Trường Đại học chính quy gồm những trường nào

Trường đại học, học viện và viện hàn lâm là các cơ sở giáo dục bậc cao đào tạo các bậc đại học và sau đại học, mang tính mở. Chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, danh giá với nhà tuyển dụng, phạm vi ảnh hưởng của trường và thành tích cựu sinh viên tạo nên danh tiếng của trường đại học. Theo chiều dài lịch sử, trường đại học đầu tiên tại Việt Nam được thành lập từ năm 1076, dạy Nho giáo. Tiếp nối theo đó, đại học theo thiết chế hiện đại đầu tiên của Việt Nam cũng như 5 nước Bán đảo Đông Dương được thành lập từ năm 1907 mang tên Viện Đại học Đông Dương [Đại học Quốc gia Hà Nội ngày nay].[1]

Các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam gồm các Hệ thống trường đại học tập hợp nhiều trường đại học thành viên cùng các trường đại học chuyên ngành, đa ngành và học viện, với Hà Nội là đầu tàu về giáo dục.[2] Đối với các trường đại học công lập có hai cơ chế hoạt động chính đó là nhà nước kiểm soát và tự chủ. Với cơ chế tự chủ các trường đại học sẽ được quyền chủ động về vấn đề nhân sự, chương trình đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học và tài chính vì vậy nhà nước giảm ngân sách cấp cho nhóm trường này.[3][4] Tuy vậy theo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 Trung ương Đảng của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, tổng quyết toán chi ngân sách cho hệ thống giáo dục công lập cho năm gần nhất đã là 248 nghìn tỉ đồng.[5][6]

Đối với đại học tư thục, từ năm 1988 Đảng và Nhà nước đã có chủ trương xã hội hóa giáo dục, cấp phép cho đại học tư thục được hoạt động. Đại học tư thục là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giáo dục được kiểm soát và quản lý bởi một cá nhân hoặc một tổ chức trong hoặc ngoài nước, có quyền tự quyết về hoạt động kinh doanh của mình.[7] Nhưng tự do trong kinh doanh giáo dục để lại bất cập về chất lượng nên dựa trên kết quả đào tạo thực tiễn,[8] kể từ ngày 17/04/2009 theo quyết định số 61/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ[9] Bộ Giáo dục và Đào tạo đã áp chế quy định ngừng cấp phép đào tạo nhóm ngành giáo dục, luật, chính trị, báo chí, công an, quân đội cho các trường đại học tư thục.[10]

Học viện hay viện hàn lâm là mô hình giáo dục được phát triển từ đại học, ra đời sau này. So với đại học, học viện và viện hàn lâm chú trọng nghiên cứu hơn. Viện hàn lâm là cơ sở giáo dục bậc cao cấp cao nhất, thành viên của viện hàn lâm thường bao gồm những cá nhân xuất chúng trong những lĩnh vực có liên quan, những người được các thành viên khác bầu chọn, hoặc được chính phủ bổ nhiệm, chỉ đào tạo bậc sau đại học. Giá trị văn bằng được cấp bởi đại học và học viện là tương đương nhau.

Theo quy định về thời gian đào tạo ở bậc đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian đào tạo bậc đại học là 04 năm, 05 năm hoặc 07 năm và sau đại học từ 02 đến 04 năm tuỳ theo ngành đào tạo.

Mục lục

  • 1 Đại học
  • 1.1 Đại học Quốc gia Hà Nội
  • 1.2 Đại học Thái Nguyên
  • 1.3 Đại học Huế
  • 1.4 Đại học Đà Nẵng
  • 1.5 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  • 2 Trường đại học cấp vùng
  • 3 Trường đại học, học viện trực thuộc các cơ quan lãnh đạo nhà nước
  • 3.1 Trường đại học chuyên ngành và đa ngành
  • 3.2 Học viện
  • 4 Trường đại học cấp thấp
  • 4.1 Trường đại học cấp địa phương
  • 4.2 Trường đại học tư thục
  • 5 Trường đại học, cao đẳng và học viện quân sự, công an
  • 5.1 Quân sự
  • 5.2 Công an
  • 6 Trường dự bị đại học, dự bị đại học dân tộc
  • 7 Trường cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề
  • 7.1 Trường cao đẳng chuyên nghiệp
  • 7.1.1 Công lập
  • 7.1.2 Ngoài công lập
  • 7.2 Trường cao đẳng nghề
  • 8 Xem thêm
  • 9 Tham khảo
  • 10 Liên kết ngoài

Chủ Đề