Trình tự nhớ thương của Thúy Kiều trong đoạn thơ trên có hợp lý hay không vì sao

[3] Nỗi nhớ thương của Kiều hướng tới những ai? Nỗi nhớ thương đó được thể hiện qua những hình ảnh, từ ngữ nào? Nhận xét về Thúy Kiều từ những nỗi niềm thương nhớ đó.


Trong cảnh ngộ cô đơn, bẽ bàng, Thúy Kiều nhớ về người yêu và cha mẹ. Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau vì những lý do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Nếu như khi nhớ Kim Trọng, Kiều hồi tưởng lại những kỉ niệm trong tình yêu, thì khi nhớ tới cha mẹ lòng nàng lại đầy xót xa và lo lắng. Những từ ngữ hình ảnh thể hiện điều đó:

-  Khi nhớ về Kim Trọng, Kiều nhớ tới lời thề đôi lứa: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng.” Chữ “tưởng” vừa là nhớ vừa là hình dung, tưởng tượng ra hình ảnh của người yêu. “Dưới nguyệt chén đồng” là đang nhớ về kỷ niệm mình cùng Kim Trọng uống rượu thề nguyền dưới ánh trăng. Kiều còn tưởng tượng ra cảnh Kim Trọng ở quê nhà đang hướng về mình, tin tưởng và chờ mong uổng công vô ích: “Tin sương luống những rày trông mai chờ”

“Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”: Câu thơ có hai cách hiểu

  • Tấm lòng Kiều nhớ thương Kim Trọng không bao giờ phai mờ, nguôi quên.
  • Tấm lòng của Kiều đã bị Mã Giám Sinh làm cho hoen ố, phải gột rửa đến bao giờ cho sạch.

- Khi nhớ về cha mẹ, tác giả dùng từ “xót” để thể hiện tấm lòng xót xa, lo lắng cho cha mẹ của Thúy Kiều. Nàng thương cha mẹ khi sáng, khi chiều tựa cửa ngóng tin con trong vô vọng. Nàng xót xa khi nghĩ đến cha mẹ tuổi già sức yếu mà mình không thể ở bên chăm sóc. Không biết giờ đây ai là người chăm lo “quạt nồng ấp lạnh”. Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”, điểm cố Xuân Lai, gốc Tử đều để nói về tâm trạng nhớ thương và tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều.

=> Trong cảnh ngộ bơ vơ nơi góc bể chân trời, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng quên đi cảnh ngộ bản thân để nghĩ đến Kim Trọng và cha mẹ. Điều đó cho thấy Kiều là người có tấm lòng thủy chung, người con hiếu thảo,  người có lòng vị tha đã trân trọng.


Từ khóa tìm kiếm Google: giải bài 7 cảnh ngày xuân – kiều ở lầu ngưng bích, cảnh ngày xuân – kiều ở lầu ngưng bích trang 57, cảnh ngày xuân – kiều ở lầu ngưng bích sách vnen ngữ văn 9, giải ngữ văn 9 sách vnen chi tiết dễ hiểu.

Câu hỏi: Em hãy nhận xét về trình tự thương nhớ của Thúy Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Theo em thứ tự đó có hợp lý không?

Câu 2 [trang 95 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]

Tám câu thơ tiếp theo nói lên nỗi nhớ thương của Kiều.

a. Trong cảnh ngộ của mình nàng đã nhớ đến ai? Nhớ ai trước, ai sau? Nhớ như thế có hợp lí không? Vì sao?

b. Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khau nhau với những lí do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Em hãy phân tích nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh để làm sáng tỏ điều đó.

c. Em có nhận xét gì về tấm lòng Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng?

Lời giải 1

a

- Kiều nhớ cha mẹ và Kim Trọng

- Nhớ tới Kim Trọng trước, cha mẹ sau.

- Trình tự hợp lí. Vì: Nguyễn Du để Kiều nhớ tới Kim Trọng trước là hoàn toàn phù hợp với diễn biến tâm lí của nhân vật trong cảnh ngộ cụ thể, đảm bảo tính chân thực cho hình tượng. Trong tình cảnh bị Mã Giám Sinh làm nhục, lại ép tiếp khách làng chơi nên hiện trạng tâm lí Kiều là nỗi đau đớn về “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”, là nỗi buồn nhớ người yêu, nuối tiếc mối tình đầu đẹp đẽ.

b.

