Về khoa học kỹ thuật ấn Độ được đánh giá là cường quốc trên lĩnh vực nào

Mục lục

  • 1 Từ nguyên
  • 2 Lịch sử
    • 2.1 Ấn Độ cổ đại
    • 2.2 Ấn Độ trung đại
    • 2.3 Ấn Độ cận đại
    • 2.4 Ấn Độ hiện đại
  • 3 Địa lý
    • 3.1 Môi trường
  • 4 Ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ
    • 4.1 Đa dạng sinh học
  • 5 Chính trị
    • 5.1 Chính phủ
    • 5.2 Phân vùng
  • 6 Quân sự
  • 7 Kinh tế
  • 8 Nhân khẩu
  • 9 Văn hóa
    • 9.1 Nghệ thuật và kiến trúc
    • 9.2 Văn học
    • 9.3 Nghệ thuật biểu diễn
    • 9.4 Điện ảnh
    • 9.5 Xã hội
    • 9.6 Trang phục
    • 9.7 Thể thao
  • 10 Xem thêm
  • 11 Ghi chú
  • 12 Chú thích
  • 13 Liên kết ngoài
    • 13.1 Khác

Từ nguyênSửa đổi

Bài chi tiết: Tên gọi Ấn Độ

Thuật ngữ địa lý Bharat [भारत, phát âm[ˈbʱaːrət̪][]], được Hiến pháp Ấn Độ công nhận là một tên gọi chính thức của quốc gia, được sử dụng trong nhiều ngôn ngữ Ấn Độ với các biến thể.[30] Bharat bắt nguồn từ tên của Bharata, một nhân vật thần học được kinh thánh Ấn Độ giáo mô tả là một hoàng đế truyền thuyết của Ấn Độ cổ đại. Hindustan [[ɦɪnd̪ʊˈst̪aːn][]] có nguồn gốc từ một từ trong tiếng Ba Tư có nghĩa là "Vùng đất của người Hindu"; trước năm 1947, thuật ngữ này ám chỉ một khu vực bao trùm lên bắc bộ Ấn Độ và Pakistan. Nó đôi khi được sử dụng để biểu thị toàn bộ Ấn Độ.[31][32]

Trong các thư tịch Trung Quốc, thời nhà Hán gọi khu vực là "Thân Độc" [身毒], hay "Thiên Trúc" [天竺]. Tên gọi Ấn Độ [tiếng Trung: 印度] xuất hiện lần đầu trong "Đại Đường Tây Vực ký" của cao tăng Huyền Trang đời nhà Đường.

Tên gọi India bắt nguồn từ Indus, từ này lại bắt nguồn từ một từ tiếng Ba Tư cổ là Hinduš. Thân từ của thuật ngữ tiếng Ba Tư bắt nguồn từ tiếng Phạn Sindhu, là tên gọi bản địa có tính lịch sử của sông Ấn [Indus].[33] Người Hy Lạp cổ đại gọi người Ấn Độ là Indoi [Ινδοί], có thể dịch là "người của Indus".[34]

Lịch sửSửa đổi

Bài chi tiết: Lịch sử Ấn Độ

Ấn Độ cổ đạiSửa đổi

Người hiện đại về phương diện giải phẫu được cho là đến Nam Á từ 73.000 – 55.000 năm trở lại đây,[35] song các hài cốt được xác nhận của giống người này chỉ có niên đại sớm nhất là từ 30.000 năm trước.[36] Tại nhiều nơi trên tiểu lục địa Ấn Độ, người ta phát hiện được các di chỉ nghệ thuật trên đá gần cùng thời với thời đại đồ đá giữa, bao gồm các chỗ ở hang đá Bhimbetka tại Madhya Pradesh.[37] Khoảng năm 7000 TCN, các khu định cư thời đại đồ đá mới đầu tiên được biết đến đã xuất hiện trên tiểu lục địa, tại Mehrgarh và các di chỉ khác ở đông bộ Pakistan.[38] Chúng dần phát triển thành văn minh thung lũng sông Ấn,[39] là nền văn hóa đô thị đầu tiên tại Nam Á;[40] và phát triển hưng thịnh trong khoảng thời gian 2500–1900 TCN tại Pakistan và tây bộ Ấn Độ.[41] Nền văn minh này tập trung quanh các thành thị như Mohenjo-daro, Harappa, Dholavira, và Kalibangan, và dựa trên các hình thức sinh kế đa dạng, nền văn minh này có hoạt động sản xuất thủ công nghiệp mạnh cùng với mậu dịch trên phạm vi rộng.[40]

Trong giai đoạn 2000–500 TCN, xét theo khía cạnh văn hóa, nhiều khu vực tại tiểu lục địa chuyển đổi từ thời đại đồ đồng đá sang thời đại đồ sắt.[42] Vệ-đà là những thánh kinh cổ nhất của Ấn Độ giáo,[43] chúng được soạn trong giai đoạn này,[44] và các nhà sử học phân tích chúng để thừa nhận về một nền văn hóa Vệ-đà ở vùng Punjab và phần thượng của đồng bằng sông Hằng.[42] Hầu hết các sử gia cũng nhận định trong giai đoạn này có một vài làn sóng người Ấn-Arya nhập cư đến tiểu lục địa từ phía tây-bắc.[45][43][46] Chế độ đẳng cấp xuất hiện trong giai đoạn này, tạo nên một hệ thống thứ bậc trong đó bao gồm các tăng lữ, quân nhân, nông dân tự do, tuy nhiên loại trừ người dân bản địa bằng cách gán cho công việc của họ là thứ ô uế.[47] Trên cao nguyên Deccan, bằng chứng khảo cổ từ thời kỳ này khẳng định sự tồn tại của tổ chức chính trị ở một giai đoạn tù bang.[42] Tại nam bộ Ấn Độ, một lượng lớn các bia kỷ niệm cự thạch có niên đại từ thời kỳ này cho thấy có một sự tiến triển lên cuộc sống định cư, ngoài ra còn có các dấu vết về nông nghiệp, bể tưới tiêu, và thủ công truyền thống nằm không xa đó.[48]

Bức họa tại Các hang Ajanta, Aurangabad, bang tây bộ Maharashtra

Vào cuối giai đoạn Vệ-đà, khoảng thế kỷ V TCN, các tù bang nhỏ ở đồng bằng sông Hằng và tây-bắc thống nhất thành 16 quả đầu quốc và quân chủ quốc lớn, chúng được gọi là các mahajanapada.[49][50] Đô thị hóa nổi lên và các tính chất chính thống trong thời kỳ này cũng hình thành nên các phong trào tôn giáo không chính thống, hai trong số đó trở thành các tôn giáo độc lập. Phật giáo dựa trên lời dạy của Tất-đạt-đa Cồ-đàm, thu hút các môn đồ từ tất cả các tầng lớp xã hội trừ tầng lớp trung lưu; ghi chép biên niên sử về cuộc đời của Phật là trung tâm trong việc khởi đầu lịch sử thành văn tại Ấn Độ.[51][52][53] Đạo Jaina nổi lên trong thời kỳ của người mô phạm của nó là Mahavira.[54] Tại một thời kỳ mà đô thị thêm phần thịnh vượng, cả hai tôn giáo đều duy trì sự từ bỏ như một tư tưởng,[55] và cả hai đều hình thành các truyền thống tu viện lâu dài. Về mặt chính trị, vào thế kỷ III TCN, Vương quốc Magadha sáp nhập hoặc chinh phục các quốc gia khác để rồi nổi lên thành Đế quốc Maurya .[49] Đế quốc Maurya từng kiểm soát hầu hết tiểu lục địa ngoại trừ vùng viễn nam, song các khu vực lõi của nó nay bị phân ly bởi các khu vực tự trị lớn.[56][57] Các quốc vương của Maurya được biết đến nhiều với việc xây dựng đế quốc và quản lý sinh hoạt công cộng một cách quả quyết, như Ashoka từ bỏ chủ nghĩa quân phiệt và ủng hộ rộng rãi "Phật pháp".[58][59]

Văn học Sangam viết bằng tiếng Tamil tiết lộ rằng vào giai đoạn từ 200 TCN đến 200 CN, nam bộ bán đảo nằm dưới quyền quản lý của các triều đại Chera, Chola, và Pandya, các triều đại này có quan hệ mậu dịch rộng rãi với Đế quốc La Mã cũng như với khu vực Tây và Đông Nam Á.[60][61] Ở bắc bộ Ấn Độ, Ấn Độ giáo khẳng định quyền kiểm soát phụ quyền trong gia đình, khiến phụ nữ tăng thêm tính lệ thuộc.[62][49] Đến thế kỷ IV và V, Đế quốc Gupta được hình thành tại đồng bằng sông Hằng với một phức hệ về hành pháp và phú thuế, trở thành hình mẫu cho các vương quốc sau này tại Ấn Độ.[63][64] Dưới chế độ Gupta, Ấn Độ giáo hồi phục dựa trên cơ sở lòng sùng đạo thay vì quản lý lễ nghi và bắt đầu khẳng định được mình.[65] Sự phục hồi của Ấn Độ giáo thể hiện qua việc nở rộ các công trình điêu khắc và kiến trúc, những thứ trở nên quen thuộc trong một giới tinh hoa đô thị.[64] Văn học tiếng Phạn cổ điển cũng nở rộ, và khoa học, thiên văn học, y học, toán học Ấn Độ có các tiến bộ đáng kể.[64]

Ấn Độ trung đạiSửa đổi

Tháp làm bằng đá granit của đền Brihadeeswarar tại Thanjavur, bang nam bộ Tamil Nadu được hoàn thành vào năm 1010, dưới triều Chola.

Thời kỳ Ấn Độ trung đại đầu kéo dài từ năm 600 đến năm 1200, có đặc điểm là các vương quốc mang tính khu vực và đa dạng văn hóa.[66] Khi người cai trị phần lớn đồng bằng Ấn-Hằng từ 606 đến 647 là Hoàng đế Harsha cố gắng khuếch trương về phía nam, ông chiến bại trước quân chủ của triều Chalukya ngự trị tại Deccan.[67] Khi người thừa tự của Harsha nỗ lực khuếch trương về phía đông, ông ta chiến bại trước quân chủ của Pala ngự trị tại Bengal.[67] Khi triều Chalukya nỗ lực khuếch trương về phía nam, họ chiến bại trước triều Pallava ở xa hơn về phía nam, triều Pallava lại đối đầu với triều Pandya và triều Chola ở xa hơn nữa về phía nam.[67] Không quân chủ nào trong giai đoạn này có thể thiết lập nên một đế quốc và kiểm soát liên tục các vùng đất nằm xa vùng lãnh thổ lõi của mình.[66] Trong thời kỳ này, các mục dân có đất đai bị phát quang để phát triển kinh tế nông nghiệp được thu nhận vào trong xã hội đẳng cấp, trở thành tầng lớp thống trị phi truyền thống mới.[68] Hệ thống đẳng cấp do đó bắt đầu thể hiện những khác biệt giữa các vùng.[68]

Trong thế kỷ VI và VII, các bài thánh ca cầu nguyện đầu tiên được sáng tác bằng tiếng Tamil.[69] Toàn Ấn Độ mô phỏng theo điều đó và khiến cho Ấn Độ giáo tái khởi, và toàn bộ các ngôn ngữ hiện đại trên tiểu lục địa có sự phát triển.[69] Các vương thất lớn nhỏ tại Ấn Độ cùng các đền thờ mà họ bảo trợ thu hút một lượng rất lớn các thần dân đến kinh thành, các kinh thành cũng trở thành những trung tâm kinh tế.[70] Các đô thị thánh đường với kính cỡ khác nhau bắt đầu xuất hiện khắp nơi khi Ấn Độ trải qua một quá trình đô thị hóa nữa.[70] Đến thế kỷ VIII và IX, các ảnh hưởng của Ấn Độ được nhận thấy tại Đông Nam Á, khi mà văn hóa và hệ thống chính trị Nam Á được truyền bá ra các vùng đất mà nay là một phần của Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Malaysia, và Java.[71] Các thương nhân, học giả, và đôi khi là quân nhân Ấn Độ tham gia vào sự truyền bá này; người Đông Nam Á cũng có sự chủ động, nhiều người lưu lại một thời gian trong các trường dòng Ấn Độ và dịch các văn bản Phật giáo và Ấn Độ giáo sang ngôn ngữ của họ.[71]

Các thị tộc du cư Trung Á sử dụng kỵ binh và có các đội quân đông đảo được thống nhất nhờ dân tộc và tôn giáo, sau thế kỷ X họ liên tiếp tràn qua các đồng bằng ở tây-bắc của Nam Á, cuối cùng hình thành nên Vương quốc Hồi giáo Delhi vào năm 1206.[72] Vương quốc này kiểm soát phần lớn bắc bộ Ấn Độ, tiến hành nhiều hoạt động đánh phá xuống nam bộ Ấn Độ. Mặc dù chính quyền Hồi giáo ban đầu phá vỡ giới tinh hoa Ấn Độ, song các thần dân phi Hồi giáo của vương quốc này phần lớn vẫn duy trì được luật lệ và phong tục riêng của họ.[73][74] Vương quốc Hồi giáo Delhi nhiều lần đẩy lui quân Mông Cổ trong thế kỷ XIII, cứu nguy Ấn Độ khỏi cảnh tàn phá giống như ở Trung và Tây Á. Vương quốc trở thành nơi định cư của những quân nhân bỏ trốn, người có học, pháp sư, thương gia, nghệ sĩ, thợ thủ công từ khu vực Trung và Tây Á, tạo nên một nền văn hóa Ấn-Hồi hổ lốn ở bắc bộ Ấn Độ.[75][76] Các cuộc đột kích của Vương quốc Hồi giáo Delhi và sự suy yếu của các vương quốc khu vực ở nam bộ Ấn Độ tạo điều kiện cho Đế quốc Vijayanagara bản địa hình thành.[77] Đế quốc phương nam này theo một truyền thống Shiva giáo mạnh mẽ và xây dựng nên kỹ thuật quân sự vượt lên trên Vương quốc Hồi giáo Delhi, kiểm soát được phần nhiều Ấn Độ Bán đảo,[78] và có ảnh hưởng đến xã hội nam bộ Ấn Độ trong một thời gian dài sau đó.[77]

Ấn Độ cận đạiSửa đổi

Các họa sĩ và thư pháp gia đang làm việc [1590–1595], dưới thời Đế quốc Mogul.

Đầu thế kỷ XVI, bắc bộ Ấn Độ khi đó nằm dưới quyền cai trị của các quân chủ mà phần lớn theo Hồi giáo,[79] song một lần nữa lại sụp đổ trước tính linh động và hỏa lực vượt trội của một thế hệ các chiến binh Trung Á mới.[80] Đế quốc Mogul ra đời song không nghiền nát các xã hội địa phương, mà thay vào đó là cân bằng và bình định họ thông qua các thủ tục quản trị mới[81][82] cùng giới tinh hoa cầm quyền vốn có đặc điểm đa dạng và bao dung,[83] tạo ra một nền cai trị có hệ thống hơn, tập trung hóa và thống nhất.[84] Nhằm tránh xiềng xích bộ lạc và bản sắc Hồi giáo, đặc biệt là dưới thời Akbar, người Mogul đoàn kết đế chế rộng lớn của họ thông qua lòng trung thành đối với một hoàng đế có địa vị gần như thần thánh, biểu đạt một nền văn hóa Ba Tư hóa.[83] Các chính sách kinh tế quốc gia của Mogul, vốn có phần lớn nguồn thu đến từ nông nghiệp[85] và yêu cầu các khoản thuế phải trả theo tiền bạc được quản lý chặt,[86] khiến cho các nông dân và thợ thủ công tiến vào những thị trường lớn hơn.[84] Đế quốc giữ được tình hình tương đối hòa bình trong phần lớn thế kỷ XVII, và đây là một yếu tố giúp mở rộng kinh tế Ấn Độ,[84] kết quả là sự bảo trợ lớn hơn đối với hội họa, các loại hình văn chương, dệt, và kiến trúc.[87] Các nhóm xã hội mới kết hợp tại bắc bộ và tây bộ Ấn Độ, như Maratha, Rajput, và Sikh, giành được tham vọng về quân sự và quản trị dưới chế độ Mogul, và thông qua cộng tác hoặc tai họa, họ thu được cả sự công nhận và kinh nghiệm quân sự.[88] Sự mở rộng thương mại dưới chế độ Mogul giúp cho giới tinh hoa thương mại và chính trị Ấn Độ mới dọc theo các bờ biển nam bộ và đông bộ nổi bật lên.[88] Khi đế quốc tan rã, nhiều người trong giới tinh hoa này có thể theo đuổi và kiểm soát được công việc của họ.[89]

Đầu thế kỷ XVIII, khi mà ranh giới giữa thống trị thương mại và chính trị ngày càng bị lu mờ, một số công ty mậu dịch phương Tây, bao gồm Công ty Đông Ấn Anh, thiết lập nên các tiền đồn ven biển.[90][91] Công ty Đông Ấn Anh có quyền kiểm soát đối với các vùng biển, tiềm lực lớn hơn, có khả năng huấn luyện quân sự cùng công nghệ tiến bộ hơn, do vậy thu hút một bộ phận giới tinh hoa Ấn Độ. Nhờ đó, Công ty Đông Ấn Anh gặp thuận lợi trong việc giành quyền kiểm soát đối với vùng Bengal vào năm 1765 và gạt các công ty châu Âu khác ra ngoài lề.[92][90][93][94] Công ty Đông Ấn Anh tiếp tục tiếp cận được sự giàu có của Bengal, và sau khi tăng cường sức mạng và quy mô quân đội thì Công ty có năng lực thôn tính hoặc khuất phục hầu hết Ấn Độ vào thập niên 1820.[95] Ấn Độ sau đó không còn là nhà xuất khẩu hàng hóa chế tạo như một thời gian dài trước đó, mà trở thành một nơi cung cấp nguyên liệu cho Đế quốc Anh, và nhiều sử gia xem đây là lúc thời kỳ thực dân tại Ấn Độ bắt đầu.[90] Đương thời, do quyền lực kinh tế bị Nghị viện Anh Quốc tước bỏ một cách nghiêm trọng và do bản thân trên thực tế là một cánh tay nối dài của chính phủ Anh Quốc, Công ty Đông Ấn Anh bắt đầu có ý thức hơn trong việc tiến vào các hoạt động phi kinh tế như giáo dục, cải cách xã hội, và văn hóa.[96]

Ấn Độ hiện đạiSửa đổi

Ấn Độ thuộc Anh, từ bản năm 1909 của The Imperial Gazetteer of India. Các khu vực do Anh Quốc trực tiếp quản lý được tô màu hồng bóng; các phiên vương quốc nằm dưới quyền tông chủ của Anh Quốc được tô màu vàng.

Các sử gia xem thời kỳ hiện đại của Ấn Độ bắt đầu từ giai đoạn 1848–1885. Việc bổ nhiệm James Broun-Ramsay làm Toàn quyền của Công ty Đông Ấn Anh vào năm 1848 chuẩn bị cho những thay đổi cốt yếu đối với một quốc gia hiện đại. Chúng bao gồm củng cố và phân ranh giới chủ quyền, sự giám sát của người dân, và giáo dục cho công dân. Các biến đổi về công nghệ như đường sắt, kênh đào, và điện báo được đưa đến Ấn Độ không lâu sau khi chúng được giới thiệu tại châu Âu.[97][98][99][100] Tuy nhiên, sự bất mãn đối với Công ty cũng tăng lên trong thời kỳ này, và Khởi nghĩa Ấn Độ 1857 bùng nổ. Cuộc khởi nghĩa bắt nguồn từ những oán giận và nhận thức đa dạng, bao gồm cải cách xã hội kiểu Anh, thuế đất khắc nghiệt, và đối đãi tồi của một số địa chủ giàu có và phiên vương, nó làm rung chuyển nhiều khu vực ở bắc bộ và trung bộ Ấn Độ và làm lung lay nền móng của Công ty Đông Ấn Anh.[101][102] Mặc dù cuộc khởi nghĩa bị đàn áp vào năm 1858, song nó khiến cho Công ty Đông Ấn Anh giải thể và Chính phủ Anh Quốc từ đó trực tiếp quản lý Ấn Độ. Những người cai trị mới công bố một nhà nước nhất thể và một hệ thống nghị viện từng bước theo kiểu Anh song có hạn chế, nhưng họ cũng bảo hộ các phó vương và quý tộc địa chủ nhằm tạo ra một thế lực hộ vệ phong kiến để chống lại bất ổn trong tương lai.[103][104] Trong các thập niên sau đó, hoạt động quần chúng dần nổi lên trên khắp Ấn Độ, cuối cùng dẫn đến việc thành lập Đảng Quốc đại Ấn Độ vào năm 1885.[105][106][107][108]

Jawaharlal Nehru [trái] trở thành thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ vào năm 1947. Mahatma Gandhi [phải] là người lãnh đạo phong trào độc lập.

Sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật cùng với thương mại hóa nông nghiệp trong nửa sau thế kỷ XIX gây nên các khó khăn kinh tế: nhiều nông dân nhỏ trở nên phụ thuộc vào các nhu cầu của các thị trường xa xôi.[109] Số lượng nạn đói quy mô lớn gia tăng,[110] và có ít công việc công nghiệp được trao cho người Ấn Độ.[111] Tuy nhiên, nó cũng có những tác động tích cực: trồng trọt mang tính thương mại, đặc biệt là ở vùng Punjab mới được khơi kênh, khiến sản lượng lương thực dành cho tiêu dùng nội địa gia tăng.[112] Hệ thống đường sắt giúp cung cấp đồ cứu tế đến những nơi bị nạn đói nguy cấp,[113] giảm đáng kể chi phí vận chuyển hàng hóa,[113] và giúp ích cho ngành công nghiệp non trẻ của Ấn Độ.[112] Có khoảng một triệu người Ấn Độ phục vụ cho Anh Quốc trong Chiến tranh thế giới thứ nhất,[114] và sau cuộc chiến này là một thời kỳ mới. Thời kỳ này mang dấu ấn với các cải cách của Anh Quốc song cũng có các áp chế về luật pháp, với việc người Ấn Độ mãnh liệt hơn trong việc yêu cầu quyền tự trị, và với việc bắt đầu một phong trào bất bạo động bất hợp tác - trong đó Mohandas Karamchand Gandhi trở thành lãnh tụ và biểu tượng.[115] Trong thập niên 1930, Anh Quốc ban hành các cải cách lập pháp một cách chậm chạp; Đảng Quốc đại Ấn Độ giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử.[116] Thập niên tiếp theo chìm trong các cuộc khủng hoảng: Ấn Độ tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Quốc đại kiên quyết bất hợp tác, và một đợt bột phát chủ nghĩa dân tộc Hồi giáo. Tất cả đều bị ngăn lại với việc Ấn Độ giành được độc lập vào năm 1947, song bị kiềm chế do thuộc địa này phân chia thành hai quốc gia: Ấn Độ và Pakistan.[117]

Tuy được Anh trao trả độc lập trong hòa bình, nhưng mâu thuẫn nội bộ tại Ấn Độ khiến đổ máu vẫn xảy ra. Tiếp theo và trước khi có sự chia cắt các tỉnh Punjab và Bengal, bạo động giữa người Sikh, Hindu và Hồi giáo đã bùng nổ ở một vài nơi, bao gồm Punjab, Bengal và Delhi, làm 500.000 người thiệt mạng.[118] Ngày 30 tháng 1 năm 1948, trên đường đến một nơi thờ tụng, Mahatma Gandhi, người lãnh đạo phong trào giành độc lập, bị bắn chết bởi một môn đồ Ấn giáo cực đoan.

Để khẳng định hình ảnh là một quốc gia độc lập, hiến pháp Ấn Độ được hoàn thành vào năm 1950, xác định Ấn Độ là một nền cộng hòa thế tục và dân chủ.[119] Trong 60 năm kể từ đó, Ấn Độ trải qua cả những thành công và thất bại.[120] Đất nước này vẫn duy trì một chế độ dân chủ với các quyền tự do dân sự, một Tòa án tối cao hoạt động tích cực, và một nền báo chí độc lập ở mức độ lớn.[120] Tự do hóa kinh tế bắt đầu từ thập niên 1990, và tạo ra một tầng lớp trung lưu thành thị có quy mô lớn, biến Ấn Độ thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh trên thế giới,[121] và tăng cường ảnh hưởng địa chính trị của mình. Phim, âm nhạc, và giảng đạo của Ấn Độ đóng một vai trò ngày càng lớn trong văn hóa toàn cầu.[120] Tuy nhiên, Ấn Độ phải đương đầu với các vấn đề như tình trạng nghèo nàn phổ biến ở cả thành thị lẫn nông thôn;[120], các xung đột liên quan đến tôn giáo và đẳng cấp;[122] từ quân nổi dậy Naxalite được truyền cảm hứng từ tư tưởng Mao Trạch Đông;[123] từ chủ nghĩa ly khai tại Jammu và Kashmir và tại Đông Bắc.[124] Có các tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết với Trung Quốc, từng leo thang thành Chiến tranh Trung-Ấn vào năm 1962 [Ấn Độ thua trận và mất một số lãnh thổ];[125] và các cuộc chiến tranh biên giới với Pakistan bùng phát vào các năm 1947, 1965, 1971, và 1999.[125] Sự đối đầu hạt nhân Ấn Độ–Pakistan lên đến đỉnh vào năm 1998.[126]

Mục lục

  • 1 Lịch sử
    • 1.1 Thời kỳ tiền thuộc địa
    • 1.2 Thời kỳ thuộc địa
    • 1.3 Thời kỳ sau khi độc lập
  • 2 Dự báo của Goldman Sachs
  • 3 Các dự báo tương lai khi xem xét các chuyển dịch sức mua tương đương
  • 4 Tham khảo
  • 5 Liên kết ngoài

Lịch sửSửa đổi

Bài chi tiết: Lịch sử kinh tế Ấn Độ

Xem thêm: Niên biểu kinh tế Ấn Độ

Lịch sử kinh tế Ấn Độ có thể đại khái chia ra thành 3 kỷ nguyên, bắt đầu bằng thời kỳ tiền thuộc địa kéo dài đến thế kỷ 17. Thời kỳ thuộc địa của Anh quốc bắt đầu từ thế kỷ 17, kết thúc bằng mốc Ấn Độ giành được độc lập từ Anh quốc năm 1947. Thời kỳ thứ 3 kéo dài từ năm 1947 cho đến nay.

Thời kỳ tiền thuộc địaSửa đổi

Các công dân của nền văn minh lưu vực sông Ấn Độ, một khu vực định cư đô thị vượt trội và lâu dài đã phát triển thịnh vượng giữa năm 2800 trước Công nguyên và năm 1800 Công nguyên, sống bằng nghề canh nông, thuần hóa động vật, sử dụng cân và đơn vị đo lường thống nhất, chế tạo công cụ và vũ khí và trao đổi mậu dịch với các thành phố khác. Bằng chứng của các dãy phố quy hoạch hoàn chỉnh, hệ thống cấp thoát nước đã cho thấy kiến thức của họ trong việc quy hoạch đô thị, bao gồm các hệ thống vệ sinh đô thị đầu tiên của thế giới và sự hiện diện của một hình thức chính quyền đô thị.[31]

Đồng tiền xu bằng bạc trong thời kỳ trị vì của vua Gupta Kumara Gupta I [414–55 AD]

Cuộc điều tra dân số năm 1872 cho thấy 99,3% dân số tạo thành nước Ấn Độ ngày nay đã sống trong các ngôi làng,[32] những người có kinh tế phần lớn là cô lập và tự cung tự cấp với nghề nông là chủ yếu. Điều này đã làm thỏa mãn yêu cầu lương thực thực phẩm và cung cấp vật liệu thô cho các ngành lao động tay chân như dệt, chế biến thực phẩm và ngành thủ công. Dù nhiều vương quốc và các triều vua phát hành tiền xu, nhưng việc trao đổi ngang giá vẫn thịnh hành. Các làng trả sưu thuế cho các cấp quan quyền bằng sản phẩm nông nghiệp còn những người thợ thủ công nhận được lương thực cho ngày công của mình vào mùa thu hoạch.[33]

Sự sắp đặt lại, đặc biệt là Hindu giáo, các chế độ đẳng cấp và gia đình tứ đại đồng đường đã đóng một vai trò ảnh hưởng trong việc định hình các hoạt động kinh tế.[34] Chế độ đẳng cấp thực hiện chức năng rất giống với phường hội châu Âu, đảm bảo sự phân chia lao động, cung cấp việc đào tạo huấn luyện những người học việc, cho phép những người người sản xuất đạt được một sự chuyên môn hóa hẹp. Ví dụ như trong một số khu vực nhất định, việc sản xuất một loại vải trong nhiều thứ vải khác nhau là đặc sản của một đẳng cấp phụ nhất định.

ước tính thu nhập đầu người của Ấn Độ [1857–1900] theo giá năm 1948–49.[35]

Sự du nhập của người nước ngoài và sự suy yếu trong lễ nghi truyền thông làm tầng lớp Hindu mất đi đặc quyền xã hội, do đó, ngoại thương Ấn Độ phần lớn nằm trong tay người nước ngoài và người Hồi giáo.[36] Các mặt hàng dệt như vải muxơlin, vải in hoa, khăn choàng, và các sản phẩm nông nghiệp như tiêu, quế, thuốc phiện và cây chàm đã được xuất khẩu sang châu Âu và Trung Đông và Đông Nam Phi để đổi lấy vàng và bạc.[37]

Việc đánh giá nền kinh tế thời kỳ tiền thuộc địa của Ấn Độ chủ yếu là định tính do thiếu thông tin mang tính định lượng. Một ước tính cho thấy thu nhập của Đế quốc Môgôn của Akbar Đại đế năm 1600 với mức 17,5 triệu £, tương phản với tổng thu nhập của Anh năm 1800, với tổng số 16 triệu £.[38] Trước khi người Anh đến xâm lược, Ấn Độ là một nền kinh tế phần lớn là nông nghiệp truyền thống với một bộ phận chủ yếu sống phụ thuộc vào công nghệ nguyên thủy. Ngành nông nghiệp đã tồnt ại cùng với một hệ thống thương mại, chế tạo và tín dụng phát triển một cách cạnh. Sau khi Môgôn sụp đổ và sự nổi lên của Đế quốc Maratha, nền kinh tế Ấn Độ đã rơi vào thời kỳ bất ổn chính trị do các cuộc chiến tranh can thiệp và các cuộc xung đột.[39]

Thời kỳ thuộc địaSửa đổi

Sự cai trị thực dân đã mang đến một thay đổi lớn trong môi trường thuế má từ thuế thu nhập sang thuế tài sản đã dẫn đến một sự bần cùng hóa hàng loạt và cảnh cơ cực của đại đa số nông dân. Nó cũng tạo ra một hoàn cảnh chế độ mà trên giấy tờ là đảm bảo quyền sở hữu giữa những người thực dân, khuyến khích tự do thương mại và tạo ra một đơn vị tiền tệ thống nhất với tỷ giá hối đoái cố định, hệ thống cân đong đo đếm tiêu chuẩn hóa, các thị trường vốn, cũng như hệ thống đường sắt và điện báo phát triển, một dịch vụ dân sự với mục tiêu độc lập khỏi sự can thiệp chính trị và một hệ thống thông luật, hệ thống pháp lý adversarial.[40] Sự thực dân hóa của Anh đối với Ấn Độ trùng hợp với các thay đổi lớn trong nền kinh tế thế giới – công cuộc công nghiệp hóa và một sự tăng trưởng đáng kể trong sản xuất và thương mại. Tuy nhiên, cuối thời kỳ cai trị thực dân, Ấn Độ đã thừa hưởng một nền kinh tế thuộc loại một trong những nước nghèo nhất thế giới đang phát triển,[41] với sự phát triển công nghiệp trì trệ, ngành nông nghiệp không thể nuôi dân số đang tăng trưởng, có tuổi thọ và tỷ lệ biết chữ thuộc loại thấp nhất thế giới.

Một ước tính của nhà lịch sử Angus Maddison thuộc Đại học Cambridge cho thấy rằng tỷ lệ thu nhập của Ấn Độ trong tổng thu nhập của thế giới giảm từ mức 22,6% năm 1700 xuống còn 3,8% năm 1952.[42] Trong khi các nhà lãnh đạo Ấn Độ trong quá trình đấu tranh giành độc lập và những nhà nhà lịch sử kinh tế dân tộc chủ nghĩa cánh tả đã đổ lỗi chế độ thực dân cho tình trạng ảm đạm của nền kinh tế Ấn Độ do hậu quả của chế độ thực dân, một quan điểm kinh tế vĩ mô khái quát hơn về Ấn Độ trong thời kỳ này cho thấy có các lĩnh vực tăng trưởng và giảm sút, dẫn đến sự thay đổi mang lại bởi chế độ thực dân và bởi một thế giới đang đi về hướng công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế.[43][44]

Thời kỳ sau khi độc lậpSửa đổi

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người theo giá cố định của Ấn Độ [1950–2006]. Nguồn số liệu: Penn World tables.

Chính sách kinh tế của Ấn Độ từ khi độc lập chịu ảnh hưởng của kinh nghiệm thời kỳ thực dân [bị các nhà lãnh đạo Ấn Độ coi là có tính bóc lột] và chịu ảnh hưởng của phương hướng các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa xã hội Fabia. Chính sách có thiên hướng theo chủ nghĩa bảo hộ, nhấn mạnh thay thế nhập khẩu, công nghiệp hóa, sự can thiệp của nhà nước vào các thị trường lao động và tài chính, khu vực công lớn, cơ chế điều tiết hoạt động kinh doanh và kế hoạch hóa tập trung.[45] Jawaharlal Nehru, thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, cùng với nhà thống kê Prasanta Chandra Mahalanobis, và tiếp theo là Indira Gandhi đã thiết kế và giám sát chính sách kinh tế. Họ hy vọng thu được kết quả thuận lợi từ chiến lược này vì nó kết hợp cả khu vực tư nhân lẫn công cộng và vì chiến lược này dựa trên sự can thiệp trực tiếp và gián tiếp của nhà nước hơn là hệ thống chỉ huy tập trung cực đoan kiểu Liên Xô.[46] Chính sách đồng thời tập trung vào cả ngành công nghiệp nặng thâm dụng vốn và công nghệ và trợ cấp cho ngành dệt bông thâm dụng lao động kỹ năng thấp và thủ công đã bị nhà kinh tế Milton Friedman chỉ trích. Ông này cho rằng điều đó gây lãng phí vốn và lao động và làm chậm trễ sự phát triển của các nhà chế tạo nhỏ.[47]

GDP [PPP] bình quân đầu người của các nền kinh tế Nam Á và Hàn Quốc, tính bằng tỷ lệ so với GDP bình quân đầu người của Hoa Kỳ[45][48]

Do tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 1947–80 thấp so với tốc độ tăng trưởng của các nước Nam Á khác, đặc biệt là "Các con hổ Đông Á", nên người ta đã dùng cụm từ "tỷ lệ tăng trưởng Hindu" để bêu giếu Ấn Độ.[40] Sau năm 1980, có hai pha cải cách kinh tế tạo ra sự tăng tốc tăng trưởng kinh tế cho Ấn Độ. Các biện pháp ủng hộ kinh doanh năm 1980, do Rajiv Gandhi khởi xướng, đã xóa bỏ các hạn chế mở rộng công suất cho incumbents, xóa bỏ kiểm soát giá và giảm các loại thuế doanh nghiệp. Chính sách tự do hóa kinh tế năm 1991, được thủ tướng Ấn Độ lúc đó là P. V. Narasimha Rao và bộ trưởng tài chính của ông là Manmohan Singh khởi xướng phản ứng lại cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán, đã thủ tiêu Chế độ giấy phép Raj [cấp giấy phép nhập khẩu, công nghiệp và đầu tư] và đã chấm dứt nhiều sự độc quyền của khu vực công, cho phép phê duyệt tự động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nhiều lĩnh vực.[49] Kể từ đó, phương hướng tự do hóa chung vẫn được giữ, bất kể chính đảng nào cầm quyền, mặc dù không có đảng nào là không cố tiến hành các cuộc vận động hành lang đầy quyền lực như các nghiệp đoàn và nông dân, hay các vấn đề có khả năng tranh cãi như đổi mới các luật lao động và giảm trợ cấp nông nghiệp.[50]

Kể từ năm 1990, Ấn Độ đã nổi lên như là một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất trong thế giới đang phát triển; trong thời kỳ này, nền kinh tế đã tăng trưởng ổn định, chỉ có một vài đợt giảm sút lớn. Sự tăng trưởng này đã đi cùng với sự gia tăng tuổi thọ, tỷ lệ biết chữ và an ninh lương thực. Tăng trưởng chậm và tệ tham nhũng hoành hành cuối nhiệm kỳ Manmohan Singh đã đưa Narendra Modi của đảng theo đường lối dân tộc lên nắm quyền năm 2014 và tốc độ tăng trưởng đạt 7,4% năm tài chính 2014.

