Ưu điểm và nhược điểm của nhà hàng, khách sạn

Theo Ủy ban lữ hành và du lịch thế giới - World Travel and Tourism Council dự báo đến năm 2023, ngành du lịch cần 113.400 người tuyển mới hàng năm, trong đó bao gồm các công việc tại resort, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, sự kiện và lễ hội, trung tâm hội nghị... Những số liệu, thông tin tiềm năng này đã mở ra cơ hội nghề nghiệp cho ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống trong thời gian tới.

Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống – một trong những ngành học triển vọng của khối ngành dịch vụ

Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống [Restaurant Management and Gastronomy] là ngành học chuyên sâu về lĩnh vực quản lý khách sạn, nhà hàng về phương diện văn hóa ẩm thực. Nhân sự ở lĩnh vực này sẽ làm các công việc từ hoạch định chiến lược, phụ trách về dịch vụ ăn uống cho đến chuyên nghiệp hóa quản lý các khâu về ẩm thực, yến tiệc, hội nghị, sự kiện…

Thế mạnh của sinh viên ngành học này là các bạn sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng kinh doanh các dịch vụ về nhà hàng và ẩm thực như: quản trị chất lượng du lịch, phân tích du lịch, phương pháp xây dựng khẩu phần, thực đơn, dinh dưỡng học… Điều thú vị hơn, người học sẽ có những giờ học thực tế sinh động khi thực hành chế biến các món ăn, xây dựng thực đơn, bố trí một bữa tiệc, lên kế hoạch cho các sự kiện ẩm thực…

Học cùng giảng viên nước ngoài giúp nâng cao khả năng ngoại ngữ

Hội nhập quốc tế, du lịch không biên giới đã đưa các nhà hàng từ yếu tố truyền thống, cổ điển đến hiện đại lên một tầm mới, không chỉ phục vụ thực khách trong nước mà còn đến các thực khách người nước ngoài. Để thích ứng với đặc điểm này, sinh viên cần phải hiểu biết và sử dụng được ngoại ngữ. Điều này cũng tác động lớn đến việc chọn môi trường học tập của mỗi bạn thí sinh.

Nhiều trường chú trọng đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên, tuy nhiên để có một môi trường học lồng ghép, đan xen như UEF thì chưa nhiều. Tại UEF, ngoài kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ ngành, kỹ năng mềm thì các môn chuyên ngành được đào tạo bằng tiếng Anh và liên tục rèn luyện ngoại ngữ trong suốt quá trình học qua nhiều hoạt động quốc tế. Đây cũng là một trong những "đặc sản" của chương trình đào tạo ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống của trường.

Riêng khối kiến thức chuyên môn chính là ưu điểm mà mỗi sinh viên được đào tạo. Để trở thành một chuyên gia về nhà hàng, ẩm thực, sinh viên có sự sự am hiểu sâu sắc, toàn diện về đặc trưng văn hóa ẩm thực của từng vùng miền, quốc gia; cập nhật xu hướng du lịch, ẩm thực; hoạch định kế hoạch kinh doanh, học tập khởi nghiệp ở quy mô vừa và nhỏ liên quan đến nhà hàng, dịch vụ ăn uống...

Trong quá trình học, sinh viên UEF còn được tiếp cận thực tế tại các hệ thống nhà hàng, khách sạn nổi tiếng đang là đối tác của UEF như: Odyssey, Movenpick, Park Hyatt, River Side, Hilton, Victoria…

Những "tiết học" đặc biệt của sinh viên nhóm ngành nhà hàng – khách sạn UEF

Sự khởi sắc của một ngành nghề như Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống trong thời gian tới chính là yếu tố thu hút nhiều bạn trẻ theo đuổi. Bên cạnh các thế mạnh về chuyên môn, yếu tố ngoại ngữ, kỹ năng nghề được đào tạo kết hợp với xu hướng phát triển chính là cơ sở cho khởi đầu nghề nghiệp thành công trong lĩnh vực này.


Năm 2020, UEF dự kiến tuyển sinh ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống dựa trên 04 phương thức gồm: xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT 2020, xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn, xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 5 học kỳ, xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực 2020 của Đại học Quốc gia TP.HCM.

Hiện trường đã nhận hồ sơ xét tuyển học bạ và nhận đến ngày 30/6.

Chắc hẳn những thí sinh ở giai đoạn “ngã ba đường” không biết lựa chọn ngành nghề nào phù hợp với bản thân và dễ xin việc trong tương lai đang băn khoăn liệu con gái có nên chọn học ngành quản trị khách sạn hay không? Nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc thì hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tư vấn chọn ngành có nên học quản trị khách sạn không?

Ngành quản trị khách sạn là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu cơ hội nghề nghiệp hay những lời khuyên về ngành này thì chúng ta cần hiểu khái niệm về quản trị khách sạn. Hiểu một cách nôm na thì quản trị khách sạn có nghĩa là cách thức tổ chức điều hành các hoạt động trong một khách sạn để đảm bảo đem lại doanh thu tốt nhất cho khách sạn đó. Muốn vậy người quản trị cần phải có những tố chất nhất định ví dụ như kỹ năng giao tiếp, tổ chức quản lý, có vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóa ẩm thực, am hiểu tâm lý của khách hàng để từ đó xử lý mọi tình huống linh hoạt làm cho họ luôn cảm thấy hài lòng với dịch vụ của mình.