- Kiều nhớ tới Kim Trọng, tưởng tượng ra cảnh chàng Kim cũng đang nhớ về mình, mong ngóng mà vẫn bặt tin [Tưởng người dưới nguyệt chén đồng – Tin sương luống những rày trông mai chờ]; tâm trạng Kiều đau đớn, xót xa, tủi phận: Bên trời góc bể bơ vơ – Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

- Kiều nhớ đến cha mẹ, thương cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng tin con [Xót người tựa cửa hôm mai], ngậm ngùi vì tuổi già trước sự khắc nghiệt của thời gian [Sân Lai cách mấy nắng mưa – Có khi gốc tử đã vừa người ôm], day dứt vì mình không được ở bên để báo đáp công ơn sinh thành [Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ].

c. Kiều đã hi sinh thân mình vì đạo hiếu, khi lâm vào tình cảnh đáng thương, nàng lại một lòng nhớ đến Kim Trọng, nhớ thương cha mẹ, quên cả cảnh ngộ của mình. Trong đoạn trích này, Kiều hiện ra với đức vị tha cao đẹp.

Lời giải 2

a, Trong cảnh ngộ đó Kiều đã nhớ đến gia đình và nhớ đến Kim Trọng. Nàng nhớ Kim Trọng trước, nhớ cha mẹ sau. Nhớ như vậy cũng là hợp lí vì trước khi Kiều bị bán đi Kim Trọng không biết. Nàng đã phụ tấm chân tình của Kim Trọng lo rằng chàng đang chờ đợi và tìm kiếm mình. Nhớ cha mẹ sau vì thương nỗi cha mẹ ở nhà không có ai chăm, ốm đau không có ai nâng giấc

b, - Nhớ Kim Trọng: Thể hiện qua lời thề nguyền dưới ánh trăng, qua sự thương xót Kim Trọng phải chờ đợi nàng một cách uổng công. Đặc biệt được thể hiện qua từ “tấm son”: Kiều muốn khẳng định với Kim Trọng tấm lòng của mình, sợ rằng chàng nghĩ mình là kẻ phụ tình

    - Nhớ cha mẹ: được thể hiện qua từ “xót người tựa cửa”, “quạt nồng ấp lạnh” lo cho cha mẹ hàng ngày đứng cửa chờ trông mình, không có ai ở nhà chăm sóc, nâng giấc

c. Qua đó cho thấy Kiều là một người trọng tình nghĩa, thủy chung, son sắt, là một người con có hiếu, yêu thương cha mẹ.

Em hãy nhận xét về trình tự thương nhớ của Thúy Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Theo em thứ tự đó có hợp lý không?

Các câu hỏi tương tự

e. Em hãy nhận xét về trình tự thương nhớ của Thúy Kiều trong đoạn trích trên. Theo em thứ tự đó có hợp lý không?

Qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, em hãy nhận xét tình cảm của tác giả đối với Thúy Kiều.

Phần II. Tự luận

Qua các đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, “Mã Giám Sinh mua Kiều”, “Thúy Kiều báo ấn báo oán”, em hãy phân tích giá trị nhân đạo của “Truyện Kiều” ?

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã nói lên bao nỗi nhớ và buồn thương của Thúy Kiều. Đó là nỗi buồn thương nhớ ai?

A. Nhớ hai em.

B. Nhớ cha mẹ và Kim Trọng.

C. Nhớ quê nhà.

D. Nhớ về tuổi thơ vui vẻ, hạnh phúc.

Trình tự thương nhớ của Thúy Kiều: nhớ Kim Trọng trước, sau đó nhớ cha mẹ. Theo nhiều nhà hủ nho thì như vậy là không đúng với truyền thống dân tộc, thật ra lại là rất hợp lý với tâm lý của Thúy Kiều lúc bấy giờ.

- Kiều bán mình chuộc cha mẹ và em là đã thể hiện chữ hiếu của bản thân với công lao cha mẹ, nên nàng phần nào đỡ day dứt.

- Đối với Kim Trọng, Kiều nhận thấy mình như một kẻ phụ tình, không đền đáp được tình cảm và tấm lòng của người yêu.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Hoàn cảnh, không gian sống của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích được tác giả miêu tả như thế nào?

Xem đáp án » 23/06/2020 2,575

Ghi lại các từ láy có trong phần cuối của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” và cho biết dụng ý nghệ thuật của chúng.

Xem đáp án » 23/06/2020 1,753

Nêu vị trí của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trong tác phẩm “Truyện Kiều”.

Xem đáp án » 23/06/2020 1,464

“Người tựa cửa hôm mai” được nói tới trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là ai? Những suy nghĩ của nàng Kiều về người đó được thể hiện như thế nào?

Xem đáp án » 23/06/2020 1,162

Qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, em hãy so sánh hai câu thơ của Nguyễn Du: “Cỏ non xanh tận chân trời” và câu “Buồn trông nội cỏ rầu rầu”.

Xem đáp án » 23/06/2020 810

Phân tích biện pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc của tác giả Nguyễn Du trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

Xem đáp án » 23/06/2020 422

Video liên quan

Chủ Đề