Trong xây dựng nhà cột gỗ được lấy từ phận nào của cây

Bạch đàn là một loại cây lâm nghiệp được trồng nhiều ở nước ta và đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng. Điều đó có được nhờ bạch đàn có nhiều công dụng vào đời sống con người. Từ lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, xây dựng cho đến y học. Và từ rất lâu rồi gỗ bạch đàn đã được sử dụng để làm vật liệu xây dựng. Người ta thường gọi là cây chống bạch đàn hay cừ bạch đàn. Vậy sử dụng loại vật liệu này như thế nào, công trình nào nên được áp dụng. Những câu hỏi đó sẽ được Cừ Tràm Đại Nam giải đáp qua bài viết dưới đây.

Gỗ bạch đàn phù hợp với nhiệm vụ nào?

Ưu nhược điểm của gỗ bạch đàn

Trước khi trả lời cho câu hỏi cây chống bạch đàn phù hợp với nhiệm vụ nào của một vật liệu xây dựng. Trước hết chúng ta phải nắm rõ ưu, khuyết điểm của nó. Nhờ nguồn cung cấp dồi dào đến từ các cánh rừng bạch đàn. Mà giá thành mua cây bạch đàn là không quá đắt đỏ. Do đó giá thành của loại vật liệu xây dựng này là rẻ so với các loại vật liệu khác. Cụ thể so với bê tông cốt thép thì giá của cừ bạch đàn chỉ có khoảng phân nửa.

Gỗ Bạch Đàn

Lực chịu nén, hay khả năng đỡ một trọng lượng lớn của cây chống bạch đàn là rất tốt. Theo đánh giá của giới chuyên môn. Nó thuộc tốp đầu về khả năng này. Và còn có độ dẻo mà nhiều loại cây thân gỗ khác không có được. Tuy nhiên nhược điểm của gỗ bạch đàn độ bền của nó khi ở trong môi trường đất là không tốt. Bởi vì bạch đàn không phải là một loài cây chịu nước giống như cừ tràm.

Nên sử dụng gỗ bạch đàn cho nhiệm vụ gì ?

Qua phân tích ưu nhược điểm có thể thấy. Gỗ bạch đàn phù hợp để làm cột chống hơn hay đơn giản là làm giàn giáo. Bởi để xử lý gia cố nền đất yếu thì bạch đàn không phù hợp mà điều này sẽ được cừ tràm thực hiện tốt hơn rất nhiều. Nhờ khả năng chống đỡ và độ dẻo dai. Nên gỗ bạch đàn thường được sử dụng làm cây chống cho các công trình xây dựng. Hiểu rõ được điều này sẽ giúp chúng ta phân biệt được cách sử dụng của cừ bạch đàn và cừ tràm khác nhau như thế nào. Từ đó có cái nhìn bao quát và cụ thể hơn với hai loại vật liệu xây dựng khá phổ biến này.

>> Xem thêm: So sánh cây cừ tràm và cừ bạch đàn trong xây dựng. Xem thêm: Các nghiên cứu về tính chất và cách sử dụng gỗ cừ tràm

Chủ Đề