Ngành học này thực sự phù hợp với những bạn trẻ có tính cách ngoại, năng động, tự tin và đặc biệt là có khả năng chịu đựng được mọi áp lực của công việc. Vậy những bạn hướng nội thì sao, họ không có lợi thế về ngoại hình thì có theo đuổi được nghề này hay không? >>> Xem thêm: Muốn học khách sạn, phải đảm bảo những yêu cầu này.

Có nên học ngành quản trị khách sạn hay không?

Rất nhiều học sinh lớp 12, nhất là các bạn nữ thường hỏi rằng con gái có nên học ngành quản trị khách sạn hay không? Tâm lý chung của đám đông là con gái không nên học ngành gì quá vất vả mà nên chọn một công việc nhàn nhã có nhiều thời gian dành cho gia đình và con cái.

Đặc thù tính chất công việc của ngành này là thường phải làm việc, phục vụ theo ca kíp, ít có giờ hành chính trừ khi bạn đã lên được chức quản lý hay điều hành cấp cao con hầu như đều xuất phát từ những vị trí thấp như là nhân viên phòng, buồng, lễ tân. Vì vậy, nếu đã lập gia gia đình và sinh con ở giai đoạn này thì thực sự cản trở con đường sự nghiệp của bạn. Tuy nhiên, những công việc này các bạn đều có thể xin được ngay từ lúc mới ra trường.

Ở giai đoạn mới chập chững bước vào nghề, có tuổi trẻ, có sức khỏe, hãy cố gắng phấn đấu, khoảng một đến hai năm sau khi các bạn đã tích lũy được những kiến thức nhất định cùng các kỹ năng đã học hỏi trong quá trình làm việc, các bạn hoàn toàn có thể được ứng tuyển hoặc đề cử lên vị trí cấp cao hơn. Khi đó, thời gian làm việc của bạn có thể linh hoạt hơn, làm việc theo giờ hành chính mà mức lương vẫn cao.

Còn đối với những bạn không có lợi thế về ngoại hình cũng không sao. Vì đó chỉ là một yếu tố nhỏ góp phần tạo nên thành công chứ không quyết định tất cả. Yếu điểm này hãy bù đắp điểm kia, người có năng lực tốt rồi sẽ được trọng dụng.

Học quản trị khách sạn ra trường kiếm việc ở đâu?

Cơ hội việc làm của ngành quản trị khách sạn

Cơ hội nghề nghiệp của ngành quản trị khách sạn vô cùng rộng mở. Có thể thấy, sinh viên tốt nghiệp ngành này ra trường không bao giờ lo thất nghiệp cũng không phải chật vật đi xin việc như các ngành nghề khác. Bởi lẽ như đã phân tích ở các bài trước, ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ, chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP ở nước ta. Mỗi năm có hàng triệu lượt du khách trong nước, nước ngoài.

  • Mặt khác khi đời sống tinh thần của con người được nâng cao, “nơi ăn chốn nghỉ” của họ không chỉ cần đủ rộng, sạch mà cần đẹp, sang chảnh, đầy đủ tiện nghi. Chính vì thế mà các chuỗi khách sạn mọc lên như nấm, nhất là ở những “thành phố du lịch”.  Nhu cầu tuyển dụng nhân lực của ngành này ngày càng tăng rất cao trong khi lực lượng lao động đang thiếu hút trầm trọng. Học xong, các bạn có thể xin việc làm ở những cơ quan sau:
  • Tại các tập đoàn hàng không: Các tập đoàn hàng không lớn ở nước ta thường kinh doanh nhiều mảng, trong đó có cả nhà hàng, khách sạn. Đặc biệt, nhân viên của các hãng này thường được trả lương cao với chế độ ưu đãi hấp dẫn bậc nhất: được thưởng Tết đến 3 tháng lương [trong khi các công ty khác thường chỉ 1 tháng], được đi du lịch miễn phí 2 lần/ năm [một lần trong nước, 1 lần nước ngoài].
  • Các chuỗi khách sạn lớn ở Việt Nam: Marriott International, Hilton Worldwide, InterContinental Hotels Group [IHG], Accor Hotels, Wyndham Hotel Group, Best Western International,… Ngoài các tập đoàn lớn thì sinh viên mới ra trường có thể xin vào các khách sạn vừa và nhỏ. Còn nếu thành thạo về ngoại ngữ, bạn có thể săn việc ở các tập đoàn quốc tế.
  • Kinh doanh khách sạn, nhà hàng: Sau một thời gian đi làm lấy kinh nghiệm, vốn, bạn hoàn toàn có thể tự xây dựng và phát triển thương hiệu cho riêng mình.
  • Giảng viên tại các trường CĐ, ĐH: Không phải chỉ học ngành sư phạm ra mới có thể tham gia giảng dạy. Hãy phấn đấu để đạt học lực giỏi, hạnh kiểm tốt để tăng cơ hội được giữ lại dạy ở trường.

Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã tự tìm thấy câu trả lời có nên học ngành quản trị khách sạn hay không rồi chứ? Thiết nghĩ, tất cả những khuyết điểm khác trên cơ thể đều có thể cải thiện, khắc phục; chỉ cần bạn đủ quyết tâm và đam mê ngành này. Người ta nói rồi "hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn". Hãy cảm thấy may mắn vì ít ra bạn còn biết bản thân thích gì để còn có mục tiêu phấn đấu, không lo sợ mất phương hướng.

Cao đẳng Y tế Hồ Chí Minh tổng hợp

>>> Ngành quản trị khách sạn thi khối nào

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề