Vạn vật hữu linh là gì

Lễ hội

Lễ hội quan trọng nhất của người La Hủ la lễ hội cúng bản-ga mà ga gừ hay ga mà tẹ, Lễ được thực hiện tại một gốc cây cổ thụ ở cạnh bản, nơi có hòn đá to tượng trưng cho thần đất. Trước ngày làm lễ, dân làng làm các cổng - cá tu ở các ngả đường dẫn vào bản.Cổng được làm bằng cách dựng hai cột ở hai bên đường, buộc một cây ոgaոց qua trên đường nối hai cột với nhau.Trên cây ngang này, người ta chăng dây bện bằng cỏ gianh.Trên dây cỏ gianh đó người ta treo nhiều dao nhọn.giáo mác, cung nỏ. Những thứ vũ khí này đều được làm bằng gỗ và treo để chĩa lưỡi dao, lưỡi mác và mũi tên hướng ra ngoài bản.Dưới chân cột người ta đặt hai cái sọt đựng đất và đá cuội tượng trưng cho thóc lúa, và ngô.Bên cạnh là những hình âm vật và dương vật của người và chó được đẽo bằng gỗ.Chó được thịt ở ngay cổng chính dẫn vào làng. Lễ vật cúng bản gồm: thịt lợn, chó, gà, cơm nếp. Trong lễ cúng này người La Hủ nấu cơm nếp nhuộm màu đỏ hoặc trộn với lòng đỏ trứng gà để cúng.Mâm cúng được bày tại gốc cây cổ thụ.Thầy cúng - a gơ thực hiện lễ cúng.Tham gia lễ cúng có đàn ông đại diện từng gia đình trong bản.Đối tượng cúng là thần đất, ma bản. Mục đích là cầu mong ma bản, thần đât phù hộ cho dân bản làm ăn nay mắn mọi sự tốt lành, người khoẻ mạnh, mùa màng bội thu trong cả năm. Sau lễ cúng, mọi người cùng ăn uông ngay tại chỗ diễn ra lễ cúng. Để cho việc cúng lễ được linh thiêng, trong ba ngày tiếp sau ngày làm lễ, dân làng phải thực hiện một số điều kiêng cữ: kiêng ăn rau xanh và thịt những con vật bị chết, nghỉ sản xuất, không đi hái rau, lấy củi, cấm người lạ vào bản. Nếu người nào đã vào bản rồi thì sau ba ngày mới được ra.

Lễ cúng bản là lễ cúng định kì, được thực hiện vào ngày hổ trong tuần đầu tháng ba âm lịch hàng năm, diễn ra trong ba ngày.       

         Lễ cúng bản của đồng bào La Hủ

Là cư dân nông nghiệp, người La Hủ có nhiều nghi lễ liên quan đến trồng trọt.Nghi lễ liên quan đến nông nghiệp đầu tiên là nghi lễ gieo hạt giống - chạ có la chị. Nghi lễ này do từng gia đình tổ chức tại nương của mình. Lễ vật cúng gồm: một nắm cơm, một bát canh gừng, một quả bầu đựng muối, hai bát men rượu, một qua trứng gà, một que củi cháy dở, một gậy chọc lỗ, một ít thóc giống, ngô giống, hạt bí. Buổi sáng hôm đó, chủ nhà ra nương, chọn một bãi đất bằng, đóng 4 cọc ở 4 góc rồi đặt mâm cúng lên đó. Bên cạnh mâm cúng, ông chủ cắm một cây bông lau tượng trưng cho cây lúa.Vào lê, ông chủ gieo bốn gốc lúa ở bốn góc mân, rồi tra các hạt giống khác xung quanh mâm.Tiếp đó ông chủ khấn báo với ma nương, cầu ma nương phù hộ cho vụ mùa tươi tốt. Ông cũngkhấn cả ma tổ tiên phù hộ cho con cháu được mọi điều tốt đẹp. Cúng xong, chủ nhà nghỉ ăn trưa tại nương, chiều mới trở về nhà trước khi mặt trời lặn.

Tiếp sau lễ cúng gieo hạt giống độ một tháng, đồng bào làm lễ cúng hồn lúa - khu te  để cầu cho lúa khỏi bị thú rừng, chim chuột, sâu bọ, phá hoại. Đến khi lúa trổ bông, chủ nương lại làm lễ cúng thần gió - mô hả mong sao gió đừng thổi thẳng vào nương để lúa dễ ngậm sương, chắc hạt. Khi chuẩn bị thu hoạch lại chuẩn bị cúng cơm mới - ổ xơ cha. Khi thu hoạch xong, chủ nhà khấn đưa hồn lúa về nhà và đón hồn lúa về trú ngụ tại sọt thóc trong nhà.

Ngày đăng: 16/07/2019

Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào những hiện tượng mang tính chất huyền bí trong thế giới siêu nhiên. Các hoạt động hướng tới những hiện tượng đó tạo nên văn hóa tâm linh, một lĩnh vực văn hóa tạo nên bản sắc của mỗi tộc người, mỗi cộng đồng.

Tín ngưỡng do tầng lớp bình dân tạo ra, từ thời tiền sử đã xuất hiện tín ngưỡng thờ vật tổ [còn gọi là tô tem giáo]. Tôn giáo ra đời muộn hơn, do tầng lớp trí thức tạo nên. [Phật giáo có từ TK V trước công nguyên, Ki tô giáo ra đời vào năm Công nguyên, Hồi giáo có từ TK V sau công nguyên…]. Tín ngưỡng là sự tin theo, niềm tin của con người trong tín ngưỡng mang nhiều yếu tố cảm tính. Tín ngưỡng không có hệ thống kinh sách, không có tổ chức, trong khi đó tôn giáo có hệ thống giáo lý kinh bổn, có tổ chức và thiết chế rất qui củ… Niềm tin của con người vào tôn giáo tuy có sắc thái cảm tính, nhưng mang nhiều yếu tố lý tính sâu sắc.

 Người Việt quan niệm vạn vật hữu linh. Từ thủa còn sơ khai, người ta thờ các hiện tượng tự nhiên như trời, đất, thờ động vật như hổ, trâu, cóc, chó, chim, cá, rắn…Thờ cả một số loài cây như: cây đa, cây gạo, cây cau, cây dâu…thậm chí một tảng đá, một gò đất ở giữa hồ ao…cũng được người Việt thờ, vì quan niệm đa thần: Thần cây đa, ma cây gạo.

Đối với cư dân nông nghiệp lúa nước như nước ta, thì việc cầu mong  mùa màng luôn được phong đăng, hòa cốc, cầu cho nhân khang, vật thịnh, cho cuộc sống sinh sôi, nảy nở, phát triển là khát vọng muôn đời của người Việt. Với mong muốn sinh sôi nảy nở, đơm hoa kết trái, đông con nhiều cháu, người ta thờ hoặc rước những biểu tượng sinh thực khí âm dương trong lễ hội, đúc những hình tượng người giao phối được đúc trên nắp thạp đồng Đào Thịnh, thờ và rước nõ – nường; Lin ga – Yoni của người Chăm…        Phải chăng đó là những biểu hiện âm dương với những ẩn ý là có âm có dương mùa màng mới sinh sôi nảy nở được?  Bởi thế cho nên mới có câu: Có nam có nữ mới nên xuân/ Có xôi có thịt mới nên phần.

Sùng bái tự nhiên là giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của con người. Khi con người còn yếu đuối trước thiên nhiên người ta phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác nhau của tự nhiên dẫn đến tín ngưỡng đa thần. Người ta sùng bái nhiều hiện tượng tự nhiên: Trời, đất, nước, mây, mưa, sấm, chớp…Trời cao, đất dày là những đấng thiêng liêng đem đến cho con người sự sống. Bởi vậy người ta gọi bầu trời gọi là ông trời, bà trời; Đất thì gọi là bà địa, ông địa; Mọi người đều cho rằng đất có thổ công, sông có hà bá …do vậy trước khi triển khai công việc đào móng dựng nhà, đào đất mai táng người chết…người ta đều sắm sửa lễ vật để cúng bái. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu [thờ Mẹ], chúng ta thường thấy có ban thờ tam phủ, tứ phủ, Người Việt quan niệm trên bầu trời có một bà mẹ cai quản ở cõi trời; trên rừng núi có bà mẹ cai quản ở cõi sơn lâm; ở dưới sông biển lại cũng có một bà mẹ cai quản ở cõi nước. Vì vậy trong các ngôi đền thờ Mẫu thường gặp ban thờ tam phủ. Đó là Thánh mẫu Thượng thiên [bà mẹ cõi trời]; Thánh mẫu Thượng ngàn [bà mẹ cõi rừng núi, sơn cước]; Thánh mẫu Thoải [bà mẹ cõi nước]. Ban thờ tứ phủ thì có thêm Thánh Mẫu Địa.

Cùng với tín ngưỡng thờ Mẫu, người Việt còn thờ cúng bà Mẹ của dân tộc, đó là thánh Mẫu Âu Cơ, Thánh Mẫu mẹ Gióng, Thiên Y A Na của người Chăm…Ngoài ra còn thờ những vị anh hùng, tiết liệt đã có công với dân, với nước, chống giặc ngoại xâm như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Nguyên Phi Ỷ Lan, Bà Đen, rồi Đức Thánh Trần [Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn], thờ các vị vua, quan có công với nước… Theo các nhà nghiên cứu hiện nay trên đất nước ta có 250 di tích thờ nữ thần, trong đó có 75 vị nữ thần được nhân dân thờ cúng.

Mây, mưa, sấm, chớp là những lực lượng thiên nhiên có nhiều tác động quyết định đến mùa màng, đến công việc trồng cấy của người Việt. Hệ thống tín ngưỡng tứ pháp [ở vùng Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh] gắn với sự tích Man Nương lưu truyền từ thế kỷ II, được nhiều tư liệu cổ ghi chép [Lĩnh nam chích quái; Kiến văn tiểu lục; Văn hiến thông khảo; An nam chí lược…] Đây là một tín ngưỡng bản địa kết hợp với Phật giáo nhập ngoại từ Ấn Độ. Tượng  Pháp Vân thờ tại chùa Dâu; Tượng Pháp Vũ thờ tại chùa Bà Đậu; Tượng Pháp Lôi thờ tại chùa Bà Tướng; Tượng Pháp Điện thờ tại chùa Bà Giàn. Các ngôi chùa Dâu, Đậu, Giàn, Tướng đều quay hướng tây, chầu về chùa tổ. Thoạt tiên Phật tứ pháp chỉ có tại các ngôi chùa Dâu, Đậu, Giàn, Tướng tại Luy Lâu, những các thế kỷ sau đã phát triển sang nhiều các ngôi chùa tại Hà Nội, Hà Tây [cũ], Hưng Yên, Nam Định…Hệ thống tứ pháp cho chúng ta thấy văn hóa bản địa đã thấm sâu vào văn hóa Phật giáo. Người Việt đã kết hợp tín ngưỡng thờ thần tự nhiên và thờ Mẫu để tạo ra những vị Phật riêng của mình.

Nhiều dân tộc trên thế giới quan niệm con người gồm có hai phần, phần xác và phần hồn. Khi con người chết đi thì phần xác bị tiêu hủy, nhưng phần hồn tồn tại mãi mãi. Đó là cơ sở để cho tín ngưỡng thờ cúng người đã mất duy trì và tồn tại. Niềm tin ấy còn thể hiện lòng biết ơn những người có công sinh thành ra mình, ngoài ra còn cầu mong sự phù hộ độ trì, sự giúp đỡ của người đã chết đối với người đang sống, điều đó tạo nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

 Dân ta từ xưa đến nay vẫn luôn tâm niệm: Chim có tổ, người có tông, cây có rễ, nước có nguồn,  thực chất đó là đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt…Trong mỗi gia đình người Việt đều có một bàn thờ tổ tiên được dựng lên nơi trang trọng nhất trong ngôi nhà, cho thấy lòng biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà và các thế hệ tổ tiên. Trong mỗi làng xóm lại có một ngôi đình để thờ Thành hoàng làng, là một người có công với dân làng, với đất nước. Một ngôi miếu thiêng hay một ngôi đền được xây dựng dưới gốc đa, gốc đề, gốc gạo ở đầu làng là thể hiện sự biết ơn của những người đã và đang sống tại nơi đó, muốn để tâm gìn giữ điều thiêng liêng cho cộng đồng, nhằm bảo vệ môi trường thiên nhiên nơi mình đang sống.

Hỡi ai đi ngược về xuôi / Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba, đó là sự tri ân của con cháu đối với tổ tiên, cội nguồn của dân tộc.  Một nghĩa trang liệt sỹ, một đài tưởng niệm được dựng lên để ghi công những người đã hy sinh vì nước, vì dân cho dân tộc có được ngày hôm nay cũng là ước mong của con người đương đại nhớ ơn đến các bậc các anh hùng liệt sỹ…Một võ miếu, văn miếu, một nhà thờ họ được dựng lên cho con cháu đời sau giữ gìn noi theo và tỏa sáng là thể hiện lòng biết ơn của những con người đang sống đối với tiền nhân, đó chính là tín ngưỡng thờ cúng, một nét đẹp trong đạo lý uống nước nhớ nguồn của người dân Việt Nam.

 Họa sỹ – Thạc sỹ: Đỗ Hữu Bảng

Video liên quan

Chủ Đề