Trước khi sinh mổ phải nhịn ăn bao lâu

Thay vì lo lắng khi bị chỉ định phẫu thuật, mẹ nên chủ động tìm hiểu thông tin cũng như biết những điều cần chuẩn bị trước khi sinh mổ.

Chuẩn bị trước khi đẻ mổ sẽ có một số điều khác biệt “nho nhỏ” so với sinh thường. Tuy nhiên, nếu mẹ biết 4 điều sau đây, dù sinh mổ cũng chẳng còn gì đáng lo nữa. Cùng Huggies tìm hiểu những điều cần biết khi sinh mổ mẹ nhé!

Tham khảo: Sinh mổ lần 2

Sinh mổ là gì?

Theo Whattoexpect, sinh mổ [mổ lấy thai], là một thủ thuật y khoa để đưa em bé ra ngoài thông qua vết cắt ở bụng và tử cung của người mẹ. 

Dưới đây là một số lý do tại sao người mẹ không thể sinh thường, cần phải sinh mổ: 

  • Mẹ mắc các bệnh mãn tính như: bệnh tim, tiểu đường, cao huyết áp. 
  • Mẹ lớn tuổi tỉ lệ thuận với khả năng sinh mổ. 
  • Mẹ thừa cân hoặc béo phì hoặc tiểu đường thai kỳ. 
  • Mẹ mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người hoặc herpes. 
  • Mẹ đang có vết thương nhiễm trùng hoặc có tiền sử nhiễm trùng như dương tính với HIV hoặc bị nhiễm herpes sinh dục đang hoạt động, cả hai loại vi-rút này đều có thể truyền sang con bạn trong quá trình sinh nở.  
  • Thất bại trong bước chuyển dạ, cổ tử cung không mở đủ để em bé di chuyển xuống âm đạo. 
  • Dây rốn của bé có thể bị chèn ép hoặc nhịp tim của bé cho thấy không thể vượt qua cuộc sinh thường. 
  • Mang đa thai như sinh đôi hoặc sinh ba cần phải thực hiện sinh mổ 
  • Có vấn đề với nhau thai. Nếu nhau thai chặn một phần hoặc hoàn toàn lỗ mở cổ tử cung [nhau tiền đạo] hoặc đã tách khỏi thành tử cung [nhau bong non]. 
  • Kích cỡ của bé quá lớn khiến không thể sinh thường 
  • Mang thai ngôi ngược, ngôi ngang... 
  • Thai nhi được chuẩn đoán mắc bệnh bẩm sinh. 
  • Mẹ có các biến chứng trong quá trình sinh: chứng tiền sản giật [huyết áp cao do mang thai] hoặc sản giật [một biến chứng hiếm của tiền sản giật ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây co giật]. 
  • 4 điều cần chuẩn bị trước khi sinh mổ

    Tâm lý phải vững vàng

    Với sự tân tiến của y học hiện đại, sinh mổ đã trở nên phổ biến cũng như an toàn hơn rất nhiều. Thống kê cho thấy, có tới 40% mẹ mang thai vượt cạn nhờ phẫu thuật. Con số này thậm chí còn cao hơn ở các thành phố lớn. Vì vậy, mẹ không phải là trường hợp hiếm hoi bị chỉ định sinh mổ đâu. Yên tâm nhiều hơn một chút rồi nhé!

    Hiểu rõ về sinh mổ cũng như quá trình sinh mổ như thế nào, cách chăm sóc vết mổ sau sinh ra sao, sinh mổ bao lâu thì lành… sẽ giúp mẹ bầu vững vàng tâm lý hơn. Ngoài ra, khi đã biết cách chăm sóc cơ thể sau sinh mổ, mẹ cũng giảm thiểu được nguy cơ nhiễm trùng sau sinh.

    Không chào đời qua ngõ âm đạo như các bé sinh thường, bé sinh mổ sẽ được bác sĩ đưa ra ngoài qua một cuộc phẫu thuật

    Nếu có bất cứ vấn đề thắc mắc gì về sinh mổ hay sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi trong bụng, mẹ có thể trao đổi thêm với bác sĩ trong các buổi khám thai. Ngoài ra, mẹ có thể rủ anh xã tham gia các lớp tiền sản. Tại đây, các chuyên viên y tế sẽ hướng dẫn chi tiết cách mẹ chăm sóc cơ thể trước và sau khi sinh.

    Tham khảo: Ca sinh mổ mất bao lâu

    Sẵn sàng đồ dùng cá nhân! 

    Hầu hết các bệnh viện đều có đồ mặc trong viện nên mẹ không cần thiết phải mang quá nhiều quần áo. Tuy nhiên, khác với sinh thường được xuất viện sau 2-3 ngày, các mẹ sinh mổ thường phải ở lại theo dõi lâu hơn, khoảng 5-7 ngày. Vì vậy, mẹ nên chuẩn bị thêm một số đồ dùng sinh hoạt cá nhân.

    Các mẹ sinh mổ thường biết chính xác thời điểm mình sẽ nhập viện. Nhưng đừng vì vậy mà chờ “nước đến chân mới nhảy” mẹ nhé! Mẹ có thể chuẩn bị đồ đi sinh của mình với giấy tờ tùy thân, sổ khám thai, giấy tờ y tế và một số đồ dùng cho bé như tã dán lọt lòng Huggies® Việt Nam với thiết kế Bọc Kén Con Tằm chẳng hạn. Đây sẽ là vật dụng gắn bó hầu như 24/7 với bé mới lọt lòng trong suốt giai đoạn đầu đời luôn mẹ ơi. Mẹ cứ chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng. Khi “giờ G” điểm, mẹ chỉ cần xách đồ và đi sinh mà thôi.

    Tham khảo: Những đồ dùng cần thiết cho trẻ mới lọt lòng

    Vệ sinh cơ thể trước khi sinh mổ

    Nhiễm trùng sau sinh là một trong những biến chứng nguy hiểm hàng đầu với các mẹ sinh mổ. Vì vậy, chuẩn bị trước khi sinh mổ, mẹ nên chủ động vệ sinh cơ thể bằng xà phòng diệt khuẩn để loại bỏ các vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng trên da.

    Trước khi bước vào phòng mổ mẹ đừng quên vệ sinh sạch sẽ cơ thể với xà phòng diệt khuẩn

    Ngoài tắm, mẹ cũng nên dọn sạch “khu rừng rậm rạp” ở phía dưới nữa nhé! Khi thực hiện thủ thuật đưa bé ra khỏi bụng mẹ, bác sĩ sẽ rạch một đường ở bụng dưới. Việc “dọn cỏ” sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.

    Tham khảo: Chăm sóc sau sinh mổ

    Không ăn trước khi sinh mổ 6 tiếng 

    Trước khi sinh mổ nên ăn gì? Giống như tất cả những ca phẫu thuật có sử dụng biện pháp gây tê tủy sống, mẹ sinh mổ không nên ăn bất cứ thứ gì trước khi vào phòng mổ ít nhất 6 tiếng. Vì thức ăn trong dạ dày nếu chưa kịp tiêu hóa hết có thể trào ngược trong quá trình sinh, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé cưng trong bụng.

    Nếu được chỉ định mổ vào buổi sáng, mẹ nên nhịn ăn từ tối hôm trước. Thêm nữa, những thực phẩm gây khó tiêu hóa như sữa, bánh kem… cũng nằm trong danh sách “cấm” mẹ nhớ nhé!

    Có tới gần 40% phụ nữ mang thai vượt cạn nhờ phương pháp sinh mổ. Vì vậy, mẹ bầu không cần quá lo tới vấn đề này, nhất là khi bạn đã chuẩn bị trước khi sinh mổ kỹ càng.

    Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng đưa ra một số lời khuyên:

    Với các sản phụ đã có chỉ định mổ từ trước: Khi có chỉ định sanh mổ từ trước, mẹ có thể chọn gói mổ lấy thai trong ngày để tiết kiệm thời gian.

    - Nên chuẩn bị tất cả đồ đạc, giấy tờ, tiền đóng tạm ứng từ tối hôm trước. Tất cả nữ trang, tài sản đắt tiền nên để ở nhà và nên mang theo thẻ ATM để đề phòng. 


    - Nên sắp đặt sẵn một người nhà đi với mẹ vào sáng mai. Tối đó, mẹ nên ngủ sớm và giữ sức khỏe và tâm lý ổn định vì còn hành trình dài phía trước. Nếu mẹ lo lắng mất ngủ, hậu phẫu mẹ có thể mất sức và vì thế, hồi phục đi lại vận động cũng chậm hơn.
    - Sáng sớm 5-6 giờ, mẹ nên nhập viện sớm để làm các thủ tục hành chính và thử xét nghiệm máu, siêu âm nếu cần. Khoảng 1-2 giờ sẽ có kết quả xét nghiệm máu và mẹ sẽ chờ mổ theo sự đều động của khoa phòng
    - Trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm máu, mẹ có thể làm thêm các thủ tục còn lại như đăng ký mổ gia đình đang được thực hiện tại bệnh viện Từ Dũ [chồng hay người nhà sẽ được tham gia vào phòng mổ để ngồi bên cạnh thai phụ, trực tiếp trấn thai phụ, chia sẻ niềm vui và chụp lại các khoảng khắc đáng nhớ khi bé yêu chào đời]. 

    Trước khi sinh mổ có được ăn gì không là câu hỏi chung của nhiều mẹ bầu đang chuẩn bị lên bàn sinh con. Tham khảo bài viết này để có thêm thông tin mẹ nhé! 

    Những mẹ bầu chuẩn bị lâm bồn có rất nhiều điều kiêng cử để giúp cho quá trình sinh em bé được thuận lợi hơn. Vậy trước khi sinh mổ có được ăn gì không? Đây hẳn là thắc mắc của các ông bố bà mẹ vừa được thăng chức. Để trả lời được nghi vấn này hãy cùng theo dõi thông tin sau đây để đảm bảo quá trình “vượt cạn” được diễn ra thuận lợi.

    Mẹ trước khi sinh mổ có được ăn gì không? 

    Trước khi sinh mổ có được ăn gì không? Việc chị em sản phụ phải nhịn ăn là quy định quen thuộc cần phải làm theo. Vậy mẹ trước khi sinh mổ nên ăn gì và mẹ cần phải nhịn ăn bao lâu trước khi mổ là hợp lý nhất? 

    Thông thường những mẹ bầu chuẩn bị sinh mổ sẽ được các bác sĩ dặn dò không nên ăn uống gì từ 6 đến 8 tiếng trước khi ca mổ xảy ra. Lý do là khi sinh mổ, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê, gây mê cho mẹ nên nếu ăn uống sẽ gây ảnh hưởng có hại đến ca mổ và đến tình trạng sức khỏe của người mẹ.

    Trước khi sinh mổ từ 6 - 8 tiếng các mẹ nên nhịn ăn theo yêu cầu của bác sĩ

    Khi những thức ăn được nạp vào trước đó cách ca mổ quá gần, chưa kịp tiêu hóa hết sẽ có nguy cơ trào ngược vào phổi của mẹ. Điều này đồng nghĩa với việc, nguy cơ khiến phổi bị tổn thương là rất cao và có thể gây ra những phản ứng viêm nhu phổi cấp tính gây nguy hiểm cho mẹ. Tuy nhiên, để đảm bảo giữ được sức khỏe thì mẹ có thể ăn một số loại thức ăn nhẹ dễ tiêu hóa vào buổi tối trước ngày phẫu thuật. Đây cũng chính là đáp án cho câu hỏi “trước khi sinh mổ có được ăn gì không?”

    Mẹ trước khi sinh mổ nên ăn gì? 

    Trước khi có lịch sinh mổ thì các mẹ nên bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể mình lẫn bé

    Khi nhận được thông tin bác sĩ chỉ định rằng đã có kế hoạch và lên lịch sẵn cho cuộc phẫu thuật của mình sắp đến, các mẹ sẽ có khoảng thời gian từ vài ngày đến một tuần để chuẩn bị những điều cần thiết. Trong thời gian này, các mẹ được khuyên là nên tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu đạm như thịt lợn, thịt gà, hải sản, đậu phụ,...cùng các sản phẩm từ sữa ít béo. Những thực phẩm này sẽ giúp cơ thể mẹ dự trữ nguồn protein dồi dào, giúp cho vết thương sau phẫu thuật mau lành.

    Bên cạnh bổ sung những dưỡng chất cần thiết thì mẹ cũng nên uống nhiều nước lọc, khi đi vệ sinh thấy nước tiểu càng nhạt màu càng tốt. Việc cung cấp lượng nước đầy đủ cho cơ thể này sẽ giúp mang đến cảm giác thoải mái, giúp cơn đau nhức sau phẫu thuật sẽ thuyên giảm. Không chỉ như thế, mẹ bầu uống nhiều nước giúp cho tinh thần trở nên tươi vui, tràn đầy năng lượng, giảm đi căng thẳng khi chờ phẫu thuật.

    Vậy mẹ trước khi sinh mổ có được ăn gì không? Những gợi ý trên dành cho thời gian chuẩn bị khi nhận được thông tin lịch mổ. Nhưng nếu cận thời gian mổ, những bữa ăn cuối cùng trước khi sinh mổ thì các mẹ phải nhịn ăn trong khoảng từ 8 đến 12 tiếng tiếp theo. Trong thời gian này mẹ có thể sử dụng những thức ăn loãng như súp, nước lọc, nước yến. Các thực phẩm này nhanh chóng được cơ thể hấp thụ và không làm chậm quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên không vì thế mà các mẹ dùng nhiều và ăn no trong thời gian này.

    Những điều mẹ cần lưu ý trước khi sinh mổ

    Để được mẹ tròn con vuông thì các mẹ nên chú ý một số lưu ý của bác sĩ

    Bên cạnh vấn đề trước khi sinh mổ có được ăn gì không thì các mẹ cần lưu ý thêm một số vấn đề sau để quá trình sinh mổ được diễn ra thuận lợi hơn:

    • Cần nắm rõ thời gian nhịn ăn mổ trước khi phẫu thuật do bác sĩ chỉ định. Đêm trước ngày phẫu thuật, mẹ nên uống những loại thức uống dễ tiêu hóa và nước lọc là tốt nhất. 
    • Nên tránh ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ khi chuẩn bị lên ca mổ.
    • Không nên ăn các loại trái cây như lê, cam, táo...và các loại rau cải trước khi sinh.
    • Nếu mẹ đang sử dụng các loại vitamin, thực phẩm chức năng thì nên ngừng uống khoảng 3 tuần trước khi sinh bởi chúng chứa một số loại gây ảnh hưởng nhịp tim, huyết áp gây nguy cơ xuất huyết. 
    • Nếu các mẹ muốn mua đồ dùng dược phẩm thì nên xin ý kiến bác sĩ.

    Yến sào -  Giúp mẹ cùng bé vượt cạn thành công

    Trước khi nhận được lịch mổ của bác sĩ, việc bổ sung dinh dưỡng bằng yến sào sẽ giúp cơ thể mẹ đầy đủ năng lượng, bé đủ chất dinh dưỡng, giúp ích cho vết thương mổ sau này. Theo các nghiên cứu khoa học, yến sào là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng với thành phần có nhiều loại vitamin, 18 loại acid amin và các khoáng chất khác giúp mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng và nước, giảm lo âu, có đầy đủ sức khỏe khi lên ca mổ.

    Bên cạnh đó, những dưỡng chất thiết yếu có trong yến này sẽ giúp mẹ sau khi phẫu thuật nhanh lành vết thương và phục hồi sức khỏe. Các món ăn được chế biến từ Yến sào đa phần là những món chứa nhiều nước, không nhiều thành phần khó tiêu ví như: Yến chưng tươi đường phèn, yến chưng táo đỏ, yến chưng gừng,... 

    Mách nhỏ: Hiện nay ngoài sản phẩm Yến Thô, Yến Được Làm Sạch thì Thượng Yến còn mang đến cho quý khách sản phẩm Yến Chưng Tươi Thượng Yến - bí quyết chỉ với 1 phút mỗi ngày nhưng cam kết đem lại cho mẹ bầu kết quả trong thời gian sớm nhất. Các mẹ nếu không có thời gian xuống bếp có thể chọn sản phẩm này, với thực đơn 12 vị đa dạng và làm theo yêu cầu, chưng hoàn toàn thủ công từ 100% yến sào nguyên chất nên các mẹ hãy an tâm chất lượng dinh dưỡng trong sản phẩm Yến Chưng Tươi Thượng Yến nóng hổi, giao chỉ trong 2 giờ ngay sau khi đặt hàng.

    ***

    Với những thông tin trên chắc hẳn đã giúp các mẹ có được câu trả lời cho thắc mắc “trước khi sinh mổ có được ăn gì không?”. Với mỗi cơ địa người mẹ có đặc điểm khác nhau nên trước khi lên ca mổ thì các mẹ bầu nên xin ý kiến bác sĩ về khẩu phần ăn dinh dưỡng của mình để đạt được an toàn và hiệu tốt nhất.

    Video liên quan

    Chủ Đề