Xếp hạng tin tưởng của Ấn Độ bởi S&P and Moody đã bị các thử nghiệm hạt nhân năm 1998 làm sụt giảm, nhưng đã tăng lên mức đáng đầu tư từ năm 2007.[51][52]

Dự báo của Goldman SachsSửa đổi

Năm 1999, Goldman Sachs đã dự báo rằng GDP của Ấn Độ theo giá thực tế sẽ vượt qua Pháp và Italia vào năm 2020, vượt Đức, Anh quốc vào năm 2025, và vượt qua Nhật Bản vào năm 2035. Đến năm 2035, Ấn Độ được cho rằng sẽ là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc[1] Lưu trữ 2007-12-02 tại Wayback Machine. Goldman Sachs đã đưa ra những dự báo này căn cứ trên tốc độ tăng trưởng dự tính của Ấn Độ là từ 5,3%-6,1% trong những thời kỳ khác nhau, còn hiện nay Ấn Độ đang đạt mức tăng trưởng hơn 9% mỗi năm. Tuy nhiên báo cáo này cũng lưu ý rằng đã có sự chênh lêch lớn giữa dự báo và thực tế đối với tốc độ tăng trưởng thời kỳ 1960–2000; Dự báo là 7,5% song thực tế lại chỉ là 4,5%.

Một báo cáo khác gần đây của Goldman Sachs, được BBC News trích dẫn, cho rằng: "Ấn Độ có thể vượt Anh quốc và trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới trong một thập kỷ nữa do tăng trưởng của quốc gia này tăng tốc".[53] Jim O'Neal, Nhóm trưởng của Nhóm Kinh tế học Toàn cầu tại Goldman Sachs, đã phát biển trên BBC rằng, "Sau 30 năm, lực lượng lao động của Ấn Độ sẽ lớn bằng của cả Hoa Kỳ và Trung Quốc cộng lại".[54]

Các dự báo tương lai khi xem xét các chuyển dịch sức mua tương đươngSửa đổi

Quy mô GDP của Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ trong vòng vài thập kỷ tới, có xem xét các yếu tố sức mua tương đương, các xu hướng tăng trưởng và cơ cấu dân số.

Tuy nhiên, báo cáo của Goldman Sachs đã bỏ qua hiệu ứng giảm sút nhanh những tỷ lệ sức mua tương đương của các nền kinh tế khi chúng đã đạt mức trưởng thành, dẫn đến các sức mua tương đương cuối cùng có xu hướng đạt 1,0 [so với con số 5,0 đối với Ấn Độ và Trung Quốc trong năm 2007 [có nghĩa rằng giá trị 1 dollar Mỹ ở Ấn Độ và Trung Quốc sau khi chuyển đổi sang đơn vị tiền tệ địa phương theo tỷ giá hối đoái hiện tại lớn hơn 5 lần giá trị đó ở Hoa Kỳ do các đồng tiền này rẻ hơn]. Sự sụt giảm này xảy ra do: [1] lạm phát và [2] sự tăng giá đồng tiền địa phương. Hai nhân tố này có thể đồng thời xảy ra, dẫn đến tốc độ tăng trưởng GDP theo mức tỷ giá là phi thường, đạt 20% hoặc hơn mỗi năm. Điều này đẫn đến việc tăng gấp đôi GDP theo giá USD cố định mỗi 3,5 năm hay đại loại [một ví dụ của hiện tượng này đã từng xảy ra đối với nền kinh tế Ấn Độ trong năm 2006-2007 như được mô tả dưới đây].

Điều này đã từng xảy ra trong lịch sử ở các nền kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nền kinh tế mới phát triển khác được công nghiệp hóa nhanh và đuổi kịp phương Tây chỉ trong vài thập kỷ. Không có lý do gì xu hướng này lại không xảy ra với các nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ [một trong những hiện tượng này có thể nhìn thấy qua những áp lực gần đây làm tăng giá đồng tiền của Ấn Độ và Trung Quốc]. Ví dụ, tốc độ tăng trưởng GDP của Ấn Độ năm 2006 là 9,4%, đồng tiền tăng giá ~10%, và lạm phát khoảng 5%, dẫn đến tăng trưởng GDP đo theo "dollar tỷ giá", [=[1+[0,1+0,05]]*1,094] khoảng 26%. Thậm chí cả sau khi điều chỉnh cho mức 3% mất giá của giá trị USD thực [do lạm phát ở Mỹ], các con số này theo tỷ giá USD cố định vẫn đạt mức tăng trưởng GDP 22% mỗi năm. Điều này giải thích tại sao GDP của Ấn Độ tăng từ mức 800 tỷ USD năm 2006 lên hơn 1000 tỷ USD năm 2007.

Do vậy, các con số tăng trưởng do Goldman Sachs tính toán hoặc do các tổ chức khác tính toán sử dụng tăng trưởng GDP thực tế của mỗi nước trong dự báo của mình [tương ứng với tăng trưởng trên cơ sở PPP] đã bỏ qua ảnh hưởng của sự suy giảm tỷ số PPP. Họ đã sử dụng GDP theo tỷ giá hối đoái hiện hành làm cơ sở cho các dự báo của mình về quy mô kinh tế. Bất kỳ phép ngoại suy tăng trưởng GDP nào dựa trên tăng trưởng "địa phương" trong quá khứ mà không xem xét sự suy giảm tỷ số PPP khi kinh tế phát triển đều đã đánh giá không hết tăng trưởng GDP theo tỷ giá xảy ra thực sự. Và, sai sót này sẽ lũy tích khi có thêm những dự báo mới trong tương lai.

Do đó, việc dự báo hợp lý GDP bình quân đầu người trong tương lai nên căn cứ một cách đơn giản trên hai số lượng thích hợp: kích cỡ nền kinh tế hiện tại được đo bằng PPP, và tốc độ tăng trưởng thực. Căn cứ vào sự tăng trưởng PPP, người ta tính rằng GDP của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ vượt qua Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế lớn nhất vào thời kỳ 2009-2010, nghĩa là chỉ cách hiện nay [2007] có 3 năm. Tương tự, GDP của Ấn Độ đã vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Nếu dự báo tương lai nền kinh tế, người ta tính rằng nền kinh tế [GDP theo PPP] Ấn Độ sẽ có vượt qua nền kinh tế Mỹ vào khoảng năm 2024 [với mức tăng trưởng 10% mỗi năm cho Ấn Độ, 3% cho Mỹ]. Nghiên cứu lịch sử kinh tế Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc sẽ cho phép thấy nền kinh tế Ấn Độ đã vừa vượt qua một nút thắt cổ chai tăng trưởng, và rằng tốc độ tăng trưởng thực của Ấn Độ có thể thậm chí cao hơn và sẽ giữ được trong nhiều thập kỷ, khiến cho sự qua mặt GDP này có thể xảy ra sớm hơn và kịch tích hơn"[55]]. Mặc dù Ấn Độ trở thành nền kinh tế có GDP lớn hơn GDP của kinh tế Hoa Kỳ, thì thu nhập bình quân đầu người của Ấn Độ vẫn chỉ bằng ~1/4 so với của Mỹ vào lúc đó. Vì lý do như trên, chắc chắn là trong vòng 16-17 năm kể từ năm 2007, Ấn Độ vẫn tiếp tục tăng trưởng với nhịp đô như hiện nay khi nó vượt Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Ấn Độ trên đường trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới

Đăng ngày: 13/01/2018 - 16:10

Diễu binh nhân Ngày Cộng Hòa của Ấn Độ tại New Delhi ngày 11/01/2018. Reuters

Thanh Phương

Trong lĩnh vực kinh tế, tuần báo Le Point kỳ này đặc biệt chú ý đến Ấn Độ, trong năm nay sẽ qua mặt nước Pháp để trở thành cường quốc kinh tế đứng hàng thứ 5 thế giới, nhờ mức tăng trưởng được dự báo là 7,4%.

Quảng cáo

Đọc tiếp

Với mức tăng trưởng hàng năm trên 7% từ 2014 đến nay, Ấn Độ được coi là quốc gia năng động nhất trong nhóm G20. Hơn nữa, sự phát triển của Ấn Độ rất cân đối và theo số liệu chính thức thì tỷ lệ thất nghiệp của nước này không quá 3,5%, nhờ vậy mà trong 10 năm qua đã góp phần giảm tỉ lệ nghèo đói từ 38% xuống còn 21% dân số.

Theo Le Point, tác nhân chính thúc đẩy tăng trưởng của Ấn Độ đó là các cải tổ do thủ tướng Narendra Modi tiến hành. Ông đã « chữa trị » kinh tế Ấn Độ bằng một liệu pháp cú sốc chưa từng có. Đầu tiên là cú sốc về sản xuất, với khẩu hiệu « Sản xuất tại Ấn Độ », nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp và tạo công ăn việc làm.

Tiếp đến là cú sốc tiền tệ, với việc chuyển tiền mặt thành các tài khoản ngân hàng. Rồi cú sốc thuế khóa, với việc ban hành một loại thuế quốc gia duy nhất, thay thế cho vô số loại thuế địa phương tại 29 bang của Ấn Độ. Về tài chính, ông Modi đã cho bơm vốn vào các ngân hàng công tổng cộng 32 tỉ đôla trong vòng 2 năm, để gia tăng nguồn tín dụng cho các doanh nghiệp. Thủ tướng Ấn Độ còn tự do hóa các khu vực tài chính, phát thanh truyền hình và quốc phòng, đồng thời mở các dự án cơ sở hạ tầng cho đầu tư nước ngoài.

Le Point dự báo là cứ theo đà này thì Ấn Độ sẽ trở thành cường quốc kinh tế thứ 3 thế giới vào năm 2032, thậm chí hàng đầu thế giới vào năm 2050. Nhưng để đối đầu với những thách thức to lớn, nước này phải thực hiện những chuyển đổi sâu rộng. Những nhược điểm của Ấn Độ cũng to lớn không kém.

Tỉ lệ tử vong trẻ em của nước này vẫn còn rất cao, ở mức 42%. Tỉ lệ nghèo khó giảm, nhưng tình trạng bất bình đẳng lại ngày càng trầm trọng. Hiện giờ, những người giàu nhất chiếm 10% dân số đang nắm đến 56% thu nhập quốc gia. Hệ thống giáo dục của nước này là thuộc loại yếu kém nhất thế giới. Các ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu lên tới 12% và đang cần phải được bơm thêm 90 tỷ đôla. Sự phát triển của Ấn Độ còn bị cản trở bởi tình trạng thiếu cơ sở hạ tầng, nạn tham nhũng và việc chưa mở cửa nhiều ra thế giới.

Đó là chưa kể những nguy cơ về chính trị và địa chính trị. Tuy có công lao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Ấn Độ, thủ tướng Modi cũng là người đã khiến chủ nghĩa dân tộc Hindu trở nên cực đoan hơn đối với thiểu số Hồi Giáo, chỉ chiếm 14% dân số. Bên ngoài, Ấn Độ phải đối phó với láng giềng Trung Quốc, hiện vẫn thi hành chiến lược bao vây trên bộ và trên biển, đặc biệt là với hành lang kinh tế với Pakistan. Căng thẳng giữa hai cường quốc châu Á này đã leo thang đến mức nguy hiểm trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 9/2017, với các vụ chạm súng trên vùng cao nguyên Doklam.

Kim Jong Un mở ra khả năng đối thoại với Mỹ, Hàn

Về thời sự địa chính trị châu Á, tờ Le Courrier International giới thiệu một bài đăng trên nhật báo Hankyoreh của Hàn Quốc ngày 04/01/2018 nhận định rằng, khi thông báo gởi một phái đoàn Bắc Triều Tiên đến dự Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeongchang, ông Kim Jong Un đã mở ra viễn cảnh đối thoại không chỉ với Seoul, mà cả với Washington.

Như vậy là lần đầu tiên Kim Jong Un muốn nói chuyện với miền Nam Triều Tiên. Có thể đó là một tin mừng, nhưng có thể là không. Hãy chờ xem. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ Heather Nauert đã tuyên bố rằng : « Nếu Seoul và Bình Nhưỡng muốn đàm phán với nhau, đó là sự chọn lựa của họ », trước khi nói thêm là Hoa Kỳ vẫn rất nghi ngờ thực tâm của Kim Jong Un.

Theo nhật báo Hankyoreh, tuyên bố nói trên dường như phản ánh thái độ phần nào bực bội và lo ngại của Mỹ đối với lãnh đạo Bắc Triều Tiên, vì Kim Jong-Un đã không hề nói đến chuyện phi hạt nhân hóa theo yêu cầu của cộng đồng quốc tế.

Vừa chìa tay cho Seoul, lãnh đạo chế độ Bình Nhưỡng vừa đe dọa Washington khi nói rằng chiếc nút hạt nhân đang nằm trên bàn của ông. Theo tờ báo Hàn Quốc sẽ là không tưởng nếu chờ đợi là Bình Nhưỡng đùng một cái tuyên bố sẽ tiếp tục thương lượng mà không cần điều kiện tiên quyết, với mục tiêu là phi hạt nhân hóa. Cho dù đối thoại liên Triều hôm nay sẽ chưa dẫn đến các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa, ít ra nó là một điểm khởi đầu và mở ra một viễn cảnh cho quan hệ giữa Bình Nhưỡng với Washington. Hankyoreh kêu gọi chính quyền Donald Trump nên tích cực ủng hộ đối thoại liên Triều và hãy cùng với Hàn Quốc kéo Bắc Triều Tiên trở lại bàn đàm phán.

Phát súng cảnh cáo cho Iran

Thời sự Iran tiếp tục thu hút sự chú ý của các tuần báo Pháp. « Iran. Phát súng cảnh cáo », đó là tựa trên trang nhất của tờ L’Express. Theo tuần báo này, chế độ chuyên chế của Iran sẽ vẫn sống sót sau cuộc bạo loạn vừa qua, nhưng trận động đất mới này, mang tính xã hội nhiều hơn là chính trị, làm lộ rõ những nhược điểm của một chính quyền bị chia rẽ và thủ cựu.

Tuần báo nhận định : "Nước Cộng hòa này, mà năm tới sẽ tròn 40 tuổi, có lúc bị rung chuyển từ cơ sở. Đó là do những bất đồng nội bộ và do chế độ này không đủ khả năng đổi mới ý thức hệ trước một thế hệ trẻ đang rất nóng lòng muốn canh tân, thế hệ của thời đại công nghệ thông tin, toàn cầu hóa, khao khát tự do".

Theo L’Express, việc chính quyền cứ ra ra rả về « âm mưu phá hoại của các thế lực bên ngoài » cho thấy bộ máy tuyên truyền chính thức nay đã hụt hơi. Họ có thể ngăn chận những tin nhắn trên các mạng xã hội như Instagram hay Telegram, nhưng làm sao có thể kiểm soát được 48 triệu điện thoại di động thông minh và biết bao trang web có trang bị những công cụ vượt tường lửa ?

Tờ Le Courrier International thì đăng một bài báo trên tờ L’Orient - Le Jour ở Liban, với hàng tựa « Những bài học từ cuộc nổi dậy ở Iran ». Đối với nhật báo Liban này, những cuộc biểu tình chống tình trạng vật giá leo thang và chống chính quyền từ cuối tháng 12 vừa qua cho thấy là chế độ Teheran nay bị suy yếu do sự phản kháng của những người mà cho tới nay vẫn ủng hộ họ, đó là những công dân thuộc tầng lớp nghèo khó.

Cũng như người dân tại các nước Ả Rập cách đây 7 năm, người dân Iran nay đòi có thêm công bằng xã hội. Những yêu sách của người dân Ả Rập đã không được đáp ứng. Người dân Iran chắc cũng sẽ không được hơn. Nhưng theo tờ L’Orient-Le Jour, nỗi bất mãn của dân chúng, dù có được bày tỏ hay bị bóp nghẹt, cũng đều là một mối đe dọa thường trực đối với các chính quyền, không chỉ ở Iran, mà cả ở Syria, Irak hay Yemen. Ai Cập sắp tới đây cũng sẽ bị rung chuyển giống như Iran.

Tình báo Pháp thâm nhập nhà tù để điều tra quân thánh chiến

Về tình hình xã hội tại Pháp, theo tuần báo L’Obs, trước sự bùng nổ con số tù nhân cực đoan hóa, cơ quan quản lý các nhà tù đã thành lập một bộ phận tình báo mới, với 300 nhân viên trà trộn vào tù nhân để điều tra.

Tờ báo cho biết là vào tháng 9 vừa qua, một báo cáo của tình báo cơ quan quản lý nhà tù cho biết là hiện có 1.157 phạm nhân hiện bị xem là cực đoan hóa. Ấy là chưa kể 509 người đã bị giam trong khuôn khổ các vụ án khủng bố. Đây là một con số đáng kể bởi vì như vậy là có hơn 1.000 phạm phân trước đó không bị xếp là quân thánh chiến đã trở nên cực đoan hóa trước hoặc trong thời gian ở tù.

Theo tuần báo L’Obs, đối với các nhân viên tình báo cơ quan quản lý trại giam của Pháp, giám sát những phần tử này giống như là một cuộc chạy đua với thời gian. Họ sợ nguy cơ khủng bố, sợ sẽ có một hành động tập thể, sợ rằng sẽ có một « lãnh tụ » khủng bố nào tác động tinh thần đến các tù nhân chung quanh, hoặc chuyển được ra ngoài lệnh hành động.

Mùa hè vừa qua, khi tuyển mộ các thông dịch viên tiếng Ả Rập cho bộ phận chống khủng bố và cực đoan hóa, tình báo của cơ quan quản lý trại giam đã yêu cầu đó phải là những người phải có nghị lực rất mạnh, sẵn sàng hành động bất cứ lúc nào, cả ngày lẫn đêm, có khả năng dịch ngay bất cứ thư từ, bản ghi âm nào hoặc giải mã những mật lệnh.

Về âm nhạc, dĩ nhiên là các tuần báo Pháp vinh danh nữ danh ca France Gall vừa qua đời cách đây một tuần do bệnh ung thư ở tuổi 70.

Nữ ca sĩ France Gall về với "Thiên đường trắng"

Trên tờ Le Point, trong bài viết tựa đề : « France Gall, cô em gái của chúng ta », nhà văn Charles Dantzig ghi nhận France Gall đã trở nên nổi tiếng nhờ đoạt giải Eurovision với ca khúc « Poupée de cire, poupée de son ». Chỉ có nhóm nhạc Thụy Điển Abba và nữ danh ca Canada Céline Dion là được như vậy. Không chỉ thể hiện các bài hát, France Gall còn là người sáng tạo phong cách. Vào thập niên 1980, khi trình bày ca khúc « Résiste » do người chồng Michel Berger sáng tác, France Gall đứng thẳng, hất đầu từ phía sau ra phía trước, vừa lắc mái tóc vàng hoe của cô. Và thế là cả nước Pháp đã bắt chước nhảy giống như France Gall.

Tuần báo L’Obs thì nhắc lại rằng France Gall đã không còn cất tiếng hát từ 25 năm nay. Nếu France Gall có xuất hiện trở lại trước công chúng thì chỉ là để quảng cáo cho những sáng tác của chồng hoặc của chính mình, như vở ca nhạc kịch « Résiste » vào năm 2015. Tờ báo tiếc nuối : « Sau Johnny Halliday vào tháng 12, giờ đến lượt France Gall. Những thần tượng, tiêu biểu cho một thời trẻ đã qua, đang tàn lụi dần. ».

Tờ L’Express thì lưu ý rằng, France Gall chưa bao giờ viết hồi ký. Mà viết làm gì ? Cuộc đời của cô đã được thể hiện qua các bài hát. Những bài hát do những người tình, người chồng đã viết cho France Gall, lấy cảm hứng từ cô. Tuần báo này thán phục : « Đằng sau dáng vẻ mảnh mai là một phụ nữ rất can đảm, vẫn đứng vững sau biết bao bi kịch : Người chồng Michel Berger chết đột ngột vì lên cơn đau tim năm 1992, bản thân bị ung thư vú từ năm 1993, con gái chết trẻ vì bệnh mucoviscidose năm 1997. » Ở tuổi 70, nữ ca sĩ kín đáo nhất nước Pháp đã về chốn Thiên đường trắng, Paradis blanc, như tựa một bài hát của Michel Berger.

Trang nhất các tuần báo

Trong số ra tuần này, L’Express đưa tựa trên trang nhất : « Những gì mà thế hệ dưới 40 tuổi muốn ». Tuần báo này tìm hiểu về những trông đợi của giới trẻ Pháp trong các lĩnh vực : thực phẩm, an ninh, trường học, nhập cư, cần sa…..

Không hẹn mà gặp, tờ le Courrier International tuần này cũng đi hàng tít ở trang bìa : « 2018, nay đến lượt giới trẻ ». Tờ báo ghi nhận là từ Sebastian Kurz [Áo], Jacinda Ardern [New- Zealand ] , Emmanuel Macron [ Pháp ] hay Mohammed ben Salmane [ Ả Rập Xê Út ], hàng loạt lãnh đạo trong độ tuổi 30 hay 40 đã lên cầm quyền ở nhiều nơi trên thế giới.

« Nước Pháp đã khá hơn chưa ? », đó là câu hỏi mà tờ Le Point đặt trên trang nhất, với bức ảnh minh họa là tổng thống Pháp Emmanuel Macron như là một vị cứu tinh thoát ra từ chiếc đèn thần. Tờ báo trình bày kết quả điều tra về một « đất nước lạc quan mới ».

Tuần báo L’Obs thì chú trọng đến hồ sơ nhập cư qua hàng tựa : « Chào mừng đến với đất nước của nhân quyền », cũng với bức ảnh tổng thống Pháp Macron phía sau hàng rào kẽm gai, chỉ trích thái độ nước đôi của lãnh đạo Pháp trong hồ sơ này.

  • Châu Á
  • Ghép tạng
  • Kinh tế
  • Điểm báo

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề