội dung trên màn chiếu rộng.

    – Ưu điểm: dễ dàng chỉnh sửa, tận dụng khả năng hiển thị màu sắc phong phú của màn hình máy tính.

    1.3. Phần mềm trình chiếu Power Point

    Có nhiều phần mềm trình chiếu khác nhau, trong đó Power Point của MicroSoft được sử dụng phổ biến nhất.

    – Ngoài các dải lệnh quen thuộc như phần mềm soạn thảo Word hay trang tính Excel, màn hình này còn có các đặc điểm sau:

    – Trang chiếu: nằm ở vùng chính cửa sổ, hiển thị nội dung.

    – Các dải lệnh đặc trưng:

    + Dải lệnh Slide Show: lệnh thiết đặt bài trình chiếu.

    + Dải lệnh Animations: lệnh tạo hiệu ứng chuyển động đối tượng trang chiếu.

    + Dải lệnh Transititions: lệnh tạo hiệu ứng chuyển tiếp các slide.

    1.4. Ứng dụng của phần mềm trình chiếu

    – Tạo bài trình chiếu phục vụ các cuộc họp, hội thảo, tạo các bài giảng điện tử phục vụ dạy và học,…

    – Tạo sản phẩm giải trí: album ảnh, album ca nhạc, …

    – In các tờ rơi, tờ quảng cáo, trình chiếu thông báo, quảng cáo trên máy tính.

    2. Bài tập minh họa

    Bài 1: Có thể sử dụng bài trình chiếu để:

    A. Giảng dạy

    B. Giải trí

    C. Quảng cáo

    D. Cả 3 câu a, b và c đều đúng

    Hướng dẫn giải

    Có thể sử dụng bài trình chiếu để tình bày cuộc họp, để dạy và học trong trường, giải trí và quảng cáo.

    → Đáp án D

     Bài 2: Chức năng chính của phần mềm trình chiếu là:

    A. Tạo các bài trình chiếu

    B. Trình chiếu các trang của bài trình chiếu

    C. Soạn thảo văn bản

    D. Câu a và b đúng

    Hướng dẫn giải

    Chức năng chính của phần mềm trình chiếu là tạo và trình chiếu các trang của bài trình chiếu dưới dạng điện tử.

    → Đáp án D

    Bài 3: Phần mềm trình chiếu là:

    A. Kompozer

    B. Microsoft Word

    C. Microsoft PowerPoint

    D. Auducity.

    Hướng dẫn giải

    Phần mềm trình chiếu là Microsoft PowerPoint. Phần mềm Kompozer [ tạo trang web], Microsoft Word [soạn thảo văn bản], Auducity [ ghi âm và chỉnh sửa âm thanh].

    → Đáp án C

    3. Luyện tập

    3.1. Bài tập tự luận

    Câu 1: Các bước khởi động phần mềm trình chiếu Microsoft PowerPoint là?

    Câu 2: Công cụ hỗ trợ trình bày là?

    Câu 3: Trong một bài trình chiếu có thể có bao nhiêu trang chiếu?

    3.2. Bài tập trắc nghiệm

    Câu 1: Trong số các hoạt động sau đây, hoạt động nào là hoạt động trình bày?

    A. Thầy giáo giảng bài trên lớp

    B. Em phổ biến kinh nghiệm học tập của mình cho các bạn nghe

    C. Bạn lớp trưởng phổ biến cho cả lớp về kế hoạch đi tham quan cuối tuần

    D. Tất cả các hoạt động trên

    Câu 2: Hoạt động không sử dụng phần mềm trình chiếu là:

    A. Tạo các bài giảng điện tử và các bài kiểm tra trắc nghiệm để phục vụ dạy và học

    B. Soạn thảo các chuyện ngắn hay các bài thơ

    C. Tạo và in các tờ rơi, tờ quảng cáo trên giấy

    D. Tạo các album ảnh, album ca nhạc,… để giải trí

    Câu 3: Trong số các hoạt động dưới đây, hoạt động nào không phải là hoạt động trình bày?

    A. Thầy giáo giảng bài trên lớp

    B. Em phổ biến kinh nghiệm học tập của mình cho các bạn cùng nghe

    C. Cô hướng dẫn viên trong Viện Bảo tàng giới thiệu cho khách tham quan về sự tiến hóa của các loài động vật

    D. Ghi bài vào vở

    Câu 4: Chọn các phát biểu sai trong các câu sau đây:

    A. Phần mềm trình chiếu được ứng dụng trong dạy và học, trong các bài kiểm tra,…

    B. Phần mềm trình chiếu được dùng trong việc tạo ra các album ảnh, album ca nhạc

    C. Phần mềm trình chiếu được dùng để tạo trang tính và thực hiện các tính toán trên đó

    D. Phần mềm trình chiếu được dùng để in tờ rơi quảng cáo

    4. Kết luận

    Sau khi học bài học này các em cần nắm vững một số nội dung trọng tâm sau đây

    – Khái niệm phần mềm trình chiếu.

    – Ứng dụng của trình chiếu trong cuộc sống và trong học tập.

    Video liên quan

    Chủ Đề